khai niem co ban
HTML (hay Hypertext Markup Language-Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản) là ngôn ngữ đánh dấu chuẩn dùng lập trình các tài liệu World Wide Web, tài liệu là các tập tin văn bản đơn giản. Ngôn ngữ HTML dùng các tag hoặc các đoạn mã lệnh để chỉ cho các trình duyệt(Web browsers) cách hiển thị các thành phần của trang như text và graghics ,và đáp lại những thao tác của người dùng bởi các thao tác ấn phím và nhắp chuột. Hầu hết các Web browser, đặc biệt là Microsoft Internet Explorer và Netscape Navigator, nhận biết các tag của HTML vượt xa những chuẩn HTML đặt ra. Microsoft FrontPage chỉ dùng để đọc và viết các tập tin HTML mà không hiểu ngôn ngữ HTML yêu cầu phải làm gì.
Fronpage, InterDev VBScript, JavaScript Internet Explorer, Netscape Navigator
HTML Editor --> HTML -------> DHTML, ASP --------> (Web)WWW
Web tĩnh
SQL, Access, Oracle Web động
-----------------------------------------------------------
- Dynamic HTML(DHTML-HTML động): là ngôn ngữ HTML mở rộng làm tăng hiệu ứng trình bày văn bản và đối tượng khác. Trong FrontPage, bạn có thể sử dụng thanh công cụ DHTML Effects để làm tăng cường hiệu ứng cho các thành phần của mà không cần lập trình.
- Active Data Objects(ADO): Các thành phần gíup các ứng dụng của người dùng(client applications) truy cập và chế tác dữ liệu cơ sở dữ liệu trên server qua 1 nhà cung cấp.
- Active Server Page(ASP): là 1 tài liệu chứa script nhúng trên server . Web servers tương thích ASP có thể chạy các script này. Trên máy trạm, 1 ASP là 1 tài liệu HTML chuẩn có thể được xem trên bất kỳ máy nào trên Web browser nào.
- ActiveX: 1 tập hợp các kỹ thuật cho phép các thành phần phần mềm tương tác với một thành phần khác trong môi trường mạng, bất chấp ngôn ngữ của thành phần được tạo ra. ActiveX được dùng làm chính yếu để phát triển nội dung tương tác của World Wide Web, mặc dù nó có thể sử dụng trong các ứng dụng người-máy và các chương trình khác.
- URL(Uniform Resource Locator): địa chỉ tới một trạm Internet hay mạng nội bộ, laf 1 chuỗi cung cấp địa chỉ Internet của 1 Web site tài nguyên trên World Wide Web, đi theo sau 1 nghi thức. URL thường dùng là http://, để chỉ định địa chỉ Web site trên Internet. Những URL khác là gopher://, ftp://, mailto://...
- Bookmark: 1 vị trí trên 1 trang web có thể là đích của 1 hyperlink. 1 bookmark có thể áp dụng cho 1 chuỗi ký tự tồn tại trên trang ngăn cách bởi bất kỳ ký tự nào. Bookmarks cho phép tác giả link đến 1 phần đã chỉ định trên trang. Trong 1 URL, 1 bookmark được đánh dấu phía trước bằng dấu thăng(#). Cũng được gọi là neo(anchor).
- Web browser(Trình duyệt web): Phần mền phiên dịch đánh dấu của các file bằng HTML, định dạng chúng sang các trang Web, và thể hiện chúng cho người dùng. Vài browser có thể cho phép người dùng gởi nhận e-mail, đọc newsgroups, và thực hiện các file sound hoặc video đã được nhúng và trong tài liệu Web.
- Script: Một tập các chỉ lệnh dùng để báo cho chương trình biết cách thực hiện một thủ tục qui định, như đang nhập vào hệ thống thư điện tử chẳng hạn. Các khả năng script được cài sẵn trong một số chương trình. Bạn phải tìm hiểu cách viết script đó bằng loại ngôn ngữ không khác gì ngôn ngữ lập trình mini. Có một số chương trình ghi script này một cách tự động bằng cách ghi lại những lần gõ phím và chọn dùng lệnh của bạnh khi bạn tiến hành thủ tục này. Các script giống như các macro, trừ một điều là thuật ngữ macro được dành riêng để chỉ những script nào mà bạn có thể khởi đầu bằng cách ấn một tổ hợp phím do bạn tự quy định.
- Structured Query Language - SQL: Trong các hệ quản lý cơ sở dữ liệu, đây là ngôn ngữ vấn đáp do IBM soạn thảo được sử dụng rộng rãi trong máy tính lớn và hệ thống máy tính mini. SQL đang được trang bị trong các mạng khách/chủ như là một phương pháp làm cho các máy tính cá nhân có khả năng thâm nhập vào các tài nguyên của các cơ sở dữ liệu hợp tác. Ðây là loại ngôn ngữ độc lập với dữ liệu; người sử dụng không phải bận tâm đến vấn đề dữ liệu sẽ được thâm nhập vào bằng cách nào về mặt vật lý. Theo lý thuyết, SQL cũng độc lập với thiết bị; có thể dùng cùng một ngôn ngữ vấn đáp để thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu trên máy tính lớn, máy tính mini, và máy tính cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay có một số phiên bản của SQL đang bị cạnh tranh. SQL là một ngôn ngữ vấn đáp lịch sự và súc tích chỉ với 30 lệnh. Bốn lệnh cơ bản ( SELECT, UPDATE, DELETE, và INSERT) đáp ứng cho bốn chức năng xử lý dữ liệu cơ bản (phục hồi, cải tiến, xoá, và chèn vào). Các câu hỏi của SQL gần giống cấu trúc của một câu hỏi tiếng Anh tự nhiên. Kết quả của câu hỏi sẽ được biểu hiện trong một bản dữ liệu bao gồm các cột (tương ứng với các trường dữ liệu) và các hàng (tương ứng với các bản ghi dữ liệu).
XML (viết tắt từ tiếng Anh eXtensible Markup Language, "Ngôn ngữ Đánh dấu Mở rộng") là ngôn ngữ đánh dấu với mục đích chung do W3C đề nghị, để tạo ra các ngôn ngữ đánh dấu khác. Đây là một tập con đơn giản của SGML, có khả năng mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau. Mục đích chính của XML là đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết nối với Internet. Các ngôn ngữ dựa trên XML (thí dụ: RDF, RSS, MathML, XHTML, SVG, GML và cXML) được định nghĩa theo cách thông thường, cho phép các chương trình sửa đổi và kiểm tra hợp lệ bằng các ngôn ngữ này mà không cần có hiểu biết trước về hình thức của chúng.
Lịch sử
World Wide Web (vẫn còn khá mới vào thời đó). Họ tin tưởng rằng SGML có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề mà Web đang gặp phải. Jon Bosak đưa ra ý kiến W3C nên tài trợ một chương trình mang tên "SGML trên Web".
Đặc điểm
XML cung cấp một phương tiện dùng văn bản (text) để mô tả thông tin và áp dụng một cấu trúc kiểu cây cho thông tin đó. Tại mức căn bản, mọi thông tin đều thể hiện dưới dạng text, chen giữa là các thẻ đánh dấu (markup) với nhiệm vụ ký hiệu sự phân chia thông tin thành một cấu trúc có thứ bậc của các dữ liệu ký tự, các phần tử dùng để chứa dữ liệu, và các thuộc tính của các phần tử đó. Về mặt đó, XML tương tự với các (S-expression) của ngôn ngữ lap trinh LISP ở chỗ chúng đều mô tả các cấu trúc cây mà trong đó mỗi nút có thể có một danh sách tính chất của riêng mình.
Đơn vị cơ sở của XML là các ký tự theo định nghĩa của Universal Character Set (Bộ ký tự toàn cầu). Các ký tự được kết hợp theo các tổ hợp chuỗi hợp lệ để tạo thành một tài liệu XML. Tài liệu này gồm một hoặc nhiều thực thể, mỗi thực thể thường là một phần nào đó của các ký tự thuộc tài liệu, được mã hóa dưới dạng một chuỗi các Bit và lưu trữ trong một tệp văn bản (text file).
Các tệp XML có thể dùng cho nhiều loại dữ liệu đa phương tiện. RFC3023 định nghĩa các loại "application/xml" và "text/xml", với ý rằng dữ liệu được biểu diễn bằng XML mà không nói gì đến ngữ nghĩa của dữ liệu.
Sự phổ biến của các phần mềm soạn thảo văn bản (word processor) đã hỗ trợ việc soạn thảo và bảo trì tài liệu XML một cách nhanh chóng. Trước XML, có rất ít ngôn ngữ mô tả dữ liệu với các đặc điểm đa năng, thân thiện với giao thức Internet, dễ học và dễ tạo. Thực tế, đa số các định dạng trao đổi dữ liệu thời đó đều chuyện dụng, có tính độc quyền, và có định dạng nhị phân (chuỗi bit thay vì chuỗi ký tự) khó dùng chung giữa các ứng dụng phần mềm khác nhau hay giữa các hệ nền (platform) khác nhau. Việc tạo và bảo trì trên các trình soạn thảo thông dụng lại càng khó khăn.
Bằng cách cho phép các tên dữ liệu, cấu trúc thứ bậc được phép, và ý nghĩa của các phần tử và thuộc tính có tính chất mở và có thể được định nghĩa bởi một giản đồ tùy biến được, XML cung cấp một cơ sở cú pháp cho việc tạo lập các ngôn ngữ đánh dấu dựa XML theo yêu cầu. Cú pháp chung của các ngôn ngữ đó là cố định — các tài liệu phải tuân theo các quy tắc chung của XML, bảo đảm rằng tất cả các phần mềm hiểu XML ít ra cũng phải có khả năng đọc (phân tích cú pháp - parse) và hiểu bố cục tương đối của thông tin trong các tài liệu đó. Giản đồ chỉ bổ sung một tập các ràng buộc cho các quy tắc cú pháp. Các giản đồ thường hạn chế tên của phần tử và thuộc tính và các cấu trúc thứ bậc được phép, ví dụ, chỉ cho phép một phần tử tên 'ngày sinh' chứa một phần tử tên 'ngày' và một phần tử có tên 'tháng', mỗi phần tử phải chứa đúng một ký tự. Đây là điểm khác biệt giữa XML và HTML. HTML có một bộ các phần tử và thuộc tính không mềm dẻo, chỉ có một tác dụng và nói chung là không thể dùng cho mục đích khác.
XML không hạn chế về việc nó được sử dụng như thế nào. Mặc dù XML về cơ bản là dạng text, các phần mềm với chức năng trừu tượng hóa nó thành các định dạng khác giàu thông tin hơn đã nhanh chóng xuất hiện, quá trình trừu tượng hóa này được thực hiện chủ yếu qua việc sử dụng các giản đồ định hướng kiểu dữ liệu (datatype-oriented schema) và khuôn mẫu lập trình hướng đối tượng (mà trong đó, mỗi tài liệu XML được thao tác như là một đối tượng). Những phần mềm như vậy có thể coi XML như là dạng text đã được tuần tự hóa chỉ khi nó cần truyền dữ liệu qua mạng.
Sơ lược về cú pháp
Cú pháp XML cơ bản cho một phần tử là
<tên thuộc_tính="giá trị">nội dung</tên>
Dưới đây là ví dụ về một công thức nấu ăn viết bằng XML:
1.
<?xml?>
2.
<công_thức_nấu_ăn tên="bánh mì" thời_gian_chuẩn_bị="5 phút" thời_gian_nấu="3 tiếng">
3.
<title>Bánh mì cơ bản</title>
4.
<nguyên_liệu lượng="3" đơn_vị="ca">Bột mì</nguyên_liệu>
5.
<nguyên_liệu lượng="7" đơn_vị="gram">Men</nguyên_liệu>
6.
<nguyên_liệu lượng="1.5" đơn_vị="ca" trạng_thái="ấm">Nước</nguyên_liệu>
7.
<nguyên_liệu lượng="1" đơn_vị="thìa cà phê">Muối</nguyên_liệu>
8.
<chỉ_dẫn>
9.
<bước>Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau và nhào kĩ</bước>
10.
<bước>Phủ một mảnh vải, ủ một tiếng đồng hồ trong phòng ấm.</bước>
11.
<bước>Nhào lại, đổ vào khuôn, cho vào lò nướng.</bước>
12.
</chỉ_dẫn>
13.
</công_thức_nấu_ăn>
Dòng đầu tiên là Khai báo XML (XML declaration): đó là một dòng không bắt buộc, với nhiệm vụ thông báo phiên bản XML đang được sử dụng (thường là phiên bản 1.0), và còn có thể chứa thông tin về mã hóa ký tự và các phụ thuộc bên ngoài.
Phần còn lại của tài liệu này chứa các phần tử lồng nhau, một số phần tử trong đó có các thuộc tính và nội dung. Một phần tử thường bao gồm hai thẻ (tag), một thẻ bắt đầu và một thẻ kết thúc, có thể bao quanh văn bản và các phần tử khác. Thẻ bắt đầu bao gồm một cái tên đặt trong một cặp ngoặc nhọn, như "<bước>"; thẻ kết thúc bao gồm chính cái tên đó đặt trong một cặp ngoặc nhọn, với một dấu gạch chéo đứng trước, như "</bước>". Nội dung của phần tử là tất cả những gì nằm giữa thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc, bao gồm văn bản và các phần tử (con) khác. Dưới đây là một phần tử XML hoàn chỉnh, với thẻ bắt đầu, nội dung văn bản, và thẻ kết thúc:
11.
<bước>Nhào lại, đổ vào khuôn, cho vào lò nướng.</bước>
Bên cạnh nội dung, một phần tử có thể chứa các thuộc tính — các cặp tên - giá trị được đặt trong thẻ bắt đầu, ngay sau tên phần tử. Giá trị của thuộc tính phải được đặt trong cặp nháy đơn hoặc nháy kép, mỗi tên thuộc tính chỉ được xuất hiện một lần trong mỗi phần tử.
4.
<nguyên_liệu lượng="3" đơn_vị="ca">Bột mì</nguyên_liệu>
Trong ví dụ này, phần tử nguyên_liệu có hai thuộc tính: lượng với giá trị "3", và đơn vị với giá trị "ca". Trong cả hai trường hợp, cũng như tên và nội dung của các phần tử, tại cấp độ đánh dấu, tên và giá trị của các thuộc tính cũng chỉ là dữ liệu text — các giá trị "3" và "ca" không phải một số lượng và một đơn vị đo lường mà chỉ là các chuỗi ký tự mà tác giả tài liệu có thể dùng để biểu diễn những thứ đó.
Ngoài văn bản, các phần tử còn có thể chứa các phần tử khác:
8.
<chỉ_dẫn>
9.
<bước>Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau và nhào kĩ</bước>
10.
<bước>Phủ một mảnh vải, ủ một tiếng đồng hồ trong phòng ấm.</bước>
11.
<bước>Nhào lại, đổ vào khuôn, cho vào lò nướng.</bước>
12.
</chỉ_dẫn>
Trong đó, phần tử chỉ_dẫn chứa ba phần tử bước. XML đòi hỏi rằng các phần tử phải được lồng nhau một cách đúng đắn — các phần tử không được có phần xen vào nhau. Ví dụ, đoạn dưới đây không phải XML định dạng đúng (well-formed XML) vì các phần từ em và strong xen vào nhau:
1.
<!-- SAI! ĐỊNH DẠNG KHÔNG ĐÚNG! -->
2.
<p>Normal <em>emphasized <strong>strong emphasized</em> strong</strong></p>
Mỗi tài liệu XML phải có đúng một phần tử gốc tại bậc trên cùng (còn gọi là phần tử văn bản), do đó đoạn sau cũng sẽ là một tài liệu XML định dạng sai:
1.
<?xml?>
2.
<!-- SAI! ĐỊNH DẠNG KHÔNG ĐÚNG! -->
3.
<đồ vật>Đồ vật thứ nhất</đồ vật>
4.
