Khái quát về lịch sử các đế chế trong AOE
Khái quát về lịch sử các đế chế trong AOE
*******Egypt
Ai Cập là đế chế xuất hiện đầu tiên và có 1 thời kỳ tồn tại dài nhất , kéo dài từ năm 5000 đến năm 30 trước công nguyên khi bị người La MÃ đánh bại và thống trị . Nói đến AI Cập là nói đến các Kim Tự Tháp với các xác ướp nổi tiếng . Trong suốt thời kỳ của phát triển của mình Ai Cập cổ đã rời đô nhiều lần ở Hierakonpolis, Memphis, Herakleopolis, Thebes, It-towy, Akhetaten, Tanis, Sais và Alexandria.Trong đó 2 nơi quan trọng nhất là Memphis và Thebes.Alexandria được xây dựng như là thủ đô của ALexander đại đế vào năm 331 trước công nguyên và triều đại Ptolemaic đã thống trị ở đây cho đến năm 30 trước công nguyên.
Về mặt quân đội , Ai Cập đã xây dựng được một đạo quân chuyên nghiệp , quân đội Ai Cập sử dụng giáo , cung và chuỳ để chiến đấu. Với việc phát minh ra CHarios , quân Ai Cập đã có 1 sức mạnh vượt trội so với các quốc gia khác . CHarios có thể mang 1 người lái và 1 cung thủ , đây được coi như là lực lượng chủ lực của AI Cập cổ .
Trong AOE , với việc phát minh ra Charios các nhà sản xuất đã cho AI Cập 1 lực lượng Charios mạnh nhất với 133% máu . DO AI Cập sở hữu 1 số lượng lớn các mỏ vàng và việc tìm thấy rất nhiều vàng trong các kim tự tháp nên AI Cập có khả năng kiếm vàng nhanh 30%
*******Choson
CHoson là 1 quốc gia thành lập từ liên minh các bộ lạc trên bán đảo Triều Tiên . Nền văn minh này tồn tại từ năm 450 đến 108 trước công nguyên khi bị nhà Hán bên Trung Quốc đánh bại .Nhà nước Choson được xác định tại thung lũng giữa Liao ( cái này em cũng không rõ lắm , hình như là nước Liêu ) và sông Taedong , vùng đất này ở phía tây nam thuộc 1 phần của Bắc Triều Tiên hiện nay. Thủ đô là Wanggom-song , nơi mà hiện nay là Bình Nhưỡng -thủ đô của Bắc Triều Tiên.
Về quân đội , CHoson loại ra chỗ đứng của quân đội và không tách rời khỏi nông dân .CHỉ những chiến binh giàu có mới có thể trang bị cho mình ngựa do vậy kỵ binh không phát triển . Kiếm sắt đã được người CHoson trang bị cho quân đội trong thời kỳ này .
Có ít điều được biết về quân đoàn Choson ngoại trừ việc họ có danh tiếng và thế đứng trong xã hội , họ không được tuyển chọn từ nông dân. Những dấu tích về ngựa chiến có rất ít và không phổ biến, chỉ có những chiến binh giàu có nhất mới có thể đạt tới mức cao cấp đó. Những mũi lao đồng và tên đồng vẫn phổ biến trong thời kỳ phát triển đầu của quân đội, như vậy cho thấy họ mạnh và phát triển chủ yếu lính giáo và ngựa cung. Sau cùng, những bằng chứng cho thấy sự phát triển lên của những dao găm bịt đồng, giáo đồng, rồi tới dao sắt và giáo sắt tạo thành một biểu tượng đặc trưng cho quân đoàn chó són. Những mũi dao cho thấy chó són sử dụng chủ yếu lính đánh bộ được trang bị thêm giáo cho những trận đánh gần. Sức mạnh của quân đoàn Chó són lúc đó mở rộng mọi vùng và được chính những người hàng xóm China công nhận.
Suy tàn và tiêu vong.
Triều đại Hán nhà Tàu không hài lòng với sự cai quản thương mại của vWinman Choson ở bắc Hàn, đặc biệt thằng Tàu càng cáu hơn nữa khi quân của vWinman lại kết hợp với lũ barbarian khổng lồ thuộc vùng Mông Cổ. Triều Hán đã mở cuộc tấn công Choson vWinman, mặc dù quân đội vô cùng mạnh , song nội gián tràn ngập cùng với đào ngũ liên tục từ quân đội, Choson thất thế và thất bại vào năm 108 trước công nguyên. Thời đại Choson đi vào diệt vong.
Tới mãi năm 1390 sau công nguyên, Legacy Choson, xã hội cổ nhất của triều đại cổ Hàn Quốc được tìm lại trong các di chỉ của vương triều này và trở thành luật lệ trên bán đảo Triều tiên cho tới năm 1910 sau sự xâm lược của quân đội Nhật Bủn.
