Tĩnh công tâm pháp

Tĩnh công tâm pháp

Là phương pháp luyện tĩnh để thu phục thân tâm, hướng thân tâm trở về với định lực vũ trụ trong sự thanh tịnh để tâm mỗi chúng ta rộng mở hơn, phá bỏ chấp ngã để tâm ta từ bi hơn, trí tuệ hơn. Chúng ta sẽ hòa hợp với vạn vật và chúng sinh cùng trật tự thể của vũ trụ trong sự thanh tịnh – tĩnh không và trí tuệ

Kinh Lăng Nghiêm có nói “tột thanh tịnh trí quang sáng suốt, thể tịnh trùm chiếu khắp hư không” và “tĩnh trưởng (lòng từ bi) là một năng lực vĩ đại nhất để liên kết vũ trụ, liên kết khắp loài người – đó là thông điệp của đất trời”. Kinh Lăng Nghiêm cũng nói “khi ở trong pháp giới (trật tự thể vũ trụ) thì trên sẽ kết nối từ lực với thập phương chư Phật, dưới kết nối lòng bi ngưỡng với thập đại chúng sinh.” Và “các Đức Phật và các vị Bồ tát luôn ở trong pháp giới nên ung dung tự tại, còn chúng sinh ở ngoài pháp giới theo bản nghiệp trời làm nên chịu nhiều trầm luân đau khổ”.

Nói tóm lại chúng ta tu tập tĩnh công tâm pháp, để tâm lực mạnh hơn, tâm huệ sáng hơn, tâm viên mãn hơn, tiến tới giác ngộ giải thoát. (Huệ – Giác – Viên – Tâm).

Phần I: Nhập Pháp

Điều thân – Điều tức – Điều tâm

Chúng ta thực hiện như công pháp 1: Tiên thiên khí công nguyên pháp mà tôi đã đưa lên website trước công pháp này.

Phần II: Trụ Pháp

Pháp 1: Quán niệm thanh tịnh.

Chúng ta dùng tâm quán: phía trước chúng ta là biển Nam Hải tràn ngập sen. Vô vàn những lá sen, xen lẫn là vô vàn những bông sen giàu màu sắc.

Những làn gió mạnh thổi tạo nên những làn sóng sen như sóng biển từng đợt, từng đợt dào dạt. Nhữn bông sen tỏa ra làn hương thơm ngát làm cho thân tâm chúng ta an lạc và thanh tịnh (nhữn làn gió như những hư vọng của chúng sinh và những sóng sen là những tâm động của chúng sinh. Nhưng trong động lại tỏa ra hương thơm ngát, tượng trưng cho chân tâm thanh tịnh. Đó là Phật tính hay pháp tâm thường trụ của mỗi chúng sinh). Tức là trong cái động vẫn hàm chứa cái tĩnh, trong cái phàm vẫn hàm ẩn thánh vị bên trong. Trong cái tâm động biến khởi, giao xen để sinh ra mọi pháp động, vẫn tàng ảnh một chân tâm thanh tịnh.

Chúng ta vẫn an trụ trong cảnh giới này. Tiếp tục quán: Giữa biển Nam Hải tràn ngập sen là một hòn đảo tuyệt đẹp, phía trước là một am đảo, ở đó Bồ tát Quan thế âm đang tọa lạc và quán chiếu khắc thế gian.

Bồ tát tọa thiền trên một đài sen, khoác bộ bạch y, tay phải cầm nhành dương liễu, tay trái cầm bình nước cam lộ, đỉnh đầu tỏa ra hào quang sáng chói. Toàn thân Quan thế âm toát lên một sự trang nghiêm, thanh tịnh, từ bi và chân ngã, trí huệ bát nhã.

Chúng ta đang dùng tượng hình để xuất hiện pháp để chuyển biến thân tâm chúng ta được an tịnh và tâm chúng ta an trụ trong sự thanh tịnh đồng thời mọi tác động từ ngoài và mọi dao động trong tâm mỗi chúng ta sẽ giảm dần, tan dần rồi biến mất, trả lại cho thân tâm chúng ta sự trang nghiêm thanh tịnh.

Hình tượng Quan thế âm là hiện hữu cho chân lý tuyệt đối của vũ trụ, thể hiện một vũ trụ quan rất tự nhiên (thường trụ) logic và khoa học (như thật).

Bồ tát Quan thế âm tọa trên đài sen là tượng trưng cho sự trang nghiêm thanh tịnh của mỗi chúng sinh. Chúng ta luôn ngồi trên lửa với ý mã, tâm viên, với ý biến tâm động làm cho chúng sinh trầm luôn đau khổ, sinh ra căn bệnh của thời đại là Strees, suy nhược hoặc những rối loạn tâm lý, tim mạch, tiêu chướng.v.v.

