ket cau cua y thuc
Theo chiều ngang Ý thức gồm 3 yếu tố cơ bản: Tri thức (hiểu biết - knowledge) - Tình cảm (emotion) - Ý chí (will).
- Tri thức:
+ Là phương thức tồn tại của ý thức, là một sản phẩm chủ yếu của quá trình nhận thức, và tồn tại dưới cái vỏ vật chất là ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thị, khiếm thính).
+ Các loại tri thức: về tự nhiên, về xã hội, về tư duy
+ Cấp độ tri thức: tri thức thông thường, tri thức khoa học (tri thức kinh nghiệm & tri thức lý luận).
+ Tầm quan trọng của tri thức trong nền kinh tế tri thức (nguồn lực con người).
- Tình cảm:
+ Là sự rung động biểu thị thái độ của con người trong quan hệ với khách thể và với chính bản thân.
+ Có tình cảm tích cực và tiêu cực.
+ Tình cảm kết hợp với tri thức tạo thành niềm tin (đúng hoặc sai), góp phần tác động trực tiếp tới ý chí (khiến ý chí mạnh lên hay yếu đi).
- Ý chí:
+ Là năng lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt được mục đích định trước. (năng lực đó mạnh hay yếu biểu thị bằng nghị lực).
+ Vai trò của ý chí trong cuộc sống.
3.2- Theo chiều dọc
- Tự ý thức (self - consciousness)
+ Là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. + Chỉ có thể tự ý thức khi đặt mình trong mối quan hệ với xã hội (các giá trị văn hoá là "gương soi" cho con người tự ý thức về bản thân) và trong quá trình cải tạo thế giới. Tự ý thức vô cùng quan trọng.
+ Có cá nhân tự ý thức, cộng đồng tự ý thức.
- Tiềm thức (subconscious) Là ý thức dưới dạng tiềm ẩn, đó là những tri thức đã hình thành từ trước, được xếp lớp trong tầng sâu của ý thức. Dưới góc độ tâm lý học thì tiềm thức là hoạt động tâm lý nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức, song lại liên quan trực tiếp tới hoạt động tâm lý có sự kiểm soát của ý thức. (Eureka. Tảng băng).
- Vô thức (unconciousness) (Chớ lầm với vô ý thức):
+ Là trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều khiển thái độ ứng xử, hành vi của con người mà không có sự can dự của ý thức (ngoài phạm vi của ý thức hoặc không có sự chỉ đạo trực tiếp của ý thức).
+ Biểu hiện của vô thức:
* Hành vi ngoài phạm vi của ý thức: Ham muốn bản năng, giấc mơ, bị thôi miên, nói nhịu, mặc cảm, trực giác...
* Hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, không cần sự chỉ đạo trực tiếp của ý thức.
+ Tầm quan trọng của vô thức:
* Loại hành vi ngoài phạm vi của ý thức, nói chung có tác dụng giải tỏa những ức chế thần kinh, tái lập sự cân bằng của hoạt động tinh thần.
* Loại thói quen: với thói quen tốt, cần tiếp tục nuôi dưỡng. Với thói quen xấu, cần dần dần khắc phục. Lưu ý: Dù là vô thức, song vẫn là hiện tượng tâm lý diễn ra trong con người có ý thức.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top