Kế toán tài chính_Lu
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
BÀI 4:
Một DN sản xuất một loại sản phẩm, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá vật liệu và CCDC xuất kho theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Có tài liệu trong tháng 3/N như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
I – Số liệu vào ngày 1/03/N:
- Tồn kho 5.000 kg VL chính: 150.000
- Tồn kho 1.000 kg VL phụ: 20.000
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng: 8.000
II – Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1.
Xuất kho 600 kg VL phụ, trong đó dùng để trực tiếp sản xuất 500kg, dùng để phục vụ chung cho sản xuất: 100kg
2.
Xuất kho 3.000 kg VL chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm.
3.
Mua nhiên liệu đưa ngay đến phục vụ cho phân xưởng sản xuất (không qua kho), giá mua chưa thuế: 1.000, thuế suất thuế GTGT: 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
4.
Tính lương phải trả cho:
-
Công nhân trực tiếp sản xuất: 40.000
-
Nhân viên quản lý phân xưởng: 15.000
5.
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
6.
Trính khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 13.000
7.
Tiền điện, nước tại phân xưởng sản xuất theo giá chưa thuế: 2.000, thuế GTGT: 200, đã thanh toán bằng tiền mặt.
8.
VL chính dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm còn thừa nhập lại kho có giá trị: 4.000.
9.
Cuối tháng, hoàn thành nhập kho 800 sản phẩm, dở dang 200 sản phẩm.
Yêu cầu: a/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh b/ Lập Bảng tính giá thành sản phẩm Biết: DN đánh giá sản phẩm dở dang theo CP nguyên vật liệu trực tiếp. BÀI 5:
A – Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
- TK 152: 60.000
Chi tiết: + VL chính (5.000 kg): 50.000
+ VL phụ (2.000 kg): 10.000
- TK 153 (200 chiếc): 60.000
- TK 154: 3.000
B – Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1.
Xuất kho 3.000 kg VL chính, 500 kg VL phụ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
2.
Mua 4.000 kg VL chính theo giá mua chưa thuế: 39.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán A. Cuối tháng, VL chưa về nhập kho.
3.
Xuất kho 1.500 kg VL chính và 500 kg VL phụ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
4.
Mua 3.000 kg VL chính theo giá mua chưa thuế: 30.000 và 1.000 kg VL phụ theo giá mua chưa thuế: 5.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán B. VL mua về được đưa vào sử dụng ngay để sản xuất sản phẩm mà không qua kho.
5.
Xuất kho 100 chiếc CCDC sử dụng cho sản xuất thuộc loại phân bổ 2 lần.
6.
Xuất kho 200 kg VL phụ dùng để phục vụ chung tại phân xưởng.
7.
Tính lương phải trả:
- Công nhân trực tiếp SX: 12.000
- Quản lý phân xưởng và nhân viên phục vụ phân xưởng: 6.000
8.
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
9.
Trích khấu hao TSCĐ tại bộ phận sản xuất: 6.580
10.Các khoản chi phí khác phát sinh tại phân xưởng đã chi bằng tiền mặt: 2.200 (trong đó, thuế suất thuế GTGT 10%)
11.Cuối kỳ hoàn thành nhập kho: 1.000 sản phẩm, dở dang 100 sản phẩm
Yêu cầu:
1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2/ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các TK 621, 622, 627, 154.
3/ Lập Bảng tính giá thành sản phẩm
Biết: DN đánh giá sản phẩm dở dang theo Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
BÀI 6
: Trong kỳ có tài liệu về tình hình sản xuất sản phẩm M tại một DN như sau:
I- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 61.168.000 đ. Trong đó bao gồm 3 khoản mục chi phí như sau:
- Chi phí nguyên VL trực tiếp : 50.000.000 đ. Trong đó:
+ Vật liệu chính : 48.000.000 đ
+ Vật liệu phụ : 2.000.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp : 6.528.000 đ
- Chi phí sản xuất chung : 4.640.000 đ
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1/ Xuất kho vật liệu chính để chế tạo sản phẩm 900.000.000 đ
2/ Xuất vật liệu phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm 39.580.000 đ, phục vụ cho sản xuất 10.000.000 đ.
3/ Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 120.000.000 đ, nhân viên quản lý PX 10.000.000 đ.
4/ Trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
5/ Chi phí điện mua ngoài phục vụ cho sản xuất ở PX theo giá gồm cả thuế GTGT 10% là 17.600.000 đ, chưa thanh toán.
6/ Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng 41.800.000 đ.
7/ Bộ phận sản xuất báo hỏng số công cụ xuất dùng trước đây thuộc loại phân bổ 2 lần: giá thực tế của số công cụ này 24.000.000 đ, phế liệu thu hồi đã bán và thu tiền mặt 1.000.000 đ.
8/ Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất theo dự toán 6.000.000 đ.
9/ Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ 5% trên tiền lương thực tế phải trả.
10/ - Cuối kỳ phân xưởng sản xuất báo cáo số vật liệu chính sử dụng không hết nhập lại kho trị giá 8.000.000 đ.
- Hoàn thành nhập kho 40.500 sản phẩm M, còn lại 9.500 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 60% được đánh giá theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Biết: Nguyên vật liệu chính được đưa vào ngay từ đầu quá trình sản xuất.
Yêu cầu
: 1/ Tính toán và định khoản cho đến khi nhập kho thành phẩm.
2/ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các TK 621, 622, 627, 154
3/ Lập bảng giá thành sản phẩm.
BÀI 7:
Doanh nghiệp sản xuất ABC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp NT-XT, sản xuất 2 loại sản phẩm M, N, có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau:
- TK 152: 158.000. Trong đó: + VL chính (10.000 kg): 150.000
+ VL phụ (4.000 kg): 8.000
- TK 153 (100 bộ): 50.000
- TK 154: 4.300. Trong đó: + SP M: 2.000
+ SP N: 2.300
B - Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1.
Xuất kho 5.000 kg vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất, trong đó: dùng cho SP M: 3.000 kg, SP N: 2.000 kg.
2.
Vay ngắn hạn mua 4.000 kg vật liệu chính nhập kho theo giá mua đã có thuế: 63.800 (trong đó, thuế suất thuế GTGT 10%).
Chi phí vận chuyển đã chi bằng tiền mặt: 2.000.
3.
Mua 4.000 kg vật liệu phụ đưa ngay vào phân xưởng sản xuất theo giá mua chưa thuế: 8.000, thuế GTGT: 800, chưa thanh toán cho người bán, trong đó sử dụng trực tiếp cho sản xuất SP M: 2.500 kg, SP N: 1.500 kg.
4.
Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất, trong đó: dùng cho SP M: 2.000 kg, SP N: 1.000 kg.
5.
Xuất kho 500 kg vật liệu phụ để phục vụ phân xưởng sản xuất.
6.
Xuất kho 15 bộ CCDC dùng cho sản xuất, loại phân bổ 3 lần.
7.
Trích khấu hao máy móc thiết bị sử dụng tại bộ phận sản xuất: 16.550.
8.
Tiền điện, tiền nước, điện thoại phát sinh tại phân xưởng đã thanh toán bằng TGNH, giá chưa thuế: 5.000, , thuế suất thuế GTGT 10%.
9.
Chi phí khác phát sinh tại phân xưởng đã chi bằng tiền mặt: 1.500
10.Tính tiền lương phải trả cho:
- Công nhân trực tiếp SX: 15.000, trong đó sản xuất SP M: 9.000, SP N: 6.000
- Nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên phục vụ phân xưởng: 5.000
11.Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định.
12.Trong kỳ, DN hoàn thành nhập kho 100 SP M và 200 SP N, dở dang 10 SP M và 15 SP N.
Biết: - Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
- DN đánh giá sản phẩm dở dang theo Chi phí NVL chính trực tiếp.
Yêu cầu:
1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2/ Lập Bảng tính giá thành SP M, N.
BÀI 8:
Doanh nghiệp sản xuất ABC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương phápNT-XT, sản xuất 2 loại sản phẩm A, B, có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau:
- TK 152: 215.000
Trong đó: + VL chính (10.000 kg): 200.000
+ VL phụ (5.000 kg): 15.000
- TK 153 (100 bộ): 30.000
- TK 154: 14.270. Trong đó:
Khoản mục chi phí
SP A
SP B
- Chi phí NVLTT
6.000
1.800
- Chi phí NCTT
2.100
470
- Chi phí SXC
2.660
1.160
Tổng cộng
10.760
3.430
B - Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1.
Xuất kho 6.000 kg vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất, trong đó: dùng cho SP A: 4.000 kg, SP B: 2.000 kg.
2.
Mua 3.000 kg vật liệu phụ đưa ngay vào phân xưởng sản xuất theo giá mua chưa thuế: 9.000, thuế GTGT: 900, chưa thanh toán cho người bán, trong đó sử dụng trực tiếp cho sản xuất SP A: 2.000 kg, SP B: 1.000 kg.
3.
Xuất kho 500 kg vật liệu phụ để phục vụ phân xưởng sản xuất.
4.
Mua 5.000 kg vật liệu chính nhập kho theo giá mua đã có thuế: 110.000 (trong đó, thuế suất thuế GTGT 10%), đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH.
5.
Xuất kho 10 bộ CCDC dùng cho sản xuất, loại phân bổ 2 lần
6.
Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất, trong đó: dùng cho SP A: 2.000 kg, SP B: 1.000 kg.
7.
Tính tiền lương phải trả cho:
- Công nhân trực tiếp SX SP A: 10.000, SP B: 8.000
- Nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên phục vụ phân xưởng: 6.000
8.
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định.
9.
Trích khấu hao máy móc thiết bị sử dụng tại bộ phận sản xuất: 16.680.
10.Tiền điện, tiền nước, điện thoại phát sinh tại phân xưởng đã thanh toán bằng TGNH, giá chưa thuế: 4.000, thuế suất thuế GTGT: 10%.
11.Chi phí khác phát sinh tại phân xưởng đã chi bằng tiền mặt: 5.000
12.Trong kỳ, DN hoàn thành nhập kho 200 SP A và 100 SP B, dở dang 40 SP A và 20 SP B với mức độ hoàn thành 50%.
Biết: - Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại SP theo tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
-
DN đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng SP hoàn thành tương đương.
-
VL trực tiếp được đưa ngay từ đầu quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2/ Lập Bảng tính giá thành SP A, B.
BÀI 9
Tại công ty A có tài liệu về sản xuất sản phẩm X:
A – Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 133.150, chi tiết:
- CP NVL trực tiếp : 100.000, trong đó: VL chính: 96.000, VL phụ: 4.000.
- CP NC trực tiếp : 23.670
- CP sản xuất chung : 9.480
B – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1.
Xuất VL phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm: 79.160, phục vụ cho sản xuất sản phẩm: 20.000.
2.
Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị SX theo dự toán: 24.000.
3.
Xuất kho VL chính để chế tạo sản phẩm: 800.000
4.
Bộ phận sản xuất báo hỏng số CCDC xuất dùng trước đây thuộc loại phân bổ 2 lần, giá trị thực tế số CCDC này là 48.000. Phế liệu thu hồi nhập kho: 2.000.
5.
Mua VL chính theo giá mua chưa thuế: 1.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán 50% bằng vay ngắn hạn, số còn lại để nợ người bán. Số VL này được đưa ngay vào phân xưởng để trực tiếp sản xuất không qua kho.
6.
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 240.000, nhân viên quản lý phân xưởng: 20.000.
7.
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
8.
Giá trị VL chính sử dụng không hết nhập lại kho: 16.000.
9.
Chi phí điện mua ngoài phục vụ phân xưởng theo giá gồm cả thuế GTGT 10% là: 22.000, chưa thanh toán.
10.Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 83.400.
11.Cuối kỳ, hoàn thành nhập kho 40.000 sản phẩm M, hỏng không sửa chữa được 500 sản phẩm (tính theo giá thành công xưởng thực tế), dở dang 9.500 sản phẩm (mức độ hoàn thành 60%).
12.Nhận được quyết định xử lý sản phẩm hỏng:
- Công nhân làm hỏng phải bồi thường: 16.000
- Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho: 4.000
- Phần còn lại tính vào giá vốn hàng bán.
Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2/ Lập bảng tính giá thành sản phẩm. Biết: Nguyên vật liệu chính được bỏ một lần ngay từ quá trình sản xuất BÀI 11:
Một DN tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm M và N trên cùng một dây chuyền sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ như sau:
1.
Xuất kho VL chính để chế tạo sản phẩm: 252.000
2.
Xuất kho VL phụ phục vụ cho sản xuất sản phẩm: 7.000
3.
Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất: 3.150.
4.
Bộ phận sản xuất báo hỏng số CCDC xuất dùng trước đây thuộc loại phân bổ 2 lần, giá trị thực tế của số CCDC bị hỏng là 18.300.
5.
Mua VL chính theo giá mua chưa thuế: 200.000, VL phụ theo giá mua chưa thuế: 10.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH. Số vật liệu này được đưa ngay vào quá trình sản xuất (không qua kho), trong đó: VL chính dùng để sản xuất sản phẩm, VL phụ dùng để phục vụ chung tại phân xưởng.
6.
Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp SX: 7.300.
7.
Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 60.000, nhân viên quản lý phân xưởng: 5.000.
8.
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
9.
Chi phí điện thoại mua ngoài phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng theo giá gồm cả thuế GTGT 10%: 8.800.
10.Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 21.350
11.Vật liệu chính sử dụng không hết nhập lại kho: 7.000.
12.
Nhập kho 2.000 SP M và 500 SP N.
Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2/ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các TK 621, 622, 627, 154 3/ Lập Bảng tính giá thành sản phẩm. Biết: - Giá trị spdd được tính theo CP NVL chính tiêu hao. - Giá trị spdd đầu kỳ: 30.000, cuối kỳ: 40.300 - Hệ số sản phẩm được xây dựng theo trọng lượng sản phẩm, 1 SP M = 1 kg; 1 SP N = 3 kg) BÀI 12:
Một DN hạch toán hàng tồn kho theo phương phápKKTX, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp NT-XT, tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y trên cùng một dây chuyền sản xuất. Có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau:
- TK 152: 1.245.000
Trong đó: + VL chính (60.000 kg): 1.200.000
+ VL phụ (9.000 kg): 45.000
- TK 153 (100 bộ): 30.000
B - Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1.
Xuất kho 45.000 kg VL chính để sản xuất sản phẩm.
2.
Xuất kho 6.800 kg VL phụ phục vụ chung tại phân xưởng sản xuất.
3.
Mua vật liệu nhập kho theo giá mua chưa thuế, trong đó: VL chính: 150.000, VL phụ: 20.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã trả 50% bằng TGNH, số còn lại vay ngắn hạn để thanh toán cho người bán.
4.
Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất: 6.300.
5.
Xuất 10 bộ CCDC sử dụng cho sản xuất, loại phân bổ 2 lần.
6.
Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 52.500
7.
Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 120.000, nhân viên quản lý phân xưởng: 10.000.
8.
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
9.
Bộ phận sản xuất báo hỏng số CCDC xuất dùng trước đây thuộc loại phân bổ 2 lần, giá trị thực tế của CCDC bị hỏng khi xuất kho là 16.600.
10.Chi phí khác phát sinh ở phân xưởng theo giá gồm cả thuế GTGT 10%: 17.600.
11.Vật liệu chính sử dụng không hết để lại tại phân xưởng sản xuất: 11.000.
12.Nhập kho 2.000 SP X và 500 SP Y.
Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2/ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các TK 621, 622, 627, 154 3/ Lập Bảng tính giá thành sản phẩm. Biết: - Giá trị spdd được tính theo CP NVL chính tiêu hao. - Giá trị spdd đầu kỳ: 60.000, cuối kỳ: 80.600 - Hệ số SP được xây dựng theo trọng lượng SP, 1 SP X = 1 kg; 1 SP Y = 3 kg) BÀI 14: Công ty Q sản xuất 1 lọai sản phẩm, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Tài liệu tại công ty Q trong tháng 10/N như sau: (ĐVT: 1.000 đ) I – Tình hình đầu tháng: - VL chính tồn kho: 252.400 - VL phụ tồn kho: 54.500 - Thành phẩm tồn kho: 1.000 chiếc, giá thành đơn vị: 50/chiếc - Giá trị sản phẩm dở dang: 15.000 II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Thu mua và nhập kho VL chính theo giá mua đã có thuế GTGT 10% là: 550.000, đã trả bằng chuyển khoản: 400.000, số còn lại để nợ người bán A. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%): 12.600. 2. Xuất VL chính: 416.000 để chế biến sản phẩm. 3. Nhập kho VL phụ đi đường tháng trước theo giá chưa thuế: 40.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Chưa thanh toán cho người bán B. 4. Xuất kho VL phụ để bảo dưỡng thiết bị tại bộ phận sản xuất: 23.750 5. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng: 26.400, trong đó: TSCĐ tại bộ phận SX: 17.400, bộ phận bán hàng: 4.000, bộ phận QLDN: 5.000. 6. Tính lương phải trả: Cho công nhân trực tiếp SX: 41.400, nhân viên quản lý phân xưởng: 5.000, nhân viên bán hàng: 4.000, QLDN: 6.000. 7. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định 8. Điện mua ngoài chưa trả tiền theo tổng giá thanh toán: 22.000 (trong đó thuế suất thuế GTGT 10%): sử dụng cho sản xuất: 70%, bộ phận bán hàng 15%, bộ phận QLDN: 15%. 9. Bộ phận SX báo hỏng số công cụ dụng cụ nhỏ (loại phân bổ 2 lần) đã xuất dùng tháng trước. Biết giá trị công cụ dụng cụ xuất kho: 16.000, phế liệu thu hồi nhập kho: 500. 10.Tiến hành sửa chữa lớn một thiết bị SX theo kế hoạch và đã hoàn thành trong tháng. Chi phí sữa chữa bao gồm: - Tiền công sửa chữa thuê ngoài đã trả bằng TGNH (gồm cả thuế GTGT 5%): 15.750; - VL phụ xuất kho: 4.750; - Phụ tùng thay thế mua ngoài chưa trả tiền cho công ty K (gồm cả thuế GTGT 10%): 33.000. Biết: Chi phí theo dự toán đã trích trước vào chi phí là: 54.000. 11.Trích trước chi phí thuê mặt bằng sản xuất theo dự toán: 19.520 12.Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ nhỏ xuất dùng (thuộc loại phân bổ dài hạn): 20.000. Trong đó: bộ phận SX: 10.000, bộ phận BH: 5.000, bộ phận QLDN: 5.000 13.Giá trị VL chính sử dụng không hết nhập lại kho: 10.400 14.Nhập kho sản phẩm: 9.000 sản phẩm, còn dở dang: 1.000 sản phẩm. (Giá trị sản phẩm dở dang được tính theo giá trị VL chính tiêu hao) Yêu cầu: 2/ Lập bảng tính giá thành sản phẩm BÀI 15: Một DN sản xuất2 loại sản phẩm M và N. Chi phí phát sinh trong kỳ như sau (ĐVT: 1.000 đ) 1. Thu mua VL chính của công ty A theo tổng giá thanh toán (thuế suất thuế GTGT 10%) là 704.000, dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm M 70% và sản phẩm N 30%. 2. Xuất kho VL phụ để trực tiếp sản xuất cả 2 loại sản phẩm là 14.400; cho nhu cầu khác ở phân xưởng: 1.580 3. Điện mua ngoài phục vụ cho SX ở phân xưởng theo giá chưa có thuế GTGT là 50.000, thuế GTGT: 5.000. 4. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX đơn giá: 50/SP M, 30/SP N Biết: Hoàn thành 5.000 SPM, 7.000 SPN 5. Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX: SPM: 8.920, SPN: 10.200 6. Trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 7. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng: 14.000 8. Chi phí SXC khác phát sinh: - Lương nhân viên phân xưởng: 14.000 - Trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định - Chi tiền mặt: 660, bằng TGNH: 5.000. 9. Cuối tháng, PXSX chính đã nhập kho: 5.000 SPM, 7.000 SPN. Còn dở dang 2.000 SPM (mức độ hoàn thành 50%), 1.000 SPN (mức độ hoàn thành 20%) Yêu cầu:
2/ Lập bảng tính giá thành sản phẩm M, N
Biết:
- VL chính được bỏ 1 lần vào đầu quá trình sản xuất;
- VL phụ phân bổ cho từng loại SP theo tỷ lệ với chi phí VL chính;
- CP SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công nhân sản xuất;
- Không có SP dở dang đầu kỳ;
BÀI 16:
Tài liệu tại một DN như sau (ĐVT: 1.000đ)
1.
Nhượng bán TBSX có nguyên giá: 300.000, khấu hao lũy kế: 150.000, giá bán chưa thuế 180.000, thuế suất thuế GTGT 5%. Khách hàng đã thanh toán cho DN bằng tiền mặt: 50.000, bằng chuyển khoản: 139.000.
2.
Mua của công ty V một thiết bị và đưa vào sử dụng ở bộ phận SX theo giá mua đã có thuế GTGT 5% là 420.000, đã trả bằng chuyển khoản 50%, số còn lại để nợ người bán.
Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt: 3.360 (trong đó thuế suất thuế GTGT 5%)
Thiết bị này được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển.
3.
Xuất VL chính để chế biến sản phẩm: 590.000
4.
Trích trước chi phí sửa chữa lớn thiết bị sản xuất: 8.000.
5.
Tính lương phải trả: Cho công nhân trực tiếp SX: 80.000, nhân viên quản lý phân xưởng: 12.000, nhân viên bán hàng: 3.500, QLDN: 13.500.
6.
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định
7.
Điện mua ngoài chưa trả tiền theo giá chưa thuế GTGT: 20.800. Trong đó: sử dụng cho sản xuất: 18.200, bộ phận bán hàng 800, bộ phận QLDN: 1.800.
8.
