khoa hoac xa hoi lt
Câu 1. Tư tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội là gì? Hày trình bày các giai đoạn tư tưởng Chủ nghĩa xã hội.
* Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì?
- Khái niệm: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một hệ thống những quan niệm phản ánh những nhu cầu, những ước mơ của các giai cấp lao động, bị thống trị về con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện một chế độ xã hội mà ở đó, tư liệu sản xuất là thuộc về toàn xã hội, không có áp bức và bóc lột, trên cơ sở đó, mọi người đều bình đẳng về mọi mặt và đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh.
-Những biểu hiện của tư tưởng xã hội chủ nghĩa:
+ Mọi tư liệu sản xuất đều là của chung.
+ Mọi người ai cũng có việc làm và ai cũng phải lao động.
+ Không có bóc lột, tự do, bình đẳng, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
+ Mọi người đều được hưởng thụ, cống hiến và phát triển toàn diện.
* Các giai đoạn tư tưởng chủ nghĩa xã hội:
1. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở Hy Lạp - La Mã cổ đại.
Hy Lạp đại, thời kỳ chiếm hữu nô lệ khách nghiệt. Các cuộc đấu tranh của nô lệ phản kháng lại chủ nô như là phá huỷ công cụ lao động sản xuất, cướp phá mùa màng, bỏ trốn. Giai cấp chủ nô đã dùng bộ máy quyền lực và các biện pháp tàn khốc để trừng trị nô lệ ngày càng tàn bạo. Về sau nhiều cuộc đấu tranh được tổ chức cao hơn như là bạo động, khởi nghĩa có vũ trang, điển hình là phong trào Xpac-tơ, do một nô lệ lãnh đạo tên là A-Ghit(TK II TCN) với khẩu hiệu: xoá nợ, chia đều ruộng đất. Do đó đã được đông đảo nô lệ đi theo. Nhung sau đó phong troà bị dậtp tắt. A-Ghít bị xử tử, tiếp tục phong trào được Cle-ô-men nhen nhóm, nghĩa quân đã giải phóng và làm chủ một vùng rộng lớn, ông đã thực hiện chủ trương chia đều lại ruộng đất, phong troà này kéo dài cho đến khi bị La Mã thống trị.
La Mã cổ đại chiếm đóng HyLạp: nổi bật với nhiều cuộc khởi nghĩa do nô lệ lãnh đạo nhưng đều dẫn đến thất bại. Thời kỳ này nhân vật Giêsu xuất hiện. trong giáo lý của đạo Cơ Đốc sơ kỳ đã để lại cho người nô lệ một mơ ước có một đất nước của Chúa, nội dung của nó khác với cuộc nổi dậy bằng vũ lực mà phải chờ đợi bằng một phép màu của Chúa để được đến mọt nơi mà không có đói nghèo, bệnh tật, không có áp bức bất công.
2. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thế kỷ XI đên cuối thế kỷ XV.
Đặc điểm thời gian này nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ, thương mại phục hồi, tiểu thủ công nghiệp từng bước tập trung ở các đô thị kèm theo nó là thất nghiệp, nhiều người trắng tay, xã hội xuất hiện một tầng lớp mới là giai cấp vô sản. có thể nói cùng với nền kinh tế mới đã hình thành những tập đoàn xã hội có thái độ thù địch với chế độ xã hội đương thời và họ muốn thực hiện một xã hội cộng sản, công sản chủ nghĩa thợi kỳ này rất đa dạng và nhìn chung không thoát khỏi màu sắc tôn giáo. Tiêu biểu cua phong trào đấu tranh của Đôn si nô, của Giôn Bôn với khẩu hiệu: cuộc sống ở Anh sẽ không tốt hơn chừng nào chưa có chế độ tài sản chung, chừng nào chưa có sự bình đẳng. Cuộc khởi nghĩa thất bại ông bị bắt và kết án tử hình.
3. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cận đại ( từ TK XVI - XIX)
Khoảng từ thế kỷ XVI-XIX các công trường thủ công hình thành và phát triển dầnt hay thế cho sản xuất theo kiểu phường hội. Đồng thời cùng với nền công nghiệp lớn và hai giai cấp tư sản và vô sản được hình thành, lớn lên cùng với nền sản xuất ấy. Gắn liền với nền sản xuất công nghiệp lớn là sự mở mang thuộc địa, thị trường tư bản chủ nghĩa được mở rộng. Giai cấp tư sản từng bước thiết lập địa vị thống trị của mình, chủ nghĩa tư bản đã dần thay thế chế độ phong kiến ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Sự tích tụ và tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, kèm theo đó là sự phân hoá giai cấp và những xung đột giai cấp,... nhũng điều kiện và tiền đề ấy đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng như trong xã hội mặt trời không có ai chây lường, ăn bám, trộm căp. Nghề nào cũng đuợc coi trong, phụ nữ làm việc nhẹ, nam giới làm việc nặng, thực hiện phân phối theo nhu cầu, dân trực tiếp bầu người lãnh đạo cao nhất gọi là mặt trời. Rồi là tư liệu đều là của chung, cùng nhau cày ruộng, coi thường vàng bạc, mọi người sống cùng nhau bình đẳng, nghị viện là tối cao là tổ chức trực tiếp điều hành sản xuất, phân phối sản phẩm, điều tiết lao động. .
Tóm lại: quá trình phát triển các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỹ XIX gắn với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới hình thành và bắt đầu phát triển. Trong quá trình phát triển tính chất văn chương ( văn học) của các trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng ngày càng giảm. tính lý luận ngày càng tăng và tình phê phán ngày càng sâu sắc và đạt đỉnh cao ở thế kỷ XIX. Tư tưởng của hầu hết các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đều muốn xóa bỏ chế độ tư hữu, mơ ước một xã hội tương lai mà quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về xã hội. mọi người đều lao động, thành quả lao động được phân phối công bằng.
4. Giai đoạn Mác, Ănghen và Lê Nin cuối thế kỷ XIX:
- Bằng chí tuệ uyên bác, Mác - Ănghen đã tiếp thu với một tinh thần phê phán, chọn lọc, kế thừa để từng bước xây dựng học thuyết của mình với hai phát hiện vĩ đại: học thuyết giá trị thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhờ đó làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, phân tích và tổng kết một cách nghiêm túc các sự kiện lịch sử diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội của hoàn cảnh lịch sử mới. LêNin phát hiện và trình bày một cách có hệ thống những khái niệm phạm trù khoa học phản ánh những quy luật, những thuộc tính bản chất chi phối sự vận động biến đổi của đời sống xã hội trong quá trình chuyển biến tất yếu từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đó là các tri thức về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, về các nguyên tắc tổ chức, cương lĩnh, sách lược trong nội dung hoạt động của Đảng; về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, cách mạng dân chủ tư bản kiểu mới và các điều kiện tất yếu cho sự chuyển biến sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; những vấn đè mang tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vấn đề dân tộc và cương lĩnh dân tộc, đoàn kết và liên minh của giai cấp công nhân vơi nông dân và các tầng lớp lao động khác; những vấn đề về quan hệ quốc tế và chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan hệ cách mạng chủ nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc.
Bên cạnh hoạt động lý luận. LêNin đã từng bước lãnh đạo Đảng của giai cấp công nhân Nga tập hợp lực lượng đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga Hoàng, tiến tới giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga.
Câu 2. Hãy phân tích những giá trị lịch sử và hạn chế cả Chủ nghĩa khoa học không tưởng.
* Những giá trị:
- Hầu hết các quan niệm, các luận điểm của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đều chưa đựng một tinh thần nhân đạo cao cả khát vọng giải phóng con người khỏi tình trangj bị áp bức, bóc lột, mọi người đều sống bình đẳng với nhau. Nhưng những tư tưởng nhân đạo ấy chưa chỉ ra được con đường và lực lượng xã hội, cũng như điều kiện và phương thức để thực hiện ước mơ đó. Vì vậy, các nhà tư tưởng ở thời kỳ này được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tuy nhiên, nhiều giá trị, luận điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng là cơ sở để Mác và Ănghe kế thừa sau nay>
- Với các mức độ và tình độ khác nhau, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng trong suốt các thời kỹ từ thể kỷ thứ XVI - XVIII đều phê phán, lên án chế ddooj quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa mọtt chách gay gắt. Chính vì thế, tư tưỡng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ này được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán dùng để chỉ các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi có chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Nhiều luận điểm, quan điểm, nhiều khái niệm,... phản ánh ở mức độ khác nhau các giá trị xã hội chủ nghĩa của những phong trào hiện thực, đã thực sự làm phong phú thêm cho kho tàng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chủan bị những tiền đề lý luận cho sự kế thừa, phát triển tư tưởng chủ nghĩa xã hội lên một trình độ mới.
