Chap 7

Quay đi ngoảnh lại bây giờ đã học kỳ II cùng với đó là Không khí gần Tết trở nên nhộn nhịp hẳn. Lớp nó thì ai nấy đều nôn nao mong sao cho những bữa học cuối cùng qua nhanh. Trên lớp thì hầu như chả có đứa nào học bài cũ. Mỗi khi cô kiểm tra miệng thì các bạn cứ nhốn nhào cô lên, có vài đứa gần như gào thét để tránh cuộc kiểm tra. 

-      Cô, gần tết rồi để bữa sau đi cô – giọng thằng Đăng háp oang oang.

-      Thôi mà cô, để qua Tết đi cô – nhóm của thằng Ta hưởng ứng

-      …

Năng nỉ ỉ ôi một hồi cô cũng chịu buông tha. Hầu như môn nào cũng vậy, giáo viên nào yêu cầu kiểm tra miệng thì cả lớp đóng bộ mặt thảm, bịa lý do trên trời dưới đất để mà thoát nạn.

Tiếng trống cuối cùng cũng đã đến, lớp nó rò reo om tỏi cho kì nghỉ Tết Nguyên Đán. Hòa vào đó là tiếng la hét của các bạn trẻ ở nhiều khối lớp khác. Nhóm của nó thì qua nhà Mèo để hội ý về việc hưởng cái Tết như thế nào. Bàn qua, bàn lại một hồi cuối cùng cũng đi đến thông nhất đi hội chợ ở cung thiếu nhi ở tỉnh.

Nó về nhà với tâm trạng cũng không mấy rạng rỡ cho lắm. Tết nay nó còn phải trải qua ải dọn dẹp nhà cửa rồi mới tự do thoải mái được. Nó cũng ghét dọn dẹp lắm, cứ mỗi năm ba nó lại thay đổi phong cách nhà cửa một lần. Hết sơn phòng đến bài trí nhà cửa, hầu như năm nào chả giống năm nào. Và nhiệm vụ của nó vẫn là lau kính, lau tủ, lau máy quạt hoặc có cái gì lau được là nó đều lau cả.

Mọi năm trước khi lau nhà thì ông anh của nó hay bày trò. Ổng thường kêu nó ngồi lên miếng giẻ và kéo lê đi khắp nhà. Cái vụ này coi bộ cũng sáng tạo, vừa chơi, vừa làm nên nó hào hứng lắm. Kéo lê được một đoạn ổng ôm cua gắp khiến nó ngã va phải vách tường, đầu sưng lên một cục rõ to. Kết thúc cuộc chơi là tiếng mẹ la ổng. Nó thì khóc, ổng thì cười ha hả. Và đó là lần cuối cùng nó chơi trò đó với ông anh.

Năm nay dường như lịch sử lại tái diễn khi ông anh cầm miếng giẻ giơ giơ trước mặt nó.

-      Ê Tý, lau nhà không ? – ông cười sằng sặc

-      Rãnh quá, hại tui nữa àh – nó nheo mày đáp

-      Không có, vui lắm.

-      Vui ông chơi mình đê.

Ngoài đường, già trẻ, gái trai, trẻ con gương mặt ai nấy đều ánh lên niềm phấn khởi. Một mùa xuân ấm áp đã đến. Đối với nó thì mùa xuân ấm áp cả bên ngoài lẫn bên trong lòng nó. 

Như thường lệ thì mùng một hằng năm nó phải đi tảo mộ với gia đình, sau đó thì thăm họ hàng bên ngoại. Năm nào cũng vậy đâm ra hơi chán. Phơi nắng cả buổi sáng cuối cùng cũng yên vị ở nhà. Tối đến cả nhà lại quây quần sát phạt nhau. Tết năm nay bình yên thật, nó yêu cái cảm giác này, cảm giác ấm cúng thân thuộc.

          Sáng nay nó dậy rất sớm, chau chuốt từng cọng tóc, ngắm nghía mình một hồi lâu trong gương. Coi chừng đã ổn, nó cuốc bộ xuống nhà Mèo như đã hẹn. Vừa đến nơi thì chưa gì đã thấy thằng Sơn cùng con Mèo yên vị trong nhà. Vừa bước chân vào thì Mèo đứng chặn cửa đợi sẵn

-      Lì xì, Hoàng – mèo vừa nói vừa xòe tay ra

-      Ớ…, gì

-      Lì xì chứ gì, ông Sơn nữa – vừa nói vừa quay qua thằng Sơn đang ăn hạt dưa.

