Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về gia đình và lịch sử văn minh (phan 1)
Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về gia đình và lịch sử văn minh - Phần I(Tqvn2004 chuyển ngữ) Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là một trong những nhân vật vĩ đại nhất Nhật Bản. Ông thường được coi là người đã toàn tâm toàn ý "phương Tây hóa" Nhật Bản trên hầu hết các khía cạnh của xã hội, trong đó bao gồm vấn đề phụ nữ và gia đình.
1. Bối cảnh lịch sử
Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là một trong những nhân vật vĩ đại nhất Nhật Bản. Ông thường được coi là người đã toàn tâm toàn ý "phương Tây hóa" Nhật Bản trên hầu hết các khía cạnh của xã hội, trong đó bao gồm vấn đề phụ nữ và gia đình. Nhưng lập luận của ông về phụ nữ và gia đình rất phong phú, và liên quan tới tư tưởng của ông về con người và xã hội văn minh. Trong bài luận này, tôi sẽ phân tích lý thuyết của ông về lịch sử văn minh, và về suy nghĩ của Fukuzawa về con người và xã hội, cũng như mối liên hệ của nó tới tư tưởng của ông về gia đình và phụ nữ.
Fukuzawa sinh năm 1835, khi chính quyền Tokugawa đang nắm quyền ở Nhật Bản. Thời kỳ Tokugawa kéo dài từ 1603 tới 1868, và đây là một hệ thống phong kiến. Nhật Bản bị chia cắt thành nhiều lãnh địa nhỏ, được cai quản bởi các lãnh chúa Samurai. Trên cao nhất, là Tướng quân (Shogun), người lãnh đạo các Samurai. Quan hệ xã hội khi đó dựa trên sự phân cấp. Samurai đứng hàng đầu, kế đến là nông dân, thợ thủ công và lái buôn. Chính quyền Tokugawa sử dụng Khổng Giáo như một ý thức hệ chính thức bởi tư tưởng này thích hợp để biện hộ cho sự phân cấp của xã hội.
Gia đình Fukuzawa thuộc về tầng lớp samurai thấp kém. Bố của ông mất khi ông mới 3 tuổi. Gia đình của một samurai thường bắt đầu học sách vở Trung Hoa cổ (bao gồm các tác phẩm của Khổng Tử) từ 7 tuổi, nhưng ông không được đi học cho tới năm 14 tuổi. Tuy nhiên, Fukuzawa đặc biệt thích các cuốn sách lịch sử, và nắm chúng rất vững. Và chúng ta sẽ được thấy ảnh hưởng của Khổng Giáo trong giai đoạn sau này cuộc đời ông.
Chính quyền Tokugawa quyết định theo đuổi chính sách đóng cửa đất nước từ giữa thế kỷ 17, và giữ chính sách này suốt 200 năm. Nhưng vào năm 1853, thiếu tướng hải quân Perry với đội tàu Mỹ đã tới Nhật Bản và ép quốc gia này phải mở cửa. Chính quyền Tokugawa trở nên hoảng loạn, và hệ thống đẳng cấp xã hội bị chấn động. Rất nhiều người thuộc tầng lớp samurai đã bắt đầu nghĩ tới việc thay đổi Nhật Bản. Fukuzawa là một trong số đó. Một số người cho rằng sẽ tốt đẹp hơn nếu Nhật Bản quay lại với cách thức của thời xưa, còn một số khác cho rằng sẽ tốt hơn nếu Nhật Bản được hiện đại hóa như các quốc gia phương Tây. Fukuzawa căm ghét hệ thống xã hội phân cấp và Khổng Giáo - ý thức hệ mà chính quyền Tokugawa sử dụng. Do đó ông bắt đầu học tiếng Hà Lan, bởi vì đó là thời điểm mà Hà Lan là nước phương Tây duy nhất được phép giao dịch với Nhật, trong khi tiếng Anh đang trở nên phổ biến sau khi Nhật Bản mở cửa. Ông đã đi sang Mỹ hai lần, và Châu Âu một lần như thành viên của một đoàn [ngoại giao] thuộc chính quyền Tokugawa, và mang về rất nhiều sách phương Tây, các cuốn sách mà ông sau này dịch sang tiếng Nhật.
Hỗn loạn trong chính trường Nhật Bản kết thúc khi thay đổi thể chế diễn ra năm 1868. Tướng Quân trao trả quyền lực lại cho Hoàng Đế, do đó thời kỳ này gọi là "Khôi phục Minh Trị" (Meiji restoration). Và như thế Fukuzawa sống giữa hai xã hội khác biệt nhau. Nửa đầu là phong kiến, nửa sau là bán hiển đại. Sau thời kỳ Khôi phục Minh Trị, ông đã nỗ lực biến Nhật Bản thành một quốc gia tự do và dân chủ. Hầu hết các lãnh đạo của tầng lớp samurai trở thành Bộ trưởng hay Quan chức của chính quyền Minh Trị, nhưng Fukuzawa quyết định giữ tư cách độc lập và gắng hết sức hiện đại hóa Nhật Bản. Ông thành lập một trường đại học, một nhà xuất bản, một tờ báo, và giúp mở một công ty bảo hiểm, và ông dạy mọi người về các hoạt động thương mại và chính trị ở các quốc gia phương Tây và cố gắng thực hiện các hoạt động này ngay ở Nhật Bản.
Fukuzawa đã có ảnh hưởng rất lớn trên mọi lĩnh vực xã hội ở Nhật Bản. Ông cũng viết rất nhiều về quyền phụ nữ, và quan hệ gia đình. Những tư tưởng của ông về gia đình và phụ nữ liên quan chặt chẽ tới lập luận của ông về lịch sử văn minh, do đó tôi sẽ bắt đầu với suy nghĩ của Fukuzawa về lịch sử văn minh.
(còn tiếp)
Nguồn:
MeasureMeasureĐăng kí tài khoản Evernote miễn phí để lưu và xem lại bài viết này trên thiết bị bất kỳ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top