Dịch cân, tẩy tủy kinh
Dịch cân, tẩy tủy kinh
DỊCH CÂN – TẨY TỦY KINH
I. Lời bàn:
- Dịch cân là làm dịch chuyển, thay đổi gân/ cơ/ xương;
- Tẩy tủy là tẩy rửa hệ thống thần kinh (tủy, não).
- Tu luyện thành tựu không những chữa được bách bệnh mà còn làm cho con người ta khỏe mạnh, trẻ lâu, cân bằng được mọi việc trong cuộc sống và công việc.
- Sở dĩ dịch cân – tẩy tủy kinh không được lưu truyền rộng rãi vì nó là bí kíp tu luyện cả đời học võ mới có, từ ngàn xưa bí kíp này chỉ được truyền lại trong gia đình hoặc đệ tử chân truyền.
- Công pháp này bí truyền đến mức hiện trên thế giới và trong nước có rất nhiều ý kiến khác nhau và vẫn chưa đi đến thống nhất.
II. Thức chuẩn bị và tên gọi các chiêu thức:
2.1. Chuẩn bị (dự bị thức): Giãn mở thân pháp và các động tác rung/ lắc tay và thân.
- Lắc các ngón tay: Chân đứng bằng vai, hai mũi chân hướng vào nhau từ 5 – 10 độ, gối hơi chùng một chút, hai tay đưa về phía trước, ngang vai, lòng bàn tay úp xuống. Lắc hoặc rung động các ngón tay 36 lần.
- Rung, lắc ngón tay, bàn tay, cánh tay …: Vẫn tư thế trên, rung lắc toàn bộ ngón tay, bàn tay, cánh tay 36 lần.
- Vẩy tay như kiểu dịch cân kinh 1 thức, khác ở chỗ là lúc hai tay đưa lên thì nắm hờ, khi vẩy ra phía sau thì mở tay ra. Vẩy như vứt ngón tay ra khỏi bàn tay. Vẩy 36 lần.
- Tiếp theo là vẩy tay về phía trước, lên trên. Khi hay tay ở vị trí trước ngực thì nắm hờ, khi vẩy lên trên, về phía trước thì mở các ngón tay ra (hai tay hình chữ V). Cũng vẩy như vứt ngón tay ra khỏi bàn tay.
- Cuối cùng là vẩy tay giống như kiểu dịch cân kinh 1 thức, khác ở chỗ là lúc hai tay đưa lên thì nắm hờ, khi vẩy ra phía sau thì mở tay ra. Vẩy như vứt ngón tay ra khỏi bàn tay, khi đưa tay về phía trước thì nhấc gót, khi vẩy tay về phía sau thì hạ gót.
2.2. Tên gọi và thứ tự của từng chiêu thức
1. Cung thủ đương hung – Ôm cầu trước ngực
2. Phong bải hà diệp – Gió lay cánh sen
3. Chưởng thác thiên môn – Nâng trời, đẩy núi
4. Thần long quyển trụ – Rồng thần quấn cột
5. Thiết ngưu canh địa – Trâu sắt cày đất
6. Tinh thùy bình giã – Sao trời đổi ngôi
7. Tả cố, hữu phán – Ngiêng phải, ngó trái
8. Tam bàn lạc địa – Ba lần hạ thổ
9. Thanh long thám trảo – Rồng xanh theo móng
10. Mãnh hổ xuất lâm – Hổ ra khỏi rừng
11. Đả cung, kích cổ – Kéo cung, đánh trống
12. Minh nguyệt đại giang – Trăng sáng soi sông
Lưu ý:
- Các chiêu từ 1 – 4 hít vào trước, thở ra sau
- Các chiêu 5, 7, 9 thở ra trước, hít vào sau
- Các chiêu 6, 8, 10 hít vào trước, thở ra sau và có vận công, xuất khí, hét vang để xả tà khí
- Các chiêu 11, 12 thu công và điều hòa khí huyết
- Khác với bát đoạn cẩm, dịch cân tẩy tủy kinh phải thực hiện theo đúng thứ tự từ 1 – 12.
III. Các chiêu thức cụ thể:
1. Chiêu thứ nhất: Cung thủ đương hung (ôm cầu trước ngực)
Hai tay hoành một vòng từ bên thân lên trước ngực thành hình cung như ôm trái cầu trước ngực, đồng thời hít vào.
Hai tay trở về vị trí ban đầu, thở ra. Tùy theo từng người cần tăng cường cho đan điền tinh/ khí/ thần và ý thủ tại quan nguyên/ khí hải hay đản trung sau mỗi nhịp thở.
Lặp lại 6 lần.
2. Chiêu thứ hai: Phong bải hà diệp (gió lay cánh sen)
Hai cánh tay đưa lên song song đến ngang vai thì xòe ngang sang hai bên, ngang tầm vai, đồng thời hít vào (bàn tay ngửa).
Hai cánh tay lật sấp và từ từ hạ xuống hai bên hông, đồng thời thở ra.
Lặp lại 6 lần.
3. Chiêu thứ ba: Chưởng thác thiên môn (hai tay nâng trời, đẩy núi)
Chiêu này giống như “Song thủ thác thiên – Nâng trời, đẩy núi” trong Bát đoạn cẩm.
Lặp lại 6 lần.
4. Chiêu thứ tư: Thần long quyển trụ (rồng thần quấn cột)
Hai tay dang ngang/ lòng bàn tay ngửa lên, từ từ xoay eo vặn mình sang trái. Tay phải uốn vặn trước thân, tay trái uốn vặn phía sau, từ từ đứng thẳng lên đồng thời hít vào (hai tay ôm lấy thân mình như ôm cây cột).
Xoay eo trở về trạng thái thăng bằng ban đầu, hai gối và toàn thân chùng xuống, hai tay thẳng/ ngang vai/ lòng bàn tay ngửa, đồng thời thở ra.
Làm theo chiều ngược lại và lặp lại 6 lần.
5. Chiêu thứ năm: Thiết ngưu canh địa (trâu sắt cày đất)
5.1. Thực hiện bên trái trước.
- Chân đứng tấn mã bộ trái, hai tay ôm cầu (tay phải ở trên), đồng thời thở ra.
- Chân trái dồn xuống cung bộ trái, tay phải án địa, tay trái phiên thiên, đồng thời hít vào.
- Xoay về mã bộ phải, hai tay ôm cầu (tay trái ở trên), đồng thời thở ra.
- Chân phải dồn xuống cung bộ phải, tay trái án địa, tay phải phiên thiên, đồng thời hít vào.
- Hai chân trùng về tư thế mã bộ, hai tay nắm lại, tay trái đặt ngang hông, tay phải để vuông trước mặt, ngang tầm vai, đồng thời thở ra.
Thu thế:
- Xoay eo về phía trước, chân chùng, hai tay song song trước mặt, ở ngang tầm vai, đồng thời hít vào.
- Kéo chân trái về sát chân phải, kênh gót, người đứng thẳng, đồng thời thở ra, dẫn khí từ ngực xuống gót chân ở huyệt dũng tuyền; tiếp đến là hạ gót, chùng gối.
5.2. Tiếp theo thực hiện theo chiều ngược lại (bên phải).
Lặp lại 6 lần.
6. Chiêu thứ 6: Tinh thùy bình giã (sao trời đổi ngôi)
Hai chân song song, hai tay đưa lên song song trước mặt, bàn tay ngửa, hai tay nắm quyền từ thừ thu về hông, hai chân hạ thấp, thân lỏng, lắng thần, sụp mí, ý thủ gót chân, đồng thời hít vào.
Hai chân bật thẳng dậy, hai tay phóng song chưởng về phía trước như mũi tên, đồng thời thở ra.
Lặp lại 6 lần.
7. Chiêu thứ bảy: Tả cố, hữu phán (nhìn phải, ngó trái)
- Hai chân song song bằng vai, hai tay song song mặt đất, lòng bàn tay hướng lên trên, xoay eo về bên trái, tay phải đẩy lên ngang mặt, tay trái đẩy phía sau thắt lưng, chùn gối, chùng chân đồng thời thở ra.
- Xoay eo chuyển thân về trạng thái ban đầu, đứng thẳng dần lên, đồng thời hít vào.
- Tiếp tục làm theo chiều ngược lại.
Lặp lại 6 lần.