-      Oh chúc gì i tui lì xì cho

-      Oh, chúc Hoàng năm mới vui vẻ, đẹp trai, học giỏi, ….

-      Thấy tội tui lì xì cho nè – nó rút tờ 2 ngàn mới toanh.

-      Cảm ơn Hoàng nhen – quay qua thằng Sơn – tiền lì xì ông đâu

Mới xong một người thì Mai, Phương, vừa tới vừa vào vừa chúc tới tắp. Thôi thì tiền 2 ngàn cũng nhiều, phát cả nhóm cũng được. Ướm chừng đông đủ, cả nhóm bắt đầu khởi hành đến cung thiếu nhi. Ngoài đường sắc vàng khắp nơi, từ trong nhà cho đến ngoài sân, từ trong hẻm cho đến đường cái đâu đâu cũng thấy. Con đường hôm nay nó nhộn nhịp hẳn. Thỉnh thoảng có tiếng động cơ “tạch tạch” của những chiếc xe lam khiến nó nhớ đến tuổi thơ dữ dội.

Hội chợ càng ngày càng gần, từ xa có thể thấy những lá cờ với đầy đủ màu sắc khẽ bay trong làn gió xuân. Gởi xe xong xuôi, nó với thằng Đăng, Sơn đi mua vé vào cổng. Đang lưỡng lự mua vé nào cho phải, vì độ tuổi của nó bây giờ chẳng phải người lớn cũng chẳng phải trẻ em. Cũng thời đó, con trai đứa nào đứa nấy lùn xỉn, đứng chỉ tới tai mấy đứa con gái trong lớp.

-      Ê mua 3 vé trẻ em đi mày – thằng Đăng vừa nói vừa cười đê tiện.

-      Trẻ em cái đầu mày, cao hơn 1m2 mà, mua cho mày nha – nó quay sang thằng Đăng.

-      Mấy ông kia mua lẹ lên – vài bạn nữ nhốn nháo.

-      Ba ông mua vé 3 vé trẻ em đi, mua vé người lớn cho mấy đứa tui – Mèo vừa nói vừa cười tít mắt.

Cù nhây một hồi cuối cùng cũng mua vé người lớn hết. Gì chứ năm nay hội chợ đông nghẹt, già trẻ gái trai ai nấy đều về đây thì phải. Dọc hai bên lối vào hội trại, người ta bày bán đồ chơi đủ mọi thứ. Cũng may nó đã qua cái thời siêu nhân không thì cũng tiêu vào hết mấy thứ này. Vào sâu hơn tí thì có rất nhiều gian hàng trò chơi dọc theo hai bên đường. Tiếng chèo kéo, tiếng quảng cáo, ngoài ra còn nhiều tiếng đặc trưng của từng gian hàng. Gian hàng thì nhiều thật nhưng trò chơi bị trùng khá là nhiều. Xoay đi xoay lại thì cũng ném phi tiêu, ném lon, ném banh, không thì thả banh, thảy vòng ngoài ra còn có cả đặt bầu cua nữa.

Mọi người giờ đây đã chia nhau ra để chơi hết các gian hàng trong hội chợ này. Nó kéo em về một gian hàng nhỏ, nơi mọi người đang đứng chơi trò “thả bóng”. Những trái bóng bàn nhỏ được sơn đủ màu sắc tương ứng phía dưới là những ô màu, người chơi làm sao thả được trái bóng vào đúng màu của nó. Cái khó ở chỗ đoạn đường từ quả bóng lăn xuống đến ô màu là một rừng đinh được đặt sole sao cho thay đổi đường đi của bóng. Việc dự đoán đường đi hơi khó nên chỉ trông chờ vào sự may mắn.

-      Chơi trò này nha – nó ngỏ ý chỉ vào gian hàng

-      Ừa sao cũng được – em nép bên cạnh nó

-      Cô lấy con 3 trái…

Nhìn xung quanh thì thấy mấy đứa nhóc cũng chơi nhưng ngặt một nỗi là nó cứ định hướng theo đường thẳng, cứ y như thật. Nó thầm nghĩ sao bọn nhóc ngây thơ quá, thả như thế thì bóng sẽ đi theo đường zíc zắc mà lệch đi hết. Em nhường nó thả trước nên nó không ngần ngại tới luôn. Nó thả quả bóng màu đen cách ô màu đen vài ô khác. Vì như thế thì bóng sẽ hướng đến vị trí cần đến. Đúng là trò chơi khác những gì nó nghĩ, quả bóng nó cứ đi lung tung, hết sang trái rồi sang phải cuối cùng thì dừng lại kế bên ô màu đen.

-      Vậy mà cũng không vô – em đứng cạnh le lưỡi trêu nó

-      Không dễ ăn đâu – nó vò đầu, tóc rối tung

-      Nhìn người ta kìa – em vừa nói vừa hướng sang thằng nhỏ đang cầm bịch bánh

-      “Nghĩ sao vậy trời, thả vậy mà cũng vào nữa à, đời sao bất công thế” – nó thầm trách

-      Tại nó hên thôi, hơ hơ

-      Thấy gớm, giỏi thả trúng y – em nhìn nó tỏ vẻ thách thức

-      Trúng thì chịu gì nè! – nó cười đê tiện đáp lại

Quả bóng thứ hai chẳng khác quả bóng trước là mấy, nó đi lệch còn xa gấp mấy lần quả bóng trước. Em thì nhìn nó tủm tỉm cười. Còn một quả thôi thì nó cho em thả luôn.

-      Há há, cũng giống ai mà bày đặt chê người ta!

-      Thôi không chơi nữa, chơi trò khác – mặt em bí xị.

-      Há há…á…oái – đang cười hả hê thì bị em nhéo một cái rõ đau.

-      Cười nè, cười nè… - cứ mỗi lần như thế là mỗi lần em xiết chặt tay hơn.

Dẫn em qua gian khác, gian này bà con với gian trước cũng là trò thả banh. Ở đây thì mức độ phức tạp đã giảm đi nhiều, không có vật cản và chỉ có hai màu xanh đỏ, xanh thắng đỏ thua. Nó mua hai trái một cho em và một cho nó. Người thả trước đương nhiên là nó và người thất bại trước vẫn là nó. Em thì may mắn hơn. Không biết ma xui quỷ khiến thế nào mà quả bóng lại dừng đúng ô màu xanh. Gương mặt thì như bắt được vàng, em cười khì và khẽ tinh nghịch lườm kẻ thua cuộc.

Thôi thì coi như ngày hôm nay không may mắn với mấy trò hên xui. Không chơi nữa, nó cùng em đi vòng vòng cho hết các gian hàng. Đi vòng vòng cũng gặp lại bạn hiền, giờ đây trên tay tụi nó là bánh với nước ngọt. Nó thì cũng cầm trên tay lon nước phần thưởng khi nãy của em. Cũng may là có phần thưởng không thôi thì thằng Đăng thế nào cũng “sỉ nhục” nó. Ai chứ thằng này “cơ hội” lắm. Nhập hội với thằng Đăng, nó với em tiếp tục rong rủi hết một lượt nữa và dừng lại mua vé chơi lô tô. Tại đây là khu trung tâm và có lượng người tập trung đông nhất. Vé lô tô chi có 3 số mà con nào con nấy cách nhau cả chục số.

 "Con mấy gì ra…cờ ra con mấy” tiếng hô của người hô lô tô cứ lập lại và cả chục số đưa ra chẳng dính được một con. Cũng dễ gì trúng được mấy cái này thôi thì gom nhóm lại đi tận hưởng ngày Tết…

Coi bộ Tết năm nay cũng vui thật, được đi chơi cả ngày, được ăn uống thoải mái mà chẳng bị mẹ ca cẩm. Tiền mừng tuổi năm nay không nhiều nhưng nó và ông anh lại phải nuôi “con tinh thần” và ủng hộ quỹ “Tin học cho em” của net bà Can. Cái gì chứ Tết mà không gặp anh em chiến hữu thì cũng hơi buồn.

 Lại phải lết tấm thân gầy đi học và nó thì chẳng muốn rời cái giường nửa bước. Đúng là sau Tết có khác, lớp nó đi học trễ rất nhiều, cán bộ thì có vẻ đi sớm để chờ cơ hội bắt lỗi vạch tội tụi thường dân như nó. Giáo viên thì biết chắc tụi nó cũng chẳng học hành gì sau Tết. Mỗi khi giáo viên giở cuốn “Death note” ra là cả lũ nhốn nhào.

-      Tết mà cô…

-      Tết gì giờ này…

-      Còn mùng còn Tết mà cô…

-      Cô ơi, nhà em còn bánh tét, hết bánh tét mới hết tết cô ơi…

-      Cô...

Đủ mọi lý do trên đời của tụi nó để chỉ mong sao cho qua cái kiểm tra miệng, và tất nhiên nó cũng không ngoại lệ.

Cũng trong năm học kỳ II này nhóm tụi nó có dịp tung hoành nhiều hơn. Và tần suất gặp em cũng nhiều hơn hẳn. Ngoài nhảy “Au” thì nhóm nó thường hay đi nhà sách Tú Anh. Vào nhà sách chẳng phải xem sách mà cái mục đích chính của nó là chơi “nhà banh”. Nhà banh của nhà sách được đặt trên sân thượng nên thoáng mát hẳn, có hẳn bàn ghế để chờ đến lượt. Nhà banh không rộng lắm, chỉ hơn 10m vuông nhưng bên trong có hai cái cầu tuột đủ cho tụi nó tha hồ thác loạn.

Vừa bước vào trong thì nhóm các bạn nữ còn rụt rè nhưng sau loạt “pháo banh” của thằng Đăng, Sơn và nó thì đại chiến xảy ra. Một bên thằng Đăng và thằng Sơn đang xuống dưới lấy banh để chuẩn bị cho cuộc chiến thì bị các bạn nữ tấn công liên tục. Tiếng la, tiếng cười xen kẽ còn nó may mắn hơn vì núp trong trong rãnh cầu tuột.

Cảm thấy yên ắng, nó vừa ló đầu xem tình hình chiến sự thế nào thì ăn ngay qua banh vào mắt.

-      Bốp – nó ôm vội con mắt vừa trúng đạn.

-      Này thì núp hả con – tiếng thằng Đăng cười ha hả.

-      Bụp…bụp… - nó vừa cười là ăn ngay một trái ngay đầu và một trái ngay miệng.

-      Ha ha, cười hả con – nó ôm con mắt chọc quê thằng thương binh vừa rồi.

 Riêng thằng Sơn cũng trúng đạn nhưng không trúng chỗ hiểm nên vẫn tích cực gom đạn cho tụi nó. Bây giờ thì cả 3 thằng nằm gọn trong rãnh để tránh những loạt đạn dày đặc.

-      Kiểu này không ổn, tấn công đi – nó liếc mắt với chiến hữu

-      Đếm tới 3 xông lên nha – thằng Đăng thủ sẵn 2 trái banh và một bụng banh trong áo.

-      1….2….3..3..3 – Cả thảy 3 đứa tụi nó đứng dậy ném như mưa vào bên nhóm nữ.

Tiếng banh vút trong không khí làm cho tụi nó hăng máu, càng ném càng khí thế. Tụi nó nhảy ra khỏi chiến hào xuống “kho đạn” mà ném lấy ném để. Phe bạn nữ giờ đây tan rã, kẻ núp trong “ống cầu tuột”, kẻ núp sau lưng người khác. Ba thằng tụi nó phải dừng lại cuộc oanh tạc vì phe nữ đã có người ôm mặt là Mèo. Chẳng biết đứa nào lạc đạn mà bay thẳng vào mặt của Mèo thành thử cô nàng ôm mặt rơm rớm nước mắt.

-      Ế ế, xin lỗi nha Mèo, không cố ý, không cố ý – Nó gãi đầu cười trừ

-      Có sao không Mèo – thằng Đăng xen vào

-      Sao sao cái gì, trúng mắt rồi kìa – Mai lườm tụi nó

-      Quăng gì mà ác dễ sợ, ông Sơn á – em nhìn thằng Sơn trừng trừng

-      Cái gì…tui – Sơn tỏ vẻ ngạc nhiên

-      Thôi không sao đâu – Mèo vừa dụi mắt vừa nói

-      Thôi cũng gần hết giờ rồi, ra luôn đi…

 Thế là cuộc chiến kết thúc, tụi nó dắt nhau ra khỏi nhà banh. Mèo tuy ứa nước mắt nhưng vẫn cười toe. Điều nó ấn tượng với Mèo rất hay cười, có khi cười híp cả mắt. Tuy có tai nạn nhưng thật sự ai cũng cảm thấy vui, và thế là hứa hẹn với nhau gặp lại vào tuần sau. Nhưng việc trước hết bây giờ là nó phải hộ tống em về nhà.

-      “Kệ chở người đẹp mệt tí cũng không sao, hề hề”

 Sáng tuần kế tiếp, nhóm nó tập trung tại nhà Mèo rồi đi thẳng đến nhà sách Tú Anh. Mèo thì nhìn có vẻ tươi tắn dường như quên đi vụ tai nạn hôm trước. Cả nhóm gởi xe xong xuôi thì riêng nó với em ghé qua quán trà sữa gần đó để mua trà sữa. Có lẽ quán này là quán trà sữa đầu tiên trong thị xã nên có lẽ rất hút các bạn trẻ. Em mày mò một hồi lâu với cái menu trên tường thì nó đã lựa cho mình một ly trà sữa sơ ri. Mọi khi người pha trà là một chú đã đứng tuổi nhưng hôm nay là một người khác, trẻ hơn, đẹp hơn. Vì em gọi sau nên ổng pha cho nó trước. Sau khi bỏ vào bình trộn bột hương sơ ri, nước nóng, trà, nước đường, sữa thì ổng pha cho em của nó ly trà dâu.

-      Lắc cái bình dùm anh đi em - ổng chỉ vào cái bình trà sơ ri

-      Em…lắ..c…lắc hả anh – nó bất ngờ hỏi lại cho chắc

-      Uhm...

-      “Được không ta, thôi thử vậy!” – nó tặc lưỡi đánh liều

          Cái này trên phim ảnh thấy trong các quán bar mấy ông bartender cầm lắc dữ dội, nó nghĩ cũng đơn giản nên bắc trước làm theo. Nó cầm cái bình lên bằng một tay, cảm thấy khá nặng và nó bắt đầu lắc. Sang trái rồi sang phải rồi nguyên cái tay của nó bị nước trong cái bình đổ ra khiến nó rụt tay lại mà rớt luôn cái bình. Nguyên cái bàn pha chế bây giờ là cái bình trộn nghiêng ngã, nước bắn tung tóe. Nó như chôn chân một chỗ mà chẳng thốt nên lời, một phần vì tai tạn, một phần vì sợ ông anh pha chế kia sẽ làm gì nó.

-      Ối, đổ hết rồi - ổng đến lau chiến tích của nó

-      …

-      Để anh pha ly khác nha – nhìn nó cười tươi

-      Dạ dạ - nó gật đầu tắp lự và bất ngờ trước hành động của ổng

-      Trà dâu nha…

-      Dạ dạ - nó chẳng còn từ ngữ nào khác để giao tiếp

-      Cầm lắc như thế này này, nãy em cầm không chắc nên nó đổ ra - ổng vừa pha vừa hướng dẫn.

-      …. – thề có cỏ cây hoa lá là cho tiền nó cũng chẳng thử lần thứ 2.

 Cũng may ổng không tính tiền cái ly nó vừa làm đổ. Nó cũng quên luôn sự có mặt của em nảy giờ.

-      Tài lanh, không biết làm mà cũng bày đặt – em khẽ cau mặt lườm yêu nó

-      Ai biết, ổng kêu tui lắc, tui lắc chứ có biết gì đâu – nó than vãn

-      Cũng may ổng không lấy tiền ly ông làm đổ - vừa nói vừa mân mê ly trà sữa

-      Chắc tại tui đẹp… hê hê – nó đưa tay vuốt vuốt cái cầm ra chiều suy nghĩ

-      Ói, thôi đi lẹ đi ông…

 Tụi nó không lên nhà banh liền mà còn thăm thú đủ thứ. Khi lên thì cũng chẳng được chơi liền mà phải chờ nhóm khác hết giờ. Thôi thì cũng chẳng sao, tụi nó tản ra đủ hướng. Đứa thì nhìn trời trăng mây gió, đứa thì tụm ba tụm bảy tán dóc, nó thì xem xiếc khỉ trong lồng. Đợi thêm mươi phút nữa thì nhóm nó chẳng khác mấy đứa kia là mấy. Vừa vào đến nơi là tụi con gái đã ý kiến.

