ketoantin
Câu 1- Hãy trình bày các phương pháp theo dõi công nợ. Ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp. Theo Anh, Chị, phần mềm Vietsun cho phép đơn vị theo dõi công nợ theo những phương pháp nào? Ưu và nhược điểm của phần hành kế toán công nợ của phần mềm Vietsun.
Quản lý theo hóa đơn
- Ưu điềm: theo dõi được chi tiết của từng lần mua bán hàng, biết được thời hạn thanh toán, khi có việc nhập xuất trả lại hàng, hay giảm giá, chiết khấu biết được trên hóa đơn nào từ đó có thể dễ dàng quản lý khoản nợ trên hóa đơn đó.
- Nhược điểm: không theo dõi được tổng công nợ của từng khách hàng và nhà cung cấp, không tổng hợp được danh sách những khách hàng, nhà cung cấp giao dịch với doanh nghiệp, không thể theo dõi được khách hàng nào thường thanh toán chậm từ đó khó có thể đề ra được điều khoản phù hợp cho từng khách hàng đó.
Quản lý theo từng mặt hàng:
- Ưu điểm: biết được hàng hóa nào bán chạy nhất, và nhu cầu của doanh nghiệp về hàng hóa nào là nhiều nhất, theo dõi được ở mặt hàng nào thường xuyên thanh toán trễ hạn, và xác đinh nguyên nhân của việc này là do tính chất hàng hóa hay là do các nguyên nhân khách quan khác từ đó có thể đưa ra các điều khoản, biện pháp hợp lý nhằm khuyến khích, khắc phục.
- Nhược điểm: không tổng hợp được danh sách những khách hàng, nhà cung cấp giao dịch với doanh nghiệp, không theo dõi được tình hình thanh toán của từng khách hàng, nhà cung cấp, từ đó khó có thể đề ra được điều khoản phù hợp cho từng khách hàng đó, khó theo dõi được công nợ khi có viêc nhập xuất hàng trả lại hay giảm giá, chiết khấu trên từng hóa đơn, hợp đồng.
Quản lý theo hợp đồng:
- Ưu điểm: theo dõi được tình hình công nợ trên từng hợp đồng mua bán với khách hàng, nhà cung cấp.
- Nhược điểm: không tổng hợp được danh sách những khách hàng, nhà cung cấp giao dịch với doanh nghiệp, không theo dõi được tình hình thanh toán của từng khách hàng, nhà cung cấp, từ đó khó có thể đề ra được điều khoản phù hợp cho từng khách hàng, nhà cung cấp đó, không quản lý được thời hạn thanh toán,
Quản lý theo hạn thanh toán
- Ưu điểm: theo dõi đc thời hạn thanh toán, biết được những hóa đơn nào sắp hết hạn hay quá hạn để có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.
- Nhược điểm: không tổng hợp được danh sách những khách hàng, nhà cung cấp giao dịch với doanh nghiệp, khó theo dõi được tình hình công nợ của từng khách hàng, nhà cung cấp, từ đó khó có thể đề ra được điều khoản phù hợp cho từng khách hàng đó, khó theo dõi được công nợ khi có viêc nhập xuất hàng trả lại hay giảm giá, chiết khấu trên từng hóa đơn, hợp đồng.
Quản lý theo khách hàng, nhà cung cấp
- Ưu điểm: tổng hợp được danh sách những khách hàng, nhà cung cấp giao dịch với doanh nghiệp,từ đó có thể theo dõi tình hình thanh toán công nợ 1 cách dễ dàng của từng khách hàng, nhà cung cấp.
- Nhược điểm: khó theo dõi được công nợ trên từng hóa đơn hợp đồng khi có việc nhập xuất hàng trả lại hay giảm giá, chiết khấu.
Ø Phần mềm Vietsun cho phép đơn vị theo dõi công nợ theo hạn thanh toán, theo khách hàng, hợp đồng, hóa đơn.
Ưu điểm:
- Nhanh gọn, tiện ích,tiết kiệm thời gian, khối lượng công việc giảm
- Dễ đối chiếu công nợ.