<đồ vật>Đồ vật thứ hai</đồ vật>
XML cung cấp cú pháp đặc biệt để biểu diễn một phần tử với nội dung rỗng. Thay vì viết một thẻ bắt đầu và một thẻ kết thúc ngay sau đó, tài liệu có thể chứa thẻ phần tử rỗng mà trong đó dấu gạch chéo đứng ngay sau tên phần tử. Hai ví dụ sau là tương đương về chức năng:
<foo></foo>
</div>
:<source>
<foo />
XML cung cấp hai phương pháp biểu diễn các ký tự đặc biệt: các tham chiếu thực thể (entity reference) và các tham chiếu ký tự số (numeric character reference).
Trong XML, một thực thể (entity) là một thân dữ liệu được đặt tên với dữ liệu thường là text, chẳng hạn một ký tự đặc biệt.
Một tham chiếu thực thể là một ký hiệu đại diện cho thực thể đó. Nó bao gồm tên của thực thể với dấu ("&") đứng trước và một dấu chấm phảy (";") đứng sau. XML có năm thực thể đã được khai báo trước:
* & (&)
* < (<)
* > (>)
* ' (')
* " (")
Dưới đây là một ví dụ sử dụng một thực thể XML khai báo trước để biểu diễn dấu & trong tên "AT&T":
<tên-công-ty>AT&T</tên-công-ty>
Nếu cần khai báo thêm các thực thể khác, việc đó được thực hiện tại DTD của tài liệu. Sau đây là một ví dụ cơ bản về khai báo thực thể tại một DTD nhỏ nội bộ. Các thực thể được khai báo có thể mô tả các ký tự đơn hay các đoạn văn bản, và có thể tham chiếu lẫn nhau.
1.
<?xml?>
2.
<!DOCTYPE example [
3.
<!ENTITY copy "©">
4.
<!ENTITY copyright-notice "Copyright © 2006, XYZ Enterprises">
5.
]>
6.
<root>
7.
©right-notice;
8.
</root>
Khi xem tại một trình duyệt thích hợp, tài liệu XML trên sẽ hiện ra như sau:
<root> Copyright © 2006, XYZ Enterprises </root>
Các tham chiếu ký tự số trông giống như các thực thể. Nhưng thay cho một cái tên, chúng gồm một ký tự "#" và theo sau là một con số. Con số (theo hệ thập phân hoặc hệ cơ số 16 với tiền tố "x") đại diện cho một mã hiệu Unicode (Unicode code point), và thường được dùng để đại diện cho các ký tự không dễ gõ trên máy tính, chẳng hạn một chữ cái Ả-rập trong một tài liệu được soạn trên một máy tính châu Âu. Dấu & trong ví dụ "AT&T" có thể được biểu diễn như sau (số 38 thập phân và 26 trong hệ cơ số 16 đều đại diện cho giá trị Unicode của dấu &):
1.
<tên-công-ty>AT&T</tên-công-ty>
2.
<tên-công-ty>AT&T</tên-công-ty>
Còn có nhiều quy tắc khác cần thiết cho việc viết các tài liệu XML định dạng đúng, chẳng hạn một tên XML có thể chứa các ký tự nào, nhưng phần giới thiệu ngắn này chỉ cung cấp các kiến thức căn bản để đọc và hiểu được nhiều tài liệu XML.
HƯỚNG DẪN NHẬP MÔN HTML
Bài này sẽ trình bày về những bí ẩn của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), nhưng thực chất chẳng có gì bí ẩn. Nếu đã biết cách dùng trình xử lý văn bản, bạn có thể tạo ra các trang Web chỉ trong vài phút.
trang chủ
Nhờ được xây dựng trên nền văn bản và đồ hoạ, World Wide Web (WWW) đã đưa Internet nhập vào dòng chảy của cuộc sống. Nhưng tính hấp dẫn của WWW vượt xa hơn nhiều so với giao diện đồ hoạ, là cái đã lôi cuốn nhiều người dùng PC không rành kỹ thuật. Nhờ HTML tương đối đơn giản nên nhiều người bình thường có thể tạo ra các Web site đầy ấn tượng. Nếu bạn khao khát muốn đưa cái gì đó của mình lên Web, thì tất cả những điều mà bạn cần có là một tài khoản đăng ký với hãng cung cấp Web, một ít bí quyết về HTML, và một chút óc sáng tạo.
Bài báo này sẽ đưa bạn đi một chuyến du lịch trên trang Web điển hình, để bạn có thể thấy nó được thực hiện như thế nào. Đặc biệt, bạn sẽ được giới thiệu về các phần tử cấu tạo nên HTML (Hypertext Markup Language - Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) - linh hồn các trang Web. Và ngay cả trong trường hợp không có dự định tạo ra Web site riêng cho mình, thì bạn cũng có thêm được hiểu biết về những gì xảy ra khi bạn nối vào Web và xem các trang ưa thích.
HTML: Ngôn ngữ đánh dấu:
Sau những lóng ngóng với vài trang Web trong cuộc du lịch Internet, có thể bạn nghĩ rằng phải có gói phần mềm tinh vi để thu được tất cả những hiệu ứng trang trí đầy quyến rũ này. Mặc dù có một số công cụ dành cho những người say mê HTML thực sự, nhưng bạn có thể dùng một trình soạn thảo văn bản bất kỳ như Notepad của Windows để tạo ra những trang Web hấp dẫn.
Sự thật là hầu hết các trang đều không có gì khác ngoài văn bản được gia cố thêm bằng một phần tử HTML xếp đặt đúng quy cách. Để hiểu được cách hoạt động của chúng, bạn phải xem xét từng từ trong cụm từ Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản và xem chúng có ý nghĩa gì:
Siêu văn bản (HyperText). Như bạn đã biết, liên kết siêu văn bản là một từ hay một câu trong trang Web dùng để chỉ đến trang Web khác. Khi nhấn chuột lên một trong các liên kết này, trình duyệt của bạn (như Netscape Navigator hoặc Internet Explorer) sẽ đưa bạn tức khắc đến trang Web kia mà không cần hỏi han gì. Vì những liên kết siêu văn bản này thật sự là tính năng đặc trưng của World Wide Web, các trang Web thường được biết như là những tài liệu siêu văn bản. Cho nên HTML có từ siêu văn bản trong tên của nó, vì bạn dùng nó để tạo nên các tài liệu siêu văn bản này.
Đánh dấu (Markup). Có từ điển định nghĩa markup là các chỉ dẫn chi tiết về kiểu dáng được ghi trên bản viết tay để xếp chữ in. Trong lĩnh vực này, chúng ta có thể viết lại định nghĩa như sau: các lệnh chi tiết về kiểu dáng được đánh vào tài liệu văn bản để đưa lên WWW. Đó là HTML theo một định nghĩa tóm tắt. Nó gồm một vài mã đơn giản để tạo ra văn bản nét đậm hoặc nghiêng và các bảng liệt kê dấu chấm đầu dòng, các hình đồ hoạ chèn thêm vào, cùng với sự xác định các mối liên kết siêu văn bản. Bạn đánh các mã này vào những chỗ thích hợp trong tài liệu văn bản gốc, trình duyệt Web sẽ thực hiện việc dịch chúng.
Ngôn ngữ (Language). Đây có thể là từ dễ nhầm lẫn nhất trong cụm từ này. Nhiều người diễn giải HTML như là một ngôn ngữ lập trình. HTML không có gì liên quan đến việc lập trình máy tính cả. HTML gọi là ngôn ngữ chỉ vì nó gồm các tập hợp nhỏ các nhóm hai đến ba chữ và các từ mà bạn dùng để quy định kiểu dáng như nét đậm hoặc nghiêng.
Các thẻ HTML:
Bây giờ chúng ta cùng đi sâu vào các khái niệm đằng sau HTML, và xem xét một số ví dụ mẫu. Để bắt đầu, tất cả công việc phải làm là khởi động trình soạn thảo văn bản yêu thích của bạn và bảo đảm đã có một tài liệu rỗng được hiển thị.
Trình xử lý văn bản của bạn phải có khả năng lưu tập tin ở dạng văn bản. Notepad làm việc này một cách tự động; còn các trình xử lý văn bản khác, như Word và WordPerfect, thì có tuỳ chọn văn bản trong hộp thoại Save As. Hãy tham khảo tài liệu thuyết minh của trình xử lý văn bản. Đồng thời bạn phải lưu các trang với đuôi mở rộng HTM hoặc HTML, như trong Homepage.htm chẳng hạn.
Tạo lập trang Web là một vấn đề đơn giản, chỉ cần đánh văn bản của bạn vào rồi chèn thêm các ký hiệu đánh dấu, gọi là thẻ có dạng như sau:
<TAG>văn bản chịu tác động</TAG>
Phần thẻ là một mã (thường chỉ có một hoặc hai chữ) xác định hiệu ứng mà bạn yêu cầu. Ví dụ, cho thẻ nét đậm là <B>. Cho nên nếu bạn muốn câu ACME Coyote Suppplies xuất hiện theo kiểu chữ đậm (bold), bạn phải đưa dòng sau đây vào tài liệu của mình:
<B>ACME Coyote Supplies</B>
Thẻ đầu tiên báo cho trình duyệt (browser) hiển thị tất cả phần văn bản tiếp theo bằng phông chữ đậm, liên tục cho đến thẻ <B>. Dấu gạch chéo (/) xác định đó là thẻ kết thúc, và báo cho trình duyệt ngưng hiệu ứng đó. HTML có nhiều thẻ dùng cho nhiều hiệu ứng khác, bao gồm chữ nghiêng (italic), dấu đoạn văn bản (paragraph), tiêu đề, tên trang, liệt kê, liên kết, và nhiều thứ nữa.
WAP dựa trên giao thức TCP/IP và không tự xây dựng hệ thống bảo mật riêng cũng như khả năng tự đẩy dữ liệu, điều này sẽ ảnh hưởng tới những ứng dụng cần được chạy ngay khi người dùng đang truyền dữ liệu trên một ứng dụng khác. Nếu triển khai ứng dụng kiểu này sẽ tăng độ phức tạp của hệ thống lên rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới phần cứng và băng thông yêu cầu.
* Bảo mật:
WAP là hệ thống giao thức điển hình không chứa bảo mật riêng, điều đó có nghĩa là dữ liệu không được mã hoá khi truyền. Các phần mềm bảo mật có thể được hỗ trợ cho WAP nhưng bị giới hạn vì độ ổn định, giá thành và thời gian thực hiện. Gateway: Giải pháp WAP yêu cầu có gateway vô tuyến, vì vậy nó sẽ làm tăng giá thành của hệ thống.
* Kết nối liên tục:
Các ứng dụng WAP được xây dựng dựa trên kiến trúc yêu cầu/ đáp ứng vì vậy nó sẽ kết nối liên tục không giống như trên các trình duyệt trên các máy PC. Một số người sử dụng thường di chuyển vượt qua vùng phủ sóng và gây ra các lỗi kết nối. Vấn đề này có thể giải quyết bằng phương pháp “lưu và chuyển tiếp”, giải pháp thêm vào này cũng làm tăng giá thành và độ phức tạp của hệ thống. Trên thực tế, việc thêm vào khả thường yêu cầu phần cứng kèm theo và tăng thêm băng thông sử dụng.
* Triển khai dịch vụ:
WAP được tạo ra để duyệt nội dung các trang web, các nhà cung cấp nội dung được yêu cầu quản lý và duy trì các bản sao cho mỗi website. Các bản sao như vậy thực sự là không hiệu quả vì nó làm tăng giá thành khi mở rộng và bảo dưỡng hệ thống.
* Tương tác thấp:
WAP rất khó tích hợp với các ứng dụng có sẵn trên các thiết bị, đây là giới hạn thường thấy của các giải pháp trên các đầu cuối có năng lực xử lý và giao diện màn hình nhỏ.
* Khả năng đẩy và kéo:
Các giải pháp WAP yêu cầu người sử dụng gửi các thông tin trước khi họ nhận chúng, Như vậy, email, cảnh báo không thể nhận ngay tức khắc. Thuật ngữ “kéo” liên quan tới khả năng của thiết bị để cảnh báo người sử dụng khi có dữ liệu của họ đến. chức năng đẩy là chức năng có sẵn của WAP nhưng nó yêu cầu thêm một lớp kiến trúc và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra lỗi và trễ.
XHTML (viết tắt của tiếng Anh Extensible HyperText Markup Language, "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản Mở rộng") là một ngôn ngữ đánh dấu có cùng các khả năng như HTML, nhưng có cú pháp chặt chẽ hơn. XHTML 1.0 là Khuyến cáo của World Wide Web Consortium (W3C) vào ngày 26 tháng 2 nam 2000.
Tổng quan
Về phương diện kĩ thuật, XHTML là một họ các kiểu tài liệu hiện tại và tương lai cùng các mô đun nhằm tái tạo lại, mở rộng, thâu nạp HTML, tái cấu trúc lại dưới dạng XML. Các dạng tài liệu thuộc họ XHTML tất cả đều dựa trên XML, và được thiết kế để làm việc tuyệt đối với các trình đại diện người dùng hiểu XML. XHTML là thế hệ kế tiếp HTML, và đã có một loại các đặc tả được phát triển cho XHTML.
Một số khác biệt giữa HTML và XHTML
Các phần tử phải được lồng nhau đúng cách
Trong HTML một số phần tử có thể được lồng vào nhau không đúng cách như thế này.
<b><i>This text is bold and italic</b></i>
Trong XHTML tất cả các phần tử phải được lồng vào nhau đúng cách như thế này:
<b><i>This text is bold and italic</i></b>
Chú ý: Một lỗi thường thấy ở các danh sách gạch đầu dòng lồng vào nhau mà quên mất rằng danh sách bên trong phải được đặt trong phần tử li. Ví dụ:
<ul>
<li>Coffee</li>
<li>Tea
<ul>
<li>Black tea</li>
<li>Green tea</li>
</ul>
<li>Milk</li>
</ul>
Đây mới là đúng:
<ul>
<li>Coffee</li>
<li>Tea
<ul>
<li>Black tea</li>
<li>Green tea</li>
</ul>
</li>
<li>Milk</li>
</ul>
Phải có đặt ở dạng chuẩn (well-formed)
Tất cả các phần tử XHTML phải được đặt lồng bên trong phần tử gốc <html>. Tất cả các phần tử khác có thể có các phần tử con. Các phần tử con phải đi theo cặp và phải được đặt lồng nhau đúng cách bên trong phần tử mẹ. Cấu trúc tài liệu cơ bản là:
<html>
<head> ... </head>
<body> ... </body>
</html>
Tên gọi của thẻ đều phải viết thường
Do XHTML kế thừa cú pháp của XML và mỗi trang XHTML đều là các ứng dụng XML cho nên XHTML có phân biệt chữ hoa chữ thường, điều không có ở HTML. Với HTML thì các thẻ như <br> và <BR> là hiểu là giống nhau nhưng một khi bạn đã xác định trang web của bạn là XHTML thì trình duyệt sẽ dịch hai thẻ này là khác nhau.
HTML chấp nhận cách viết dưới:
<BODY>
<P>This is a paragraph</P>
</BODY>
XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:
<body>
<p>This is a paragraph</p>
</body>
Tất cả các phần tử XHTML phải được đóng lại
Phần tử không rỗng phải có một thẻ đóng. HTML chấp nhận cách viết dưới:
<p>This is a paragraph
<p>This is another paragraph
XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:
<p>This is a paragraph</p>
<p>This is another paragraph</p>
Các phần tử rỗng cũng phải được đóng lại
Các phần tử rỗng hoặc là phải có thể đóng hoặc là thẻ khởi đầu phải được kết thúc bằng />. HTML chấp nhận cách viết dưới:
This is a break<br>
Here comes a horizontal rule:<hr>
Here's an image <img>
XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:
This is a break<br />
Here comes a horizontal rule:<hr />
Here's an image <img />
Chú ý quan trọng
Để làm cho trang XHTML tương thích với các trình duyệt hiện nay thì nên đặt một khoảng trắng thêm vào trước kí tự / kiểu như <br />, và:
<hr />
Các giá trị của thuộc tính phải được đặt trong dấu nháy kép
HTML chấp nhận cách viết dưới:
<table width=100%>
XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:
<table>
Việc tối giản thuộc tính là bị nghiêm cấm
HTML chấp nhận cách viết dưới:
* <dl compact>
* <input checked>
* <input readonly>
* <input disabled>
* <option selected>
* <frame noresize>
XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:
* <dl>
* <input />
* <input />
* <input />
* <option />
* <frame />
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top