Khoảng cách
Theo thông báo của người tổ trường, chiều nay Khâm phải trực gác thêm đến 10 giờ đêm - như vậy ngày nay anh sẽ trực 2 ca. Ca tiếp theo, 10 giờ đến 6 giờ sáng Khâm sẽ bàn giao lại cho Thiện.
Khâm lấy chiếc điện thoại Nokia cũ kỹ của người anh rễ cho hôm đầu hè, khi anh có ý định sẽ đến xin làm vệ sĩ cho công ty Bảo Việt-gọi cho bà chủ quán cơm cuối hẻm để lấy thêm họp cơm mà trưa nay anh đã báo là không ăn buổi chiều. Khâm rời chiếc ghế đá đặt một góc sân trước công ty Đại Thành, đi qua lại trước cổng chính-theo dõi nhân viên của công ty đang lần lượt rời chỗ làm lấy xe trở về nhà. Đây là công ty thứ ba Khâm dược điều động đến làm vệ sĩ canh gác trong vòng chưa được một tháng.
Tuần đầu tiên, Khâm được phân đến S-Phone. Rồi chuyển đến xí nghiệp lắp ráp xe máy Hòa Hưng. Khâm vừa được đưa đến công ty xuất nhập khẩu Đại Thành năm hôm nay. Ngày thứ ba, Khâm phải trực 3 ca-nghĩa là từ 6 giờ sáng hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau- khoảng 2 giờ sáng, anh cảm thấy hơi thở yếu hẳn, cảm giác mỏi mệt tăng lên dần. Khâm kéo chiếc ghế dựạ đặt giữa sân, ngã đầu lên thành sau-khép mắt lại. Ánh sáng của mấy ngọn đèn neon từ trên bảng hiệu làm anh hơi choáng-Khâm lim dim và ngủ quên một lúc. Đúng lúc ấy, ông chủ Đại Thành từ lầu ba nhìn xuống sân, thấy Khâm đang ngồi bất động, đầu ngã hẳn lên thành ghế. Ông tức tốc ghi hình Khâm từ chiếc camera đật phía trước…
Sáng ra, ông cho gọi Khâm vào văn phòng-giọng phẩn nộ:
- Cậu trả lời cho tôi biết, tôi thuê cậu đến đây để làm gì?
- Thưa ông giám đốc. để bảo vệ người và tài sản của công ty-Khâm trả lời rành rọt như một thí sinh bị phỏng vấn.
- Bảo về à ?-Ông cười gằn, rồi hét to- ai ngủ cho cậu mà bảo vệ?
Ông chìa 2 tấm ảnh chụp Khâm đang ngồi ngã đầu ngủ trên thành ghế.
Khâm bàng hoàng : Thưa ông giám đốc, tôi có lim dim một chút thôi!
- Thôi, câu đi làm việc đi-Ông đứng dậy, bước ra khỏi chiếc ghế bành-tôi sẽ chuyển 2 tấm ảnh này cho chủ của cậu…
Khâm bước vội ra khỏi phòng, anh biết hình phạt sẽ dành cho người vệ sĩ lơ đãng hay ngủ gục bị bắt quả tang rồi: Lần đầu tiên, bị trừ nửa ngày lương. Lần thứ 2 bị trừ cả ngày lương. Và lần thứ ba, sẽ bị đuổi cổ khỏi công ty.
Lần đẩu tiên được phân công đến bảo vệ ở S-Phone, ngay đêm thứ 2 anh cũng có một kỷ niệm đáng nhớ ( hay đáng sợ) khi đã quá khuya, hai tên du đãng dừng xe lại trước mặt Khâm-sừng sộ : Có tiền dưa vài trăm mày?
- Tôi mới nhân việc, chưa có lương mà-các cậu thông cảm!
- Ai thông cảm cho tao?-thằng ngồi sau trườn tới hăm dọa.
Lẽ ra, Khâm có thể từ chối, chạy xa hiện trường-gọi điện báo về tổ trực nhờ can thiệp-nhưng Khâm lặng lẽ vét hết tiền lẽ còn lại trong túi quần, tất cả được mấy chục ngàn-đưa cho tên ngồi trước:
- Tiền ăn sáng, ăn trưa ngày mai của tôi-mấy cậu cút đi-nếu sanh sự, tôi báo lưc lượng hổ trợ ngay bây giờ!.
