kenh14
Hai câu chuyện tình bi thảm trong thần thoại Hy Lạp
00:00:01 15/10/2011
Ling Ling, June - Theo PLXH
"Thiên tình sử" của thần Cupid và Psyche xinh đẹp
Tình yêu của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp
Đằng sau những câu chuyện tình buồn của thần thoại Hy Lạp là bài học về tình yêu sâu sắc...
1. Chuyện tình nam thần Narcissus và nữ thần Echo
Hoa thủy tiên (Narcissus) là một loài hoa đẹp. Trong thần thoại Hy Lạp, hoa thủy tiên còn gắn liền với câu chuyện tình của nam thần Narcisuss và nữ thần Echo.
Echo là một nữ thần xinh đẹp sống trong rừng. Tuy xinh đẹp nhưng Echo lại có một nhược điểm, khiến nữ thần tối cao Hera phải "mệt mỏi": cô nói rất nhiều!
Một lần, khi Hera đi tìm người chồng ham vui của mình là thần Zeus, Echo liên tục đi theo và nói chuyện, kể lể với nữ thần. Dĩ nhiên, Hera đã không tìm được thần Zeus vì sự quấy rầy này. Quá tức giận, nữ thần Hera đã nguyền rủa Echo, khiến Echo chỉ có thể lặp lại những gì cô nghe được.
Nàng Echo xinh đẹp nhưng lắm lời nên đã bị nữ thần Hera trừng phạt.
Trong khi đó, Narcissus là một nam thần từ nhỏ đã rất khôi ngô, tuấn tú khác thường. Anh được người đời ca ngợi hết lời nên mắc thói kiêu căng. Một lần đi vào rừng, Echo đã rơi vào tình yêu với Narcissus ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cô bị cuốn hút bởi vẻ đẹp rực rỡ của Narcissus và không thể rời mắt khỏi vị thần này.
Thế nhưng, tình yêu của cô đã không được đáp lại. Khi Narcissus phát hiện có người theo dõi mình, chàng cất tiếng hỏi "ai đấy?". Vì mang trên mình lời nguyền của nữ thần Hera nên nàng Echo chỉ có thể "nhại lại" câu hỏi của Narcissus. Cho rằng Echo trêu đùa mình, Narcissus đã thẳng thừng từ chối cô. Echo cảm thấy rất buồn trước lời khước từ của Narcissus. Cô bỏ chạy vào núi với những lời nguyền rủa khinh miệt nam thần xấu tính kia.
Tác phẩm nghệ thuật khắc họa hình ảnh Echo và Narcissus.
Về phía Narcissus, vị thần này tiếp tục đi bộ trong rừng sâu, tới khi anh gặp một hồ nước tĩnh lặng như gương. Chàng cúi người uống một ngụm nước. Thật kỳ lạ, thứ nước ấy đã khiến Narcissus có… cảm tình với chính hình ảnh phản chiếu của mình, hệt như cái cách Echo phải lặp lại câu hỏi của anh trước đó.
Narcissus mê mẩn ngắm nhìn hình ảnh của mình trên mặt nước, cứ thế ngồi đó cho đến khi chết đi, hóa thành một bông hoa thủy tiên.
Narcissus phải chịu hậu quả vì bản tính của mình.
Câu chuyện tình của hai vị thần là một bài học đáng giá: Narcissus đã phải nhận lấy kết quả của sự kiêu căng, hợm hĩnh về vẻ đẹp của mình. Trong khi đó, Echo cũng không có được tình yêu chỉ vì thói nói nhiều.
2. Chuyện tình chàng Orpheus và nàng Eurydice
Orpheus là con trai vua Oeagrus xứ Thrace và nữ thần thi ca Calliope. Ngay từ khi còn nhỏ, Orpheus đã bộc lộ năng khiếu thiên bẩm về âm nhạc, đặc biệt là tài năng đánh đàn lia không ai sánh bằng.
Vợ của Orpheus – nàng Eurydice là một nữ thần xinh đẹp, nết na. Họ sống bên nhau rất hạnh phúc, cho đến ngày thần Aristaeus (thần đất đai và nông nghiệp) xuất hiện. Choáng ngợp trước sắc đẹp của Eurydice, thần Aristaeus quyết tâm giành nàng về mình cho bằng được.
Tranh minh họa Orpheus và Eurydice.
Khi đang chạy trốn khỏi thần Aristaeus, Eurydice đạp phải một tổ rắn và bị cắn chết. Mất đi người vợ yêu dấu, Orpheus đau đớn hát những khúc ca sầu thảm đến mức khiến vạn vật trên thế giới đều phải rơi lệ. Theo lời khuyên của những vị thần, Orpheus lên đường tới âm phủ với hy vọng sẽ đưa được Eurydice trở về.
