Khí công chính là tu luyện
Khí công chính là tu luyện
Khí công đã có lịch sử xa xưa đến như vậy, thì rốt cuộc nó có
tác dụng gì? Tôi nói cho mọi người rằng, [pháp môn] chúng ta
là tu luyện Đại Pháp của Phật gia, vậy đương nhiên là tu Phật;
còn Đạo gia thì đương nhiên tu Đạo đắc Đạo. Tôi nói cho mọi người hay, [chữ] "Phật" ấy không hề mê tín. Chữ "Phật"
{Buddha} là tiếng Phạn, tiếng Ấn Độ cổ. Vào thời [Phật giáo]
truyền vào nước Trung Quốc chúng ta, nó có hai chữ, đọc là
"Phật Đà", cũng có người phiên âm là "Phù Đồ". Truyền tới
truyền lui, người Trung Quốc chúng ta lược bớt đi một chữ, đọc
thành "Phật". [Nếu] dịch ra tiếng Trung Quốc, thì ý tưởng là
gì? Chính là 'Giác Giả', [là] người thông qua tu luyện mà giác
ngộ. Ở đây nào có mang màu sắc mê tín gì?
Mọi người thử nghĩ xem, tu luyện có thể xuất hiện công năng
đặc dị. Trên thế giới hiện nay có sáu loại công năng đã được
công nhận; [nhưng] không chỉ có vậy, tôi nói rằng công năng
chân chính có trên một vạn loại. Người ngồi chỗ kia, không
động tay không động chân, mà có thể làm những điều mà mọi
người dùng hết cả tay lẫn chân cũng không làm được; có thể
thấy được [Pháp] lý chân chính của các không gian vũ trụ; thấy
chân tướng của vũ trụ; thấy những điều người thường không
thấy. Chẳng phải đó đã là người tu luyện đắc Đạo? Chẳng phải
đó đã là Đại Giác Giả? Liệu có thể nói người ấy cũng như người
thường? Chẳng phải là người tu luyện giác ngộ là gì? Gọi là
'Giác Giả' chẳng đúng sao? Dịch thành tiếng Ấn Độ cổ thì
chính là 'Phật' {Buddha}. Thực ra là như thế, khí công chính có
tác dụng ấy.
Hễ đề cập đến khí công, liền có người nói: 'Không bệnh hỏi
ai luyện khí công?' Ngụ ý rằng khí công [chỉ] là để chữa bệnh;
đấy là nhận thức rất nông cạn, rất là nông cạn. Chỗ này không
có trách mọi người, bởi vì có rất nhiều khí công sư toàn làm cái
việc chữa bệnh khoẻ người, toàn giảng về chữa bệnh khoẻ
người, không có ai giảng đến cao tầng cả. [Tôi] không có ý nói
rằng công pháp của những vị ấy không tốt, [vì] sứ mệnh của họ
chính là truyền những điều ở tầng chữa bệnh khoẻ người, [và]
phổ biến khí công. Có rất nhiều người mong muốn tu luyện lên
cao tầng, [họ] có suy nghĩ như thế, có nguyện vọng như thế;
nhưng tu luyện không đắc Pháp, kết quả tạo thành rất nhiều
khó khăn, lại còn xuất hiện rất nhiều vấn đề. Tất nhiên, việc
truyền công tại cao tầng một cách chân chính có liên quan đến
[những] vấn đề rất cao. Vậy nên chúng tôi có bổn ý là có trách
nhiệm đối với xã hội, có trách nhiệm đối với con người; [và]
hiệu quả của toàn bộ [quá trình] truyền công là tốt. Có những điều thật sự rất cao, nói đến [nghe] giống mê tín; nhưng chúng
tôi [sẽ] cố gắng dùng khoa học hiện đại để giải thích.