Tổng mức khấu hao TSCĐ hữu hình trong tháng 2là 20.000: Trong đó: khấu hao ở bộ phận SX: 13.000, bộ phận bán hàng: 3.000, bộ phận QLDN: 4.000.
9.
Kết quả SX trong kỳ:
-
SX được 2.000 SP A: Nhập kho 1.600 SP, gửi bán 400 SP;
-
SX và nhập kho 1.000 SP B.
Yêu cầu: 1/ Định khoản và phản ánh vào các TK 621,622,627,154 2/ Lập bảng tính giá thành SP A, SP B. Biết: Hệ số quy đổi SP A: 1,5, SP B: 2. DN không có SP dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. BÀI 17: Tình hình SX tại một DN sản xuất 2 loại SP M và N trong tháng 6/N như sau: (ĐVT: 1.000 đ) I – Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: - SP M: 20.000 - SP N: 15.000 II – Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: 1. Thu mua VL chính của công ty A theo tổng giá thanh toán 726.000 (trong đó thuế suất thuế GTGT 10%) dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm M 75%, sản phẩm N 25% 2. Xuất kho VL phụ để trực tiếp SX cả 2 SP: 12.800; cho nhu cầu khác ở phân xưởng: 1.580. 3. Tính tổng lương phải trả cho: - Công nhân trực tiếp SX sản phẩm M: 300.000 - Công nhân trực tiếp SX sản phẩm N: 216.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng: 14.000 4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định 5. Mua CCDC nhỏ thuộc loại phân bổ 2 lần bằng tiền mặt dùng cho sản xuất theo giá cả thuế GTGT 10% là: 22.000. 6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX: 14.000. 7. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất: 10.000 8. Phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho bộ phận sản xuất: 14.936 (loại phân bổ dài hạn) 9. Chi phí phục vụ sản xuất khác đã chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 10%): 3.300 10.Giá trị VL chính sử dụng không hết để lại nơi sản xuất là: 20.000, trong đó: SP M: 15.000, SP N: 5.000. 11.Kết quả sản xuất: - SP M: Nhập kho 4.970 SP, hỏng 30 SP không sửa chữa được; - SP N: Nhập kho 1.990 SP, hỏng 10 SP không sửa chữa được. Yêu cầu: 1/ Định khoản và phản ánh vào các TK 621,622,627,154 2/ Lập bảng tính giá thành SP M, SP N. Biết: - VL phụ phân bổ cho từng loại SP theo tỷ lệ với chi phí VL chính; - CP SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công nhân sản xuất; - Giá trị SP hỏng không sửa chữa được được tính theo giá thành công xưởng thực tế; giá trị phế liệu thu hồi nhập kho từ SP M: 3.000, SP N: 1.500. Số còn lại công nhân làm hỏng phải bồi thường. - Cuối kỳ không có sản phẩm dở dang. BÀI 18: Một đơn vị tiếp tục SX 2 đơn đặt hàng: - Đơn 1: 100 sp M - Đơn 2: 58 sp N Cuối kỳ, đơn 2 đã hoàn thành, nhập kho 58 thành phẩm và 2 sản phẩm hỏng ngoài dự kiến không sửa chữa được (tính theo giá thành công xưởng thực tế). Chi phí sản xuất được tập hợp như sau: (1.000 đ) Khoản mục chi phí Dở dang đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Đơn 1 Đơn 2 Đơn 1 Đơn 2 1. CP NVL trực tiếp 450.000 300.000 280.000 270.000 2. CP NC trực tiếp 53.550 47.600 35.700 28.600 3. CP SXC 25.000 20.000 16.000 10.000 Cộng 528.550 367.600 331.700 308.600 Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế. 2/ Lập bảng tính giá thành Đơn 2, Bảng xác định giá trị dở dang cuối kỳ của Đơn 1. Biết: Giá trị SP hỏng sau khi trừ giá trị phế liệu nhập kho: 6.000 và cá nhân bồi thường: 4.000, phần còn lại trừ vào Quỹ dự phòng tài chính. BÀI 19: Một DN SX theo đơn đặt hàng có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ). I – Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: Khoản mục giá thành Đơn số 1 Đơn số 2 1. CP NVL trực tiếp 350.000 200.000 2. CP NC trực tiếp 50.000 50.000 3. CP SXC 40.000 70.000 Cộng 440.000 2850.000 II – Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: 1. Thu mua VL chính của công ty A theo tổng giá thanh toán: 726.000 (trong đó thuế GTGT 10%) dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm của đơn số 1 là 75% và đơn số 2 là 25% 2. Trích trước chi phí sản chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất: 10.000 3. Xuất kho VL phụ dùng trực tiếp cho SX sản phẩm: 12.800, cho sửa chữa nhỏ TSCĐ của bộ phận sản xuất: 1.580. 4. Khách hàng B ứng trước cho đơn số 1 bằng tiền mặt: 200.000 5. Phân bổ giá trị công cụ xuất dùng từ kỳ trước cho sản xuất: 6.000. 6. Điện mua ngoài sử dụng cho sản xuất theo giá chưa có thuế GTGT: 20.000, thuế GTGT: 2.000. 7. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX: 14.000. 8. Tiền lương phải trả cho: - Công nhân trực tiếp SX đơn số 1 : 40.000; - Công nhân trực tiếp SX đơn số 2 : 20.000; - Nhân viên quản lý phân xưởng : 10.000. 9. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. 10. Chi phí phục vụ sản xuất khác đã chi bằng tiền mặt (bao gồm cả thuế GTGT 10%): 3.300. 11. Phân bổ chi phí sữa chữa lớn TSCĐ cho bộ phận sản xuất từ kỳ trước (loại phân bổ dài hạn): 14.940 12. Giá trị VL chính sử dụng không hết để lại phân xưởng, đơn số 1: 15.000, đơn số 2: 5.000. 13. Đến cuối tháng, đơn số 1 đã hoàn thành nhập kho 20 sản phẩm, đơn số 2 chưa hoàn thành. Yêu cầu:
Biết: - VL phụ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ với chi phí VL chính.
- CP SXC phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
BÀI 20:
Công ty M có 3 phân xưởng SX chính là: PX đúc, PX cơ khí, PX lắp ráp cùng tham gia sản xuất sản phẩm của 2 đơn đặt hàng số 1 và số 2.
Tình hình chi phí và sản phẩm trong tháng 10/N như sau: (ĐVT: 1.000đ)
I – Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ:
Khoản mục giá thành
Đơn số 1
Đơn số 2
1. CP NVL trực tiếp
383.792
154.900
2. CP NC trực tiếp
102.818
20.620
3. CP SXC
81.400
14.200
Cộng
568.010
189.720
II – Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
Khoản mục giá thành
PX đúc
PX cơ khí
PX lắp ráp
1. CP NVL trực tiếp
385.660
489.000
15.600
2. CP NC trực tiếp
32.208
51.000
47.000
3. CP SXC
23.408
42.000
11.000
Cộng
441.276
582.000
73.600
III – Kết quả sản xuất trong kỳ:
1.
PX đúc: SX được 2.200 SP, chuyển cho PX lắp ráp, trong đó dùng cho đơn số 1: 800 SP, đơn số 2: 1.400 SP; không có SP dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
2.
PX cơ khí: SX được 3.000 chi tiết, chuyển cho PX lắp ráp, trong đó dùng cho đơn số 1: 1.000 chi tiết, đơn số 2: 2.000 chi tiết.
3.
PX lắp ráp tiến hàng lắp ráp sản phẩm của 2 đơn đặt hàng. Tổng số giờ công lắp ráp sản phẩm của 2 đơn hàng là 8.000 h, trong đó đơn 1: 3.000 h, đơn 2: 5.000 h
4.
Đơn số 1 đã hoàn thành nhập kho gồm 50 SP, đơn số 2 chưa hoàn thành
Yêu cầu:
Biết: Chi phí thuộc các PX đúc, PX cơ khí chuyển sang PX lắp ráp theo từng khoản mục chi phí.
BÀI 21:
Một DN tiến hành sản xuất sản phẩm A theo quy trình phức tạp gồm 2 bước chế biến, mỗi bước do 1 phân xưởng đảm nhận. Có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
1. Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
Khoản mục chi phí
Phân xưởng 1
CPSX phát sinh trong kỳ tại phân xưởng 2
Giá trị SP dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
1. CP NVL trực tiếp
128.400
1.504.000
77.390
Trong đó: VL chính
120.000
1.480.000
2. CP NC trực tiếp
47.800
195.200
302.475
3. CP SXC
54.400
377.600
158.050
Cộng
230.600
2.076.800
537.915
2. Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng:
- PX 1: Cuối hoàn thành 590 bán thành phẩm X chuyển toàn bộ cho phân xưởng 2, còn dở dang 200 sản phẩm (mức độ hoàn thành 60%), 10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được (tính theo giá thành công xưởng thực tế).
- PX 2: Hoàn thành 500 thành phẩm (nhập kho 400 sản phẩm, gửi bán 100 sản phẩm), còn dở dang 90 sản phẩm (mức độ hoàn thành 50%)
Tài liệu bổ sung: CP VL chính được đưa một lần vào đầu quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
a/ Định khoản và lập Bảng tính giá thành trong trường hợp DN tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
b/ Hãy lập lại Bảng tính giá thành trong trường hợp DN không tính giá thành bán thành phẩm.
BÀI 22:
Một DN SX sản phẩm qua 3 giai đoạn chế biến. Trong tháng có các tài liệu sau :
1/ Số dư đầu tháng của GĐ1: 1.520.000 đ, GĐ2: 4.000.000 đ, GĐ3: 2.304.000 đ
2/ CPSX phát sinh trong tháng đã được tổng hợp để kết chuyển như sau :(ĐVT: đồng)
KM chi phí
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
- Chi phí NVLTT
24.000.000
-
-
- Chi phí nhân công TT
7.200.000
3.600.000
2.800.000
- Chi phí SX chung
9.600.000
5.200.000
4.000.000
3/ Kết quả sản xuất ở từng giai đoạn :
- Giai đoạn 1 sản xuất hoàn thành 360 bán thành phẩm chuyển cho Giai đoạn 2, sản phẩm dở dang cuối tháng là 80 bán thành phẩm.
- Giai đoạn 2 sản xuất hoàn thành 340 bán thành phẩm chuyển cho Giai đoạn 3, sản phẩm dở dang cuối tháng là 60 bán thành phẩm.
- Giai đoạn 3 sản xuất hoàn thành 300 sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm dở dang cuối tháng là 60 bán thành phẩm.
Yêu cầu:
Định khoản và lập Bảng tính giá thành trong trường hợp DN tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
BÀI 24:
Một DN tiến hành sản xuất sản phẩm A theo quy trình phức tạp gồm 2 bước chế biến, mỗi bước do 1 phân xưởng đảm nhận. Có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
1. Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
Khoản mục chi phí
Phân xưởng 1
CPSX phát sinh trong kỳ tại phân xưởng 2
Giá trị SP dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
1. CP NVL trực tiếp
256.800
3.008.000
154.780
Trong đó: VL chính
240.000
2.960.000
0
2. CP NC trực tiếp
95.600
390.400
604.950
3. CP SXC
108.800
755.200
316.100
Cộng
461.200
4.153.600
1.075.830
2. Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng:
- PX 1: Cuối hoàn thành 590 bán thành phẩm X chuyển toàn bộ cho phân xưởng 2, còn dở dang 200 sản phẩm (mức độ hoàn thành 60%), 10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được (tính theo giá thành công xưởng thực tế).
- PX 2: Hoàn thành 500 thành phẩm (nhập kho 400 sản phẩm, gửi bán 100 sản phẩm), còn dở dang 90 sản phẩm (mức độ hoàn thành 50%)
Tài liệu bổ sung: CP VL chính được đưa một lần vào đầu quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
a/ Định khoản và lập Bảng tính giá thành trong trường hợp DN tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
b/ Hãy lập lại Bảng tính giá thành trong trường hợp DN không tính giá thành bán thành phẩm.
BÀI 25:
Một DN tiến hành sản xuất sản phẩm A theo quy trình phức tạp gồm 2 bước chế biến, mỗi bước do 1 phân xưởng đảm nhận. Có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
1. Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
Khoản mục chi phí
Phân xưởng 1
CPSX phát sinh trong kỳ tại phân xưởng 2
Giá trị SP dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
1. CP NVL trực tiếp
513.600
6.016.000
309.560
Trong đó: VL chính
480.000
5.920.000
0
2. CP NC trực tiếp
191.200
780.800
1.209.900
3. CP SXC
217.600
1.510.400
632.200
Cộng
922.400
8.307.200
2.151.660
2. Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng:
- PX 1: Cuối hoàn thành 600 bán thành phẩm X chuyển toàn bộ cho phân xưởng 2, còn dở dang 200 sản phẩm (mức độ hoàn thành 60%),
- PX 2: Hoàn thành 490 thành phẩm (nhập kho 390 sản phẩm, gửi bán 100 sản phẩm), còn dở dang 90 sản phẩm (mức độ hoàn thành 50%), 10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được (tính theo giá thành công xưởng thực tế).
Tài liệu bổ sung: CP VL chính được đưa một lần vào đầu quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
a/ Định khoản và lập Bảng tính giá thành trong trường hợp DN tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
b/ Hãy lập lại Bảng tính giá thành trong trường hợp DN không tính giá thành bán thành phẩm.
BÀI 26:
Một DN tiến hành SX SP A theo quy trình phức tạp gồm 2 bước chế biến, mỗi bước do 1 phân xưởng đảm nhận. Có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau:
- TK 152 - VL phụ (6.500 kg): 130.000
- TK 153 (100 bộ): 50.000
- TK 154 - PX 1: 230.600. Trong đó:
+ CP NVL chính : 120.000
+ CP NVL phụ : 8.400
+ CP NC trực tiếp : 47.800
+ CP SXC : 54.400
B - Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
1.
Thu mua VL chính của công ty A theo giá chưa thuế: 1.480.000, thuế suất thuế GTGT 10% đưa ngay vào PX 1 để trực tiếp SX, chưa trả tiền cho người bán.
2.
Xuất kho VL phụ để trực tiếp SX : PX 1: 1.200 kg, PX 2: 4.000 kg
3.
Tính tổng lương phải trả cho:
-
Công nhân trực tiếp SX sản phẩm ở PX 1: 160.000
-
Công nhân trực tiếp SX sản phẩm ở PX 2: 250.000
-
Nhân viên quản lý phân xưởng PX 1: 100.000, PX 2: 80.000
Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
4.
Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất: PX 1: 4.800, PX 2: 4.975
5.
Xuất kho 50 bộ CCDC nhỏ thuộc loại phân bổ 1 lần sử dụng cho SX, trong đó: PX 1: 40 bộ, PX 2: 10 bộ.
6.
Mua nhiên liệu và vật liệu phụ phục vụ chung theo giá chưa thuế tại PX 1: 150.000, PX 2: 20.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH
7.
Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX: PX 1: 40.600, PX 2: 30.850
8.
Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở PX 1: 30.000
9.
Chi phí phục vụ sản xuất khác đã chi bằng tiền mặt giá chưa thuế: 25.000. Trong đó, PX 1: 18.000, PX 2: 7.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán.
10.Giá trị VL phụ sử dụng trực tiếp tại PX 2 sử dụng không hết để lại nơi sản xuất là 2.610.
C - Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng:
- PX 1: Cuối hoàn thành 590 bán thành phẩm X chuyển toàn bộ cho phân xưởng 2, còn dở dang 200 sản phẩm (mức độ hoàn thành 60%), 10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được (tính theo giá thành công xưởng thực tế).
- PX 2: Hoàn thành 500 thành phẩm (nhập kho 400 sản phẩm, gửi bán 100 sản phẩm), còn dở dang 90 sản phẩm (mức độ hoàn thành 50%)
Tài liệu bổ sung: CP VL chính được đưa một lần vào đầu quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
Định khoản và lập Bảng tính giá thành trong trường hợp DN tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
BÀI 27:
(ĐVT: 1.000 đồng)
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A gồm 2 chi tiết A1, A2, tổ chức sản xuất gồm 3 phân xưởng: PX1 sản xuất chi tiết A1, PX2 sản xuất chi tiết A2, PX3 lắp ráp 1 chi tiết A1 và 1 chi tiết A2 để tạo nên thành phẩm. Trong kỳ phòng kế toán có tài liệu như sau:
A – Chi phí SX dở dang đầu kỳ: PX1: 1.040; PX2: 9.660; PX3: 8.500
B – Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp:
Khoản mục chi phí
PX1
PX2
PX3
- Chi phí NVLTT
160.000
116.000
-
- Chi phí nhân công TT
25.200
22.800
15.000
- Chi phí SX chung
35.280
25.200
20.000
Tổng cộng
220.480
164.000
35.000
C – Kết quả sản xuất :
- PX1 : Hoàn thành 21.000 chi tiết A1: Nhập kho 1.000 chi tiết, còn 20.000 chi tiết chuyển sang PX3; Dở dang 1.000 chi tiết A1.
- PX2 : Hoàn thành 20.000 chi tiết A2 chuyển sang PX3, còn dở dang 600 chi tiết.
- PX3 : Hoàn thành 20.000 sản phẩm A nhập kho, còn dở dang 400 sản phẩm.
Biết : + Nguyên vật liệu được đưa vào ngay từ đầu quy trình công nghệ.
+ Sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi tiết A1, A2.
BÀI 29: (ĐVT: 1.000 đồng) Một DN tiến hành SX SP A theo quy trình phức tạp gồm 2 bước chế biến, mỗi bước do 1 phân xưởng đảm nhận. Có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ) A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau: - TK 152 - VL phụ (6.500 kg): 130.000 - TK 153 (100 bộ): 50.000 - TK 154 - PX 1: 230.000. Trong đó: + CP NVL chính : 120.000 + CP NVL phụ : 8.400 + CP NC trực tiếp : 47.800 + CP SXC : 54.400 B - Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 1. Thu mua VL chính của công ty A theo giá chưa thuế: 1.480.000, thuế suất thuế GTGT 10% đưa ngay vào PX 1 để trực tiếp SX, chưa trả tiền cho người bán. 2. Xuất kho VL phụ để trực tiếp SX : PX 1: 1.200 kg, PX 2: 4.000 kg 3. Tính tổng lương phải trả cho: - Công nhân trực tiếp SX sản phẩm ở PX 1: 160.000 - Công nhân trực tiếp SX sản phẩm ở PX 2: 250.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng PX 1: 100.000, PX 2: 80.000 Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 4. Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất: PX 1: 4.800, PX 2: 4.975 5. Xuất kho 50 bộ CCDC nhỏ thuộc loại phân bổ 2 lần sử dụng cho SX, trong đó: PX 1: 40 bộ, PX 2: 10 bộ. 6. Mua nhiên liệu và vật liệu phụ phục vụ chung theo giá chưa thuế tại PX 1: 150.000, PX 2: 20.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH 7. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX: PX 1: 40.600, PX 2: 30.850 8. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở PX 1: 30.000 9. Chi phí phục vụ sản xuất khác đã chi bằng tiền mặt giá chưa thuế: 25.000. Trong đó, PX 1: 18.000, PX 2: 7.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. 10. Giá trị VL phụ dùng trực tiếp SX tại PX 2 sử dụng không hết để lại nơi sản xuất là 2.610. C - Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng: - PX 1: Cuối hoàn thành 590 bán thành phẩm X chuyển toàn bộ cho phân xưởng 2, còn dở dang 200 sản phẩm (mức độ hoàn thành 60%), 10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được (tính theo giá thành công xưởng thực tế). - PX 2: Hoàn thành 500 thành phẩm (nhập kho 400 sản phẩm, gửi bán 100 sản phẩm), còn dở dang 90 sản phẩm (mức độ hoàn thành 50%) Tài liệu bổ sung: CP VL chính được đưa một lần vào đầu quá trình sản xuất. Yêu cầu: Định khoản và lập Bảng tính giá thành trong trường hợp DN tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. BÀI 30: (ĐVT: 1.000 đồng) Một DN tiến hành SX SP A theo quy trình phức tạp gồm 2 bước chế biến, mỗi bước do 1 phân xưởng đảm nhận. Có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ) A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau: - TK 152 - VL phụ (8.000 kg): 160.000 - TK 153 (150 bộ): 75.000 - TK 154 - PX 1: 460.000. Trong đó: + CP NVL chính : 240.000 + CP NVL phụ : 16.800 + CP NC trực tiếp : 95.600 + CP SXC : 108.800 B - Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 1. Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất: PX 1: 9.600, PX 2: 9.950 2. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở PX 1: 60.000 3. Xuất kho 50 bộ CCDC nhỏ thuộc loại phân bổ 2 lần sử dụng cho SX, trong đó: PX 1: 40 bộ, PX 2: 10 bộ. 4. Thu mua VL chính của công ty A theo giá chưa thuế: 2.960.000, thuế suất thuế GTGT 10% đưa ngay vào PX 1 để trực tiếp SX, chưa trả tiền cho người bán. 5. Tính tổng lương phải trả cho: - Công nhân trực tiếp SX sản phẩm ở PX 1: 320.000 - Công nhân trực tiếp SX sản phẩm ở PX 2: 500.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng PX 1: 200.000, PX 2: 160.000 Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 6. Mua nhiên liệu và vật liệu phụ phục vụ chung theo giá chưa thuế tại PX 1: 300.000, PX 2: 40.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH 7. Xuất kho VL phụ để trực tiếp SX : PX 1: 1.200 kg, PX 2: 4.000 kg 8. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX: PX 1: 81.200, PX 2: 61.700 9. Chi phí phục vụ sản xuất khác đã chi bằng tiền mặt giá chưa thuế: 50.000. Trong đó, PX 1: 36.000, PX 2: 14.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. 