Luyện tâm pháp giữa cho thân tâm luôn thanh tịnh (Tùng – Tịnh – Tự nhiên) là chúng ta đã trở về định luật của vũ trụ, hòa hợp với đại tự nhiên. Mọi chấp ngã mất còn, mọi bí kết phá bỏ. Ngoài thì tránh được strees, trong thì tránh được những dao động của tâm (thất tình). Năng lượng sinh học được lặp lại, chính khí được bảo tồn sẽ có khả năng trị liệu, phòng bệnh, phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.

Chính vì vậy các bộ môn dưỡng sinh đều gắn liền với chữ Tâm. Như dưỡng sinh tâm pháp, dưỡng sinh tâm thể, tâm năng dưỡng sinh, tĩnh công tâm pháp, huệ giác viên tâm, khoa học tâm thể.v.v.

Thực tế chúng ta thấy y học hiện đại đều đã chứng minh và khẳng định một điều: mọi bệnh đều do tâm lý (tâm lý xã hội) chiếm 50 – 70%.

Ví dụ như bệnh hen ác tính; nguyên nhân dẫn đến hen có thể do dị ứng, mẫn cảm với các chất động, thực vật hữu cơ hay vô cơ, tự nhiên hay không tự nhiên. Nhưng từ khi bệnh sinh lại phụ thuộc chính vào tâm lý bệnh. Do đó những cơn hen tiếp theo sẽ đến nhiều hơn, tần số hẹp hơn, biên độ rộng hơn và bệnh nhân sẽ khổ sở hơn nhiều.

Vì vậy giữa tâm lý và sinh lý là một hệ đồng chuyển. Nếu có tâm lý tốt thì có sinh lý tốt hoặc ngược lại khi sinh lý tốt thì tâm lý sẽ ổn định hơn.

Điều đó nói lên khi có hơi thở tốt thì tinh thần sẽ yên tĩnh, tâm sẽ an lắng và thân sẽ buông thư. Cơ thể sẽ tự điều chỉnh về sinh học và năng lượng. Đây là mục tiết chính của luyện tĩnh khí công và năng lượng thiền.

Pháp 2: Quan âm quán đỉnh

Từ trạng thái tâm lý của pháp 1 (tức là thanh tịnh tâm) ta chuyển trạng thái của tâm thức lên một giai tầng mới cao hơn là Quan âm quán đỉnh.

Ta dùng tâm quán Quan thế âm từ từ dùng thần lực bay lên không trung trên đỉnh đầu chúng ta (phóng tâm pháp) và từ trên pháp tọa Bồ tát quan âm dùng cành dương liễu vẩy nước cam lộ xuống khắp trần gian. Qua nước cam lộ vẩy xuống, ta dùng tâm quán vạn vật và chúng sinh đang hiện hữu như mùa xuân sống động và bất tận. Vạn vật tươi sáng, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mọi chúng sinh tràn trề sinh lực và an lạc (từ bi quán). Và tiếp tục quán nước cam lộ như những đám mưa bụi (hay những dải mây trắng) đang từng đợt, từng đợt tỏa xuống người chúng ta. Qua mưa bụi hay những dải mây trắng thì mọi trọc khí trong người đều thoát hết, mọi phiền não, chấp ngã đều tan biến. Trả lại cho mỗi chúng ta sự trang nghiêm, thanh tịnh và trong sáng, trí huệ (Huệ tâm pháp). Tiếp tục quán một giọt nước cam lộ sánh vàng như mật ong hướng xuống đỉnh đầu mỗi chúng ta (Định tâm pháp hay hướng tâm pháp) và giọt nước cam lộ thẩm thấu toàn thân để thân tâm khai ngộ viên mãn (Viên tâm pháp). Khi giọt nước cam lộ tới đỉnh đầu (Nê hoàn) thì ta dùng tâm quán trí huệ như sáng lên (vì thùy trán là tượng trưng cho trí huệ, cho ánh sáng của càn khôn vũ trụ). Đốt sáng thùy trán thì hư vọng ở thùy chẩm sẽ tắt và sự đối nghịch của 2 bán cầu đại não phải và trái sẽ không còn – làm cho tinh thần rỗng, yên lắng, thanh tịnh hơn. (trí huệ quán).

Tiếp tục quán giọt nước cam lộ thẩm thấu xuống vùng Đản trung thì tâm quán chấp ngã không còn, tình thương yêu mênh mông (lòng từ bi). Vì “Tình thương (lòng từ bi) là một năng lực vĩ đại nhất để liên kết vũ trụ, liên kết loài người, đó là thông điệp của đất trời” đây là “Từ bi quán”. Tiếp tục dùng tâm quán giọt nước cam lộ thẩm thấu tới đan điền thuộc khí hải, ta thấy trong ta tràn trề sinh lực và lòng dũng mãnh dần xuất hiện (Đại dũng quán). Vì Bi – Trí – Dũng là ba năng lực vĩ đại nhất tạo nên sức mạnh của vũ trụ mà mỗi chúng ta cần hòa hợp. Và giọt nước cam lộ tiếp tục thẩm thấu qua ta để trở về lòng đất trả lại cho ta một tâm thân đủ bi, trí, dũng trên nền tảng của sự thanh tịnh. Giọt cam lộ từ trên cao (Thiên) xuống lòng đất (Địa) mà chúng ta là dòng dẫn (Nhân). Tức là đã kết nối Thiên – Địa – Nhân. Và trời thì hóa sinh, đất thì nhuần dưỡng để vạn vật và chúng sinh có sự sống và sinh lực.

Pháp 3Hòa hợp càn khôn.

Từ pháp 2 – Quan âm quán đỉnh để khai ngộ chúng sinh và chúng ta quán chiếu kết nối từ lực để chứng ngộ. Vì mỗi chúng ta đều có những bậc thầy trng cuộc đời này – những bậc thầy đời và những bậc thầy đạo mà chúng ta được học và tu tập những đạo lý. Những có những bậc thầy được chúng ta tôn thờ và ngưỡng mộ (Thượng sư), đã đưa chúng ta giác ngộ và chứng ngộ chân lý ngay trong cuộc đời này, để được giải thoát.

Tuy những bậc thầy thì nhiều, những những bậc Tôn sư (Thượng sư – tượng trưng cho chân lý của thời đại, chân lý của vũ trụ) thì ít. Như Chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Phật tổ Thích ca mâu ni, Bồ tát quan thế âm, hoặc Đức chúa Jesus, Sư tổ Trần Nhân Tông… đã giác ngộ và dẫ dắt nhân loại đến thái bình an lạc.

Vì vậy, mỗi chúng ta khi chắp tay tưởng niệm, quán niệm hình ảnh của các nhà tư tưởng thời đại, các bậc giác ngộ tâm linh chân chính, là mỗi chúng ta đang an trụ trong một hệ tư tưởng, một chân lý thời đại – để rồi mỗi chúng ta sẽ thăng hoa hơn về tư tưởng và tâm linh. Thẩm thấu tinh thần đó sẽ đưa nhân loại dần đến an lạc thái bình. Tuy đạo với đời là hai mảng khác nhau, nhưng khi cộng hưởng và hòa hợp thì đều mang lại cho nhân loại hòa bình và đoàn kết, phát triển (về đời) hay mang đến cho loài người phá bọ mọi chấp ngã, phân biệt để con người trên toàn thế giới đến với nhau từ bi hơn, vị tha hơn và an lạc hơn (về đạo). Cho nên đạo và đời tuy hai mà là một – bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau, để xã hội tiến tới ổn định và phát triển mãi mãi.

Từ pháp 2 (Quan âm quán đỉnh) chúng ta chuyển sang pháp 3 (Hòa hợp càn khôn). Tức là chúng ta sẽ hòa hợp với càn khôn vũ trụ (pháp nạp năng lượng cao nhất qua hơi thở).

Khi hít vào chúng ta cảm nhận năng lượng của vũ trụ từ nơi cao nhất (Thiên) phóng qua đỉnh đầu (Nê hoàn), qua cột sống của chúng ta để xuống mặt đất và khi thở rat a cảm nhận năng lượng của vũ trụ thẩm thấu toàn thân qua da. Tức là một xuyên một nhập, một dẫn một nạp. Qua phép thở này sẽ tăng cường hệ thống thần kinh TƯ và não tủy để lan truyền xuống hệ thần kinh thực vật, tác động điều hòa giữa giao cảm và đới giao cảm. Cũng thông qua phép thở này thì 84.000 lỗ chân long cùng nạp năng lượng, toàn thân nạp năng lượng, tất cả lục phủ ngũ tạng cùng nạp năng lượng và tất cả mọi tế bào trong cơ thể cũng nạp năng lượng.

Pháp 4Sáng trong bản thể.

Sau khi dùng tâm quán từ pháp 1 đến pháp 3 thì tâm mỗi chúng ta đã bắt đầu có định lực và an trí trong sự thanh tịnh và đủ cả bi – trí – dũng. Tức là ta đã hòa hợp với Đại tự nhiên (pháp giới) trong trật tự thể của vũ trụ. Như chúng ta là hồ đã được thông với biển, mọi tự tính của hồ đã mang tự tính của biển. Tức là tâm mỗi chúng ta đã hòa hợp với vạn pháp (vạn vật và chúng sinh) trong sự hòa hợp tuyệt đối (pháp giới tĩnh)

Lúc này ta dùng tâm quán sự thanh tịnh hiện hữu khắp nơi, sự rỗng lặng mênh mông cả đất trời, ánh sáng tỏa khắp càn khôn pháp giới. Và toàn thể vũ trụ giao hòa cùng một trật tự thể giữa vô vi và hữu vi không còn ngăn ngại. Và tâm chúng ta an trụ trong trạng thái này – tâm và vũ trụ cùng hòa hợp trong một thể tính đồng nhất. Qua pháp này thân tâm của mỗi chúng ta sẽ thẩm thấu một sự an lạc viên mãn trong sự thanh tịnh – rỗng lặng, trong sáng và thường trụ. Định lực trong ta càng ngày càng mạnh và sự quán chiếu vạn pháp sẽ sáng tỏ, thực tướng của vạn pháp sẽ hiện bóng. Mỗi chúng ta sẽ tiến từ giác ngộ sức khỏe (tâm và thân) đến giác ngộ giải thoát.

Pháp 5Khai mở huệ tâm.

Qua pháp 4 ta đã hòa hợp với Đại tự nhiên mà Đại tự nhiên thì theo quy luật vận hành vũ trụ. Ta (là hồ) đã được thông với vũ trụ (là biển) thì mọi tự tính của biển sẽ vào hồ. Ta đã kết nối được tinh hoa (năng lượng của vũ trụ). Ta dùng tâm quán năng lượng của vũ trụ đang phóng về ta từ mọi phía thành vô vàn những tia sáng màu vàng (như lưới tơ báu) năng lượng sẽ thẩm thấu toàn châu thân chúng ta (đây là nguồn năng lượng của vũ trụ).

Tiếp theo chúng ta quán về nội đan (trong ổ bụng dưới rốn) thì cảm nhận năng lượng cao đang dần dần kết tụ thành quả cầu vàng và càng ngày càng rõ. (quả cầu năng lượng)

Ta tiếp tục dùng tâm quán theo hơi thở. Khi hít vào ta cảm nhận khối năng lượng tại đan điền (ổ bụng dưới) lan tỏa toàn thân. Khi thở ra ta cảm nhận năng lượng màu vàng đó lại quy thu về đan điền. Và qua mỗi hơi thở chúng ta đều cảm nhận cơ thể tràn trề sinh lực, niềm an lạc dâng trào, trí huệ sáng tỏ và huệ tâm khai mở. Chúng ta tiếp tục an trụ trong trạng thái này – làm định lực trong tâm càng thêm kiên cố – để tâm lực càng mạnh hơn, tâm huệ càng sáng hơn, tâm càng viên giác hơn (Huệ – Giác – Viên – Tâm là vậy).

Pháp 6Bế khí, ngưng thần và thu công.

Sau pháp 5, ta dùng ý (tinh thần) cùng hơi thở vận động khối năng lượng xoay tròn theo chiều ngược kim đồng hồ và dùng tâm quán tưởng khối năng lượng mờ dần rồi biến mất vào vùng rốn. Vì thực chất ta chỉ luyện tĩnh công tâm pháp để có tâm thân thanh tịnh, có thể qua phép quán đỉnh kết nối từ lực, thông qua phép 3 để nạp năng lượng, để rồi hòa hợp với đại tự nhiên qua phép 4. Thông qua phép 5 ta nạp được năng lượng cao của vũ trụ (cách nạp năng lượng bằng tâm pháp trên là nền tảng của tâm thanh tịnh) và dùng năng lượng để thông hoạt thân tâm, tăng cường sinh lực và phát triển huệ tâm. Làm cho thân tâm được an lạc, sức khỏe được tăng cường. Có tác dụng phòng bệnh, đẩy lùi bệnh tật và trường thọ. Vì người khỏe mạnh không phải chỉ vô bệnh mà phải có một thân thể khỏe mạnh và một trạng thái tâm lý tốt. Như Bác Hồ đã định nghĩa về sức khỏe “khí huyết lưu thông, tinh thần sáng suốt, thế là khỏe”.

Còn khối năng lượng cao ta chỉ được “mượn” để thông hoạt cơ thể, điều chỉnh thân tâm, kết nối được năng lượng với đại tự nhiên; rồi phải tại lại gốc cho trời đất. Vì trời sinh, đất dưỡng mà tất cả chúng sinh và vạn vật chỉ là sự tiếp nối với năng lượng tuyệt đối.

TB: Vs – Bs Nguyễn Văn Thắng viết “Tĩnh công tâm pháp” để truyền thông điệp của đất trời và tặng nhân dân. Chúc cho nhân loại được khỏe mạnh – an lạc – thái bình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: