khái niệm thực tiễn và vai trò cua thực tiễn đối với nhận thức.

1. Khái niệm thực tiễn
Thực tiến la toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.
- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.
- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.
- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- hoạt động thực tiễn rất đa dạng, cơ bản có 3 hình thức:
+ Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hoạt động chính trị - xã hội.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (Nhằm tạo ra môi trường giống hoặc gần giống môi trường sống bên ngoài: hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng).
- Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất, là cơ sở cho các hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là cơ sở của chân lý.
a) Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực của nhận thức
- Con người muốn tồn tại thì phải lao động sx để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người, muốn lao động sx con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.
- Trong hoạt động thực tiễn , con người dung cac song cụ, các phương tiện để tác động vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động; con người nắm bắt lấy các đặc điểm thuộc tính đó, dần dần hình thành tri thức về thế giới.
- Trong hoạt động thực tiễn, con ngườidần tự hoàn thiện bản than mình, các giác quan của con người ngày càng phát triển. do đó, làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.
- Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thì đông lực cơ bản của nhận thức là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn con người đã vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn và thất bại. Điều đó buộc con người phải giải đáp những câu hỏi do thực tiễn đặt ra. Ănghen nói: Chính thực tiễn đã “đặt hàng” cho cac nhà khoa học phải giải đáp những bế tắc của thực tiễn (ngày càng nhiều ngành khoa học mới ra đời để đấp ứng yêu cầu của thực tiễn như KH vật liệu mới, KH đại dương, KH vũ trụ…)
- Trong hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra các công cụ, phương tiện có tác dụng nối dài các giác quan, nhờ vậy làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.
b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích của mọi nhận thức không phải vì bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn nhằm cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội vì nhu cầu của con người. Mọi lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn.
c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Làm sao để nhận biết được nhận thức của con người đúng hay sai? Tiêu chuẩn để đánh giá cuối cùng không nằm trong lý luận, trong nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận thức được xác nhận là đúng, nhận thức đó sẽ trở thành chân lý.
Tuy nhiên cũng có trường hợp không nhất thiết phải qua thực tiễn khiêpr nghiệm mới biết nhận thức đó là đúng hay sai, mà có thể thông qua quy tắc logic vẫn có thể biết được nhận thức đó là thế nào. Nhưng xét đến cùng thì những nguyên tắc đó cũng đã được chứng minh từ trong thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối:
Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn có khả năngg xác định cái đúng, bác bỏ cái sai.
Là tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễn không đứng yên một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: