Chap 2
đứa con gái xinh đẹp của mình đang ôm hôn một cô gái cũng xinh đẹp không kém một cách rất nồng nhiệt như thể chết đi sống lại. Vì thế, ông bị cơn tức giận khống chế hết mọi suy nghĩ, một bàn tay hạ xuống, đánh vào trên mặt Trân Ni , cũng như đánh thẳng vào trong lòng ông.
Đây là đứa con gái của ông, đã nuôi từ nhỏ đến lớn, một người cha có tính tình dễ gần thân thiện như ông chưa từng động quá một ngón tay trên người Trân Ni , nhưng sau khi chứng kiến 'màn hôn' quá kích thích thị giác kia, ông cảm thấy thật tức giận, giận đến nỗi chỉ có thể dùng đến ngôn ngữ tay chân để biểu đạt sự phẫn nộ của ông đối với con gái của mình.
Cha Trân Ni trơ mắt đứng nhìn đứa con gái xinh đẹp của ông đang ôm hôn một cô gái cũng xinh đẹp không kém một cách rất nồng nhiệt, như thể chết đi sống lại. Vì thế, ông bị cơn tức giận khống chế hết mọi suy nghĩ, một bàn tay hạ xuống, đánh vào mặt Trân Ni , cũng như đánh thẳng vào lòng ông.
Đây là đứa con gái mà ông đã thương yêu từ nhỏ đến lớn. Một người cha có tính tình dễ gần thân thiện như ông chưa từng động quá một ngón tay trên người Trân Ni . Thế nhưng sau khi chứng kiến màn hôn quá kích thích thị giác kia, ông cảm thấy thật tức giận, giận đến nỗi chỉ có thể dùng đến ngôn ngữ tay chân để biểu đạt sự phẫn nộ của ông đối với con gái.
Vì thế trong suốt một tuần lễ này, đối với Trân Ni , đó là một cơn ác mộng; còn đối với cha mẹ Trân Ni , đó là sự đau đớn triệt để tận đáy lòng.
Cha Trân Ni ép buộc nàng không được liên lạc cũng như không được gặp lại Tang Du. Mẹ Trân Ni ở bên cạnh, cũng chảy hết nước mắt nước mũi để khuyên nhủ đứa con dại khờ của bà. Nhưng nghé con mới sinh kia vẫn còn ở độ tuổi không sợ cọp là gì, vẫn luôn cho rằng tình yêu có sức mạnh còn lớn hơn cả năm tháng. Lúc này, Trân Ni thể hiện tinh thần chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, kiên quyết cứng đầu đi trên con đường tăm tối phía trước.
Nàng cho rằng, nàng có thể mất đi hết thảy, chỉ duy nhất không thể mất đi Tang Du. Dù cho lúc này Tang Du sắp phải ra nước ngoài, nhưng khoảng cách địa lý không phải vấn đề gì lớn, bởi vì ba năm sau Tang Du sẽ còn quay trở về. Đây là lời ước hẹn của hai nàng, đến lúc đó, hai nàng còn muốn tiếp tục cầm tay nhau đi trên con đường tình yêu kia, nên Trân Ni cố chấp quỳ xuống. Nàng quỳ để mong cha mẹ hãy tha thứ cho quyết định bướng bỉnh này của nàng.
Lúc ấy, quả thật Trân Ni còn quá trẻ. Không phải Tang Du sắp phải du học rồi đó sao? Nàng hoàn toàn có thể lừa gạt hai vị phụ huynh một chút, rồi chờ đến khi Tang Du học xong và quay về nước, đến lúc đó hẳn nghĩ đến hướng giải quyết khác. Nhưng rất tiếc khi ấy, Trân Ni không hiểu cái gì gọi là lấy nhu thắng cương, nàng cứ chăm chăm lấy một thứ cứng này để đối chọi với một thứ cứng khác, chính vì thế đã làm cả hai bên đều bị tổn thương, kết quả có được rất thảm khốc.
Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Kim lão gia quá biết đứa con gái nhà mình có bản tính quật cường tận xương tủy giống hệt ông. Sau rất nhiều lần bất đắc dĩ cùng ngàn sầu vạn oán, một bàn tay lại đánh xuống. Bàn tay này đã thành toàn cho đôi tình nhân Ni - Tang được ngọt tình mật ý, cũng như đánh gãy mối quan hệ huyết thống sâu sắc bền chặt giữa hai cha con.
Từ năm ấy cho đến hiện tại đã gần bốn năm. Trong bốn năm này, Trân Ni đã được 26 tuổi và chưa từng trở về thăm nhà. Không phải nàng không muốn về, mà là không dám về.
.
Cha mẹ Trân Ni đều là những nhà giáo bình thường dạy trong một trường trung học phổ thông, cha Trân Ni dạy môn Ngữ văn, còn mẹ Trân Ni dạy Anh văn, trong nhà chỉ có duy nhất một đứa con gái là Trân Ni . Đôi cha mẹ này tự do yêu nhau rồi quyết định thành gia lập nghiệp và cùng nhau nuôi dưỡng con gái lớn lên. Tuy gia cảnh không quá giàu có, nhưng cuộc sống trong nhà lại rất hòa thuận ấm êm, khiến nhiều người phải ước ao.
Cha mẹ Trân Ni đã bắt đầu dồn hết toàn bộ tâm huyết và tình yêu thương vào Trân Ni ngay từ khi nàng vẫn chưa thành hình hài cụ thể trong bụng mẹ. Trong thai kì thì chịu khó nói chuyện với nàng, sau khi sinh ra thì kiên nhẫn chơi với nàng, lên tiểu học thì sắm sửa cho nàng một bộ bút vẽ hoàn chỉnh, vào trung học thì chỉ dẫn nàng từng bước nhảy, khi lên đại học không lúc nào quên gọi điện quan tâm nàng... Kim lão gia nghĩ mãi mà vẫn không thông. Vì sao đứa con gái luôn hoạt bát và ngoan ngoãn của mình lại đi lên con đường chết tiệt vậy? Ông tức giận, ông sốt ruột, tuy nhiên nhờ được tu dưỡng tốt nên ông không giống các bậc cha mẹ chỉ muốn chết chẳng thiết sống khi gặp chuyện này, nhưng ông cũng không thể chịu nổi gương mặt cố chấp của Trân Ni cứ xuất hiện cả ngày trước mặt ông, cho nên ông chỉ có thể cứng rắn nuốt phiền muộn vào lòng, rồi đuổi Trân Ni ra khỏi nhà.
Trân Ni cũng không phải từ khe đá chui ra. Nàng thật sự rất yêu thương cha mẹ nàng, ai lại có thể nhẫn tâm cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ máu mủ ruột rà được đây? Biết bao nhiêu đêm dài, nàng nhớ nhà tới phát khóc, thế nhưng vừa nghĩ tới gương mặt đầy nỗi thất vọng của cha, nàng chỉ có thể cố gắng đem nước mắt chảy ngược vào trong. Nàng không dám gặp cha, chỉ có thể giống tên trộm lén lút gọi điện về cho mẹ. Mẹ con liền tâm, tuy mẹ Trân Ni không nói gì nhưng thật ra bà cũng tức giận và quẫn bách, thậm chí cũng rất phẫn hận, nhưng qua thời gian bài mòn dần chỉ còn lại mỗi tiếng thở dài. Trân Ni nhớ cha mẹ, còn cha mẹ làm sao lại không nhớ đến con gái chứ? Người làm mẹ nào không mềm lòng? Có khi không chịu đựng nổi, bà liền lén lút sau lưng chồng một thân một mình ngàn dặm xa xôi đến thăm Trân Ni . Hai mẹ con ấm áp hỏi thăm cuộc sống thường nhật, ôn nhu chia sẻ tâm tình, rất là xúc động.
Từ cái ngày Trân Ni bị đuổi ra khỏi nhà kia, đột nhiên cảm thấy bản thân đã trưởng thành lên. Đúng vào thời điểm tốt nghiệp, cũng đến lúc nên trưởng thành. Nhiệt huyết dâng trào, Trân Ni trở lại thành phố đã trải qua bốn năm đại học. Trước tiên, nàng làm việc trong một công ty quảng cáo được nửa năm, trải qua sáu tháng thử việc đày đọa tinh thần và thể xác không còn là người, Trân Ni nộp đơn từ chức. Sau đó, nhờ sự đỡ đầu và giới thiệu của thầy Đinh trong học viện, nàng cùng hai người bạn tốt là Tần Hạo và Mai Hinh, đồng tâm hợp sức thành lập một studio thiết kế của riêng mình.