Quơ được nắm tiền lẻ nhét vội vào túi áo khoát-tên cầm lái rú xe chạy biến như một con thú bị trúng tên-tiếng cười hét của chúng vang dội một góc phố đang mơ ngủ…Thật ra, theo quy định-trường hợp cướp có vũ trang hay đông người, vệ sĩ có thể dùng điện thoại thông báo khẩn cấp cho chủ, và cho tổ ứng trực tại công ty nhờ tiếp ứng, nhưng với hai tên bụi đời du đãng này-Khâm nghĩ, làm vậy chỉ thêm phiền phức về sau khi anh chỉ xin làm thêm hai tháng hè, rồi sẽ trở lại cuộc sống sinh viên…
Trước khi quyết dịnh nộp đơn đến xin làm vệ sĩ cho Bảo Việt trong hơn 2 tháng được nghỉ hè, Khâm đã về thăm quê. Lần nào trở về trong căn nhà quạnh hiu trên mảnh đất cuối xóm ấy-Khâm cũng không tìm thấy có niềm tin vui nào khỏa lấp được nỗi cô đơn, và nghèo khó của cha mẹ anh.
Sau chiến tranh, cha anh là một thương binh bị mất một chân trái được chuyển về an dưỡng ở trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh tỉnh. Vài tháng sau, người con gái thương binh bị cụt một cánh tay cũng được chuyển về điều trị ở đây. Hai con người thương tật, hai tâm hồn đơn lẻ-hai cuộc sống đang tách rời xa dần quá khứ một thời tuổi trẻ nồng khét mùi bôm đạn đang ngơ ngác trước mọi đổi thay lạ lẫm-đã tìm tới nhau ,cùng nhau nương tựa, đùm bọc, sẻ chia trong những tháng năm lặng lẽ còn lại như hai cánh chim sa cơ trốn bão. Hai năm sau, cả hai đã được xuất viện, trở về quê, dựng tạm ngôi nhà cuối xóm- kết nghĩa vợ chồng cũng trong thầm lặng.
Chị của Khâm đã được sinh ra trong thòi điểm vô cùng gian nan của xóm làng vừa mới dược tái lập, đời sống ngổn ngang bao nỗi lo toan, và đồng lương thương binh ít ỏi với xấp tem phiếu lương thực, nhu yếu phẫm ân hụê dẻ xẻn mà không đủ đắp đỗi qua ngày. Người chị xấu số ấy đã mất khi vừa dược ba tuổi chỉ vì bệnh sốt xuất huyết. Bẵng đi mấy năm, khi đôi vợ chồng thương tật ấy tưởng không thể có thêm đứa con nghĩa tình nào để an ủi tuổi già, thì Khâm đã được sinh ra như một ân huệ ….
Khâm đang học năm thứ 2 đại học sư phạm Anh văn-như mùa hè trước, anh trở lại thành phố để tìm việc làm, kiếm thêm thu nhập chi phí cho năm học mới sau vài ngày trở về thăm quê vội vàng. Ở chốn ấy, suốt ngày Khâm không thể tìm được việc gì làm thêm để có vài chục ngàn đồng ngoài phụ cuốc đất, dọn vườn, hay làm tiểu công cho vài gia đình quanh làng có yêu cầu. Xin vào làm vệ sĩ, nếu chịu khó một ngày ứng trực 2 ca ( tính từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm) Khâm cũng được lãnh lương hai triệu bốn trăn ngàn đồng. Có hôm, vì yêu cầu của công ty-anh phải trực gác suối 3 ca liền, dủ rất mệt mỏi, và căng thẳng-nhưng Khâm cũng không dám kêu ca gì.
Anh tự nhủ, hãy gắng làm thêm-vì dịp may để kiếm tiền không nhiều. Về công ty Đại Thành, làm quen dần với mọi sinh hoạt của công ty-nhất là sinh hoạt của gia đình ông giám đốc- Khâm cảm thấy đã giảm bớt căng thẳng - dễ chịu đôi chút: 5 giờ sáng, ông bà Đại Thành và cô con gái đi tắm biển. Cậu con trai lớn thường đi riêng với cô bồ không có giờ nhất định. Khâm nhận ra, dường như cứ mỗi tuần, cậu ta lại chở theo một cô gái khác? Cô nào cũng xinh đẹp, áo quần modêrn hết cỡ. Không biết họ làm nghề gì- là gì của nhau, nhưng chắc chắn không phải là vợ chồng. Thỉnh thoảng, Khâm được nghe ông Đại Thành trò chuyện với bạn bè-cậu con trai đã tốt nghiệp đại học ngành thủy sản-nhưng chỉ chuyên săn bắt những “nàng tiên cá” ở các bãi tắm biển mà thôi.
Còn cô con gái-đang học lớp 12, rất giõi Anh văn và vi tính, gõ bàn phím rào rào mà không cần nhìn. Ông khoe, dự định sẽ cho cô ta đi du học sau khi tốt nghiệp tú tài. Vợ chồng ông ở tầng 3, cô con gái và người giúp việc ở tầng 4, cậu con trai ở tầng 5 và sân thượng với đầy đủ sân dancing, bồn tắm, phòng nghe nhạc…
Ông còn cho biết, chỉ trang thiết bị cho phòng dancing của cậu con trai thôi, cũng đã tới bốn trăm triệu đồng. Toàn bộ cửa ra vào chính của ngôi nhà đều được điều khiển bằng remote từ xa. Vợ chồng ông giữ một chiếc, và cậu con trai đi về bất thường cũng giữ một chiếc. Hằng ngày Khâm ngồi đó-trên chiếc ghế đá đặt ở góc cổng ra vào công ty-dõi mắt quan sát mà tuyệt nhiên không được làm chuyện gì khác, dù là đọc báo…
Sau sáu giờ chiều, sân công ty vắng hoe. Các cánh cửa đều đã được đóng kỹ.
Khâm kéo chiếc ghế ra giữa sân, vừa để cho thoáng mát, vừa có tầm quan sát bao quát hơn- ngồi nhìn ra đường. Người và xe. Đèn mầu. Âm thanh rộn ràng, hối hả. Và khói bụi bốc mù…Cái quang cảnh không có gì thích thú ấy vẫn cứ đập vào đôi mắt Khâm mỗi ngày đã trở nên trơ trẻn, vô hồn. Anh nhìn mà không chú ý đến điều gì.
Khâm nhớ đến quê-nơi ấy, dường như đất trời luôn đổi mới, tuơi mát, và quyễn rũ anh-nhiều lúc Khâm đã ngồi cả buổi chiều trước ngõ nhìn mông ra cánh đồng, dãy núi, chim én, bầu tròi mà lòng vô cùng hạnh phúc, an nhiên. Khâm thường ngồi nghĩ bâng quơ mỗi khi còn lại một mình như thế ( nhất là trong đêm)- dĩ vãng chảy qua trí nhớ anh như dòng suối róc rách, âm ỉ, xói mòn tưởng như không bao giờ dứt.
Khâm thường nhớ đến cái chân cụt của cha , cánh tay áo đong đưa của mẹ-ngậm ngùi nghĩ rằng-người có đầy đủ đôi chân đôi tay còn không đứng vững nỗi giữa cuộc đời sóng gió xô dạt; không cầm giữ chắc được hạnh phúc của mình- huống hồ cha mẹ anh ? Họ sẽ phải sống lăng lẽ , cam chịu cho đến hết cuộc đời ư ? Hình ảnh ghi lại sâu đậm trong trí nhớ tuổi thơ anh về cha mẹ mình, chính là sự mất mát bàn chân của cha, và cánh tay của mẹ. Măc cảm yếu kém lạc lõng của tuổi thơ tưởng sẽ mờ dần đi, nhưng-nó vẫn âm thầm lớn lên trong anh-cho đến lúc này.
Dường như , mỗi ngày càng đậm nét, càng hằn sâu-đôi lúc khiến Khâm bàng hoàng không giữ được những giọt nước mắt. Cả cha và mẹ anh cũng đều nói với anh câu này từ khi nhìn được trong mắt con nỗi buồn thầm kín: “ Con ơi! Đừng buồn! Con hãy nghĩ rằng, có biết bao người trẻ như cha mẹ đã chết vùi thây mất xác giữa rừng sâu, nhiều lắm-trong những tháng năm khiếp đãm ấy con ạ! Cha mẹ được trở về là còn có nhiều diễm phúc hơn bao người …”. Cái “ diễm phúc” mà cha mẹ anh luôn muốn anh dược chia sẻ, sao mà chua xót-đắng cay?
Nhìn thoáng lên mặt đồng hồ-kim chỉ giờ đã vượt quá số 12-nghĩa là còn đến hơn năm giờ nữa trời mới sáng, anh mới giao ca trực, tìm đến góc quán café quen thuộc hằng ngày để níu kéo sự tỉnh táo. Đêm vắng lặng. Đường phố ngủ say. Thinh thoảng, từ lòng phố rộng thênh lạnh lẽo vang dội tiếng rú ga của các tay xe đi chơi khuya về muộn như những tiếng thét buồn thãm lạc lỏng trong cơn mộng dữ.