Orphesus lên đường giải cứu cho vợ yêu.
Bằng tài năng âm nhạc và tình cảm mãnh liệt giành cho người vợ, tiếng đàn của Orpheus đã làm mủi lòng thần chết Hades và vợ của ông – nàng Persephone. Được biết, Orpheus là người đầu tiên làm được việc này nên họ chấp thuận để chàng đưa Eurydice trở về thế giới con người, tuy nhiên với một điều kiện: Orpheus luôn phải đi trước, giữ im lặng và không được quay lại nhìn mặt vợ cho đến khi ra khỏi âm phủ.
Chuyện tình này là nguồn cảm hứng bất tận cho các họa sĩ.
Tuy nhiên, vì quá nhớ vợ, Orpheus sốt ruột nên quên mất lời dặn. Chàng quay mặt lại phía sau nhìn Eurydice khi cả hai chưa lên tới trần thế. Vì thế, Eurydice dần biến mất lần thứ hai, song lần này là vĩnh viễn không thể quay về. Orpheus vội quay lại nhưng người lái đò địa phủ không cho phép chàng đến địa ngục lần nữa bởi chàng là người còn sống, mà địa phủ không phải là nơi “vào - ra tùy tiện”. Ngay cả khi Orpheus đã quỳ ở đó đến 7 ngày 7 đêm nhưng kết quả vẫn không thay đổi.
Khi trở về trần thế, vì quá đau buồn nên Orpheus không còn quan tâm đến cô gái nào khác. Vì vậy, chàng bị người ta xem là ngạo mạn và bất cần. Và rồi trong một buổi lễ hội rượu nho của thần Dionysus, Orpheus đã bị một nhóm đàn bà say rượu đánh đến chết và quẳng xác xuống sông. Kỳ lạ thay, ngay cả khi Orpheus chết mà đàn của chàng vẫn vang lên tiếng hát tha thiết, yêu thương.
Thuật thôi miên - bí ẩn đằng sau phương pháp khoa học
14:00:00 16/01/2012
Việt Anh - Theo PLXH
Tìm hiểu 2 hiện tượng kì lạ trong não bộ con người
Déjà vu - hiện tượng nhìn thấy tương lai từ quá khứ
Khi bị thôi miên, chúng mình sẽ bị kiểm soát trạng thái tinh thần, làm theo mọi mệnh lệnh, ám thị được đưa ra...
Bạn đã từng bị ấn tượng bởi các bộ phim với cảnh tượng một người như mơ ngủ bị người khác sai khiến rồi khi tỉnh lại thì không nhớ gì hết? Đó chính là kết quả của thuật thôi miên đấy! Bạn đừng nghĩ nó chỉ có trên phim ảnh nhé! Trong thực tế, đây là một phương pháp khoa học thu hút sự nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia đó. Hôm nay, chúng mình cùng tìm hiểu về bí ẩn của phương pháp kì lạ này nha!
Thường khi nhắc đến thôi miên, chúng ta rất hay nghĩ đến những pháp sư, phù thủy gian tà và cho rằng đây là một thứ công cụ để thực hiện những điều xấu xa nhưng thực ra thì không phải thế. Các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác thời gian cụ thể thuật thôi miên ra đời nhưng theo các tài liệu miêu tả lại thì thôi miên đã có từ thời Trung cổ. Nó ngự trị trong các giáo phái thần bí chỉ với mục đích thể hiện quyền uy của đấng tối cao chứ không hề được dùng để hãm hại người khác.
Với các nhà khoa học, thuật thôi miên có một sức hút đặc biệt. Một bác sĩ người Áo, Franz A. Mesmer là người đã khởi xướng các cuộc nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Suốt thời gian dài, thuật thôi miên được người ta gọi với cái tên “mesmerism” cho đến khi từ “hypnotism” (thuật thôi miên) được James Braid (một bác sĩ Scotland) sử dụng lần đầu năm 1840. Từ này có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp “Hypnos” có nghĩa là trạng thái ngủ. Đó là sự ra đời của thứ “nghệ thuật” bí ẩn này.
Đừng bao giờ lầm tưởng thôi miên là một trò chơi đơn giản. Biểu hiện của người bị thôi miên là mơ màng giống như khi lâm vào tình trạng buồn ngủ. Lúc đó, những người này sẽ bị kiểm soát trạng thái tinh thần đến mức có thể thực hiện theo mọi mệnh lệnh, ám thị được đưa ra, dù cho đó là những việc không bao giờ họ dám làm. Điểm đặc biệt là sau khi tỉnh lại, họ không mảy may nhớ gì hết. Thật kì lạ phải không nào?
Cơ chế khoa học của hiện tượng này đến nay vẫn chưa thể nào lí giải chính xác được. Chỉ biết rằng, nguyên nhân chính là do bộ não con người đã hoạt động để xử lí thông tin khi tiếp nhận kích thích từ các giác quan mắt và tai. Đặc biệt, hiện tượng thôi miên này diễn ra có sự khác nhau ở mỗi người. Theo kết quả nghiên cứu tiến hành trong hàng chục năm của Tiến sĩ David Spiegel - nhà tâm lý học tại Đại học Stanford (Mỹ), 10-15% người lớn rất dễ bị thôi miên, tỉ lệ này là 80-85% với những trẻ dưới 12 tuổi (lứa tuổi mà chu trình xử lí của não chưa hoàn chỉnh), trong khi đó khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.
Ngày nay, khi mà khoa học phát triển nhanh mạnh, các phương pháp thôi miên cũng đa dạng và hiệu quả hơn. Thuật này được con người vận dụng triệt để trong các ngành khoa học khác nhau. Đơn cử như trong cuộc sống, người ta vận dụng nó như một liệu pháp để cai thuốc lá hoặc giúp con người từ bỏ những thói quen xấu. Chỉ một cuộc thôi miên nhỏ và nói với người bị thôi miên rằng “thuốc lá rất kinh khủng” thì người bị thôi miên sẽ từ bỏ căn bệnh nghiện thuốc lá, thậm chí họ còn thấy buồn nôn khi nhìn thấy thuốc lá.
Còn trong y học, các bác sĩ cho rằng thôi miên giúp xoa dịu cơn đau và chữa lành bệnh. Đặc biệt trong pháp y, người ta vận dụng phương pháp này nhằm giúp các nhân chứng nhớ lại nhận dạng của hung thủ hay những tình tiết quan trọng trong vụ án, phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, đôi khi vì ứng dụng sai kĩ thuật nên có thể dẫn đến những kết quả không như ý khiến nhiều người còn hoài nghi về phương pháp này.
Điểm mặt 5 vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp
00:01:00 17/01/2012
Hải Sơn - Theo PLXH
Tình yêu của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp
Hercules dũng cảm, Achilles kiêu ngạo, Perseus tiêu diệt quái vật...
Thần thoại Hy Lạp đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển văn học của nhân loại. Những câu chuyện về các vị thần, anh hùng, những quái vật khủng khiếp luôn thu hút hàng triệu người không phân biệt dân tộc, lứa tuổi. Hãy cùng điểm lại 5 vị anh hùng mà chiến công của họ luôn truyền cho chúng ta cảm hứng tuyệt vời trong công việc và cuộc sống.
1. Hercules - Á thần của sức mạnh thay đổi thiên nhiên
Hercules là con trai của thần Zeus và Alcmene, chàng được sinh ra với một sứ mệnh vô cùng gian nan và nguy hiểm: bảo vệ đỉnh Olympus trước sự xâm lăng của Gigantos - những gã khổng lồ.
Zeus đã lén cho Hercules uống sữa của Hera (vợ của thần Zeus, mẹ kế của Hercules) và từ đó, chàng có sức mạnh hơn người (có lẽ vì chuyện này mà tên Hy Lạp của chàng là Heracles - nghĩa là "Vinh quang của Hera"). Tuy nhiên, nữ thần Hera không thích Hercules chút nào, bà đã sai loài rắn độc đi cắn chết Hercules. Thế nhưng, Hercules đã bóp chết con rắn một cách dễ dàng.
Dù mới chỉ là đứa bé, Hercules đã bóp chết con rắn một cách dễ dàng.
Chàng may mắn được nhân mã Cheiron chỉ dạy võ thuật. Với sức mạnh và lòng nghĩa hiệp của mình, chàng đã giúp thành Thebes đánh tan quân xâm lược. Niềm vui không kéo dài được lâu thì tai họa đã ập xuống gia đình của Hercules, trong cơn điên loạn do bị Hera phù phép, chàng đã sát hại chính vợ con của mình.
Để chuộc tội, chàng phải làm nô lệ cho vua Eurystheus theo lời của thần Apolong. Và từ đây chàng đã lập được 12 kì công vĩ đại: Hercules lần lượt chinh phục 12 thế lực siêu nhiên, từ con sư tử mình đồng da sắt, chú nai siêu tốc... đến những quái vật khủng khiếp như rắn 9 đầu Hydra, chó 3 đầu Cerberus... Chàng tràn đầy sức mạnh, sự dũng cảm và là đại diện cho ước muốn chinh phục thiên nhiên của con người lúc bấy giờ.
2. Achilles - Chiến binh của sự kiêu ngạo
Achilles là con của Peleus - một người trần và nữ thần biển Thetis, vì thế chàng không thể bất tử. Sau khi nghe được lời tiên tri Achilles sẽ chết trong chiến trận, mẹ Achilles đã nhúng chàng vào sông Styx. Từ đó, cơ thể chàng cứng như đồng và thép, không gì có thể đâm thủng được. Tuy nhiên, chàng cũng có điểm yếu, đó là gót chân - vì đây là phần duy nhất chưa được nhúng vào nước thần.
Nhân mã Cheiron đang chỉ dạy cho Achilles.
Giống như Hercules, nhân mã Cheiron dạy võ cho Achilles và chàng còn được nữ thần Athena bảo vệ. Lớn lên, mẹ Achilles tặng cho chàng cây giáo và chiếc khiên của thần lửa.
Chàng tham gia vào cuộc chiến tranh thành Troy.
Chàng tham gia vào cuộc chiến thành Troy, lần lượt lập những chiến công hiển hách như giết hoàng tử Hector, hạ 7 người con của vua Priam, đánh bại nữ hoàng Amazone… Quân Hy Lạp nhờ vậy mà có thể thay đổi cục diện chiến trường.
Những vinh quang trên chiến trường làm chàng dần trở nên tự mãn với bản thân. Cuối cùng, vì chàng có thái độ nhục mạ thần Apollo nên đã bị thần hướng mũi tên của quân địch vào gót chân, nơi duy nhất trên cơ thể chàng có thể bị tổn thương. Achilles gục xuống và chết. Từ đó, thành ngữ "Gót chân Achilles" ra đời.
3. Perseus - Vị anh hùng của sự vượt khó
Các vị thần trên đỉnh Olympus rất biết cách để tạo ra sai lầm. Thần Athena vì ghen tị với sắc đẹp của Medusa mà biến mái tóc Medusa thành quỷ rắn, thần Poseidon tạo ra Argos - con quái vật đáng sợ nhất chưa từng có. Chính những con quái vật này đã cướp đi mạng sống không biết bao nhiêu người dân Hy Lạp. Có ác thì sẽ có thiện, người anh hùng Perseus, con trai của thần Zeus và công chúa Danaë, bằng tài chí và sức mạnh hơn người đã tiêu diệt lần lượt 2 con quái vật đáng sợ.
Tượng thần Perseus cầm chiếc đầu vừa chặt của Medusa, máu còn nhỏ giọt.
Tài năng là thế nhưng Perseus lại có một quá khứ thật bất hạnh. Vua Acrisius, cha của mẹ chàng tiên đoán được rằng ông sẽ bị đứa cháu trai duy nhất giết. Khi phát hiện con gái có thai, ông đã vô cùng hoảng sợ và đã bỏ 2 mẹ con vào trong một chiếc hòm lớn thả xuống biển.
Người mẹ đã chết, may mắn thay chàng đã được một ngư phủ nuôi sống. Perseus lớn lên và trở thành một chàng trai tuấn tú, dũng mãnh. Trong các chàng trai trên đảo, chàng nổi bật bởi vẻ đẹp thần thánh của mình và sức mạnh vượt trội. Với sự bảo trợ của thần Zeus, Perseus bắt đầu hành trình trừ gian diệt bạo...
4. Theseus - Vị vua huyền thoại của Athens
Minotaur, một quái vật nửa người nửa bò trong thần thoại Hy Lạp là kết quả của sự trừng phạt đáng sợ mà thần biển Poisedon dành cho vua Minos. Con quái vật này bị nhốt trong mê cung Daedalus và hàng năm phải hiến tế cho nó 7 người. Tục lệ đáng sợ này kéo dài từ năm này qua năm khác đến khi Theseus xuất hiện. Mặc dù chỉ là người trần mắt thịt nhưng khi nghe được việc tàn ác mà vua Minos làm, Theseus đã tình nguyện đi vào mê cung để kết liễu con ác thú. Với sự giúp đỡ của công chúa Ariadne, chàng giết được con quái vật đáng sợ và dễ dàng thoát ra khỏi mê cung nhờ một cuộn chỉ.
Theseus đang chiến đấu với con quái vật nửa người nửa bò trong thần thoại Hy Lạp.
Theseus còn là một vị vua anh minh đã đưa Hy Lạp trở thành một quốc gia hùng mạnh, được coi như là nhà cải cách vĩ đại mà Hy Lạp sơ khai từng có. Chàng là con của vua Aegeus và công chúa Aethra của đất Troezen. Bất hạnh thay, Theseus từ nhỏ đã không biết mặt cha vì vua Aegeus phải trở về Athens khi mẹ chàng còn đang mang thai. Để sau này 2 cha con có thể nhận ra nhau, vua Aegeus đã để lại cho Theseus một đôi dép và thanh kiếm quý.
Quá trình trở thành vua và đoàn tụ với cha quả gian nan, Theseus phải đối mặt với 6 thế lực ma quái trên con đường trở về Athens. Tuy nhiên, kẻ thù thực sự của chàng lại là mẹ kế Medea, bà ta thách thức chàng bắt được con bò Maratone. Bằng sức mạnh, ý chí hơn người, chàng đã chiến thắng và vinh quang trở về. Medea vô cùng tức giận, bà bỏ độc vào rượu của chàng, may mắn thay, vua cha đã kịp phát hiện và vạch trần âm mưa của bà mẹ kế độc ác, đồng thời nhận ra người con mà mình luôn thương nhớ.
5. Jason - Nhà lãnh đạo vĩ đại
Vua Pelias rất khao khát quyền lực, để đạt được ngai vàng, ông đã tiêu diệt hầu hết các hậu duệ và lật đổ vị vua Aeson tội nghiệp. May mắn thay, Aeson vẫn còn một người kế thừa là Jason, người con trai được đưa đi lánh nạn từ lâu. Sau nhiều năm, Jason quay trở về để lấy lại ngai vàng của cha mình. Ông nhận lời thách thức của Pelias: “Để lấy được ngai vàng của ta. Ngươi phải kiếm được bộ lông cừu vàng”.
Trải qua bao hiểm nguy, cuối cùng, Jason cũng lấy được bộ lông cừu vàng.
Jason đã tập hợp được một nhóm thủy thủ không thể tuyệt vời hơn, bao gồm: Boreads (con trai của thần gió), Hercules, Telamon (nhạc sĩ và nhà tiên tri huyền thoại), Peleus (cha của Achilles) và nhiều người anh hùng khác, họ cùng nhau đi trên chiếc thuyền Agro vĩ đại.
Trải qua nhiều thử thách trên hòn đảo Lemnos đầy nữ quỷ, những kẻ khổng lồ Earthborn có 6 cái tay nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của Jason, họ tiêu diệt tất cả các thế lực ma quái chắn đường. Thử thách cuối cùng là con rồng bất tử không bao giờ ngủ canh gác cho bộ lông cừu vàng. Bằng trí thông minh, Jason đã lừa cho con rồng uống thuốc mê, rồi dễ dàng lấy được bộ lông cừu vàng. Cuối cùng, Jason đã trở thành vua của đất Thessaly.
Thổi nến sinh nhật bắt nguồn từ đâu?
14:03:02 24/07/2010
MX - vnthuquan.net
Theo dòng phát triển của chiếc "xế điếc"
Những nhầm lẫn thường gặp trong khoa học
Những ý tưởng đến từ tấm postcard
Nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa sắp được hé lộ?
Vì sao có nước đi bên phải, có nước đi bên trái?
Hầu hết mọi người phải thổi tắt nến trên bánh gatô trong ngày sinh nhật. Vì sao lại thế nhỉ?
Đến ngày sinh nhật của mình, ai cũng thích được ngồi quây quần với bố mẹ, họ hàng và bạn bè, rồi thổi tắt một số lượng nến bằng số tuổi của mình cắm trên chiếc bánh gatô, đồng thời hát bài hát mừng sinh nhật. Cuối cùng chiếc bánh được cắt ra và chia cho mọi người.
Tập tục này đã nảy sinh sớm nhất ở nước Hy Lạp xưa. Trong thời cổ Hy Lạp, người ta rất sùng bái nữ thần Mặt trăng là Artemis và mỗi nãm đều phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ thường bày một cái bánh làm từ trứng, bột mỳ và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của Mặt trăng và như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình với đối với vị nữ thần Mặt trăng.
Nữ thần mặt trăng Artemis.
Về sau mỗi khi làm lễ sinh nhật cho con mình, người Hy Lạp cổ cũng thích bày trên bàn một chiếc bánh gatô và trên chiếc bánh ấy cũng thắp nhiều ngọn nến nhỏ. Rồi sau đó lại có thêm động tác thổi tắt các ngọn nến nữa!
Người ta tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thần bí nào đó và khi thổi tắt các ngọn nến thì mọi ước nguyện sẽ trở thành hiện thực. Tập tục này được lưu truyền cho tới ngày nay và được phổ biến ở nhiều nước.
Tình yêu của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp
12:00:01 08/10/2011
Ling Ling - Theo PLXH
Điểm mặt 5 vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp
Hai câu chuyện tình bi thảm trong thần thoại Hy Lạp
"Thiên tình sử" của thần Cupid và Psyche xinh đẹp
Lăng mộ cổ và truyền thuyết về xác ướp Ai Cập
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại có gì hay ho?
Chuyện tình không phải lúc nào cũng luôn lãng mạn, đặc biệt là các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp, các bạn ạ!
1. Zeus và Hera
Thần Zeus có hàng chục người con với 12 vị thần, chưa kể là rất nhiều người phàm, tiên nữ khác. Trong đó, người vợ quyền lực nhất phải kể tới nữ thần Hera, cũng là chị của thần Zeus.
Sau khi được giải cứu khỏi tên vua cha bạo chúa, Hera sống xa kinh thành Olympus một thời gian dài, cho đến khi Zeus vĩ đại tình cờ nhìn thấy nàng trong chuyến du hành của mình. Ban đầu, Hera không chấp nhận Zeus làm chồng vì dù sao đây cũng là em trai nàng. Hơn thế nữa, Hera đã chứng kiến Zeus nuốt vợ cả của mình là Metis Titaness nên nàng đã từ chối Zeus trong 300 năm.
Khi hết thời hạn 300 năm dài đằng đẵng ấy, Zeus trở lại và tạo nên một trận bão rất lớn. Thần tự biến mình thành một chú chim nhỏ, bay lạc vào cửa sổ căn phòng của Hera. Hera thấy chú chim đáng thương liền ôm vào ngực vỗ về. Zeus ngay lập tức trở về hình dạng chính mình và quyết liệt tán tỉnh Hera. Chỉ đến lúc này, Hera mới đồng ý làm vợ thần Zeus.
Các vị thần đã tổ chức cho họ một đám cưới linh đình. Nữ thần Cầu Vồng Iris cùng các Nữ thần Duyên Dáng mặc cho Hera bộ váy áo đẹp nhất, làm cho nàng đẹp lộng lẫy và rạng rỡ hẳn lên giữa các thần linh trên núi Olympus.
Zeus và Hera xung quanh các con trên đỉnh Olympus.
Hera và Zeus có 4 người con là Ares (thần Chiến tranh), Hebe, Eris, Eileithyia (thần Kỹ nghệ). Theo truyền thuyết, Hera là một bà vợ rất nóng tính và hay ghen. Khi Zeus đem lòng yêu thần sông Nin (Ios), sợ bị Hera phát hiện nên Zeus đã biến Ios thành một con bò trắng. Hera thấy vậy nên đã mang con bò trắng về, nhờ người khổng lồ Argos với các con mắt dày đặc trên người canh giữ ngày đêm.
Ngoài ra, vì không ưa Hercules, là con trai của Zeus với một người phàm trần, nên Hera cũng đã gây ra rất nhiều bi kịch cho cuộc đời Hercules.
Máu ghen của nữ thần Hera "kinh khủng" đến nỗi thần Zeus cũng phải sợ.
Hera là Nữ thần Hôn nhân, bảo trợ cho sự bền vững và thánh thiện của cuộc sống gia đình. Cũng như chồng, Hera toàn quyền thống trị như một vị Nữ hoàng trên đỉnh Olympus.
2. Bi kịch anh hùng Hercules và công chúa Deianeira
Hercules là con của thần Zeus với một phụ nữ phàm trần tên là Alcmena. Vì là một á thần (một nửa là thần tiên, một nửa là người phàm trần) nên Hercules có sức khỏe phi thường. Nhưng cũng chính từ đây mà chuỗi bi kịch gia đình của chàng bắt đầu.
Người vợ đầu tiên của Hercules là công chúa Megara (con gái vua Creon, chúa thành Thebes). Họ có với nhau ba cậu con trai kháu khỉnh. Những tưởng hạnh phúc đã đến thì trên đỉnh Olympus, Hera nguyền cho Hercules hóa điên, khiến chàng ra tay giết chết vợ và con của mình.
Hercules anh hùng là thế nhưng vẫn không tránh được bi kịch gia đình.
Để rửa sạch tội lỗi, Hercules đã phải thực hiện 12 nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Trải qua nhiều gian truân, Hercules trở về quê hương rồi đến Calidon cầu hôn công chúa Deianeira (Deana). Với tiếng tăm anh hùng của mình, chàng đã nhận được lời đồng ý của công chúa và nhà vua.
Trong một ngày đẹp trời, Hercules dắt vợ đến thành Tyrins chơi. Họ đến một khúc sông chảy xiết. Từ đây, mâu thuẫn bắt đầu được nhen nhóm. Khi Nesxus (tên Nhân mã làm nghề chở người qua khúc sông này) nảy sinh lòng tham, định bắt cóc nàng Daena, hắn đã bị Hercules hạ gục ngay tức khắc. Tuy nhiên, trong lúc hấp hối, Nesxus đã kịp hứng lấy một ít máu của mình, trao cho Daena và nói rằng đây là phương thuốc giúp nàng công chúa giữ chồng.
Tranh miêu tả nhân mã Nesxus cướp nàng Daena khỏi tay Hercules.
Ít lâu sau, trong cuộc chinh phạt xứ Okhali, Hercules bắt sống được công chúa Ioler, người con gái sắc nước hương trời. Sợ chồng bị Ioler mê hoặc, Deana đã nhỏ những giọt máu xưa kia vào bộ lễ phục của Hercules.
Ngay khi khoác áo vào người, Hercules bỗng cảm thấy toàn thân mình nóng như lửa đốt. Máu long xà Hydra hòa với máu Nhân mã đã tạo thành một chất độc khủng khiếp. Biết mình không qua khỏi, Hercules đã lập giàn thiêu cho mình. Về phía Deianeira, do quá tủi nhục nên đã vào phòng riêng thắt cổ.
Khi Hercules lên giàn thiêu, chàng được cha mình là Zeus cứu sống. Sau đó, chàng đã sống hạnh phúc với người vợ thứ 3 của mình là Hebes (con gái Zeus và Hera) trên đỉnh Olympus.
Thiên tình sử" của thần Cupid và Psyche xinh đẹp
00:00:00 11/10/2011
Ling Ling - Theo PLXH
Hai câu chuyện tình bi thảm trong thần thoại Hy Lạp
Tình yêu của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp
Tiếp tục những câu chuyện tình yêu lãng mạn và đầy sóng gió trong thần thoại Hy Lạp...
1. Chuyện tình thần Tình yêu Cupid và nàng Psyche xinh đẹp
Cupid là thần Tình yêu trong khi Psyche là thần Tâm hồn (sau này khi đã lấy Cupid). Câu chuyện tình của hai vị thần này từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ, nhà văn. Bên cạnh đó, nó cũng được biên soạn ra tiếng Việt nhiều lần, in thành sách trong các cuốn giai thoại nổi tiếng.
Psyche là con gái út của một vị vua thế nên từ bé đã được sống trong môi trường hoàng tộc. Nàng có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Thậm chí, một số người còn cho rằng nàng đẹp hơn cả thần Venus (Nữ thần Sắc đẹp).
Bức họa mô tả vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của nàng Psyche.
Điều này hiển nhiên là không qua nổi tai mắt của thần Venus và nó khiến nữ thần rất tức giận. Nữ thần quyết định trừng phạt cô gái người trần mắt thịt kia. Thần Venus sai con trai mình – thần tình yêu Cupid – phải khiến Psyche cả đời yêu kẻ hèn mạt nhất và bất hạnh với mối tình đó.
Tuy nhiên, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Cupid đã đem lòng yêu nàng Psyche xinh đẹp. Cupid quyết định nàng phải là vợ mình, hoặc không ai cả. Vì thế, vị thần này quyết định “đuổi khéo” các chàng trai để ý tới Psyche.
Khi các chị đã lấy chồng hết cũng là lúc vua cha và hoàng hậu lo lắng cho tương lai của Psyche. Họ sai quân lính đưa nàng lên một đỉnh núi. Dĩ nhiên, Cupid luôn theo dõi mọi bước chân của “người thương”. Thần hóa thân thành cơn gió, đưa Psyche đến một cung điện nguy nga tráng lệ. Ở nơi đây, Psyche cảm nhận được sự hiện diện của người chồng thân yêu bên cạnh song cảm xúc này chỉ xuất hiện khi đêm xuống. Khi Psyche thức giấc, mọi thứ lại trở về bình thường.
Psyche buồn rầu khi vắng chồng lúc ban ngày.
Trong một lần, nàng Psyche năn nỉ “chồng” mình cho phép được báo tin cho bố mẹ và anh chị. Vì không muốn thấy vợ buồn phiền nên Cupid đã đồng ý cho nàng gặp hai cô chị.
