Chương II: Nguyên lý I nhiệt động học

I>Nguyên lý I nhiệt động học:

Trong 1 quá trình biến đổi, độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng của công và nhiệt mà hệ nhận được trong quá trình đó DentaU= A+Q

II>Ý nghĩa của nguyên lý I: nguyên lý I nhiệt động học đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức tự nhiên cũng như trong khoa học và kỹ thuật

- Về lý luận: nglý I là định luật bảo toàn và biến đổi vận động, 1 cơ sở của CNDV biện chứng. Bất cứ 1 dạng vận động nào cũng đều có thể và bắt buộc phải biến sang 1 dạng vận động khác. Ngly I là 1 quy luật tuyệt đối của thiên nhiên

- Về công nghệ: ngly I khẳng định không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại 1-máy làm việc tuần hoàn sinh công mà lại không nhận thêm năng lượng từ bên ngoài hoặc sinh công lớn hơn năng lương truyền cho nó

III>Hệ quả của nguyên lý I:

-Đối với hệ cô lập, tức là hệ không trao đổi công và nhiệt với bên ngoài thì nội năng của hệ được bảo toàn: A=Q=0 => DentaU=0 => U=const

Trong hệ cô lập gồm 2 vật chỉ trao đổi công và nhiệt, nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào

Q=Q1+Q2=0 => Q1= -Q2

- Hệ biến đổi theo 1 chu trình hay quá trình kín :

Trong 1 chu trình kín, công mà hệ nhận được có giá trị bằng nhiệt do hệ tỏa ra bên ngoài hay công mà hệ sinh ra có giá trị bằng nhiệt mà hệ nhận vào từ bên ngoài

DentaU=0 => A= -Q

- Khi thực hiên 1 quá trình biến đổi vô cùng nhỏ thì DentaU= dentaA + dentaQ

IV Cân bằng

*)Trạng thái cân bằng: là trạng thái không biến đổi theo thời gian và tính bất biến đó không phụ thuộc vào các quá trình của ngoại vật

*)Quá trình cân bằng: là một quá trình biến đổi gồm 1 chuỗi liên tiếp các trạng thái cân bằng

*)Một quá trình để được xem là quá trình cân bằng thì phải tiến hành: chậm hay nói chặt chẽ là vô cùng chậm để có đủ thời gian cần thiết lập lại sự cân bằng mới của hệ thì quá trình đó được coi là quá trình cân bằng

V>Hệ nhiệt động:

Mọi tập hợp các vật được xác định hoàn toàn bởi 1 số các thông số vĩ mô, độc lâp đối với nhau gọi là hệ vĩ mô hay hệ nhiệt động

Hệ nhiệt động cô lập: là hệ không tương tác với xung quanh (hay hệ nhiệt đông khác)

Hệ nhiệt động không cô lập: là hệ có tương tác với xung quanh

VI>Năng lượng:

gồm động năng ứng với phần chuyển động có hướng, thế năng trường lực, nội năng

Nội năng gồm:

-Động năng chuyển động hỗn loạn của các phần tử

-Thế năng tương tác

-Động năng và thế năng chuyển động dao động của các nguyên tử trong phân tử

-Năng lượng các vỏ điện tử của các nguyên tử và ion, năng lượng trong hạt nhân nguyên tử

VII> Công và nhiệt lượng

Công (A): là đại lượng đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng giữa các hệ trong chuyển động có hướng của hệ (cđ có trật tự)

Nhiệt (Q): là đại lượng đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng trực tiếp giữa các phần tử chuyển động hỗn loạn

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top