kết hợp hài hòa các lợi ích là 1 nguyên tắc cơ bản
Câu 8: Vì sao kết hợp hài hòa các lợi ích là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý tổ chức?Những hình thức và biện pháp chủ yếu để thực hiện nguyên tắc này trong quản lý KT ở VN hiện nay?
Trả lời:
Lợi ích là linh hồn của cơ chế vận hành trong quản lý. Quản lý thực chất là quản lý con người, tổ chức có hiệu quả lao động của con người. Con người có những nhu cầu và lợi ích nhất định. Lợi ích vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của con người. Do đó, trong quản lý phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực và sáng tạo của họ.
Nội dung của nguyên tắc: phải kết hợp hài hòa các lợi ích có liên quan đến hoạt động của tổ
chức trên cơ sở đòi hỏi của các quy luật khách quan để tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động của con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Trong nền KT hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay có nhiều lợi ích cần được thỏa mãn (lợi ích cá nhân, tập thể, XH...). Do vậy, việc kết hợp hài hòa các lợi ích phải được xem xét và đề ra ngay từ khi xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch KT-XH, trong quá trình quản lý đến khâu phân phối và tiêu dùng. Quan điểm lợi ích KT là quan điểm về mục tiêu, quan điểm định
hướng cơ bản, quan điểm xuất phát của quản lý tổ chức. Chính vì vậy, giải quyết tốt các mối quan hệ lợi ích trong quản lý tổ chức sẽ đảm bảo cho tổ chức hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra, ngược lại, nếu xử lý các mối quan hệ lợi ích không tốt sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột
làm giảm hiệu quả KT-XH, thậm chí gây ra những thiệt hại to lớn. Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trong quản lý tổ chức phải quan tâm trước hết đến lợi ích của người lao động. Người
lao động là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho XH. Lợi ích cá nhân của người lao động là động lực trực tiếp thúc đẩy họ làm việc. Bởi vậy, cơ chế, chính sách quản lý phải nhằm vào việc đem lại lợi ích vật chất cho người lao động. Đó là đem lại những khoản tiền lương, thưởng, phúc lợi tập thể và phúc lợi XH mà họ được hưởng. Đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về học tập, chữa bệnh và phát triển toàn diện của người lao động.
Thứ hai, cùng với việc quan tâm đến lợi ích của người lao động phải chăm lo đến lợi ích tập thể và lợi ích XH. Nếu chỉ quan tâm đến lợi ích của người LĐ mà sao nhãng lợi ích tập thể và lợi ích XH thì chủ nghĩa cá nhân sẽ phát triển, thậm chí dẫn đến tham nhũng đặc quyền, đặc lợi ở một số người có chức quyền. Hơn nữa lợi ích cá nhân cũng không thể bền vững nếu không chăm lo đến lợi ích tập thể và XH.
Thứ ba, phải coi trọng cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần của người LĐ và tập thể. Trong khi lao động còn là một hoạt động bắt buộc đối với con người thì vấn đề khuyến khích lợi ích vật chất đối với người LĐ phải đặt lên vị trí ưu tiên thỏa đáng. Tuy nhiên bên cạnh đó phải chú ý đến khuyến khích tinh thần thông quan các phương pháp động viên, giáo dục tư tưởng, đạo đức...
Khuyến khích lợi ích tinh thần về thực chất là sự đánh giá của tập thể và XH đối với sự cống hiến của mỗi người, là sự khẳng định vị trí của họ trong cộng đồng. Đây là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc một cách tích cực và có năng suất, hiệu quả cao.
Những hình thức và biện pháp chủ yếu để thực hiện nguyên tắc này trong quản lý KT ở VN:
-Thực hiện đường lối phát triển KT đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước.
-Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác quy tụ được lợi ích của cả hệ thống.
-Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán KT và vận dụng đúng đắn các đòn bẩy KT: tiền lương, tiền thưởng, tài chính, tín dụng, giá cả...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top