- Cho phép người sử dụng chọn lựa phương pháp theo dõi công nợ
- Thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát được công nợ của khách hàng
Hạn chế:
- Dễ xảy ra sai sót nghiệp vụ
Câu 2- Hãy trình bày các phương pháp tính khấu hao theo quy định hiện nay, điều kiện áp dụng (theo quy định từ phía kế toán lẫn thuế). Theo anh, chị, những ưu điểm và hạn chế của phần mềm Vietsun khi theo dõi khấu hao tài sản cố định của đơn vị là gì? Phương pháp khắc phục.
Theo thông tư 203 về quy định trích khấu hao:
- Co 3 phương pháp tính khấu hao: phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm .
-Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
c. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ và thay đổi về cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp đối với TSCĐ cần thay đổi phương pháp khấu hao và mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao tối đa không quá hai lần trong quá trình sử dụng và phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Đối với phần mềm Vietsun:
Ưu điềm: phần mềm vietsun cho phép tính khấu hao theo từng tài sản cố định theo từng bộ phận sử dụng, từng tháng, , tự động trích khấu hao TSCĐ, tự động phân bổ, kết chuyển chi phí cuối kỳ, cho phép theo dõi số dư trên từng tài sản một cách nhanh chóng, tiện lợi, chính xác.
Nhược điểm: phần mềm Vietsun chỉ cho phép tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng nên không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ khác nhau và không tránh khỏi hiện tượng hao mòn vô hình do không lường hết sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ.
Khắc phục: Vietsun có thể xây dựng thêm các phương pháp tính khấu khao khác ( khấu hao theo sản lượng, số lượng và khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh) để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của DN.
Câu 3- Thế nào là tài khoản đồng cấp? Tác dụng của việc khai báo thuộc tính tài khoản đồng cấp khi sử dụng phần mềm Vietsun.
Công ty thương mại Minh Anh có các khoản chi phí trả trước thường xuyên phát sinh bao gồm: chi phí công cụ dụng cụ, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Đơn vị có nhu cầu theo dõi chi phí trả trước, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chi tiết theo từng phòng ban phát sinh bao gồm:
Bộ phận bán hàng: Cửa hàng bán hàng số 1 và cửa hàng bán hàng số 2
Bộ phận quản lý doanh nghiệp: phòng kế toán, phòng giám đốc, phòng nhân sự.
Yêu cầu: đơn vị sẽ áp dụng thuộc tính đồng cấp như thế nào để khai báo chi tiết cho các tài khoản 142, 641, 642 nhằm thỏa mãu nhu cầu sử dụng thông tin tại đơn vị.
Thông tin bổ sung:
Hiện tại chi phí bảo hiệm tại đơn vị được theo dõi trên các tài khoản: 64181- chi phí bảo hiểm của bộ phận bán hàng và 64281- chi phí bảo hiểm của bộ phận quản lý doanh nghiệp
1421: chi phí trả trước BPBH
14211: CCDC cần phân bổ cho BPBH
142111: CCDC cần phân bổ cho BPBH ở cửa hàng 1- 641311
142112: CCDC cần phân bổ cho BPBH ở cửa hàng 2- 641312
14212: Sửa chữa TSCĐ cần phân bổ cho BPBH
142121: Sửa chữa cần phân bổ cho BPBH ở cửa hàng 1- 641711
142122: Sửa chữa cần phân bổ cho BPBH ở cửa hàng 2- 641712
1422: Chi phí trả trước BPQL
14221: CCDC cần phân bổ cho BPQL
142211: CCDC cần phân bổ cho phòng kế toán - 642311
142212: CCDC cần phân bổ cho phòng giám đốc – 642312
142213: CCDC cần phân bổ cho phòng nhân sự - 642313
14222: Sửa chữa cần phân bổ cho BPQL
142221: Sửa chữa cần phân bổ cho phòng kế toán - 642711
142222: Sửa chữa cần phân bổ cho phòng giám đốc - 642712
142223: Sửa chữa cần phân bổ cho phòng nhân sự - 642713
641311: Chi phí CCDC cho BPBH ở cửa hàng 1
“ Tương tự cho máy cái sau”
“-“ là ký hiệu đông cấp nha.
Tài khoản đồng cấp
“Cấp” là các đối tượng chi tiết ở các cấp khác nhau. “Đồng” nghĩa là giống nhau
Nhóm Tài khoản đồng cấp được hiểu một cách đơn giản là nhóm các tài khoản có theo dõi chi tiết các đối tượng (mở sổ chi tiết) giống hệt nhau.
Ví dụ: TK 1561: bạn phải mở chi tiết là mặt hàng A, mặt hàng B, mặt hàng C. TK 5111 bạn cũng mở chi tiết để theo dõi là mặt hàng A, mặt hàng B, mặt hàng C. -> Như vậy chúng tôi cho rằng TK 1561 và TK 5111 đồng cấp
Tác dụng của việc khai báo thuộc tính tài khoản đồng cấp khi sử dụng phần mềm Vietsun.
Trong chương I, chúng ta đã phân biệt khái niệm “Kế toán tài chính” và “Kế toán quản trị”, nếu phần mềm kế toán chỉ cung cấp được thông tin cho kế toán tài chính thì như vậy mới đáp ứng được một nửa. Trong thực tế thông tin kế toán quản trị rất quan trọng với doanh nghiệp
Ví dụ: Cuối kỳ (tháng, quý, năm) bạn không chỉ muốn biết lợi nhuận thu được là 200 triệu mà còn rất muốn biết trong tổng số 200 triệu đó những mặt hàng, dịch vụ nào có lãi (lỗ) là bao nhiêu? Vì có thể trong danh mục hàng hoá, dịch vụ mà bạn kinh doanh sẽ có những mặt hàng, dịch vụ có lợi nhuận âm -> nếu chỉ nhìn vào con số 200 triệu bạn sẽ không đánh giá được.
-> Như vậy xây dựng nhóm tài khoản đồng cấp sẽ giúp bạn theo dõi chi tiết doanh thu, chi phí và lãi lỗ cho từng mặt hàng, dịch vụ mà bạn kinh doanh.
Câu 4- Hãy trình bày trình tự ghi sổ theo hình thức Sổ nhật ký- sổ cái. Theo anh, chị, hình thức này có phù hợp cho việc vi tính hóa công tác kế toán hay không? Tại sao?. Hãy lực chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với việc ứng dụng phần mềm vào công tác kế toán.
Hình thức nhật ký- sổ cái: các nghiệp vụ kinh tế- tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký- sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký- sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kể toán cùng loại.
Trình tự:
1- Hằng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kể toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dung làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký- Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại ( Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kể toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ nhật ký- Sổ cái được dung để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
2- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký- Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng ( đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng ( cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật Ký- sổ cái.
3- Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng ( cuối quý trong Số nhật ký- Sổ cái phải đảm bảo:
tổng số tiền của cột phát sinh ở phần nhật ký = tổng số phát sinh nợ của tất cả các tài khoản = tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản.
Tổng số dư nợ các tài khoản = tổng số dư có các tài khoản.
4- Các sổ, thẻ kết oán chi tiêt cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng, Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký- sổ cái.
Số liệu trên Nhật ký- Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Việc lựa chọn hình thức này không phù hợp với hình thức vi tính hóa vì việc ghi chung sổ nhật ký và sổ cái sẽ không đối chiếu được số phát sinh trong kỳ và số phát sinh cuối kỳ
Việc mở sổ nhật ký chung- sổ cái chung khiến đây là quyền sổ tổng hợp duy nhất, khó phân công công tác.
Người ta sử dụng ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính nên tổ chức kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung: là hình thức kế toán được sử dụng rộng rãi ở các đơn vị có quy mô lớn và đã sử dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán. Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để ghi vào 2 sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là Sổ Nhật Ký chung và Sổ Cái. Tách rời việc ghi chép tổng hợp với ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào 2 loại sổ là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Cuối tháng phải lập Bảng Cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép ở các tài khoản tổng hợp. Với cách thức này, sau khi nhập nghiệp vụ dựa theo chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, các thông tin được nhập vào các sổ chi tiết và sổ kế toán tổng hợp
Câu 5- Kế toán thủ công: thế nào là hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết? Tác dụng của việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết?
Kế toán máy: hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết? Đặc điểm của hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết tác động đến rủi ro của công tác kế toán như thế nào?
khi có 1 NV kinh tế phát sinh
Kế toán chi tiết thì phải ghi rõ ràng, chi tiết ( ví dụ : bạn phải mở chi tiết cho TK 152 như 1521, 1522, 1523....)
Kế toán tổng hợp thì chỉ cần ghi số tổng là được rồi ( chỉ cần theo TK 152 thui, ko cần quan tâm tới TK chi tiết 1521, 1522, 1523...). Nếu kế toán tổng hợp muốn biết chi tiết thì phải...alo hỏi kế toán chi tiết thui!
Kế toán thủ công
Hạch toán tổng hợp: hạch toán trên sổ tổng hợp và hạch toán theo tk cấp một.là việc định khoản, ghi sổ kế toán: nhật ký chung, sổ cái tài khoản,chứng từ ghi sổ,…tổng hợp từ những sổ chi tiết lại
Hạch toán chi tiết: giành cho kế toán chi tiết, hạch toán theo tài khoản chi tiết đang theo dõi., ghi cụ thể hóa cái đã ghi sổ tổng hợp: sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết hàng hoá, . ghi cụ thể những tài khoản để theo dõi chi tiết: vật tư, hàng hoá, công nợ,...
Tác dụng của việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết: . xuất phát từ chứng từ gốc -> sổ chi tiết -> tổng hợp để dễ so sánh, đối chiếu giữa số liệu trên các sổ, số liệu được theo dõi một cách chính xác, cụ thể theo từng đối tượng, có thể nắm bắt rõ tình hình của tài khoản để đối chiếu kiểm tra một cách chính xác, nhanh chóng.
Kế toán máy:
Hạch toán tổng hợp: là khi nghiệp vụ xảy ra chỉ cần hạch toán vào phần hành liên quan, các sổ khác tự động được liên kết với nó.
Hạch toán chi tiết: là hạch toán vào tk chi tiết nhất.
tất cả các chứng từ phát sinh sau khi cập nhật sẽ tự động được tách ra từng định khoản và cập nhật vào sổ trong máy tính, không phải tách ra từng định khoản giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết vì phần mềm sẽ tự động làm phần này.
Kế toán máy nhanh chóng và tiện lợi hơn so với kế toán thủ công vì không phải hạch toán riêng giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, tuy nhiên điều này cũng dễ làm kế toán máy gặp phải sai sót vì không được đối chiếu số liệu mà chỉ nhập 1 lần duy nhất vào lúc ghi định khoản.
Câu 6- Nêu ngắn gọn nội dung các phương pháp sửa sai sổ kế toán trong điểu kiện tổ chức kế toán thủ công. Nguyên tắc quan trọng của sửa sai sổ kế toán là gì?.
Trong các phương pháp nêu trên, phương pháp nào được áp dụng khi đơn vị tổ chức công tác kế toán máy tính? Rủi ro của sửa sai kế toán trong môi trường máy tính? Hướng khắc phục.
Các phương pháp sửa sai sổ kế toán trong kế toán thủ công:
Phương pháp cải chính: dùng 1 đường gạch xóa bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung ghi sai, trên chỗ bị xóa bỏ ghi con số hoặc chứ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. áp dụng khi:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản.
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
Phương pháp ghi số âm ( phương pháp ghi đỏ): ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để hủy bút toán ghi sai, ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế. Áp dụng khi:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính.
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một Chứng từ ghi sỏ đính chính do kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký xác nhận.
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền.
Phương pháp ghi bổ sung: áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. phải lập chứng từ ghi sổ bổ sung để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
Nguyên tắc quan trọng trong sửa sai kế toán thủ công: không đươc tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai.
Kế toán bằng máy tính: sửa chữa khi ghi sổ kế toán thực hiện theo phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi bổ sung.
Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy tính.
Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sữa chữa trực tiếp và sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót
Sai sót trong thực hiện máy không có chứng từ ghi bổ sung hoặc chứng từ ghi sổ đính chính đi kèm nên không thể xác minh được tính chân thật, cũng không thấy được dấu vết thông tin, số liệu ghi sai trên sổ.
Câu 7- Tác dụng của cột “chứng từ” trong hình thức kế toán thủ công, nguyên tắc ghi nhận thông tin lên cột này, cho thí dụ minh họa.
Phần thông tin chứng từ trong tổ chức kế toán máy có khác biệt gì so với tổ chức kế toán thủ công? Vietsun khắc phục hạn chế này bằng cách nào? Hiệu quả?
Kế toán thủ công:
tác dụng của cột chứng từ là công cụ, bằng chứng để đối chiếu với số liệu ghi trọng sổ kê toán
Ví dụ : nghiệp vụ xuất sản phẩm đi bán thì chứng từ cần dùng ở đây là Phiếu Xuất Kho. Trong phiếu này sẽ ghi các thông tin về tên, mã vật tư, số lượng yêu cầu, số lượng thực xuất, đơn giá, thành tiền để dùng làm căn cứ ghi nghiệp vụ xuất bán sản phẩm.
Thông tin chứng từ trong kế toán máy được liệt kê trong mỗi nghiệp vụ
Trong hình thức kế toán thủ công, chứng từ là căn cứ để ghi nhận nghiệp vụ. Với số nhật kí chung là chứng từ sau cùng căn cứ ghi sổ,còn sổ cái và các sổ chi tiết cột chứng từ được ghi tương ứng với từng nghiệp vụ. Do đặc thù của kế toán sổ chứng từ trên sổ chi tiết, nhật kí chung và sổ cái là khác nhau tùy theo bản chất của từng nghiệp vụ cho thấy được căn cứ để ghi nhận nghiệp vụ là gì.
Trong hình hình kế toán máy, khi nghiệp vụ đầu vào được nhập thì số liệu sẽ tự động đi vào các sổ nhật kí và chi tiết và sổ cái, cột chứng từ chỉ được nhập một lần khi nhập l
Câu 8- Phân công, phân nhiệm trong tổ chức kế toán tay được tiến hành như thế nào? Khác biệt của công việc này đối với tổ chức kế toán máy tính? Khắc phục hạn chế của tổ chức kế toán máy tính về phân công phân nhiệm được giải quyết như thế nào? Cho thí dụ.
§Với vai trò và quyền hạn của mình, Kế toán trưởng sẽ thực hiện phân công công việc và trách nhiệm cho các kế toán viên;
Nội dung hạch toán tại một doanh nghiệp bao gồm nhiều phần hành cụ thể phải được phân công cho nhiều người thực hiện. Mỗi người thực hiện một số phần hành nhất định dưới sự điều khiển chung của kế toán trưởng. Các phần hành kế toán có mối liên hệ với nhau nên việc phân công cần đảm bảo tính khoa học và có sự tác động qua lại để cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ kế toán của doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp thường tổ chức thành các phần hành sau:
ü Phần hành kế toán lao động - tiền lương.
ü Phân hành kế toán vật tư - tài sản cố định.
ü Phân hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
ü Phân hành kế toán thanh toán.
ü Phần hành kế toán tổng hợp (các phần hành kế toán còn lại và lập báo cáo kế toán).
Trong một doanh nghiệp thực hiện việc ghi nhận nghiệp vụ bằng kế toán tay thường sẽ có 2 kế toán trở lên, mỗi người phụ trách một phần hành kế toán riêng như bán hàng, kế toán kho, kế toán tiền , thuế…Mỗi kế toán sẽ quản lý các chứng từ và sổ sách liên quan đến phần hành kế toán đó và không nắm sổ sách của các phần hành còn lại. Chỉ có kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp là người nắm một cách tổng quát toàn bộ chứng từ sổ sách
Trong kế toán máy nguyên tắc phân công phân nhiệm có thể không được đảm bảo do một người có thể phụ trách một lúc nhiều mảng, mỗi nhân viên kế toán sẽ được giao cho 1 số phần hành để nhập liệu, theo dõi và quản lý. Trong bộ máy kế toán máy, mỗi nhân viên sẽ có 1 user sử dụng và chỉ theo dõi được phần mình quản lý, chỉ có kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp mới có thể nắm bắt tổng quát toàn bộ chứng từ sổ sách.
Khi tổ chức bộ máy kế toán máy, cần quy định rõ ràng các mối quan hệ trong bộ phận kế toán trong việc chỉ đạo, kiểm tra, báo cáo, xây dựng các phần hành kế toán và quy định mối quan hệ giữa các phần hành kế toán trong quá trình xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin. Việc xác thực các phần hành kế toán phụ thuộc vào chu trình nghiệp vụ, khối lượng dữ liệu. Bố trí nhân sự trong bộ phận kế toán vào từng phần hành kế toán theo đúng các chức năng đã được xác định. Tùy theo số lượng nhân viên dự kiến mà mỗi nhân viên có thể đảm nhiệm 1 hay nhiều phần hành kế toán. Mỗi chức năng hay cá nhân cần có 1 bảng mô tả công việc, điều này giúp cho nhân viên kế toán có thể hoàn thành tốt vai trò của mình.
Câu 9- Hãy nêu tác dụng của các sổ nhật ký đặc biệt (trong hình thức sổ kế toán Nhật ký chung) và bảng tổng hợp chứng từ gốc (trong hình thức Chứng từ ghi sổ)?. Vai trò của các sổ này đối với đơn vị có ứng dụng phần mềm kế toán có khác biệt gì không? Tại sao?.
Có 5 loại Sổ nhật ký Đặc biệt
1/ NK thu tiền
2/ NK chi tiền
3/ NK Mua hàng chịu - 331
4/ NK Bán hàng chịu - 131
5/ NK ký chung
Dùng dể theo dõi tổng hợp
Đặc biệt ở chỗ là nó phân loại rõ ràng các nghiệp vụ PS
Các nghiệp vụ ghi vào NKĐB thì không ghi vào NKC, nhưng cuối kỳ, lấy số liệu ở các NKĐB để ghi vào NKC. Bước làm NKĐB là để theo dõi và giàm việc ghi chép vào NKC một số nghiệp vụ thu chi, bán hảng mua hàng nợ.
Bảng này được dùng trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và nhật ký - sổ cái. Được dùng để tổng hợp các chứng từ kế toán có cùng nội dung kinh tế ( phiếu thu; phiếu chi; phiếu xuất, phiếu nhập.....) phát sinh nhiều lần trong ngày hoặc định kỳ 1 - 3 ngày, là căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - sổ cái và sau đó được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan ( đôí với hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái)
Đối với hình thức chứng từ ghi sổ, được dùng làm căn cứ để lập các chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Đối với kế toán máy thì các loại sổ này không có tác dụng
Câu 10- Theo anh, chị, mục tiêu của môn học “Phần mềm kế toán” trong chương trình học của sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán là gi? Có ý kiến than phiền rằng hạn chế của các sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán là không có khả năng sử dụng ngay lập tức phần mềm kế toán của công ty khi được nhận vào làm việc. Anh, chị nhận xét thế nào về ý kiến này?.
A. Mục tiêu của môn học (course objectives)
Mục tiêu của môn học là:
1. Hiểu và tổ chức dữ liệu kế toán trên phần mềm kế toán cụ thể.
2. Nhập liệu các số liệu kế toán trên các chứng từ kế toán gốc vào phần mềm kế toán.
3. In các sổ kế toán.
4. In các báo cáo tài chính hiện hành và các báo cáo kế toán khác
5. Đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu kế toán.
B. Kết quả đạt được sau khi học môn này (learning outcomes)
Sau khi học xong môn học này, SV có các kỹ năng:
1. Biết được cách thức tổ chức dữ liệu kế toán, thuận tiện phục vụ cho việc tổng hợp, phân tích thông tin số liệu kế toán và lập các sổ sách, chứng từ, báo cáo kế toán.
2. Nhập liệu đúng các số liệu kế toán trên các chứng từ kế toán gốc vào phần mềm kế toán
3. In được báo cáo tài chính, các báo cáo kế toán khác và các sổ sách kế toán theo đúng yêu cầu quy định kế toán hiện hành.
4. Thành thạo kỹ năng phân quyền cho các nhân viên kế toán tương ứng với các phần hành kế toán và chức năng, nhiệm vụ của từng người.
5. Thành thạo kỹ năng bảo mật và đảm bảo tính an toàn dữ liệu kế toán thông qua các công cụ của phần mềm kế toán cụ thể.
6. Biết được các tiêu chuẩn để lựa chọn một phần mềm kế toán có chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu của bộ tài chính và nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
7. Hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top