Khái niệm cảm giác - tâm lí học
Cảm giác
1,Khái niệm: Là 1 quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng ta đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
VD: Em bé nếm quả khế chua.
2,Đặc điểm cơ bản của cảm giác:
– Nội dung phản ánh: Phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính sự vật hiện tượng
– Phương thức phản ánh: Phản ánh trực tiếp = hoạt động của từng giác quan riêng lẻ
VD: mắt nhìn, tai nghe...
Đặc điểm này nói lên mức đọ thấp của cảm giác trong phản ánh hiện thực khách quan
– Sản phẩm phản ánh: những thuộc tính trực quan các đặc điểm cá lẻ của sự vật hiện tượng
– Bản chất xã hội: cũng như các hiện tượng tam lý khác cảm giác của con người mang bản chất ở những đặc điểm sau:
+/ Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không chỉ là những sự vật hiện tượng vốn có trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những sản phẩm lao động do con người tạo ra. Điều này nói lên cảm giác ở con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật
VD: mùi hương của hoa,quả thì cả người và vật đều biết nhưng hương hoa thì chỉ có con người cảm nhận.
+/ Cơ chế cảm giác của con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ 1 mà ở cả hệ thống tín hiệu thứ 2
VD: 1 ng thợ dệt giỏ có thể phân biệt được 60 màu đen khác nhau.
=> Những đặc điểm trên cho thấy cảm giác tuy ở mức độ nhận thức đầu sơ đẳng nhất của con người nhưng nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống
=> KLSP: Trong dạy học giáo viên không nên coi thường mức độ thấp của cảm giác. Cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh đặc biệt là những học sinh đầu cấp biết cách sử dụng từng giác quan của mình 1 cách nhạy bén để phát hiện ra đặc điểm cá lẻ của sự vật hiện tượng, làm cơ sở cho những quá trình nhận thức cao hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top