Luyện mạch nhâm đốc - Thông mạch nhâm, đốc
Luyện mạch nhâm đốc
Ghi chú: Vòng Tiểu Chu Thiên (còn gọi là Vòng Nhâm Ðốc Mạch) xưa kia được coi như một phương pháp Khí Công bí truyền vì Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên duy trì sự quân bình Âm Dương. Khí luôn vận hành theo vòng khép kín, không bao giờ ngừng, tầm mức tác dụng rất cao vào toàn bộ Kinh Mạch và chức năng của Phủ Tạng.
Hướng đi của hai mạch Nhâm Ðốc.
Mạch Nhâm thuộc Âm (thuộc phía trước thân ngực, bụng của ta).
Mạch Ðốc thuộc Dương (thuộc phía sau lưng, chạy qua đỉnh đầu của ta).
Theo luật Âm giáng (đi xuống), Dương thăng (đi lên) thì:
Mạch Nhâm sẽ đi từ huyệt Thừa Tương (huyệt nằm ở giữa cằm, cách môi dưới độ 1cm), đi xuống theo đường giữa bụng, xuống đến huyệt Hội Âm (huyệt Hội Âm nằm ở chính giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).
Mạch Ðốc sẽ đi ngược lên, đi từ huyệt Trường Cường (huyệt này nằm ở điểm chót của đốt cột sống cuối cùng, ngay đầu hậu môn), chạy ngược lên, qua đỉnhđầu, xuống tới huyệt Ngân Giao (là huyệt nằm ở chính giữa vòm miệng, thường gọi là hàm ếch).
Vì vậy, trong tập luyện vòng Tiểu Chu Thiên, cũng như luyện các phương pháp Khí Công khác, lưỡi luôn phải uốn cong, đặt lên nóc hàm ếch, tại vùng huyệt Ngân Giao, nhằm khép kín vòng Âm Dương, để Khí không bị phân tán.
Nhập Tĩnh: Ngồi bán già hay kiết già, hoặc ngồi trên ghế, từ huyệt Bách hội (đỉnh đầu) qua sống lưng, xuống huyệt Hội Âm đều nằm trên một trục thẳng.
I. Luyện Nhâm Mạch và Ðốc Mạch Riêng (áp dụng phương pháp thở hai thời)
Luyện Nhâm Mạch
Hít vào: từ từ dẫn Khí theo Mạch Nhâm, đi từ huyệt Thừa Tương xuống huyệt Hội Âm
Thở ra: từ từ dẫn Khí theo Mạch Nhâm, đi từ huyệt Hội Âm đi ngược lên huyệt Thừa Tương.
Luyện Mạch Ðốc
Hít vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường, ngược lên theo cột sống, qua đỉnh đầu, tới huyệt Ngân Giao (vòm miệng)
Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Nhân Trung (huyệt này nằm giữa vùng môi trên, ngay giữa sống mũi), lên đỉnh đầu, xuống gáy, chạy dọc theo cột sống, xuống huyệt Trường Cường.
II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung
Thông suốt hai mạch mà không cảm thấy vướng víu, do đó cần tập trung Ý để Khí có thể chạy dễ dàng.
a. Phương pháp thứ nhất: Luyện vòng Tiểu Chu Thiên theo hai hơi thở (mỗi hơi hai thời).
** Hơi thở thứ nhất:
Hít vào: dẫn Khí từ huyệt Thừa Tương, xuống tới huyệt Khí Hải, hay Ðan Ðiền.
Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Khí Hải xuống Hội Âm rồi theo Ðốc Mạch lên huyệt Trường Cường, đồng thời co thắt hậu môn để đẩy Khí lên.
** Hơi thở thứ hai:
Hít vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường cho tới huyệt Ðại Chùy (khi ta cúi đầu xuống, ở phần giáp xương cổ và lưng có một cục xương nhô cao, sát bên dưới đốt xương đó là huyệt Ðại Chùy).
Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Ðại Chùy cho tới huyệt Nhân Trung.
b. Phương pháp thứ hai: Luyện nguyên vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở
Hít vào: tưởng tượng Khí nhập vào huyệt Thừa tương, dẫn xuống qua huyệt Khí Hải, tới Hội Âm (trong 5 giây)
Thở ra: Co thắt hậu môn, đẩy Khí từ huyệt Hội Âm, ngược theo cột sống, chạy lên đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), rồi tới huyệt Nhân Trung (trong 5 giây).
Cứ thế tiếp tục không ngừng nghỉ cho đến hết buổi tập. Ðến khi kết thúc buổ tập, lúc thở ra, ta sẽ dẫn Khí xuống thẳng Ðan Ðiền.
c. Phương pháp thứ ba: Luyện hai vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở :
Hít vào: dẫn Khí đi từ huyệt Thừa Tương, chạy suốt hai mạch Nhâm Ðốc đến huyệt Nhân Trung.
Thở ra: cũng dẫn Khí chạy suốt hai mạch Nhâm Ðốc, nhưng ở vòng cuối, dẫn Khí chạy thẳng xuống Ðan Ðiền.
d. Phương pháp thứ tư: Luyện nhiều vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở ba thời:
Tạm ngưng thở : dẫn Khí chạy lướt qua vòng Nhâm Ðốc mạch.
Hít vào: tụ Khí đầy ở huyệt Thừa Tương. Ngưng thở : Tập trung ý, dẫn Khí chạy theo đường Nhâm Ðốc mạch từ 3 đến 4 lần nhanh. Ở vòng cuối cùng dẫn Khí xuống Ðan Ðiền.
Thở ra: tưởng tượng Khí tỏa ra khắp vùng bụng dưới.
e. Phương pháp thứ năm: Vận Khí chạy ngược vòng Nhâm Ðốc Mạch. Sau khi đã tập thành thục, ta có thể :
1. Vận Khí chạy ngược với đường đi tự nhiên trên vòng Nhâm Ðốc:
Hít vào: Vận Khí từ huyệt Hội Âm ngược lên đường giữa bụng, lên huyệt Thừa Tương (luyện Nhâm Mạch).
Thở ra: vận Khí từ huyệt Thừa Tương, lên mặt, qua đỉnh đầu, chạy dọc xương sống xuống Hội Âm, về Ðan Ðiền.
2. Vận Khí chạy ngược xuôi, qua lại, tới lui trên suốt vòng Nhâm Ðốc:
Có khi, chỉ cần dùng lưỡi, để lên vòm miệng (hàm ếch), hơi thở tự nhiên bình thường, tự động vòng Nhâm Ðốc vận hành chạy liên tục không ngừng nghỉ. Tất nhiên phải đạt tới giai đoạn nhuần nhuyễn lắm thì mới có thành tựu như vậy được.
Ghi chú: Những huyệt khó vượt qua trên mạch Ðốc:
Huyệt Trường Cường (nằm ở đốt xương cùng của cột sống), từ Hội Âm lên Trường Cường phải qua hậu môn, là một đường cong... vì thế, ta phải co thắt hậu môn để giúp đẩy Khí lên.
Huyệt Mệnh Môn (nằm trong khối thận, khoảng chính giữa trục Ðan Ðiền và cột xương sống). Khi dẫn Khí qua Mệnh Môn, ta chỉ cần tập trung Ý, cho chạy chậm lại một chút là có thể vượt qua dễ dàng.
Huyệt Não Hộ (nằm trên vùng gáy, dưới Bách Hội, ngang với huyệt Ấn Ðường ở phía trước), vì Khí phải vượt qua đường hõm, vòng cung của gáy nên khó đi, nhưng nếu ta tập trung Ý, cho chạy chậm lại một chút thì Khí sẽ vượt qua dễ dàng.
Người mới tập vòng Tiểu Chu Thiên, lúc đầu chưa thấy cảm giác gì. Nhưng sau thời gian tập quen, ta tập trung được Tâm Ý, dẫn Khí đi đúng hướng, không bị phân tán, lúc đó ta sẽ thấy một luồng chân Khí chạy thành vòng cung trên suốt vòng Nhâm Ðốc.
Tầm quan trọng của vòng Nhâm Ðốc: luyện vòng Nhâm Ðốc là sự giao hòa giữa Tiên Thiên (mạch Ðốc vốn là di sản của cha mẹ), và Hậu Thiên (mạch Nhâm được tiếp thụ từ đời sống bên ngoài).
Luyện Tiểu Chu Thiên làm thanh khiết và quân bình Âm Dương, tránh được sự rối loạn chức năng của Phủ Tạng. Luyện vòng Tiểu Chu Thiên là bước đầu tác động vào Tinh - Khí - Thần, tiến tới bài tập để "Tinh biến thành Khí, Khí biến thành Thần".
Thông mạch nhâm, đốc
Vòng Tiểu Châu thiên bao gồm mạch Nhâm và mạch Đốc. Mạch Nhâm ở phía trước thân người, dưới da, nằm trên đường dọc giữa cơ thể, từ huyệt Hội âm phía dưới bộ phận sinh dục, chạy lên Đan điền, Đản trung, Thiên đột và kết thúc ở huyệt Thừa tương ở chỗ lõm dưới môi dưới. Mạch Đốc ở phía sau cơ thể, bắt đầu từ huyệt Trường cường ở đỉnh xương cùng, chạy dọc theo cột sống đi lên Mệnh môn, Chí Dương, Đại chùy, vòng lên Bách hội, Thần đình, Nhân trung và chấm dứt ở huyệt Ngân giao gần nướu răng trên.