-      Ông Hoàng, ông Sơn, ông Đăng, 3 ông không có ném banh nữa nha 

-      Oh – ba thằng cười nham nhỡ, gì chứ vào nhà banh không ném banh thì hơi phí.

Nó vừa vào là dang tay, “gieo mình” xuống đống banh. Chưa dừng ở đó, nó vung tay vung chân kiểu tạo hình thiên thần. Đang say sưa tạo dáng trên đống banh thì bị thằng Đăng ném cho một trái rõ đau. Chưa dừng ở đó, một số nữ quái khác cũng hướng ứng với thằng Đăng mà ném nó tới tấp. Trước cơn mưa banh, nó lặn xuống đống banh trốn luôn. Thiệt là hết đỡ được với mấy cô này, miệng nói một đằng nhưng tay làm một nẻo, thành thử nó phải oằn lưng chịu trận.

Phía ngoài thì các diễn viên xiếc khỉ lúc trước vẫn chưa chịu đi mà đứng ngóng, thỉnh thoảng thì thầm vào tai nhau. Chẳng biết mấy chú ấy làm gì mà gọi thằng Sơn đá đá mấy trái banh tới. Nhóm nó có ba thằng nhưng nhìn thằng nào thằng nấy cũng bặm trợn, đầu tóc dài thòng, tay thì phì phèo điếu thuốc. Tuổi khoảng bằng nhóm tụi nó mà nhìn mặt cứ như muốn làm bố đời, ra vẻ giang hồ. Thằng lùn nhất trong nhóm nhuộm tóc vàng hoe thò tay qua khe cửa vào nhà banh, nhặt trái banh gần đó nhằm vào thằng Đăng mà ném. Nó cũng chẳng hiểu chuyện gì xảy ra với thằng Đăng cùng ba thằng này. Thằng Đăng không nói gì chỉ nhìn chầm chầm vào thằng tóc vàng vừa ném banh vào nó.

 Cả nhóm vẫn tiếp tục chơi như chưa từng xảy ra điều gì nhưng nó thì chắc chắn rằng chuyện không dừng lại ở đây vì khi vừa bước ra khỏi nhà banh thì 3 thằng hồi nãy đã chặn lối đi xuống cầu thang. Em đứng phía sau nó nắm hờ cái áo. Nó đưa măt nhìn em ra chiều sẽ chẳng sao đâu vì đối tượng của nó bây giờ là thằng Đăng. Nó chẳng nghe rõ 3 thằng đó nói gì với thằng Đăng hay tự nó độc thoại nữa vì vị trí của nó đứng khá xa và an toàn. Kết thúc cuộc nói chuyện là một cú đạp ngay bụng của thằng tóc vàng vào giữa bụng thằng Đăng. Nó cùng với Phương vội lao tới kéo thằng Đăng lùi về phía sau. 3 thằng kia vừa nhìn vừa hếch cầm bước xuống cầu thang.

Khỏi phải nói, thằng Đăng đang ức chế liền chửi đổng vài câu trong khi bọn con gái đang chen nhau hỏi han sự việc cùng vài lời nói an ủi. Tụi nó chưa về vội mà còn đợi bọn kia về trước vì sợ sẽ chặn đường đánh hội đồng. Điều đó có vẻ là tốt nhất mà tụi nó có thể làm lúc bấy giờ. Tụi nó đang ở dưới này, lạ nước lạ cái, manh động chỉ có thiệt. Đợi một lúc thì tụi nó xuống ra về. Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy tụi nó đâu nên xe cũng yên tâm lăn bánh. Trông em có vẻ sợ sệt khi cứ nắm lấy cái áo của nó mãi không buông trong khi nó cũng chẳng khá hơn là mấy. Mấy cái vụ đấm đá này thì nó nhát lắm, nếu có bị đánh thì nó cũng chịu trận để bọn kia thõa mãn cơn “dục vọng”.

 Vừa mới đi tới ngã năm thì lại gặp ngay 3 thằng hồi nãy. Lần này thì chỉ trỏ vài cái rồi phóng đi biến mất dạng. Tụi nó về mà đứa nào đứa này mặt mày ủ rũ trái ngược với tuần trước. Thôi thì tạm biệt em về nhà nghỉ dưỡng. Chỉ tội mỗi thằng Đăng là ra khỏi nhà không coi ngày.

Và đó là lần cuối cùng nó đi chơi nhà banh…!!!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: