KHA NANG _ HIEN THUC
1. Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù khả năng và hiện thực.
a. Khái niệm:
- Khả năng là phạm trù triết học để chỉ cái hiện chưa có chưa tới nhưng sẽ tới sẽ có khi có các điều kiện thích hợp.
+ Khả năng là cái chưa có nhưng nó vẫn tồn tại dưới dạng mầm mống được thể hiện trong lòng hiện thực. Từ hiện thực đó mới xuất hiện khả năng có đủ điều kiện thích hợp nó sẽ trở thành hiện thực.
+ Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ cái tồn tại thực sự, cái đã tới đã có, hiện thực gồm có:
+ Hiện thực khách quan (hay là vật chất) tất cả những gì đang tồn tại độc lập với ý thức của con người.
+ Hiện thực chủ quan (hiện tượng tinh thần) nó cũng tồn tại nhưng tồn tại trong óc của con người: ví dụ như ý thức, tư duy.
b) Mối quan hệ biện chứng:
- Khả năng và hiện thực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó với nhau không tách rời luôn chuyển hóa lần nhau vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng còn khả năng sẽ biến thành hiện thực quá trình phát triển chính là quá trình trong đó khả năng biêns thành hiện thực còn hiện thực này do những quá trình phát triển nội tại của mình lại sinh ra các khả năng mới. Các khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực và cứ tiếp tục như thế mãi. Đó là quá trình vô tận.
- Mỗi sự vật trong những điều kiện nhất định có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.
+ Ngoài một số khả năng vốn có sự vật trong những điều kiện nhất định khi có thêm những điều kiện mới bổ sung thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới.
+ Bản thân các khả năng không phải là không thay đổi.
+ Không phải tất cả các khả năng đều tất yếu trở thành hiện thực trong những điều kiện nhất định có khả năng tất yếu trở thành hiện thực nhưng cũng có khả năng không trở thành hiện thực.
+ Khả năng trở thành hiện thực trong tự nhiên và trong xã hội là khác nhau.
+ Trong tự nhiên khả năng biến thành hiện tưực chủ yếu là tự phát nó phụ thuộc vào các điều kiện khách quan.
- Trong lĩnh vực xã hội bên cạnh các điều kiện khách quan khả năng muốn trở thành hienẹ tưực còn cần có các điều kiện chủ quan tức là hoạt động tưực tiễn của con người ở đây khả năng không bao giờ tự nó biến thành hiện thực mà không có tham gia của con người. Hoạt động ý thức của conngười trong đời sống xã hội có vai trò rất to lớn để biến khả năng thành hiện tưực họ có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự biến đổi của khả năng thành hiện thực có thể điều khiển cho hiện thực phát triển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra những điều kiện thích ứng.
2. ý nghĩa:
- Chống quan điểm tách rời giữa khả năng và hiện thực vì nếu không thì hoạt động thực tiễn sẽ không thấy được khả năng tiền năng của sự vận động và phát triển, không thúc đẩy cho khả năng trở thành hiện thực.
- Chống lẫn lộn giữa khả năng và hiện thực phải phân biệt sự khác nhau giữa chún nếu không trong hoạt động thực tiễn sẽ rơi vào ảo tưởng hành động phiêu luư trái quy luật. Muốn cải tạo thực tiễn phải đưa vào cái hiện có chứ không phải dựa vào cái chưa có.
- Trong xã hội bên cạnh vai trò của nhân tố khách quan đòi hỏi phải phát huy tối đa, năng động nhân tố chủ quan nhằm biến khả năng nhanh chóng thành hiện thực, khả năng trở thành hiện thực khi có đủ điều kiện cho nó, do đó phải tạo điều kiện cho khả năng nhanh chóng trở thành hiện thực theo mục đích có lợi cho con người.
- Trong sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng có nhiều khả năng khác nhau có thể phòng ngừa loại bỏ những khả năng có hai cho sự phát triển của sự vật hiện tượng./.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top