Y học truyền thống và khí công cổ đại đều cho rằng mạch Đốc là chủ quản của các kinh Dương và mạch Nhâm là bể chứa của các kinh Aâm. Theo quan điểm chỉnh thể của y học phương Đông, một tạng hoặc một phủ khi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện trên đường tuần hành của kinh lạc đi qua nó và cả những điểm phản xạ tương ứng trên hai kinh chính là Nhâm và Đốc. Ngược lại, ta có thể thông qua những huyệt vị trên kinh lạc tương ứng và chung nhất là qua hai mạch Nhâm Đốc để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý ở toàn thân. Nói cách khác, nếu hai mạch Nhâm Đốc thông thì trăm mạch đều thông, các tạng phủ sẽ hoạt động điều hòa và cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Việc công phu vòng Tiểu Châu thiên còn có một ý nghĩa quan trọng khác. Đó là việc làm cân bằng Aâm Dương. Đông y cho rằng bệnh tật xảy ra là do sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Aâm và Dương trong cơ thể. Do đó nếu có thể làm cho hai bể khí Aâm và Dương, tức mạch Nhâm và mạch Đốc có thể thông nhau và giao hóan nhau, luân chuyển tuần hòan thành một Tiểu Châu thiên thì con người sẽ khó xảy ra bệnh tật. Trên thực tế, việc luyện tập vòng Tiểu Châu thiên có tác dụng tự chữa bệnh, gia tăng nội khí, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, tập khí công còn giúp con người dễ thích ứng với môi trường, hoàn cảnh, hòa hợp với cuộc sống, tự tin và yêu đời hơn.
Sự tương quan giữa hơi thở, xúc cảm tâm lý và vòng nội tức
Từ hàng ngàn năm trước, y học cổ đã ghi nhận con người và vũ trụ thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp: "hô tiếp thiên căn, hấp tiếp địa khí". Hơi thở không chỉ có tác dụng giúp cơ thể tiếp nhận dưỡng khí và đào thải thán khí qua đường mũi mà còn kích hoạt để tạo ra sự trao đổi một loại năng lượng có công năng cao hơn mà những nhà khí công Trung hoa gọi chung là khí, thiên khí hoặc địa khí; những nhà Yogi Aán độ gọi là Prana. Sự trao đổi có thể được thực hành khắp bề mặt của cơ thể, đặc biệt là thông qua một số huyệt vị quan trọng trên hai mạch Nhâm Đốc ở vùng xương cùng và vùng đỉnh đầu. Sự trao đổi này diễn ra khác nhau giữa một người bình thường và một người đã tập luyện khí công. Ở mỗi người, sự trao đổi này cũng luôn thay đổi do bị chi phối bởi nhịp thở và điều kiện tâm lý. Chẳng hạn khi ta quá tức giận thì nhịp thở sẽ gấp gáp, kinh khí sẽ nghịch chuyển và rối loạn. Khoa học ngày nay cũng đã xác nhận rằng ở những người bị căng thẳng thần kinh, nếu điều hòa được nhịp thở sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm thì tâm lý sẽ được ổn định và hoạt động nội tạng, nội tiết cũng được cải thiện. Các đạo gia thời cổ còn tiến xa hơn khi chiêm nghiệm và quan sát hoạt động khí hóa của những thai nhi cũng như của các đạo sĩ và các nhà khí công ở tình trạng nhập tĩnh sâu. Khi cảm xúc không còn, niệm tưởng đã dứt thì hơi thở cũng êm nhẹ như có như không. Trong điều kiện này, sự trao đổi chất và tiêu hao năng lượng trong cơ thể sẽ ở mức tối thiểu nhưng sự hòa hợp giữa nội khí và trường năng lực ở bên ngoài sẽ ở mức tối đa, các kinh lạc sẽ tự khai thông và vòng Tiểu Châu thiên tự khắc phát động giống như đã từng xảy ra lúc bào thai còn trong bụng mẹ, khi mà con người – tức thai nhi – thuần phát tự nhiên, không hô không hấp, chỉ có một luồng Châu thiên triền chuyển không ngừng. Do sự tương đồng này, vòng Tiểu Châu thiên còn được gọi là vòng thai tức, chơn tức hay nội tức. Từ những quan sát trên, những đạo gia thời cổ đã khám phá ra quy luật "phàm tức đình, chơn tức tự phát động." Từ điều này ta có thể hiểu tại sao những nhà Yogi Aán độ có thể nằm trong quan tài được chôn xuống đất nhiều ngày, không ăn, không thở mà vẫn có thể sống được. Cũng vì lý do này, luyện khí công thường kết hợp với ngồi thiền để vươn tới nội tức.
Phương pháp tập luyện
Để tiện thực hành, trong phạm vi bài này, khi đề cập đến hít vào nên hiểu là hít thiên khí hay Prana vào từ huyệt Thần đình ở chân tóc hoặc Bách hội ở đỉnh đầu.
Chuẩn bị:
Tìm một nơi yên tĩnh thoáng mát. Mặc quần áo rộng rãi. Ngồi trên ghế, chân buông thỏng chạm mặt đất hoặc ngồi xếp bằng kiểu bán già hoặc kiết già. Miệng và mắt khép hờ, lưng thẳng, vai hơi thu lại, buông lỏng phần bụng, cằm hơi đưa vào, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, hai bàn tay úp trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, hai đầu ngón cái chạm nhau, miễn sau thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp.
Khai thông mạch Nhâm:
Hít vào từ huyệt Thần đình. Khi hít vào hãy nghĩ rằng ta đang hít một luồng thiên khí từ Thần đình chạy dọc theo đường giữa dưới da, trước mặt và trước ngực dần xuống Đan điền. Đan điền là một huyệt vị ở vùng dưới rốn, cách rốn khoảng 3cm. Ngưng thở một chút để tụ khí tại Đan điền. Thời gian ngưng thở khoảng từ vài tiếng đếm đến mười tiếng đếm tùy theo khả năng mỗi người. Trong thời gian ngưng thở vẫn tập trung sức chú ý tại Đan điền. Thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều. Trong khi thở ra nên tự ám thị chân khí phát sinh tại Đan điền lan tỏa ra toàn thân và khắp tay chân, xua tan tất cả trược khí. Trược khí, sự căng thẳng, mệt mõi đang theo hơi thở thoát hết ra ngoài. Đến đây là xong một chu kỳ thở. Tiếp tục tập trung tư tưởng tại huyệt Thần đình để hít vào cho chu kỳ thở tiếp theo. Chỉ cần thực hành từ 7 đến 9 lần. Thời gian đầu, một số người chưa quen với ý nghĩ "lan tỏa ra toàn thân" thì chỉ cần thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều khi đến Đan điền là đủ. Hơi thở cần tự nhiên, không thô, không khựng nên chỉ cần thở bình thường. Không cần hít vào sâu, cũng không cần nín hơi lâu để dễ tạo được cảm giác thư giãn. Cách thở này không những giúp khai thông mạch Nhâm, sinh nội khí ở Đan điền, tạo nguồn lực khai thông mạch Đốc mà còn là phương pháp ngắn nhất, đơn giản nhất để giải toả "stress". Những nghiên cứu về hiệu ứng "stress" của hai bác sĩ H.S. Liddell và A.V. Moore đã đưa đến kết luận rằng nếu những cảm xúc khó chịu có điều kiện ngắt khoảng, tức không xảy ra liên tục dù chỉ trong giây lát thì những cảm xúc này sẽ không dẫn đến bệnh tật. Do đó một vài hơi thở thỉnh thoảng xen kẽ trong thời gian làm việc, sẽ không tốn kém thời gian nhưng có thể giúp ta giải tỏa "stress", duy trì được cân bằng của hệ giao cảm trước những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống công nghiệp.
Khai thông mạch Đốc, nối vòng Tiểu Châu thiên:
Sau khoảng 7 đến 9 hơi thở theo mạch Nhâm thì bắt đầu tập nguyên vòng Tiểu Châu thiên. Hít vào từ Thần đình, theo mạch Nhâm xuống Đan điền. Ngưng thở nhưng không cần dừng lại một chút ở Đan điền như cách thở trước mà dùng ý chầm chậm đưa khí sang huyệt Trường cường ở xương cùng. Khi đến Trường cừơng nên nhíu hậu môn lại để vừa kích hoạt khai mở hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên của hậu môn, vừa tạo thế để chuyển khí từ Trường cường theo mạch Đốc đi lên dọc cột sống lưng. Khi ý và khí đến khoảng nữa sống lưng thì bắt đầu thở ra. Thở ra. Trong lúc thở ra, tiếp tục dùng hơi thở đẩy khí đi lên mạch Đốc, qua Đại chùy, Bách hội, trở lại Thần đình là xong một vòng Tiểu Châu thiên. Tiếp tục hít vào từ Thần đình xuống mạch Nhâm để vận hành vòng Châu thiên kế tiếp. Cuối cùng, trước khi chấm dứt giai đoạn này nên tập trung ý tưởng tại Đan điền vài phút để tụ khí tại Đan điền. Có thể tập khoảng 21 vòng Châu thiên trước khi đến giai đoạn tĩnh tọa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top