Có những điều hễ chúng tôi đề cập đến, liền có người nói là
mê tín. Tại sao? Tiêu chuẩn của họ chính là [điều gì] khoa học
chưa nhận thức đến được, hoặc giả họ tự mình chưa tiếp xúc
đến được; họ cho rằng [chúng] không hề tồn tại, họ cho rằng
[chúng] đều là mê tín, đều là duy tâm; họ có quan niệm kiểu
như thế. Quan niệm như thế có đúng không? Hễ gì mà khoa
học chưa nhận thức đến được, cũng chưa phát triển đến bước
đó, đều có thể nói là mê tín, là duy tâm? Người này chẳng phải
tự mình làm mê tín? Làm duy tâm? Cứ chiểu theo cái quan
niệm như thế [mà hành xử], khoa học thử hỏi có thể phát triển,
có thể tiến bộ được không? Xã hội nhân loại cũng chẳng thể
thúc đẩy lên được. Những điều mà giới khoa học kỹ thuật phát
minh ra đều là những điều con người chưa từng [biết], [nếu]
đều cho đó là mê tín, [thì] tất nhiên cũng chẳng cần phát triển.
Khí công không phải là thứ duy tâm; có nhiều người không
hiểu khí công, vậy nên mãi cho rằng khí công là duy tâm. Ngày
nay dùng những máy đo thân thể các khí công sư [người ta
thấy] có thành phần của sóng hạ âm, sóng siêu âm, sóng điện
từ, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia phóng xạ gamma, neutron,
nguyên tử, nguyên tố kim loại vi lượng; những thứ ấy chẳng
phải tồn tại vật chất là gì? Chúng cũng là vật chất. Cái nào là
không do vật chất cấu thành? Chẳng phải thời-không khác
cũng do vật chất cấu thành là gì? Làm sao có thể nói là mê tín?
Khí công đã là dùng để tu Phật, tất nhiên sẽ động chạm đến
nhiều vấn đề cao thâm; chúng tôi đều phải giảng [những vấn đề
này].
Khí công đã có tác dụng ấy, thì sao chúng ta lại gọi nó là 'khí
công'? Kỳ thực nó không được gọi là 'khí công'; nó được gọi là
gì? Gọi là "tu luyện"; chính là tu luyện. Tất nhiên, nó còn có
những tên cụ thể khác, nhưng được gọi chung là 'tu luyện'. Vậy
gọi 'khí công' là sao? Mọi người đều biết, khí công đã được phổ
cập ngoài xã hội có lịch sử hơn 20 năm1
, khai thuỷ vào giữa thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá, và lên thành cao trào vào thời kỳ
cuối. Mọi người thử nghĩ xem, thời ấy trào lưu tư tưởng cực tả
khá là nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ không đề cập đến những tên
của khí công thời văn hoá tiền sử gọi là gì; trong tiến trình phát
triển của văn minh nhân loại chúng ta lần này, [khí công] đã
qua một thời xã hội phong kiến, nên thường mang những cái
tên mang đậm sắc thái phong kiến. Và [những môn] có quan hệ
đến tôn giáo thường có những cái tên mang đậm sắc thái tôn
giáo. Ví dụ: nào là Tu Đạo Đại Pháp, Kim Cương Thiền, La
Hán Pháp, Tu Phật Đại Pháp, Cửu Chuyển Kim Đan Thuật,
toàn là những thứ như thế. Nếu gọi [bằng] những tên như thế
trong thời Đại Cách mạng Văn hoá, thử hỏi chư vị có tránh
khỏi bị phê phán? Mặc dù nguyện vọng phổ cập khí công của
các khí công sư là tốt, vì để chữa bệnh khoẻ người cho quảng
đại quần chúng, đề cao tố chất thân thể cho mọi người, điều ấy
rất tốt, nhưng không làm được; người ta không dám gọi chúng
[với những tên] như thế. Vậy nên rất nhiều khí công sư vì để
phổ cập khí công, đã từ hai cuốn «Đan Kinh» và «Đạo Tạng»,
lấy ra hai chữ tách khỏi nội dung [của cuốn sách]
1
, gọi là 'khí
công'. Nhiều vị còn đào sâu vào danh từ 'khí công' mà nghiên
cứu, nhưng chẳng có gì nghiên cứu; trong quá khứ nó chỉ được
gọi là 'tu luyện'. 'Khí công' chỉ là danh từ mới đặt ra cho phù
hợp với ý thức tư tưởng của con người hiện đại mà thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top