Từ xa, bóng hai gã thanh niên ôm choàng nhau đi lững thững tiến lại gần chỗ Khâm. Nghe giọng nói lạ, nhìn cử chỉ ẽo lã tình tứ-Khâm biết ngay là hai gã beđê đang lang thang tìm kiếm tình nhân. Cả hai gã đều dừng lại-nhe răng trắng hếu-cười: “ Ôi! Anh đẹp trai quá! Anh vệ sĩ đẹp trai của em ơi! Anh cho hai em “mút” của anh một cái nhé? Em sẽ cho anh một trăm ngàn đồng nè-lại đây với em, anh yêu! “.
Khâm vội đưa tay rút thanh ma trắc đang đeo ở thắc lung hét lớn : “ Về ngủ đi! Rầy rày chỗ này ta cho mỗi thằng một gậy, đừng trách! “. Hai gã bede trợn mắt, õng ẹo một lát rồi cùng dìu nhau đi dần vào con hẽm tối
- Anh đẹp trai mà dữ quá ta!
Tiếng “ boong, boong” vang ra từ chiếc điện thoại Nokia cũ kỹ bỏ sâu trong túi quần khiến Khâm thoáng bàng hoàng. Có lẽ lệnh từ tổ ứng trực của công ty? Lại có chuyện gì rắc rối hay sao? . Anh mở máy : “ Anh đang làm gì đó? “.
Khâm ngạc nhiên: Là ai?
- Là em mà!
Khâm cố nhớ xem có người thân quen nào chăng? Chiếc máy cũ của người anh rễ cho lại, có lẽ sim của anh đã liên lạc với nhiều người quen? Ai lại khùng điên nhắn tin vào cái giờ quá nửa đêm này? Hay là của kẻ gian hùng nào bày trò lừa đảo? Mà làm sao họ biết dược số phone của mình nhỉ ngoài công ty và ông giám đốc Đại Thành?
- Mà em là ai ? Không nói rõ, miễn trả lời!
- Hi hi, anh khó tính dữ a?
- Xin dừng đùa dai nữa-tôi không được phép …
- Em nhìn thấy anh ngồi buồn một mình, muốn trò chuyện cho vui mà!
Sao lại “ nhìn thấy anh?”-người ấy ở đâu? Không lẽ ở trên trời?
- Em hiện ở đâu?
- Bên cạnh anh thôi! Hi hi…
- Cô là ma sao?
Bấm máy nhắn xong câu ấy, tự dưng Khâm cũng cảm thấy rờn rờn khi quanh anh là bóng đêm-là sự im lặng, là bao điều bất trắc đang rình rập?
- Hi hi, cứ cho là vậy đi! Mà em muốn làm người bạn nhỏ của anh –OK?
- Kết bạn mà không hề biết mặt mũi, tên tuổi, quê quán-thì gọi là “ bạn gì” ?
- Anh gọi là bạn gì cũng dược, nhưng em rất mong được trò chuyện với anh mỗi đêm như thế này…
- Để làm gì?
- Không để làm gì cả, đơn giản là em cô độc, và rất thương anh…Anh đồng ý chứ?
Khâm rời ghế, đi vài bước quanh sân-rồi tiến ra lề phố. Đường phố vắng tênh. Anh ngước nhìn lên bầu trời. Màn dêm dày sao.
- Anh đi dâu? Sao không trả lời em? Hu hu…
- Tôi sẽ không bao giờ trả lời cho đến khi biết tên em, em là ai?
- Hi hi…em là Minh Hạnh! Còn anh?
- Tôi không có tên! Mà Minh Hạnh nào cơ chứ?
- Anh cứ biết tên em vậy là được rồi. còn nếu anh không có tên, em đặt tên cho anh nhé?
- Tùy ý…
- Romeo! A, anh Romeo của em…
Hơn một tuần nay-đêm nào cũng vậy, cứ qua 12 giờ là Khâm nhận dược tin nhắn của Minh Hạnh. Khâm vừa đi lui đi tới quanh sân, vừa bấm máy nhắn tin cho Minh Hạnh đến hơn 2 giờ sáng nàng mới nhắn câu cuối cùng : “ Chúc anh ngày mới an vui! Em đi ngủ đây! Yêu lắm!”.
Chiều nay Khâm đã gởi đơn xin thôi việc cho công ty-như vậy , chỉ còn mười hôm nữa là anh sẽ trở lại cuộc sống cũ của một sinh viên . Tự dưng Khâm cảm thấy buồn buồn vô cớ khi nghĩ đến những đêm không nhận được tin nhắn của Minh Hạnh-cho dầu, chưa bao giờ anh biết chính xác nàng là ai, đang ở đâu?
Những đêm trò chuyện qua nhắn tin-có đêm đến gần sáng, mà Minh Hạnh không hề phone cho Khâm lần nào. Một hôm, đã gần 3 giờ sáng, Khâm tha thiết đề nghị: “ Em gọi cho anh nhé? Hay anh sẽ gọi cho em? “.
- Em rất mong, nhưng không phải là lúc này!
- Tại sao?
- Em không muốn chúng ta sớm xa nhau, anh à!
- Em nói gì anh thật không hiểu!
- Bởi em không muốn cho ai biết dược tình yêu của chúng ta , Romeo ạ!
Đêm nay Khâm quyết định sẽ nói thật cho Minh Hạnh biết rằng chỉ mười hôm nữa theo quy định của công ty sau khi nộp dơn, anh sẽ nghỉ việc- không còn làm vệ sĩ để hằng đêm ngồi ngóng đợi tin nàng nữa! Anh muốn dược gặp nàng một lần ở đâu đó cũng được để nói lời chia tay.
Tiếng máy bất chơt reo “ boong, boong”- Khâm vội thò tay vào túi áo-bấm máy-đọc : “ Em xin lỗi anh! Hôm nay em nhắn tin thăm anh sớm, rồi về ngủ ở phòng của mẹ sáng ngày mai em sẽ phải thu xếp ra sân bay sớm …”
- Em sẽ đi đâu, Minh Hạnh?
- Vào Saigon để chở passport sang Singapore..
- Em đi du lịch sao?
- Không! Ba mẹ đã thu xếp cho em sang du học ngành quản trị kinh doanh bên ấy, anh yêu!
- Vậy là đề nghị được gặp em một lần của anh không thành rồi, phải không?
- Không phải vậy!
- Nghĩa là…
- Chúng ta đã gặp nhau hằng ngày rồi mà, Romeo!
- Em nói gì anh không hiểu nỗi, Minh Hạnh! Em còn dùa cợt với anh sao?
Im lặng . Khâm đăm đăm nhìn vào ô kính nhỏ của chiếc máy như chờ đợi ở dó hình bóng của Minh Hạnh sẽ hiện lên với anh. Chiếc máy Nokia vẫn im lặng.trong tay anh một cách nặng nề. Khâm bồn chồn bấm máy: “ Tuần sau anh sẽ không còn ngồi ở chiếc ghế này trong khoảng sân vắng lặng này nữa rôi, Minh Hạnh ạ! “.
- Sao anh lại bỏ đi đâu, anh yêu?
- Anh không bỏ đi, sẽ còn ở mãi trong cái thành phố đầy ắp kỷ niệm này- nhưng anh sẽ tiếp tục đi học cho hết 2 năm cuối đại học…
- Romeo ơi! Anh hãy ngước nhìn lên tầng thứ 4-nơi có bảng hiệu đèn sáng ấy,..
Khâm ngước vội lên tầng lầu 4 của công ty Đại Thành như một cái máy được bấm nút từ xa : Một cô gái áo chùng rộng mầu hồng đang giơ cao tay vẫy vẫy chào anh! Minh Hạnh đó sao? Nàng chính là cô con gái cưng của ông giấm đốc Đại Thành mà sáng nào anh cũng nhìn thấy khoát trên đôi vai trần chiếc khăn rộng bước qua khung cửa kính công ty tiến đến chiếc xe Fiat mầu lá chuối non đang nổ máy chờ sẵn giũa sân để đi tắm biển…
Ngay lúc đó-một đóa hoa hồng được Minh Hạnh thả xuống ngay trước mặt Khâm .
Anh cúi xuống nhặt lấy- thẩn thờ đưa lên môi hôn.
Khâm ngước nhìn lên…
Minh Hạnh lại vẫy tay chào Khâm lần cuối rồi biến mất sau khung cửa kính…
Khâm bấm máy: “ Anh xin cám ơn Em! Em yêu! “./.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top