8. Chiêu thứ tám: Tam bàn lạc địa (ba lần hạ thổ)
- Chân mở rộng hơn vai, hai tay hoành một vòng về phía trước, song song trước vai (bàn tay sấp), hai chân hạ thật thấp xuống tấn trung bộ (hạ càng sát đất càng tốt), đồng thời hít vào.
- Người bật thẳng dậy, hai tay phóng thẳng ra phía trước/ các mũi bàn tay thẳng như mũi tên, đồng thời thở ra và hét to … kia.
Lặp lại 6 lần.
9. Chiêu thứ chín: Thanh long thám trảo (rồng xanh dò móng)
9.1. Bên trái:
- Chân mở bằng vai, hai tay nắm quyền để bên hông. Tay phải mở các ngón ra như móng rồng (khác với hổ trảo) đẩy về bên trái, chếch lên 45 độ cùng với xoay eo, đồng thời thở ra.
- Xoay eo về trạng thái ban đầu, tay phải xoay qua gáy và thu quyền về hông phải, đồng thời hít vào.
9.2. Bên phải: Lặp lại các động tác ở mục 9.1. nhưng theo chiều ngược lại.
Lặp lại 6 lần.
10. Chiêu thứ mười: Ngọa hổ xuất lâm (hổ ra khỏi rừng)
- Chân bước về bên trái, hai tay đưa lên song song bằng mặt, mở tay sang hai bên, lòng bàn tay ngửa lên và từ từ án xuống, lòng bàn tay chuyển dần sang úp xuống đồng thời hít vào.
- Xoay người hướng cung bộ phải và đẩy song chưởng, hét to (kia, ha …) đồng thời thở ra.
- Xoay eo về phía trước, hai tay án song song, đồng thời hít vào.
- Hai tay án xuống, người đứng thẳng, thu chân trái về, nhón gót trái dẫn khí từ đan điền trên xuống huyệt dũng tuyền, đồng thời thở ra, thở ra hết thì hạ gót, chùng gối.
Lặp lại 6 lần.
11. Chiêu thứ mười một: Đả cung, kích cổ (kéo cung, đánh trống)
- Chân trái bước bằng vai, hai tay hoành lên đỉnh đầu theo chiều từ trong ra, hai cánh tay giống như hai cánh cung, mở dần sang hai bên cho đến khi hai cánh tay thẳng hàng, lòng bàn tay hướng lên trên, đồng thời hít vào.
- Hai tay hạ xuống, ép xuống sau gáy, lưng gập, đồng thời thở ra (giống như hai bàn tay vỗ lên mặt trống).
- Người đứng thẳng, tay tay hoành sang hai bên song song, đồng thời hít vào.
- Chân trái thu về, hai tay buông xuống hông, đồng thời thở ra.
Lặp lại 6 lần.
12. Chiêu thứ mười hai: Minh nguyệt đại giang (trăng sáng soi sông)
- Chân trái mở bằng vai, hai tay hoành một vòng lên đỉnh đầu, mũi bàn tay hướng vào nhau, lòng bàn tay úp, thành vòng tròn giống như mặt trăng, đồng thời hít vào.
- Hai tay án thẳng từ đỉnh đầu tới sát đất, lòng bàn tay úp, đồng thời thở ra.
- Người đứng thẳng dậy, hai tay hoành một vòng về thế cung thủ, đồng thời hít vào.
- Hai tay án xuống, chuyển về vị trí ban đầu, chùng gối, đồng thời thở ra.
Lặp lại 6 lần.
III. Một số lưu ý khi tập luyện:
1. Uống 1/4 – 1/3 lít nước trước và sau khi tập, uống từng ngụm nhỏ một.
2. Mặc quần áo rộng/ lỏng, tốt nhất là mặc quần dùng dây rút (không dùng dây chun).
3. Hướng tập:
3.1. Mặt đối diện với hướng gió thổi tới.
3.2. Trường hợp không có gió:
- 05 – 07h: Mặt nhìn mặt trời
- 17 – 19h: Mặt nhìn mặt trời
- 11 – 13h: Mặt nhìn hướng Nam
- 23 – 24h: Mặt nhìn hướng Bắc.
Bài này được tổng hợp dựa trên bài giảng và thực hành của thầy Nguyễn Văn Thắng – Trưởng môn phái Thăng Long Võ đạo, các tài liệu tham khảo thêm và kinh nghiệm tập luyện của TĐT.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top