Gặp lại các chị, Psyche vô cùng sung sướng. Nhưng từ đây, bi kịch của nàng mới thực sự bắt đầu. Nghe lời “khuyên” của hai cô chị ghen ghét với hạnh phúc của em, đêm xuống, Psyche lấy ngọn đèn giấu dưới gối để “soi” mặt “người chồng yêu”. Vì quá sững sờ trước vẻ đẹp của người chồng (vốn là một vị thần), Psyche đã để một giọt dầu rơi xuống mặt, khiến Cupid bừng tỉnh.
Psyche cùng "ngọn đèn oan nghiệt", chia cắt tình cảm vợ chồng bấy lâu.
Vì quá giận giữ, Cupid “trừng phạt” Psyche bằng sự xa cách, bỏ về Olympus.
Cảm thấy hối hận vì những gì mình đã làm, Psyche đi tìm chồng ở khắp nơi. Vì biết con trai trái lời dặn của mình, nữ thần Venus đã đưa ra rất nhiều hình phạt cho Psyche. Tuy nhiên, điều này không làm nàng nản lòng. Psyche ngoan ngoãn làm theo mọi yêu cầu của nữ thần. Cho đến khi Psyche được giao đi kiếm một cái hòm từ chỗ thần chết Hades mang về cho Venus mà không được mở ra, vì quá tò mò nên nàng đã bị rơi vào giấc ngủ ngàn thu trước làn khói đen bí hiểm bên trong.
Vì quá tò mò, Psyche đã mở chiếc hộp đen bí ẩn ra...
... kết quả là nàng rơi vào giấc ngủ sâu vĩnh viễn.
Thời gian qua đi, khi đã nguôi giận, Cupid đi tìm Psyche và đặt lên môi nàng một nụ hôn nồng thắm. Psyche lập tức tỉnh lại. Nàng kể cho Cupid những gì mình đã trải qua và hứa sẽ không lặp lại. Vì vẫn còn rất nhiều tình cảm với người con gái xinh đẹp này, Cupid quyết định nhờ sự trợ giúp của thần Jupiter, nhờ thần hòa giải với mẹ mình.
Bức tượng thần Cupid trao cho vợ một nụ hôn nồng thắm, đánh thức nàng khỏi giấc ngủ sâu.
Thần Jupiter cảm kích trước tình cảm của hai người, đã cho Psyche uống nước thánh để nàng biến thành thần giống Cupid. Nữ thần sắc đẹp Venus vì nhượng bộ thần Jupiter nên chấp nhận hoà giải và nhận Psyche là con dâu.
Kể từ đó, không ai có thể chia lìa đôi uyên ương Cupid – Psyche.
2. Chuyện tình anh hùng Perseus và công chúa Andromeda
Perseus là con trai của Thần Zeus và công chúa Danaë, con gái duy nhất của vua Acrisius, xứ Argos. Trong khi đó, Perseus là người hùng Hy Lạp đã giết Medusa Gorgon (Quái vật Tóc rắn) và giải cứu nàng Andromeda (công chúa Hy Lạp thời đó) khỏi quái vật biển của Thần biển Poseidon.
Sau khi hạ gục Medusa, Perseus lên đường trở về nhà. Và từ đây, chàng gặp công chúa Andromeda và biết được câu chuyện thương tâm của nàng.
Nàng công chúa Andromeda cũng có sắc đẹp hơn người. (Ảnh mô tả lại bằng chương trình đồ họa).
Dũng khí anh hùng trỗi dậy, Perseus quyết định giải cứu Andromeda khỏi số phận khắc nghiệt. Với chiếc đầu Medusa trong tay, Perseus “giải quyết” quái vật của thần Poseidon không quá khó khăn.
Sau khi cứu thoát Andromeda, Perseus đã bị rung động bởi vẻ đẹp của nàng công chúa. Chàng đưa nàng về lâu đài và xin cưới làm vợ. Sau đó, lễ cưới của chàng và Andromeda được tổ chức linh đình. Đức vua và hoàng hậu vô cùng sung sướng khi con gái của họ không những thoát khỏi bàn tay độc ác của con thủy quái mà còn tìm được một người chồng tài giỏi, dũng cảm.
Tác phẩm miêu tả cảnh anh hùng Perseus giải cứu nàng Andromeda.
Từ đây, cuộc sống của một anh hùng đã bớt phần khô khan với sự góp mặt của nàng Andromda xinh đẹp, tài giỏi. Sau đám cưới, Perseus cùng vợ chào tạm biệt cha mẹ để quay trở về quê hương.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top