Nói gì thì nói, cái tên Choson (tức Chó són) đã thành một cái tên được sự tôn vinh lớn nhất trong lịch sử cổ đại của Hàn Quốc, được thừa nhận như một nền văn hóa riêng biệt cho dù thằng Tàu hàng xóm lúc nào cũng gây ảnh hưởng về mọi mặt.
Triều Tiên được coi như là 1 đân tộc mũ trắng , ngoại trừ tụi Thanh Long , Bạch Mã , Mãnh Hổ thời chiến tranh Việt Nam thì Triều Tiên chưa từng đem quân ra nước ngoài 1 lần nào ( hehe , vì bên cạnh nó là 2 thằng khoẻ như choá là Tung Của và NHật chứ em đeck tin nó nhân đạo) . Với các đạo bộ binh trang bị kiếm sắt ,các nhà SX đã cho Legion của Choson 240 máu .
*******Persia
Hay là Ba Tư trong tiếng Việt ,theo sử cũ ghi chép thì Ba Tư bắt đầu từ khoảng năm 3200 TCN ở nền văn minh Tiền-Elamite và tiếp tục với sự xuất hiện của người Aryan và sự thành lập Triều đại Medes, tiếp đó là Đế chế Achaemenid năm 546 TCN, đến năm 331 TCN thì bị Alexander đại đế chinh phục. Về mặt quân đội , những người dân Ba Tư dưới 50 tuổi đều bị ép vào quân đội cho nên Ba Tư có 1 lực lượng quân đội đông đảo trong đó tinh nhuệ nhất là đội cận vệ hoàng gia với 10000 người .
Voi được Persia sử dụng là 1 đơn vị hỗ trợ chiến trường cho kỵ binh - lực lượng chủ lựccủa Persia .Do vậy voi chiến được tuyển chọn thường là những chú voi nhỏ nhưng nhanh nhẹn . Thuỷ quân Persia là 1 lực lượng thuỷ quân chiến nhất thời cổ đại nên các nhà SX đã cho thuyền cung của Persia bắn nhanh
*******HITTITE:
Hittite là một tộc người sử dụng ngôn ngữ Ấn - Âu cổ, đã thiết lập được vương quốc của mình và đặt thủ đô tại Hattusa - phía bắc Anatolia từ thế kỷ 18 TCN. Vào thế kỷ 14 TCN, đế chế Hittite đạt tới đỉnh cao của mình, chiếm cả Anatolia, bắc Syria, phía trên của Mesopotamia. Sau năm 1180 TCN, đế chế này phân tán thành vài thành phố (bang) độc lập là các "Neo-Hittite" (Người Hittite mới), một số trong đó tồn tại cho đến thế kỷ thứ 8 TCN.
Thuật ngữ "Hittite" được dịch theo kinh thánh của người Do Thái. Nhiều khả năng người Hittite có nguồn gốc từ người Hattian (Vương quốc Hattic) - một giống người đã sớm có mặt tại cùng lãnh địa của người Hittite sau này - từ tận thiên niên kỷ thứ 2 TCN nhưng không nói thứ tiếng Ấn - Âu (Indo - European). Lãnh thổ của Hittite hiện thuộc đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, hiện còn rất nhiều những thành phố của nước Thổ có tên xuất phát từ những cái tên cổ của người Hittite, như là Sinop hay Adana. Điều đó đã cho thấy ảnh hưởng của văn hóa Hittite cổ xưa tới Anatolia như thế nào.
Người Hittite còn rất nổi tiếng với kỹ năng xây nhà và sử dụng Chariot. Hittite chính là những người tiên phong trong việc sử dụng đồ sắt (Iron Age), những vũ khí bằng sắt đã được họ chế ra từ thế kỷ 14 TCN. Công nghệ của người Hittite đã vượt xa các
đế chế cùng thời khi đó.
--> Điều này lí giải tại sao trong AOE, cung Hittite +1 damage (nước đầu tiên sử dụng vũ khí bằng sắt) và pháo x2 hp (Đồ sắt vững chắc hơn)
Chữ Viết:
Chữ viết của người Hittite là những ký tự hình nêm. Những nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều những bản khắc bằng kí tự hình nêm tại Hattushash, ngòai ra chúng được viết cả bằng ngôn ngữ Babylonian. Từ chữ viết và những tài liệu khảo cổ học tìm được, người chứng minh được rằng Hittite có quan hệ mua bán với nhiều chế chế khác trong đó có Assyrian và nhiều nước lân cận vùng trung đông khác.
Lịch Sử:
Lịch sử của người Hittite thường được chia làm 3 thời kỳ: Người Hittite cổ xưa (1750-1500 TCN) Người Hittite trung đại (1500-1430 TCN) và người Hittite mới (1430-1180 TCN)
Hoàng đế cổ xưa nhất còn được biết đến của người Hittite là Pithana là người gốc Kussara vào thế kỷ 18 TCN sau khi chinh phục được Nesa - nơi đây đã trở thành thủ đô của người Hittite trong khoảng một thế kỷ cho tới khi Labarna II chiếm được Hattusa và đặt thủ đô của mình tại đây.
Trong suốt thế kỷ 15 TCN, đế chế Hittite bị suy yếu một cách khó hiểu. Đến năm 1400 TCN, dưới thời của Suppiluliuma I và Mursili II, Hittite trở lại thành quyền lực lớn nhất tại Anatolia, một phần Syria và Canaan. Đến năm 1300 TCN, Hittite bắt đầu gây ảnh hưởng của mình tới Ai Cập (Egyptian) dẫn tới cuộc chiến tại Kadesh năm 1274 TCN. Những cuộc chiến triền miên khiến cho đế chế Hittite dần suy yếu và sụp đổ vào năm 1160 TCN.
Chính Phủ:
Hittitte được coi là một trong những nhà nước quân chủ lập hiến đầu tiên. Chính phủ bao gồm có Đức Vua, Hoàng Gia, và hệ thống kiểu như nghị viện hay quốc hội bây giờ gọi là các Panku để kiểm tra giám sát mọi hoạt động của Vua. Có thể nói chính phủ của Hittite đã đạt một bước tiến lớn đối với việc lập pháp, hành pháp cũng như công bằng xã hội. Họ tạo ra bộ luật dành cho Hatti trong đó chú ý là rất hiếm khi dùng tới tử hình như là một sự trừng phạt. Ví dụ như hình phạt đối với kẻ cắp chỉ là phải hoàn trả những gì lấy đi..., đó là một bước tiến quan trọng tới những luật lệ hiện đại sau này.
Thủ Đô:
Thủ đô lớn nhất của Hittle là ở Hattusa, bên ngoài thành phố hiện đại Bogazkoy về phía bắc trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ, 1 hòn đảo của Biển Đen. Thành phố này trước đây là thủ đô của những người Hatti, một vương quốc nhỏ đã bị người Hittie chinh phục vào khoảng 1900 năm trước Công Nguyên. Cái tên Hittite bắt nguồn từ tên của Hatti. Sau đó, Thủ đô được dời tới Hattusa khoảng 1500 năm trước Công Nguyên và thành phố đã được ghi chép là thành phố với những bức tường khổng lồ và địa thế hiểm trở.
Sự vươn lên trở thành 1 đế quốc
Khoảng 2000 năm trước công nguyên, những người Hittite di chuyển đến vùng Tiểu Á, 1 vùng đất sinh sống rất phức tạp, với những vương quốc không vượt quá 1000 người. người Hittite bắt đầu mở rộng đế chế của mình vào khoảng nằm 1900 trước Công Nguyên, sử dụng cả vũ lực và ngoại giao để bắt những thành phố thù địch và những vương quốc khác dưới sự kiểm soát của mình. Vua Hittite đã có những khoảng thời gian để làm mở rộng cũng như thu hẹp vương quốc của mình cho tới năm 1400 trước Công Nguyên.
Bắt đầu từ đó, 1 vài vị vua quyền lực đã thành công trong việc mở rộng để quốc Hittite trên toàn bộ vùng Tiểu Á, bao gồm cả Syria phía bên kia sông Euphrates. Sự mở rộng tới Syria của những người Hittite đã gây ra xung đột với người Ai cập, những người cũng muốn sở hữu vùng đất này.
Trong vài thế hệ, những người Hittite và Ai cập là 2 vương quốc đối địch với nhau về ngoại giao cũng như quân sự. Cuộc chiến lớn ở Kadesh giữa 2 siêu cường của thời đó vào khoảng nằm 1300 trước Công Nguyên và được ghi lại ở một bức chạm nổi, một thiên tiểu thuyết và một bản viết tay chính thống. Sau 1 vài thập kỷ, sự kình địch rời vào thế bế tắc, 2 quyền lực thế giới đã ký 1 hiệp ước hòa bình và hiệp ước phòng thủ lẫn nhau để đối phó với sự lớn mạnh của những người Assyrian đang lớn lên từ phía đông. 1 bản ghi lại hiệp ước đó đã được khắc lên trên những bức tường của 1 ngôi đền của Ai cập ở Karnak, ngày nay vẫn còn được lưu lại ở đó. Những bản sao của hiệp ước này bằng đất sét và bản khắc bằng bạc cũng được tìm thấy bởi những nhà khảo cổ học ở cả 2 quốc gia này.
Quân đội:
Bộ binh Hittite sử dụng những chiếc cung được uốn cong và những chiếc cung tên nhọn bằng thiếc. Những bức vẽ còn sót lại môt tả những chiến binh Hittite nhỏ và có râu, đi những chiếc giày đặc biệt với chiếc mũi giày quăn lại. Những lúc cận chiến, họ sử dụng dao găm, giáo, đao, và những thanh gươm nhỏ bằng thiếc. và những chiếc búa có hình dạng như bàn tay. Quân đội mang những chiếc khiêng hình chữ nhật, và đội những chiếc mũ bảo vệ bằng thiếc hình nón với những chiếc vành mũ và kéo dài xuống lưng để bảo vệ cổ. Họ rất thành thạo trong những việc vây hàm và tấn công các thành phố.kháng cự.
Họ có khả năng cưỡi ngựa trên những cổ xe 2 bánh nhỏ(chariot) gọi là song mã, và làm nhưng phương tiện cho quân đội của họ trên chiến trường. Những chạm khắc Ai cập ở chiến trường Kadesh cho thấy răng có 3 người trên những chiếc song mã của người Hittite đang sử dụng đao. Nhưng có những bằng chứng khác chỉ ra răng chỉ có một người điều khiển song mã và một cung thủ trên chiếc xe. Có lẽ những cung thủ đó đã thay thể cho những chiến binh cưới song mã cầm lao(cung R và ngựa xọc ). Quân đội song mã Hittite là nỗi kinh hoàng cho hầu hết kẻ thủ thời đó.
Sự suy tàn
Sau khi thiết lập hòa bình với Ai cập khoảng năm 1280 trước công nguyên, với 80 năm sống trong hạnh phúc và sự thịnh vượng. Thì vào khoảng năm 1200 trước Công Nguyên, một tai họa lớn xảy ra với người Hittite, đế chế Hittite đột nhiên bị phá hủy. Những công trình xây dựng ở Hattusa bị phá bỏ và thành phố bị thiêu hủy, những bản điêu khắc bằng đá bị đập vỡ. Không một ai biết nguyên nhân xảy ra, nhưng có thể xảy ra giả thuyết quân đội Hittite đã rời bỏ hàng ngũ trong những năm tháng hòa bình, trong khi sự giàu có của đế chế Hittite đã trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các nước và bộ tộc khác, có lẽ là những bộ tộc người hoang dã ở phía tây và phía bắc. Những bộ tộc người hoang dã Kankas từ Nga đã dần dần xâm nhập vào vương quốc khoảng năm 1300 trước Công Nguyên và cướp phá Hattusa. Họ có thể đã rút lui sau cuộc cướp phá với của cải cướp được.
Di sản
Di sản của đế chế Hittite bị giới hạn bởi vị họ đã mất tích cũng như nền văn hóa của họ cho tới khi được khám phá lại gần đây. Họ được ghi lại trong kinh thánh rất ít, chỉ với những dòng chữ ghi lại về quân đội hùng mạnh của họ. Những cổ vật nhỏ của đế chế Hittite là những chiếc giày với chiếc mũi được uốn cong trong nhiều bản điêu khắc và những bức vẽ còn sót lại. Kiểu giày này vẫn thỉnh thoảng được nhìn thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ trong các buổi lễ hộiPalmyran
Là 1 đất nước nằm ở 1 ốc đảo tồn tại giữa đế chế Roman ở phía tây và nước Parthian ở phía đông . Đất nước này nằm trên con đường buôn bán Đông -Tây nên đã thiết lập các đội bảo vệ trên sa mạc để bảo vệ con đường buôn bán giữa Damascus và sông Euphrates . Họ đã trở nên giàu có nhờ công việc này .Khoảng năm 17 BC , Palmyran trở thành 1 phần của đế chế Roman khi được phép giữ lại nền độc lập và đội quân sa mạc của mình . Đến năm 179 thì PAlmyran trở thành 1 thành phố trong tình trạng tự do ( nghĩa là ko đánh thuế ) và là 1 thuộc địa của Roman.
NĂm 260, quân Palmyran đã đánh bại đế chế Persia và bắt sống được vua Valerian của ROman ,họ lập 1 quý tộc người Palmyran là Dux Orientis lên thay thế và rất được người Roman ủng hộ . SAu đó họ chiếm giữ Ai cập và đẩy người GOths ra khỏi Asia Minor(cái này em chịu , chả dịch dc ) . Lúc này lãnh thổ Palmyran trải dài từ Asia Minor đến Ai Cập . Tuy nhiên người Roman cũng không thể quên được cuộc nổi dậy của người Palmyran và sự mất đi viện trợ lương thực từ Ai Cập , 1 đạo quân đã bị tiêu diệt ở AI Cập , tuy nhiên Aurelius đã tiêu diệt quân Palmyran 2 lần ở Antioch và Emesa . Quân Palmyran đã bị bao vây và đầu hàng . Người Palmyran nổi dậy 1 lần nữa và tàn sát các đơn vị đồn trú của người Roman . Các đội Legion của Roman quay trở lại 1 cách nhanh chóng và cướp phá thành phố .
Với 1 đạo quân sa mạc hùng mạnh nên lạc đà Palmyran chạy nhanh 25% . Là 1 quốc gia giàu có ở giữa sa mạc , bị biến thành 1 thành phố tự do nên dân Palmyran có khả năng làm rất nhanh và chuyển tiền không tính thuế .( Tự đoán nhá,đừng hỏi sách có ghi ko)
*******Assyria
Assyria là vùng đất có lịch sử xa xưa ở phía thượng nguồn sông Tigris, tên gọi lúc đầu của thủ đô chính là thành phố cổ Assur. Về sau, giống như vương quốc, đế chế tiến lên khai phá một phần phía Bắc Lưỡng Hà (một phần phía Nam Babylonia. Thủ đô là Nineveh.
Thực chất Assyria là một vùng nhiều đồi núi, trải dài theo sông Tigris cho đến tận cao nguyên Gordiaean hoặc ngọn núi Carduchian của Armenia, có một thời được gọi là "Vùng núi của Ashur".
Các vị vua của Assyria cai trị một vương quốc rộng lớn trong ba giai đoạn lịch sử, được gọi theo cổ xưa, giữa và vương quốc Assyria mới (Neo-Assyrian). Nhưng phát triển rực rỡ nhất của Assyria chính là thời kỳ Tân Assyria, niên đại: 911 - 12 TCN.
Bộ Máy Chính Quyền:
Vua là người cầm quyền cao nhất của chính phủ, được hỗ trợ bởi thống lĩnh của các vùng. Cung điện là nơi đặt bộ máy chính quyền. Những cố vấn trao đổi về các vấn đề trước khi những quyết định quan trọng được đưa ra.
Lãnh thổ và các thành phố chư hầu bị buộc phải nộp thuế và vật cống nạp dưới những hình thức như: thực phẩm, hàng hóa, vàng, nô lệ, sự tiếp viện quân sự, binh lính cho quân đội. Một mạng lưới rộng lớn đường sá và kho chứa thóc đã được xây dựng trong thời kì của Đế Chế Mới để tiện cho việc liên lạc và di chuyển quân đội tới những vùng có sự cố.
Quân Đội
Những đội quân đầu tiên của người Assyrian là các nông dân cầm giáo. Tuy nhiên, sau một loạt những sự thay đổi về mặt quân sự trong những năm 800 BC, họ đã tạo nên 1 đội quân thường trực, tinh nhuệ ở độ tuổi đi lính. Đội quân này được vũ trang và cung cấp đầy đủ hơn hẳn những đạo quân khác của các nước đối địch, tạo ra những lợi thế quan trọng cho người Assyrian. Đội quân của Đế Chế Mới cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng sắt (vốn rất rẻ) để cải tiến gươm và áo giáp.
Người Assyrian là một trong những dân tộc đầu tiên chấp nhận ý tưởng về 1 đội quân tổng hợp vớI bộ binh là nòng cốt trong những cuộc chiến lớn, được hỗ trợ bởi cung thủ hạng nhẹ và một cánh quân di động bao gồm xe ngựa, lạc đà và kị binh. Đội quân này có thể chiến đấu ở đồng bằng, nơi xe ngựa và kị binh trở nên rất nguy hiểm, cũng như trên những địa hình gồ ghề, khi mà ngựa và xe kéo ít có tác dụng hơn. Họ thường xuyên mở những chiến dịch chinh phục về phía Bắc và phía Đông, đẩy lui những bộ lạc man rợ vốn luôn là một nỗi đe dọa. Tinh hoa của quân đội Assyria trong suốt nhiều năm là những cỗ xe ngựa, sau đó là kị binh khi mà xe ngựa ko còn nhiều tác dụng.
Khả năng chinh phục những thành trì kiên cố của người Assyrian đã đạt đến mức nghệ thuật. Trong những ghi chép của người Assyrian có kể chi tiết về rất nhiều cuộc tấn công các thành phố và sự đối xử tàn bạo sau khi đã chinh phục được. Những thành phố ko chịu đầu hàng thường bị hủy diệt hoàn toàn. Dân cư của những thành phố đó sẽ bị giết hoặc đưa đến những vùng khác làm nô lệ.
Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ:
Chính sách tàn bạo trong những cuộc chinh phục, sự đòi hỏi quá cao về thuế và đồ cống nạp đã khiến cho người Assyrian trở thành những kẻ thống trị đáng ghét. Những vùng thuộc địa đã liên tục nổi dậy mỗi khi có cơ hội, mặc cho sự trả thù dã man mà họ phải hứng chịu sau đó. Những vị vua yếu kém đã ko thể giữ được sự thống nhất, đoàn kết cho vương triều dưới những áp lực cả trong và ngoài. Năm 612 BC, thủ đô Nineveh sụp đổ dưới sự liên minh của Babylonian và Medes. Người Babylonian đã nổi dậy sau khi bị đánh bại vào năm 648 còn người Medes (nay là Iraq) thì trả thù những cuộc xâm lược của Assyria vào lãnh thổ của họ.
Những đội quân cuối cùng của Assyria nhanh chóng bị đánh bại sau đó cũng bởi liên minh này và đế chế Assyrian dưới hình thức 1 quốc gia độc lập đã hoàn toàn biến mất trong lịch sử thế giới.
Di Sản:
Người Assyria được biết đến như là 1 đội quân tàn ác, phần lớn nhờ các ghi chép để lại vốn đầy tính khoa trương và qua những lời đề cập trong Kinh thánh. Tuy nhiên, việc họ có thực sự tàn bạo hơn những gì vẫn được coi là bình thường vào thời điểm đó hay không là chưa rõ ràng.
Trong vài thế kỉ, Assyria là thế lực quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Quân đội của họ đã được đổi mới, và Assyrian là 1 trong số những đế chế đầu tiên sử dụng kị binh với số lượng lớn 1 cách hiệu quả. Tất nhiên, họ có những ảnh hưởng nhất định đối với người Persian, những hậu duệ của họ.
Người Assyrian ko được biết đến vì bất kì 1 sự tiến bộ nào trong kĩ thuật, triết học, nghệ thuật hay khoa học. Những thành phố của họ chỉ còn là những đống đổ nát trong hàng nghìn năm và họ cũng không có những di vật quí giá đáng để so sánh với người Ai Cập hay người Hy Lạp.
DO người Assyria là dân tộc đầu tiên sử dụng bánh xe nên dân Assyria có khả năng chạy nhanh 30%.
********Phoenicia
Phoenicia là một nền văn minh ở phía Bắc của Canaan cổ xưa, với trung tâm kéo dài suốt bờ biển của Liban và Syria ngày nay. Văn minh Phoenicia có một nền kinh tế buôn bán hàng hải dọc bờ biển Địa Trung Hải phát triển sớm từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Người Phoenicia có một nền nông nghiệp sớm như đánh bắt cá, chăn nuôi, các loại cây trồng: ôliu, nho và lúa mì. Người Phoenicia rất gan dạ và can đảm, họ giỏi trong nghề hàng hải và buôn bán.
Dải đất Phoenicia nằm giữa các nền văn minh: Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp nên có rất nhiều điều kiện thông thương và phát triển. Họ làm chủ con đường buôn bán từ Đông sang Tây từ đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 6 TCN.
Nguồn : Sách +Net
********BABYLONIAN (1900 đến 539 trước CN)
Thành phố tự trị Babylon ở vùng Mesopotamia đã 2 lần mở rộng lãnh thổ để trở thành 1 đế chế quan trọng của thế giới trước khi bị thôn tính bởi người Persian. Hai cuộc chinh phạt lớn đó khiến cho Babylonian giành được nhiều sự chú ý đến mức đủ để họ có 1 vị trí trong lịch sử thế giới, sánh ngang với 2 nền văn hoá vĩ đại khác của vùng Mesopotamia là Sumerian và Assyrian. Giữa 2 giai đoạn Cựu Đế Chế - Tân Đế Chế, Babylonian đã trở lại là 1 thành phố tự trị nhỏ nhưng giàu có và thường xuyên bị xâm lược bởi những người hàng xóm của họ. Mặc dù Babylon đã trải qua vài cuộc chuyển giao quyền lực trong suốt thời gian tồn tại, nền văn hoá của họ hầu như ko thay đổi và rất đặc trưng. Người Amorite, người Kassite và người Chaldean, tất cả đểu đã ít nhất 1 lần trở thành người Babylonian.
Địa điểm:
Cái tên Babylonian có nguồn gốc từ Babylon, thủ đô và cũng là thành phố lớn duy nhất họ, nằm bên cạnh con sông Eupharates, phía Tây của Sumeria và phía Nam của Assyria. Đó là 1 địa điểm lý tưởng cho nông nghiệp và buôn bán, tuy nhiên, nó không có 1 chút ưu thế tự nhiên nào trong việc phòng thủ. Cần phải có 1 vị vua tài năng và 1 đội quân hùng mạnh mới có thể giữ vững được thành phố. Trong suốt chiều dài lịch sử của Babylonian, có nhiều thời điểm mà những kẻ xâm lược có đủ quyết tâm có thể chiếm được thành phố, đó là khi nó không có được 1 người lãnh đạo và 1 đội quân đủ mạnh.
Sự vươn lên trở thành 1 quyền lực :
Vương quốc Babylonian đã được xây dựng bởi những người Amorite, 1 bộ lạc Semite hoang dã vốn tràn ngập các vùng Canaan, Akkad và Sumer vào khoảng 100 năm trước đó. Năm 1792 BC, vương quốc nhỏ bé đó được kế thừa bởi vua Hammurabi, người trị vì cho tới năm 1750. Trong suốt 42 năm đó, Hammurabi đã mở rộng lãnh thổ của vương quốc, bao gồm cả vùng Sumer ở phía Đông và vùng Akkad phía Bắc. Ông đã đánh đuổi bộ lạc man rợ Gutian ở dãy núi Zagros (những người trước đó đã chiếm được vùng Akkad) về phía Đông Bắc. Ông cũng đẩy lùi người Elamite (phía Đông của Sumer) và người Assyrian (phía Bắc của Akkad). Đó là đế chế vĩ đại đầu tiên của người Babylonian.
Sau cái chết của Hammurabi, đế chế Babylonian dần suy sụp. Năm 1595 BC, người Hittite xuôi theo sông Euphrates tới và chiếm được Babylon, cướp bóc thành phố và phế truất vị vua người Amorite. Đó là dấu chấm hết của đế chế đầu tiên. Trong khoảng 20 năm, những kẻ xâm lược mới có tên là Kassite đã định cư quanh Babylon, thiết lập nên 1 triều đại mới. Người Kassite ko thuộc vùng Semite hay vùng Ấn-Âu, có thể họ đến từ phía Đông của dãy núi Zagros.
Người Kassite thống trị Babylon trong vài thế kỉ trước khi bị chinh phục bởi người Assyrian vào năm 1158 BC. Những hậu duệ của người Amorite đã lấy lại được quyền kiểm soát vào năm 1027 BC.
Trong suốt thế kỉ thứ Bảy và thứ Tám trước CN, người Chaldean, những người mới di dân tới vùng này, đã giao tranh quyết liệt với người Assyrian để giành quyền kiểm soát Babylon. Người Assyrian sau đó giành được quyền thống trị trong 1 thời gian, nhưng họ đã tàn phá thành phố để trừng phạt vì sự nổi loạn.
Một tộc trưởng của người Chaldean đã chiếm được ngôi vua và sau đó tiêu diệt người Assyrian với sự giúp đỡ của người Medes. Triều đại của người Chaldean và Tân Đế Chế kéo dài từ năm 626 tới năm 539 BC. Sau khi hồi sinh, đế chế Babylonian đã chiếm hầu hết lãnh thổ của người Assyrian, từ vịnh Persian cho tới biên giới của Ai Cập.
Năm 597 BC, Nebuchadrezzar II đã chiếm được Jerusalem, đuổi những vị vua và quý tộc ra khỏi thành phố. Khi những vị vua bù nhìn của Jerusalem nổi loạn, thành phố đã 1 lần nữa bị chinh phục sau 18 tháng vây hãm. Lần này, hầu hết dân cư đã bị đày đến Babylon và hậu duệ của họ sau đó vẫn ở đây cho tới khi được người Persian giải phóng. Trong lịch sử của người Do Thái, giai đoạn này được gọi là "Sự giam cầm của người Babylonian".
Kinh tế :
Nền kinh tế của người Babylonian là đặc trưng của vùng Mesopotamian vào thời điểm đó. Nước của sông Eupharates được cung cấp cho đồng ruộng nhờ sự tưới bón và những con đê, tạo ra những vụ mùa bội thu lúa gạo, rau quả ngay cả trong những năm bình thường. Những thực phẩm này còn được hỗ trợ bởi phân của những bầy cừu và một số loại gia súc.
Người Babylonian trao đổi thực phẩm dư thừa để lấy những nguyên liệu thô như đồng, vàng, gỗ. Sau đó, họ chế tạo chúng thành vũ khí, vật dụng gia đình, đồ trang sức và 1 số đồ dùng khác có thể trao đổi được.
Tân Đế Chế có được sự sung túc khó tin nhờ việc nắm quyền kiểm soát những con đường thông thương Đông-Tây, Nam-Bắc, chủ yếu là từ Phoenicia, Syria và một số hải cảng khác ở miền Cận Đông. Khu vực này đã trở thành nơi giao nhau của những con đường trao đổi, buôn bán trong hơn 1000 năm, vì vậy, nó là món quà quý giá cho mỗi đế chế và thế lực thống trị khi đó. Không lâu sau khi Tân Đế Chế của người Babylonian sụp đổ, sự thay đổi của những con đường thông thương (hướng tới vùng Trung và phía Tây của Địa Trung Hải nhiều hơn) đã làm giảm tầm quan trọng của khu vực này.
Quân đội:
Người ta không biết nhiều về quân đội của Babylonian, dù là Cựu Đế Chế hay Tân Đế Chế, mặc dù những đội quân dưới triều đại vua Hammurabi của Cựu Đế Chế có thể đã có những đóng góp quan trọng của xe ngựa khi mà nó lần đầu tiên được sử dụng.
Quân đội của Tân Đế Chế có thể đã sao chép rất nhiều từ người Assyrian. Điều đó có nghĩa là họ đã sử dụng kị binh với số lượng lớn, đặc biệt là các cung thủ cưỡi ngựa. Bộ binh sử dụng vũ khí làm bằng sắt, đội mũ sắt và mặc áo giáp làm từ dây xích sắt. Người Babylonian và những đồng minh kém tiến bộ hơn, người Medes, đã liên tiếp chiếm được 3 thành trì kiên cố của Assyrian chỉ trong 1 thời gian ngắn, cho thấy rằng họ đã nắm được những kĩ thuật chinh phục các thành phố của người Assyrian.
Sự suy thoái và sụp đổ:
Sau 7 năm hỗn loạn chứng kiến 3 vị vua lên ngôi và 2 cuộc nổi loạn, vào năm 556 BC, Nabonidus, vị vua cuối cùng của triều đại Chaldean, đã bước lên ngai vàng. Ông ta sùng bái thần mặt trăng, Sin, nhưng đã lơ đãng những công việc khác và các nghi thức tôn giáo quan trọng gắn liền với những vị thần khác. Trong vài năm, ông ta đã không tiến hành tổ chức lễ hội Năm Mới, 1 nghi thức quan trọng dành cho vị thần của thành Babylon, Marduk, người mang tới sự tươi mới, màu mỡ cho mảnh đất. Nabonidus cũng đưa ra những thay đổi khiến cho quyền lực của các đền thờ rơi vào tay ông ta.
Sự bất bình do những việc này gây ra cứ lớn dần, cho tới khi 1 thế lực ở phương Đông, Persian, từng bước mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của mình. Dưới triều đại vua Cyrus I, người Persian đã lật đổ những kẻ thống trị họ, người Medes, sau đó mở rộng lãnh thổ về phía Tây Bắc tới Anatolia. Trong suốt cuộc đời chinh phục, Cyrus luôn thể hiện sự nhân từ và khoan dung, điều đó khiến cho người khác không muốn phản kháng lại ông ta.
Khi Cyrus giao chiến với người Babylonian, ông đã được rất nhiều người dân trong thành phố chào đón, bao gồm cả những giáo sĩ có nhiều ảnh hưởng. Cyrus đã đánh bại Nabonidus trong trận chiến ở Opis. Sau đó, Nabonidus trốn vào trong thành Babylon, tuy nhiên, cả thành phố đã đầu hàng vô điều kiện vào ngày 12-10 năm 539 BC, và vị vua cuối cùng của người Babylonian đã bị bắt. Người Do Thái và những người khác bị giam cầm trong thành phố được trả tự do. Toàn bộ Tân Đế Chế Babylonian trở thành 1 phần của đế chế Persian. Đó cũng là dấu chấm hết cho nền văn hoá và sự độc lập của người Babylonian.
Di sản:
Cựu Đế Chế của người Babylonian rất nổi tiếng với "Bộ luật của Vua Hammurabi", ra đời vào khoảng năm 1750 BC, được cho là do thần thần Shamad truyền lại. Những điều luật của Moses cũng xuất phát từ bộ luật này. Toàn bộ bộ luật được viết trên 1 tấm bia đá dài 90 inch. Những người Elamite đã chở tấm bia đá này đi bằng xe ngựa khi họ chiếm được Babylon vào năm 1158 BC. Sau đó, nó đã được tìm thấy ở vùng Susa.
Tân Đế Chế của người Babylonian lại rất được chú ý bởi sự giàu có và hào nhoáng của nó. Điều đó đã được ghi lại trong kinh Cựu Ước khi nói về những người Do Thái trong giai đoạn "Sự giam cầm của người Babylonian", cũng như đã được khẳng định bởi nhà sử học Hy Lạp Herodotus, người đã từng tham quan thành phố. Những đặc điểm ấn tượng nhất của thành phố là những bức tường bao quanh, cánh cổng Ishtar, những thánh đường, ngôi đền thờ thần Marduk, con đường Rước Thần và khu Vườn treo Babylon.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top