Studio thiết kế này không lớn, công việc chủ yếu là nhận vẽ tranh tường, dự án hoạt động có tháng nhiều có tháng ít, thỉnh thoảng thầy Đinh có vài mối cũng sẽ giao cho bọn họ. Cứ như vậy, số tiền bình quân kiếm được mỗi tháng cứ đều đều chảy vô túi, thừa sức duy trì chi tiêu hằng ngày của bọn họ. Ba người trẻ tuổi tuy có tính cách khác hẳn nhau, nhưng lại có chung một chí hướng - Kiếm tiền từ túi người khác, đi con đường của chính mình. Đi làm công cho người khác vĩnh viễn không bằng đi làm công cho chính mình.
Cứ như thế, nhóm ba người nối liền thành một tam giác sắt, tình bạn thân thiết ngày càng vững chắc. Trải qua ngày tháng gầy dựng sự nghiệp ban đầu đầy gian nan, thu nhặt từ từ số lượng khách hàng nhất định, sau bốn năm phát triển đến hiện giờ, studio của ba người đã bước lên quá trình tăng trưởng ổn định.
Sau khi nhận được sự tôi luyện của cuộc sống thực tế, cách nhìn của Trân Ni đối với xã hội đã mất đi một chút khái niệm 'tốt đẹp' và ngày càng thấy mơ hồ lên. Ví dụ như Trân Ni thường hay nói đùa với Tần Hạo và Mai Hinh: "Tổ Quốc của chúng ta, một đất nước giơ cao lá cờ chủ nghĩa cộng sản, khoác lên mình y phục chủ nghĩa xã hội, thế nhưng lại đi trên con đường của chủ nghĩa tư bản, thi hành chính sách thống trị của chủ nghĩa phong kiến, thực hiện nếp sống dân chủ văn minh của xã hội nô lệ."
Gầy dựng sự nghiệp thường khiến người ta bị vỡ mộng cùng chán nản, vì thế dần dần Trân Ni có chút lĩnh ngộ nhất định trước bầu không khí không lành mạnh ẩn bên trong của xã hội, nhưng bất luận làm sao tháng ngày trôi qua cũng phải giữ được hình thức như trước. Tuy nói căn hộ Trân Ni đang sống hiện giờ vẫn là nhà thuê, những thứ đồ xa xỉ xưa nay chỉ dám ngắm chứ không dám mua, nhưng số tiền tiết kiệm của nàng tốt xấu gì cũng đi lên được sáu con số. Điều này đối với một cô gái đơn độc không có bối cảnh hay gia đình chống đỡ sau lưng mà nói, quả thật là một thành tựu lớn lao.
.
Trong giai đoạn Tang Du du học ở nước ngoài, Trân Ni liên hệ với nàng chủ yếu thông qua điện thoại hoặc mạng Internet. Mỗi lần nói chuyện xong, trong lòng hai nàng đều cùng ngóng trông thời gian chờ đợi trôi qua nhanh một chút, thật nhanh chấm dứt nỗi khổ tương tư cách xa cả đại dương này đi.
Ngày tháng đó, Trân Ni vì muốn xứng với Tang Du, ngoài nỗ lực kiếm tiền, nàng còn chịu khó học thêm tiếng Anh. Động lực học tiếng Anh của nàng rất đơn giản -- vì tình yêu. Trân Ni nghĩ, Tang Du du học nước ngoài ba năm, nhất định kết bạn được với rất nhiều người nước ngoài. Nếu những người bạn nước ngoài này đến thăm Tang Du, mà mình nghe không hiểu người ra đang nói gì. Vậy làm sao được? Vẫn nên trau dồi vốn tiếng Anh cho giỏi lên vẫn rất cần thiết đi! Cũng may mẹ Trân Ni là cô giáo dạy tiếng Anh, từ nhỏ thành tích tiếng Anh của nàng cũng rất tốt, hơn nữa Trân Ni cũng rất thích xem phim và điện ảnh Hollywood, cho nên vốn kiến thức của Trân Ni không hề tồi, muốn giỏi tiếng Anh cũng không phải việc quá sức với nàng.
Tang Du biết được Trân Ni vì nàng mà cố gắng học tiếng Anh, trong lòng cảm thấy vui sướng như nở hoa. Thường ngày, mỗi lần gọi điện hay nói chuyện với Trân Ni trên mạng, phần nhiều nàng đều lấy tiếng Anh để biểu đạt ý muốn nói. Ngoài ra, trong ba năm du học này, Tang Du cũng thường gửi bưu phẩm các tiểu thuyết nguyên bản tiếng Anh về cho Trân Ni . Dưới sự nuôi dưỡng của tình yêu, vốn tiếng Anh của Trân Ni tiến bộ nhanh chóng.
.
Ba năm sau, Tang Du hoàn thành xong việc học và trở về nước. Sau khi về, nàng làm việc trong công ty quảng cáo ST - một công ty quảng cáo hàng đầu có vốn điều lượng lớn, có thể được xem là công ty đứng đầu ngành với tiềm lực lớn nhất trong khu vực. Tang Du đã tu nghiệp ở nước ngoài, hơn nữa lại dựa vào mối quan hệ quen biết của cha nàng, cho nên vừa đặt chân về nước liền được bộ phận tuyển dụng của công ty ST nhắm trúng. Cả ngày ra vào khu văn phòng cao cấp, thỉnh thoảng đi giao thiệp với người nước ngoài, tiền lương trong tay cao ngất, hạnh phúc thoải mái bước vào hàng ngũ những người trẻ tuổi giàu có.
Tình yêu giữa Trân Ni và Tang Du quả thật được tiếp tục một lần nữa. Chẳng qua thời gian tiếp tục lại không thể duy trì được bao lâu.
Thời gian có thể thay đổi được hết thảy.
.
Được mạ vàng sau khi du học, Tang Du đã thay đổi, từ một người trầm tĩnh lúc đầu đã trở nên open, bạn bè giao thiệp ngày càng nhiều, bắt đầu để ý đến chất lượng cuộc sống, ra tay tiêu xài ngày càng xa hoa. Điều này làm người mới vừa đứng thăng bằng được trên xã hội như Trân Ni cảm thấy bị khớp. Trong khi đó, dưới sự tôi luyện khắc nghiệt của cuộc sống, Trân Ni cũng thay đổi, từ một người hoạt bát lúc đầu đã trở nên nội tâm, tháng ngày chắt chiu tiết kiệm khiến tính cách ngày càng mẫm cảm. Điều này làm người sống thoải mái phóng khoáng như Tang Du cảm thấy khó hiểu. Tiếp theo tình yêu giữa hai nàng dần thay đổi, từ chuyện gì cũng có thể nói lúc đầu đã trở thành không còn gì để nói. Hai nàng vốn tâm đầu ý hợp về mọi mặt, nhưng lúc này lại thường xuyên xuất hiện những hoài nghi cùng trầm mặc trong lặng thầm.
Hai người yêu nhau, một khi xuất hiện các tình huống nghi thần nghi quỷ tần suất cao, thì tình cảm giữa đôi bên liền bắt đầu giảm xuống không phanh.
Trân Ni biết, mặc kệ đã thay đổi như thế nào, sâu thẳm trong lòng nàng vẫn trước sau như một chỉ yêu Tang Du. Thế nhưng, Tang Du lại không như vậy.
Vì lẽ đó, khi Tang Du nói với Trân Ni: "Tụi mình chia tay đi." Trân Ni không chút đắn đo nói ra chữ: "Được."
Trong lòng Trân Ni khe khẽ thì thầm -- Bởi vì mình không muốn cậu phải khó xử, không muốn dùng chữ yêu kia để trói chân cậu lại bên mình, vì thế mới nói ra chữ được. Làm sao cậu hiểu điều này đây?
Mà khi Tang Du hỏi Trân Ni: "Không hỏi mình tại sao ư?", Trân Ni hỏi ngược lại bằng câu: "Để làm gì?"
Đúng vậy, để làm gì? Lý do để hai người chia tay có hàng ngàn hàng vạn, và lý do thường gặp nhất chính là không còn yêu. Nếu đã vậy, còn cần phải hỏi nữa sao?
Vì Tang Du, Trân Ni đã làm lộn tung với cha mẹ, đến nay không thể gặp lại. Vì Tang Du, Trân Ni cự tuyệt tất cả những người theo đuổi mình, cam tâm chịu đựng sự cô độc. Vì Tang Du, Trân Ni tận dụng hết thảy thời gian rảnh rỗi để học tiếng Anh, chỉ nguyện có thể cùng nàng vai sánh vai đứng chung một chỗ. Vì Tang Du, Trân Ni liều mạng kiếm tiền, muốn đem lại cho nàng một cuộc sống gia đình thư thả thoải mái. Mà tất cả những thứ đó, khi đối mặt với hai chữ chia tay ấy, dường như đều trở thành một chuyện đầy vô nghĩa đến buồn cười.
Chuyện đã đến nước này cũng nên thông cảm cho Tang Du. Cuộc đời ba năm ở nước ngoài của nàng đã trải qua một thân một mình, sau khi về nước và sống chung với Trân Ni khiến tay chân nàng trở nên luống cuống. Tâm lý này cũng giống như phần lớn đại đa số các Đảng viên liều mình trường ký kháng chiến chống Nhật tám năm, rồi lao vào cuộc nội chiến gian khổ ba năm, tuy nhiên khi đối mặt với một đất nước Trung Quốc yên bình thì đột nhiên thấy lạ lẫm với tình hình trước mắt và rơi vào trạng thái choáng váng. Hai tay đã quen với việc cầm súng chinh chiến, nay bất chợt phải cầm lên cây viết thì nên làm gì đây? Phải nên làm sao mới tốt? Hoảng hốt bừng tỉnh dậy, tất cả đều là ẩn số.
Đối với những người nhìn xa trông rộng, khi gặp phải tình huống này sẽ tự điều chỉnh tâm tình, lần mò tìm tảng đá qua sông, bình tĩnh cầm bút vẽ bản kế hoạch cho tương lai. Còn những người không nhìn xa trông rộng, chỉ có thể nắm chặt lấy cây bút, dựa vào tâm tình hiện có của chính mình để vẽ loạn xạ trên tờ giấy trắng trước mắt. Từ xưa đến nay, những người biết nhìn xa trông rộng chỉ có thể so sánh với gấu trúc, có số lượng ít đến đáng thương. Mà những người trẻ tuổi nóng tính như Trân Ni và Tang Du đây, rất hiển nhiên đều thuộc loại không nhìn xa trông rộng.
.
Trân Ni và Tang Du đã chia tay được nửa năm. Trong nửa năm này, hai nàng đều cố ý tránh đối phương. Tần Hạo và Mai Hinh cũng rất có ăn ý, khi ở trước mặt Trân Ni cũng không nhắc đến Tang Du. Thật ra, Trân Ni không hận Tang Du, cũng không oán Tang Du, bởi vì tình yêu chỉ là người tình tôi nguyện. Người đã không yêu tôi, thì đây cũng chẳng phải lỗi của người.
Ai biểu không có nhiều tiền, nên không theo kịp bước chân thời thượng của người? Ai biểu sức hấp dẫn không đủ lớn, nên không thể nắm giữ được tâm hồn rực rỡ khát khao mới lạ của người?
Nói tóm lại, trong thế giới tình cảm, người không sai, tôi không sai, tất cả mọi người đều không sai; người có sai, tôi có sai, tất cả mọi người đều có sai. Cách nói biện chứng của Karl Marx khi dùng trong trường hợp này không thể nghi ngờ là một học thuyết Triết học an ủi lòng người nhất.
Trân Ni cho rằng nàng có thể quên được Tang Du, nhưng mỗi khi đêm về, ở thời điểm cực kỳ yên tĩnh ấy, nàng lại không thể khống chế mà đi nhung nhớ. Nàng nhớ đến nụ cười của Tang Du, nhớ lại những điều tốt đẹp đã từng có với nhau. Khi xưa Trân Ni đã từng nghĩ, Nếu cuộc sống này không có Tang Du thì mình phải trải qua như thế nào? Lúc này đây Trân Ni đang nghĩ, Thì ra không có Tang Du, mình vẫn có thể ăn uống ngủ nghỉ như bình thường.
.
Tiếng âm nhạc trầm thấp từ trong phòng bay ra ngoài, lượn quanh lỗ tai Trân Ni . Đó là bản nhạc hòa tấu
《Earth Flame》của Himekami, mang theo chút huyền ảo, cũng chứa đựng cả sự thanh tịnh, thật thích hợp để một người cô độc chậm rãi thưởng thức.
Trân Ni dập tắt điếu thuốc, hung hăng ném tàn thuốc ra ngoài cửa sổ, trên gương mặt là nụ cười ngang ngạnh. Yêu say đắm, nhớ tha thiết, đến cùng chợt phát hiện, thì ra không có mình thì cậu không sao cả, và không có cậu thì mình vẫn không sao cả. Chả lẽ những nhận định trước kia đều sai lầm mịe nó rồi?
Như thể tình yêu này thật giống mọi trường hợp đến mức nhàm chán.
.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top