Cửu vương thần công

Cửu vương thần công

I. Danh mục:

1. Tâm công

2. Can công

3. Đởm công

4. Thận công

5. Phế công

6. Tỳ công

7. Vị công

8. Tràng công

9. Tủy công

II. Mối liên hệ trong ngoài:

1. Tâm (Tim)                       - Răng/ Huyết

2. Can (Gan)                       - Mắt (phần thô)

3. Đởm (Mật)                       - Mắt (phần tinh)

4. Thận (Thận)                     - Tai

5. Phế (Phổi)                       - Da/ Lông

6. Tỳ (Lách)                        - Gân/ Cơ

7. Vị (Dạ dầy)                      - Răng/ Miệng

8. Tràng (Ruột)                    - Hậu môn     

9. Tủy (Tủy)                        - Dương/ Âm vật và Mũi

III. Không gian, thời gian:

- Tập luyện bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.

- Ngồi kiết già hoặc bán già (hoặc bất kỳ thế thích hợp với hoàn cảnh), mặt quay về hướng mặt trời (nếu có thể). Nếu trong khoảng từ 11 – 13h thì mặt quay hướng Nam, 23 – 24h mặt quay hướng Bắc.

IV. Yếu lý:

Nội tạng của con người ta đều liên quan với các cơ quan bên ngoài (như mục II ở trên); do đó nếu cần điều chỉnh/ tập luyện các cơ quan nội tạng thì chỉ cần tập luyện các cơ quan bên ngoài, ngược lại khi tập luyện các cơ quan bên ngoài cũng là bổ trợ cho các cơ quan bên trong (nội tạng).

- Nếu cơ quan bình thường thì tập đều các bài, mỗi bài ít nhất 3 lượt hoặc nhiều hơn nếu có thời gian.

- Nếu cơ quan nào đó bị bệnh hoặc trục trặc thì tập tăng cường theo cấp số cộng 3, 6, 9, 12, 15 …

- Không nhất thiết phải tập tất cả các bài khí thần công kể trên, hoặc tập lần lượt từ bài 1 đến bài 9. Rãnh lúc nào thì tập lúc đó, cần tăng cường cơ quan/ bộ phận nào thì tập cơ quan/ bộ phận đó.

V. Hướng dẫn chi tiết:

1. Tâm công: Phòng/ Chữa các bệnh về tim mạch và răng.

1.1. Ngậm mồm, đầu lưỡi đặt giữa nơi tiếp xúc hai chân răng cửa và lợi trên, mút hậu môn.

1.2. Hít đầy bụng hơi (phình bụng khi hít vào). Nín thở.

1.3. Nghiến mạnh răng hai hàm lại với nhau (vận dụng cơ cổ thay cơ hàm) từ 6 - 12 lượt, tùy theo sức chịu đựng nín hơi của cơ thể.

1.4. Há mồm, phả hơi qua miệng cho đến khi sạch bụng (thót bụng lại khi thở ra).

Lặp lại ít nhất 3 lần.

2. Can công: Phòng/ Chữa các bệnh về mắt và gan.

2.1. Mát xa mắt:

2.1.1. Hấp: Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho thật nóng rồi úp vào hai mắt (hai mắt nhắm chặt).

2.1.2. Xoa: Sau khi úp khoảng 3 giây thì hết nóng, giữ nguyên và xoa vòng tròn xung quanh mắt theo chiều mọc của lông mày. Xoa 3 – 6 vòng.

2.1.3. Vuốt: Tiếp tục dùng đầu ngón tay giữa vuốt xoay tròn xung quanh mắt theo chiều mọc của lông mày (phần xương hốc mắt). Mắt phải theo chiều kim đồng hồ, mắt trái ngược lại. Vuốt 12 vòng.

2.2. Liếc, đảo:

2.2.1. Liếc ngang: Liếc nhìn hết cỡ sang trái rồi sang phải đủ ít nhất 12 lần (6 lần/ bên)

2.2.2. Liếc dọc: Tiếp tục liếc nhìn hết cỡ lên trên rồi xuống dưới cũng với số lần như vậy.

2.3. Đảo: Xoay tròn mắt theo chiều kim đồng hồ 6 lần, tiếp theo làm ngược lại. Khi xoay mắt nhì hết cỡ sang phải, dưới, trái, trên …

2.3. Nhìn:

Dùng 2 ngón trỏ để sát nhau, cách sơn căn 30cm, đưa chậm từ ngoài vào trong để hai mắt cùng nhìn thấy, đưa đến khi cách sơn căn 5 cm thì dừng lại và từ từ đưa ra; tiếp theo tách 2 ngón trỏ sang 2 bên cho đến khi 2 mắt không nhìn thấy 2 đầu ngón tay trỏ nữa thì lại từ từ đưa về vị trí cũ; tiếp tục đưa 2 ngón trỏ lại gần mắt rồi lại đưa ra. Lặp lại ít nhất 6 lần.

3. Đởm công: Phòng/ Chữa các bệnh về mật, tăng cường thần khí/ chính khí.

3.1. Nhiếp thị:

Dùng đầu của 2 ngón tay cái ấn vào chủm tai để bịt tai lại (để không nghe âm thanh bên ngoài), đầu 2 ngón trỏ ấn vào phần ngọc chẩm sau gáy, đốt xương ngón giữa ấn vào huyệt thái dương. Đầu óc trống rỗng, tâm khí điều hòa, hơi thở tự nhiên sâu/ đều và đếm chậm/ đều từ 1 đến 36.

3.2. Ngưng thần:

Để hoặc treo một vật cố định ngang tầm mắt (ảnh/ tượng Đức Phật Tổ hoặc Phật Bà). Mắt nhìn chăm chú 15 giây (đếm chậm/ đều từ 1 đến 15), đầu óc trống rỗng, tâm khí điều hòa. Nhắm mắt lại, vẫn tưởng tượng hình ảnh Đức Phật trong tâm trí 15 giây. Lặp lại 6 lần.

4. Thận Công: Phòng/ Chữa các bệnh về thận và tai.

4.1. Nuốt nước bọt khan:

Ngậm miệng, đầu lưỡi đặt ở phần 2 răng cửa trên nối với lợi, mút hậu môn. Nuốt nước bọt khan.

Lặp lại ít nhất 12 lượt.

4.2. Mát xa tai:

4.2.1. Lắng nghe mưa gió: Dùng 2 lòng bàn tay úp vào, mở ra hai tai; khi đó ta lắng nghe thấy như có tiếng mưa, tiếng gió. Lặp lại 36 lần

4.2.2. Lắng nghe trống trận: Dùng 2 lòng bàn tay úp vào 2 tai, các ngón tay trỏ và giữa gõ liên tục vào ngọc chẩm; khi đó ta lắng nghe thấy như có tiếng trống trận. Gõ 36 lần.

4.2.3. Ép màng nhĩ: Dùng hai lòng bàn tay ép chặp 2 tai cho đến khi thấy hơi đau, tức màng nhĩ thì đột ngột thả ra. Lặp lại 12 lần.

4.2.4. Xoa vành tai: Xoa 2 lòng bàn tay cho nóng lên rồi úp vào 2 tai xoa 6 vòng theo chiều từ dưới lên, từ trước ra sau và theo vòng tròn của tai; tiếp tục xoa 2 lòng bàn tay và lặp lại 3 lần.

4.2.5. Vuốt vành tai: Dùng kẻ hai ngón tay trỏ và giữa kẹp lấy hai vành tai và vuốt từ trên xuống. Lặp lại 12 lần.

4.2.6. Ngoáy lỗ tai: Dùng 2 ngón tay trỏ ngoáy 2 lỗ tai 6 lần.

4.2.7. Kéo vành tai: Dùng các ngón tay cái và ngón trỏ túm lấy vành tai kéo từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Lặp lại 3 lần.

5. Phế công: Phòng/ Chữa các bệnh về phổi và trĩ.

5.1. Mút, rặn cơ hậu môn:

5.1.1. Hít hơi đầy bụng (hít vào phình bụng, thở ra hóp lại) đồng thời mút hậu môn (không mút dương/ âm vật).

5.1.2. Miệng mở hé, nhả cạn kiệt hơi qua miệng, sau đó ngưng thở.

5.1.3. Vận cơ hậu môn rặn mạnh như rặn ỉa táo 3 lần.

Lặp lại 6 – 12 lần.

5.2. Vuốt/ Xoa da:

Vuốt từ trên xuống dưới, đồng thời xoa theo chiều lông mọc toàn bộ tay, chân, ngực, bụng, lưng, mặt, cổ … Mỗi vùng da xoa, vuốt ít nhất 3 lần.

6. Tỳ công: Phòng/ Chữa các bệnh đau, nhức, mỏi cơ/ gân.

6.1. Mắt nhắm. Thở đều.

6.2. Đặt hai cườm bàn tay vào hai hốc mắt, như nâng đầu lên.

6.3. Đồng thời mạnh & chậm hai cườm tay miết mắt (sang hai bên). Lặp lại 6 lần.

6.4. Lặp lại ở mép thay vì mắt, cũng 6 lần.

6.5. Lặp lại ở mắt 6 lần.

6.6. Lặp lại ở trán 6 lần.

6.7. Lặp lại ở mắt 6 lần.

6.8. Lặp lại ở mép 6 lần.

Tuần tự Mắt - Mép - Mắt - Trán (3 vòng).

7. Vị công: Phòng/ Chữa đau dạ dầy, đau khớp.

7.1. Đảo lưỡi trong/ ngoài, trên/ dưới, xuôi/ ngược (theo cả đường tròn và đường thẳng) hai hàm răng mỗi lượt 6 lần.

7.2. Choẹt miệng 36 lần, vẫn giữ lại nước bọt trong miệng.

7.3. Súc miệng 36 lần, tiếp tục giữ lại nước bọt trong miệng.

7.4. Chia nước bọt làm 3 phần, nuốt dần xuống. Khi nuốt tưởng tượng nước bọt lan tỏa toàn thân chứ không phải nuốt xuống dạ dầy, khi nuốt không phát ra tiếng kêu.

Lặp lại ít nhất 3 lần.

8. Tràng công: Phòng/ Chữa các bệnh có liên quan tới ruột.

8.1. Tay trái xoa tròn khắp bụng 36 vòng theo chiều kim đồng hồ.

8.2. Tay phải xoa tròn bụng 36 lần theo chiều ngược lại.

8.3. Tay trái xoa tròn khắp bụng 36 vòng theo chiều ngược lại.

8.4. Tay phải xoa tròn khắp bụng theo chiều ngược lại.

Trước khi xoa mỗi vòng phải xát cho lòng bàn tay thật nóng lên. Nam làm tay trái trước, nữ ngược lại.

9. Tủy công: Phòng/ Chữa liệt dương, tăng cường tinh khí

9.1. Mũi:

Xoa hai bàn tay cho nóng, đặc biệt là phần cơ dưới của ngón tay cái rồi chắp tay như kiểu lạy Phật, đốt ngón tay cái đặt và ấn mạnh vào ấn đường rồi vuốt xuống đến hết cánh mũi. Vuốt 3 lần vào xoa nóng tay lặp lại tiếp 3 lần.

9.2. Dương/ Âm vật:

Ngậm miệng, hít hơi, sâu và đều. Ngưng thở, đồng thời vận cơ bẹn mút dương/ âm vật vào bụng (không mút hậu môn), giữ lại đếm từ 1 đến 6 và thở ra (nếu nhịn thở và đếm được nhiều hơn càng tốt). Lặp lại ít nhất 6 lần.

________________

Bài này do tự thân TĐT biên soạn dựa trên các tài liệu đã tham khảo, các bài tập đã được các sư phụ, thầy giáo truyền dạy cùng với sự trải nghiệm của cá nhân trong hơn 20 năm nghiên cứu và tập luyện (biên soạn và phát hành lần 1 - 23.07.2013).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: