Khái niệm trí nhớ - tâm lí học

1. Định nghĩa:
Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ và làm xuất hiện lại những điều mà con người đã trải qua.
2. Đặc điểm của trí nhớ
-Là một quá trình tâm lí, mở đầu theo yêu cầu của hành động và kết thúc khi đã xây dựng xong biểu tượng của sự vật hiện tượng.
-Nội dung phản ánh: Trí nhớ phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người, những hình ảnh cụ thể, những rung động cảm xúc nghĩa, tư tưởng.
+Trí nhớ phản ánh các sự vật hiện tượng đã tác động vào ta trước đó mà không cần có bản thân chúng trong hiện tại. (Ví dụ: Đọc cuốn sách “Sống như anh”, Tuấn nhớ lại hình ảnh tâm lí mà em có dịp đi qua khi vào TP HCM)
-Phương thức phản ánh: bao gồm các quá trình: ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện lại.
+ Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết ấn tượng của đối tượng mà ta tri giác được trên vỏ não. Có hai laoij ghi nhớ là ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.
+Quá trình gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trước đó trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ (Vd: Học sinh được giao nhiệm vụ phải ghi nhớ câu chuyện để 2 tuần sau kể lại, càng đầy đủ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu). Có hai hình thức gìn giữ là tích cực và tiêu cực.
+Tái hiện lại là một quá trình ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện mà khi sự vật hiện tượng không trực tiếp tác động ta vẫn phải phản ánh được chúng.(VD: Trong một buổi kiểm tra toán lớp 5, học sinh phải ghi nhớ công thức S=vt để áp dụng giải bài toán liên quan đến quãng đường, vận tốc, thời gian).
- Sản phẩm phản ánh là các biểu tượng của trí nhớ
+ Biểu tượng là hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy sinh trong chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan của ta.
+ Biểu tượng khác với hình tượng của tri giác, biểu tượng ở mức độ phản ánh cao hơn, vừa mang tính trực quan vừa mang tính khái quát hơn phản ánh những dấu hiệu đặc trưng của sự vật hiện tượng.(VD:Ta về ta nhớ hàm răng mình cười)
Vì vậy ở góc độ nhận thức, trí nhớ thường được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ cảm tính lên lí tính.
-Biểu tượng của trí nhớ: nhờ tri giác mà ta giữ lại trong óc những hình ảnh của sự vật hiện tượng trước đây đã tác động vào ta.
3. Vai trò
- Trí nhớ có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nếu con người không có trí nhớ thì không có khái niệm, không biết bất cứ 1 hoạt động nào do đó không thể hình thành nhân cách
- Trí nhớ là đặc trưng quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến đời sống tâm lí con người, là hoạt động không thể thiếu để con người có đời sống tâm li bình thường, ổn định, lành mạnh.
- Đối với nhận thức, trí nhớ là công cụ lưu giữ lại các kết quả của quá trình cảm giác, tri giác. Trí nhớ là cơ sở của tư duy, tưởng tượng.

= KLSP:
- Giáo viên cần tạo ra hứng thú học tập bài mới, giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng, nhớ bài học 1 cách nhẹ nhàng
- Trong giảng dạy, GV cần đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức giúp học sinh tiếp thu bài, tiếp thu tri thức mới 1 cách hệ thống. Cần dạy cho các em phương pháp ghi nhớ tài liệu học tập giúp học sinh nắm chắc bài, nhớ lâu, dễ tái hiện lại khi cần thiết

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top