- Không chỉ là những tư tưởng đơn thuần, một số người đã xã thân, lăn lộn hoạt động trong phong trào thức tỉnh phong trào công nhân và người lao động, để từ đó mà quan sát phát triển những giá trị tư tưởng mới, chứ không phải là nghĩ ra từ đầu óc.
* Những hạn chế và nguyên nhân của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Các nhà không tưởng đầu thế kỷ XIX không thể thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử. Họ cho rằng, chân lý vĩnh cửu đã có, đã tồn tại ở đâu đó, chỉ cần có con người tài ba suất chúng là có thể phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi đã tìm thấy, chỉ ccần những người đó thuyết phục toàn xã hội là xây dựng được xã hội mới.
- Hầu hết các nhà không tưởng đề có khuyng hướng đi theo cong đường ôn hoà để cải toạ xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội. Một số ít khác thì chủ trương khởi nghĩa nhưng chưa có sự chuẩn bị. Dù chủ trương bằng con đường nào, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đều đã không chỉ ra được con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội mới. Bởi các ông đã không thể giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuyê tư bản, không thể phát hiện ra những quy luật nội tại chi phối con đường, cách thức cho những chuyển biến tiếp theo của xã hội.
- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong các thời kỳ đã không thể phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Lực lượng ấy là giai cấp công nhân.
- Những hạn chế nêu trên có tính lịch sử là điều không htể tránh khỏi. Nhưng những gì mà các ông để lại thực sự là một đóng góp vô giá vào kho tàng tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Hãy trình bày những điều kiện tiền đề sự ra đời của chủ nghĩa khoa học.
* Điều kiện kinh tế xã hội: những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp lớn, giai cấp công nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Đây là lực lượn quan trọng làm nên sự giàu có trong xã họi tư bản, nhưng lại không có tư liệu sản xuất, nên phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức bóc lột của giai cấp tư bản có tính khởi nghĩa, có tổ chức trên quy mô rộng khắp, tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt ở LyOn(Pháp) năm 1831 và năm 1834. Phong trào Hiến chương ở nước Anh kéo dài 10 năm, cuộc đấu tranh của công nhân ở XiLêDi năm 1934. Trong điều kiện ấy phải có lý luận tiên phong dẫn đường.
* Tiền đề văn hoá và tư tưởng:
- về khoa học tự nhiên:
+ Một là, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của các nhà khoa học: Mayer, Helmholt, Faraday, Joule(Jun), Lence(Lenxơ).
+ Hai là, thuyết tế bào của Scheiden (sâydin) và Schwan (Swannơ).
+ Ba là, thuyết tiến hoá của Darwin (Đác uyn) người Anh.
- Về khoa học xã hội: nổi bật nhất là dòng triết học cổ điển Đức như Hegel và Phơbách; kinh tế chính trị học cổ điển cua A.Smith và của D.Ricardo, chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán của H.Saintsimon (Xanhxi mông), .. Những giá trị khoa học, những công hiến mà các ông để lại đã tạo ra các tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà khoa học thế hệ sau kế thừa.
Câu 4. Trình bày đối tượng của chủ nghĩa xã hội và những mối quan hệ cấu thành chủ nghĩa Mác.
* Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội:
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
* Những mối quan hệ cấu thành CN Mác-Lê Nin:
-K/N chủ nghĩa xã hội khoa học:
Chủ nghĩa xã hội khoa học là một ý nghĩa về mặt lý luật nằm trong khái niệm chủ nghĩa xã hội, là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, nghiên cứu sự vận động của xã hội tư bản, đặc biệt là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ đựoc thay thế bằng xã hộimới, xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Mối quan hệ:
+Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học:
Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác - LêNin. ( Chủ nghĩa Mác- LêNin gồm có: triết học, kinh tế học chính trị va chủ nghĩa xã hội khoa học).
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác-LêNin. Bởi vị, suy cho cùng cả triết học Mác lẫn kinh tế chính trị Mác đều luận giải dẫn đến tính tất yếu của lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. Lý luận xuyên suốt của chủ nghĩa xã hội khoa học: giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và xã hội cộng sản chủ nghĩa.
+ Lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học là dựa trên cơ sở đúc kết của triết học Mác-LêNin và của Kinh tế chính trị.
Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác-Lê Nin là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, là thế giới quan, nhân sinh quan của giai cấp công nhân. Nó là cơ sở lý luận, là phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học chính trị Mác-Lê Nin là những quy luật của các quan hệ xã hội hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Nó là cơ sở lý luận cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học nhằm làm rõ những quy luật, những vấn đề của thời đại ngày nay - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
câu5. Giai cấp công nhân là gì? Trình bày những điều kiện khách quan và chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
* Giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.
Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
*Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. Đó là khả năng đoàn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản. Đó là khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.
*Điều kiện chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Ngay từ khi mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bản thân giai cấp công nhân đã không ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng.
Tự ý thức được được vai trò lịch sử của mình. giai cấp công nhân luôn phải rèn luyên trình độ lý luận tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trình độ lý luận đó cho phép giai cấp công nhân nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và những biện pháp giải phóng giai cấp mình, giải phóng cả xã hội và giải phóng nhân loại.
Vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản là đội tiền phong chính trị cách của giai cấp công nhân, ra đời của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và giai cấp công nhân, tuyên truyền giác ngộ giai cấp công nhân, vạch ra chủ chương đường lối chính sách, để mà giai cấp công nhân có thể thực hiện vai trò sứ mệnh lịch sử của mình.
Câu 6: Tôn giáo là gì? Chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
* Tôn giáo:
( Tín ngưỡng: là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Điểm khác biệt củatín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo. Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niểm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái siêu nhân( hay nói gọn lại là cái thiêng) - cái đối lập với trần tục, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niểm tin vào cái thiêng thuộc về bản chât con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhan tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xa họi tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...)
Tôn giáo đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niểm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó.
* Chính sách của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:
Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu thinh thần của một bộ phận nhân dân. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào và được sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá cho đồng bào trong cả nước. Chống mọi hành động lợi dụng tín ngưỡng để làm tỗn hại đến lợi ích của Tổ Quốc và nhân dân.
- Theo tinh thần trên, chính sách tôn giáo của Nhà nước ta hiện nay là:
+ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân thực hiện đoàn kết toàn dân, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định về chính trị, trật tự và an toàn xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho đồng bào.
+ Hướng các chức sắc của các giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở một quốc gia độc lập.
+ Luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
+ Những quan hệ quốc tê, đối ngợi có liên quan đến tôn giáo phải tuân theo chê độ chính sách chung và quan hệ quốc tế đối ngoại của nhà nước.
Như vậy, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta bao gồm nhiều mặt, vửa có mặt đối nội, vừa có mặt đối ngoại.
Câu 7. Dân tộc là gì? Chính sách dân tộc ở việt Nam hiện nay.
*Dân tộc:
1.Khái niệm dân tộc theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
- Nghĩa hẹp: Dân tộc là một cộng đồng có mối liên hệ chặt chẻ và bền vững có đặc điểm kinh tế chung, có lãnh thổ quốc gia chung và văn hoá có nét dặc thù và kế thừa những truyền thống văn hoá của bộ lạc bộ tộc của dân cư cộng đồng đó.
- Nghĩa rộng: Dân tộc là một cộng đồng có mối liên hệ chung về kinh tế có chung lãnh thổ có ngôn ngữ chung và có tập tục truyền thống văn hoá chung và được hình thành trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
2. Đặc trưng dân tộc:
+ Dân tộc là những cộng đồng người có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.
+ Dân tộc là những cộng đồng người có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc là một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập bảo vệ lãnh thổ của đất nước.
+ Dân tộc là những cộng đồng người có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng trên cơ sở có chung một ngôn ngữ của quốc gia để làm phương tiện giao tiếp.
+ Dân tộc là những cộng đồng người có những nét tâm lý riêng kết lại thành nền văn hoá chung của cả dân tọc, nhưng nó không làm mất đi bản sắc riêng của từng dân tộc anh em.
* Chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay:
- phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc. Đảm bảo cho đồng bào các dân tộc có thể khai thác được thế mạnh làm giàu cho mình và sau đó là đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chung của ca nước.
- Tôn trong lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc. Từng bước nâng cao dân trí nhất là các đông bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, vùng xa, vúng sâu, hải đảo.
- Phát huy truyền thống đoàn kềt và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vị sự nghiệp dân giàu, nước manhj, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm các hành vi miệt thị vac chia rẽ dân tộc.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số; chỉ có trên tinh thần ấy mới thực sự phù hợp với những vùng có các dân tộc ít người. Đồng thời cũng cần có sự hõ trợ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cả nước.
Câu 8. Gia đình là gì
- Gia đình là một hình thức tổ chức xã hội đầu tiên là tế bào của xã hội hay xã hội thu nhỏ, được gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục.
Gia đình là đơn vị đầu tiên của xã hội, là tế bào của xã hội được gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.
* Đặc trưng:
- Đặc trưng của gia đình là sinh hoạt của các quá trình vật chất như sinh hoạt về kinh tế và sinh hoạt về tinh thần như là đạo đức, pháp lý, tâm lý.
- Gia đình không phải là một đơn vị bất biến mà nó cũng vận động phát triển cùng với sự thay đổi phát triển của xã hội.
Do vậy khi nghiên cứu về quy mô kết cấu gia định, chúng ta phải xem gia diình vừa là một nhóm xã hội nhỏ có một tỏ chức vừa là một thiết chế xã hội đặc biệt mà các thành viên trong gia đình ràng buộc với nhau trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. có những mối quan hệ phức tạp nư quan hệ giữa vợ và chồng giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau, quan hệ giữa người thân. Ngoài ra còn có các mối quan hệ chính trị, quan hệ văn hoá, quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ xã hội...
- Trong xã hội hiện hay, người ta thấy đang tồn tại một số kiểu gia đình sau đây:
+ Gia đình kép còn gọi là gia đình tiếp nối, gia đình mở rộng mà trong gia đình tồn tại từ 3 thế hệ trởi lên. Gai đình kép có mặt tích cực như giữ dìn, bảo tồn các tập tục, các thế hệ gắn bó với nhau về mặt huyết thống, có sự hỗ trợc nhau về đời sống.
Hạn chế của gia đình kép ở chỗ tạo ra sự kép kín trong thân tộc, dẫn đến chi phối các quan hệ xã hội khác, duy trì cái lạc hậu trong sinh hoạt rường rà và dẫn đến xung đột, xích mích giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình do sự khác biệt về tuổi tác, về lối sống gây ra.
+ Gia đình hạt nhân 1 vợ, 1 chồng và con cái. Còn nhỏ con cái sống chung với bố mẹ, lớn lên thì thoát ly hẳn với bố mẹ tạo cuộc sống gia đình riêng. Kiểu quan hệ gia đình này có hạn chế ở chỗ có mối quan hệ lỏng lẻo, ảnh hưởng giữa các thế hệ với nhau tương đối tí, các thành viên trong gia đình khó có điều kiện kiểm soát hành vi của nhau.
+ Gia đình hỗn hợp: con chung + con riêng _ bố mẹ kiểu gia đình này có mối quan hệ rất lỏng lẻo.
+ Gia đình thiếu: chỉ có vợi và chồng, do vô sinh hoặc không muốn có con.
+ Gia đình đơn chiếuc còn gọi là gia đìnhkhuyết, chỉ có mẹ và con do nhiều lý do: vợ chồng ly hôn, ly thân hoặc người phụ nữ không có chồng nhưng có con.
+ Gia đình đồng giới, cùng nam hoặc cùng nữ kết hôn đây là kiểu gia đình bệnh hoạ, phi tự nhiên, không có khả năng tái sinh nòi giống. Một số nước tây Âu được pháp luật thừa nhận, ở việt Nam chúng ta phản đối vì không phù hợp với sự phát triển tự nhiên triái với luân thường đạo lý, trai với lối sống văn hoá.
- Khi nghiên cứu về gia đình nhất thiết càn phả nghiên cứu về yếu tố kinh tế, văn hoá truyền thống, quy mô gia đình, xem trong gia đình có bao nhiêu con là hợp , nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đất nước. Qui mô và kết cấu gia dình như thế nào, ngoài những nhân tố xã hội thì yếu tố trình độ dân trí, sự hiểu biết của mỗ cặp vợi chồng là quyết định. Mặt khác khi nghiên cứu gia đình người ta cũng cần quan tâm đến vài trò và tính chất của người chủ gia đình chủ yếu là ai, địa vị của họ trong xã hội ra sao.
Tóm lại gia đình là sản phẩm của lịch sử la đơn vị đầu tiên của xã hội, là xã hội thu nhỏ được gắn kết lại trên cơ sở hôn nhân và truyền thống.
* Chức năng của gia đình:
- Chức năng sản xuất con người.
- Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống của gia đình
- Chức năng giáo dục
- Chức năng thoã mãn nhu cầu tâm sinh lý.
* Vai trò của gia đình:
- Gia đình là một trong những hình thức biểu hiện trình độ phát triển của kinh tế - xã hội.
- Gia đình là tổ ấm thân yêu. Gia đình êm ấm thì xã hội ổn định tốt lên, gia đình chia ly thì phát sinh nhiều vấn đề.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top