10. Giá trị VL phụ dùng trực tiếp SX tại PX 2 sử dụng không hết đã nhập lại kho, có giá trị là 5.220. C - Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng: - PX 1: Cuối hoàn thành 600 bán thành phẩm X chuyển toàn bộ cho phân xưởng 2, còn dở dang 200 sản phẩm (mức độ hoàn thành 60%). - PX 2: Hoàn thành 500 thành phẩm (nhập kho 300 sản phẩm, gửi bán 200 sản phẩm), còn dở dang 90 sản phẩm (mức độ hoàn thành 50%) Tài liệu bổ sung: CP VL chính được đưa một lần vào đầu quá trình sản xuất. Yêu cầu: Định khoản và lập Bảng tính giá thành trong trường hợp DN tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH Bài 1: (ĐVT: 1.000 đồng) Một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp NTXT, có tài liệu trong tháng 3/N như sau: I – Số dư đầu kỳ của một số tài khoản: - TK 155: 160.000 (Số lượng: 8.000 sản phẩm) - TK 157: 20.000 (Số lượng: 1.000 sản phẩm) II – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Công ty E ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp bằng tiền mặt: 10.000. 2. Xuất kho 2.000 SP bán trực tiếp cho khách hàng B, đơn giá bán chưa thuế: 32/SP, thuế suất thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. 3. Nhập kho từ phân xưởng sản xuất 10.000 SP, tổng giá thành: 205.000. 4. Số sản phẩm gửi bán ở tháng trước đã được khách hàng N chấp nhận mua với giá chưa thuế: 32.000, thuế suất thuế GTGT 10%, khách hàng đã thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt. 5. Xuất kho 2.500 SP bán cho Công ty A, đơn giá bán chưa thuế: 32/SP, thuế suất thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp cũng mua lại từ công ty A 5.000kg vật liệu chính, đơn giá mua vật liệu theo giá chưa thuế: 15/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, vật liệu đã nhập kho đủ. Số tiền chênh lệch đã được thanh toán bằng tiền mặt. 6. Xuất kho chuyển 1.500 SP đến công ty C, giá bán chưa thuế: 48.000, thuế GTGT: 4.800. Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt: 550 (trong đó, thuế suất thuế GTGT 10%). 7. Xuất kho 2.200 SP bán trực tiếp cho công ty E, đơn giá bán chưa thuế: 32/SP, thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH sau khi trừ số tiền đã ứng trước cho doanh nghiệp. 8. Xuất 8.000 SP từ phân xưởng sản xuất bán cho công ty D theo phương thức bán trả chậm. Giá thành đơn vị của số sản phẩm này: 21/SP. Đơn giá bán trả 1 lần (giá bán trả ngay) chưa thuế: 32/SP, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty D đã thanh toán bằng TGNH 81.600, số còn lại sẽ được thanh toán đều đặn trong 15 tháng, lãi suất trung bình 1%/tháng. 9. Công ty C thông báo đã nhận được số hàng gửi đến nhưng chỉ chấp nhận mua 1.000 SP và đã thanh toán bằng TGNH. Số sản phẩm còn lại được nhập lại kho của doanh nghiệp. 10.Xuất kho 5.000 SP bán trực tiếp cho công ty H với đơn giá bán chưa thuế: 32/SP, thuế suất thuế GTGT 10%. Do mua hàng với số lượng lớn nên doanh nghiệp cho công ty H được hưởng chiết khấu thương mại 2%. Khách hàng chưa thanh toán. 11.Công ty E thông báo trả lại 200 SP (đã bán trong nghiệp vụ 7) do không đúng quy cách kỹ thuật. Doanh nghiệp đã nhập kho đủ và thanh toán tiền cho công ty E bằng tiền mặt. 12.Công ty H chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng sau khi trừ chiết khấu thương mại được hưởng. Do thanh toán sớm nên doanh nghiệp cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán 0,5% và đã trả cho khách hàng bằng tiền mặt. Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2/ Xác định và định khoản số tiền mà công ty D phải thanh toán ở cuối tháng thứ nhất. Giả sử công ty D thanh toán bằng tiền mặt. Bài 2: (ĐVT: 1.000 đồng) Một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, có tài liệu trong tháng 5/N như sau: I – Số dư đầu kỳ của một số tài khoản: - TK 155: 150.000 (Số lượng: 1.500 sản phẩm) - TK 157: 30.000 (Số lượng: 300 sản phẩm) II – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Phân xưởng sản xuất nhập kho 3.500 sản phẩm theo giá thành đơn vị: 99/SP. 2. Xuất kho 2.000 sản phẩm bán trực tiếp cho công ty V theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 286.000. Công ty V đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH. Chiết khấu thanh toán chấp nhận và đã trả cho công ty V bằng tiền mặt theo tỷ lệ 1%. 3. Số sản phẩm gửi bán kỳ trước đã được công ty Y chấp nhận mua với giá bán đơn vị chưa thuế GTGT: 130/sản phẩm, thuế suất GTGT 10%. 4. Xuất kho 2.500 sản phẩm chuyển đến cho công ty T theo giá bán đơn vị (đã có thuế GTGT 10%) là 143/sản phẩm. Chi phí vận chuyển bốc dỡ doanh nghiệp đã chi bằng TGNH (cả thuế GTGT 5%) là 2.100 (Theo hợp đồng thì bên mua phải chịu khoản phí này). 5. Công ty L trả lại 1.000 sản phẩm đã bán từ trước. Doanh nghiệp đã kiểm nhận, nhập kho và thanh toán cho công ty L bằng chuyển khoản theo tổng giá thanh toán: 143.000 (trong đó thuế GTGT 10%). Cho biết, giá vốn của số sản phẩm này là 99.000. 6. Công ty T đã nhận được số hàng mà doanh nghiệp đã chuyển đi (trong nghiệp vụ 4) và chấp nhận thanh toán toàn bộ cùng với số chi phí vận chuyển, bốc dỡ. 7. Công ty Y thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng TGNH sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng: 0,6%. 8. Kết chuyển chi phí bán hàng vào kết quả tiêu thụ: 16.000. 9. Kết chuyển chi phí QLDN vào kết quả tiêu thụ: 20.000. 10. Doanh nghiệp tạm nộp thuế TNDN bằng tiền mặt: 11.000. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ. Bài 3: (ĐVT: 1.000 đồng) Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm M như sau: I – Tình hình đầu kỳ: 1. Tồn kho: 9.000 sản phẩm, giá thành đơn vị: 12,7/sản phẩm. 2. Gửi bán: Gửi cho công ty V: 2.000 sản phẩm, giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10%: 17,6/sản phẩm, giá thành đơn vị: 12,7/sản phẩm. II – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Nhập kho 40.000 sản phẩm M từ phân xưởng sản xuất, giá thành đơn vị: 12,625/sản phẩm. 2. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về việc công ty V thanh toán 2.000 sản phẩm gửi bán kỳ trước với giá bán cả thuế GTGT 10% là 35.200. Doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu thanh toán cho công ty V theo tỷ lệ 1% và đã trả bằng tiền mặt. 3. Xuất kho 30.000 sản phẩm bán trực tiếp cho công ty F theo giá đã có thuế GTGT là 10% là 528.000. Công ty F đã thanh toán bằng chuyển khoản 300.000, còn lại sẽ trả vào tháng sau. Chi phí vận chuyển theo hợp đồng người mua chịu, doanh nghiệp đã chi hộ bằng tiền mặt theo giá có thuế GTGT 5% là 5.250. 4. Công ty D trả lại 1.000 sản phẩm đã mua từ kỳ trước theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 17.600, giá vốn: 12.700. Doanh nghiệp đã kiểm nhận nhập khp. Tiền hàng đã được doanh nghiệp trả lại cho công ty D bằng tiền mặt. 5. Kết chuyển chi phí bán hàng vào kết quả tiêu thụ: 6.000. 6. Kết chuyển chi phí QLDN vào kết quả tiêu thụ: 10.000. Yêu cầu: 1/ Xác định các chỉ tiêu: - Giá vốn hàng tiêu thụ (Biết, doanh nghiệp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ). - Doanh thu tiêu thụ, doanh thu thuần. - Kết quả tiêu thụ (biết thuế suất thuế TNDN 25%). 2/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả kinh doanh. Bài 4: (ĐVT: 1.000 đồng) Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. I – Tình hình đầu tháng: - Thành phẩm tồn kho: + 5.000 sản phẩm A, tổng giá thành: 500.000. + 3.000 sản phẩm B, tổng giá thành: 120.000. - Gửi bán 2.000 sản phẩm A chờ công ty X chấp nhận thanh toán theo đơn giá bán chưa thuế: 120/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT 10%, giá vốn đơn vị: 100/ sản phẩm. II – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong: 1. Nhập kho từ bộ phận sản xuất: - Sản phẩm A: Số lượng: 33.000, giá thành đơn vị thực tế: 98; - Sản phẩm B: Số lượng: 17.000, giá thành đơn vị thực tế: 41. 2. Xuất kho bán trực tiếp 15.000 sản phẩm B cho công ty M với giá bán đơn vị chưa thuế: 50/SP, thuế suất thuế GTGT 10%. Sau khi trừ số tiền đặt trước bằng chuyển khoản kỳ trước 250.000, số tiền còn lại công ty M sẽ thanh toán ở kỳ sau. 3. Số hàng gửi bán kỳ trước được công ty X chấp nhận thanh toán 1/2 . Số hàng còn lại công ty X đã chuyển trả lại, doanh nghiệp đã kiểm nhận và nhập kho đủ. 4. Công ty L mua trực tiếp 20.000 sản phẩm A, thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng. Biết đơn giá bán chưa thuế: 120/SP, thuế suất thuế GTGT 10%. 5. Xuất kho chuyển đến cho công ty K 12.000 sản phẩm A theo giá bán đơn vị chưa thuế: 120, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty K đã chấp nhận thanh toán toán bộ. 6. Công ty K thanh toán tiền hàng trong kỳ bằng một thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán (cả thuế suất thuế GTGT 5%) là 1.050.000. Số còn lại, công ty K đã trả bằng TGNH. 7. Công ty N trả lại 1.000 sản phẩm A đã bán kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã kiểm tra và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho công ty N theo giá bán (cả thuế GTGT 10%) là 132.000. Biết giá vốn số hàng này là 100.000. 8. Kết chuyển chi phí bán hàng vào kết quả tiêu thụ trong kỳ: 64.000. 9. Kết chuyển chi phí QLDN vào kết quả tiêu thụ trong kỳ: 85.000. 10. Chuyển khoản tạm nộp thuế TNDN: 25.500. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định KQKD. Bài 5 (ĐVT: 1.000 đồng) Doanh nghiệp S tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX. Trong kỳ có tài liệu như sau: 1. Nhập kho từ sản xuất một số thành phẩm theo tổng giá thành công xưởng thực tế: 550.000. 2. Nhập kho số sản phẩm thuê ngoài gia công, hoàn thiện: Số tiền phải trả cho công ty F theo giá chưa thuế: 10.000, thuế suất thuế GTGT 5%. Được biết, giá thành sản xuất thực tế của số sản phẩm này là: 300.000. 3. Xuất kho bán trực tiếp cho công ty H một số thành phẩm theo giá thanh toán: 440.000 (trong đó, thuế suất thuế GTGT 10%). Công ty H đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%. Biết, giá vốn số hàng này là: 320.000. 4. Xuất kho chuyển đến cho công ty I số thành phẩm theo giá thành sản xuất thực tế: 200.000, giá bán chưa thuế: 240.000, thuế suất thuế GTGT 10% Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ công ty đã chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 2.100. Theo hợp đồng, chi phí này do doanh nghiệp chịu. 5. Xuất kho chuyển đến cho công ty T một số thành phẩm theo tổng giá thành sản xuất: 150.000, giá bán gồm cả thuế GTGT 10% là 220.000. Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ công ty đã chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 1.050. Theo hợp đồng, chi phí này do người bán chịu. 6. Xuất tiếp một lô thành phẩm tại bộ phận sản xuất có giá vốn 200.000 để chuyển tới cho cơ sở đại lý L theo giá bán (cả thuế GTGT 10%): 264.000. Hoa hồng đại lý 6% tính trên tổng giá thanh toán (thuế GTGT 10%). Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ công ty S đã chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 1.050. 7. Công ty T đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán 50% số hàng. Số hàng không được chấp nhận, công ty S đã thu hồi, nhập kho. 8. Xuất kho một lô thành phẩm bán trả góp cho khách hàng M. Khách hàng M thanh toán lần đầu bằng tiền mặt: 30.000, số tiền còn lại khách hàng M thanh toán trong vòng 16 tháng với lãi suất bình quân 1%/tháng. Biết, giá bán thông thường có cả thuế GTGT 10% của lô hàng là 71.500, giá vốn của lô hàng trên 54.000. 9. Công ty I đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán toàn bộ 10. Cơ sở đại lý L đã bán được toàn bộ số hàng nhận đại lý bằng tiền mặt theo đúng giá quy định và đã lập bảng kê hàng hóa bán ra gửi cho Công ty S. Công ty S đã lập Hóa đơn GTGT về số hàng nói trên. 11. Đại lý L thanh tóan tiền hàng bằng chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng đựoc hưởng. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và xác định KQKD tại công ty S. 2. Giả sử đến tháng thứ 7 ( sau tháng bán hàng), khách hàng M đủ tiền để thanh toán toàn bộ số nợ còn lại (10 tháng) bằng tiền mặt thì họ có được hưởng chiết khấu không? Nếu được, Công ty S sẽ hạch toán như thế nào? Lập bẳng tính số tiền gốc và lãi phải thu hằng tháng. 3. Ghi các bút toán tại đại lý L. Bài 6 (ĐVT: 1.000 đồng) Công ty V tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Có tài liệu như sau: I – Tình hình đầu tháng 5/N: - Thành phẩm tồn kho: 5.000 sản phẩm M. - Hàng gửi đại lý L: 3.000 sản phẩm M - Các tài liệu khác có liên quan: + Giá thành đơn vị của sản phẩm M: 60/SP. + Giá bán đơn vị thành phẩm M chưa thuế: 75/SP, thuế suất thuế GTGT 10% + Tỷ lệ hoa hồng đại lý: 6% (gồm cả thuế GTGT tính trên hoa hồng đại lý theo thuế suất thuế GTGT 10%). + Số tiền đại lý L còn nợ chưa thanh toán: 80.000. II – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/N: 1. Đại lý L thanh toán toàn bộ số nợ kỳ trước bằng tiền mặt. 2. Đại lý L đã bán được toàn bộ 3.000 sản phẩm M cho công ty Q. Công ty Q đã thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt sau khi trừ giảm giá 1% được đại lý chấp nhận. Đồng thời, đại lý L đã lập bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cho công ty V. Công ty V đã lập hóa đơn GTGT về số hàng đã bán theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là: 247.500. 3. Đại lý L chuyển trả tiền hàng cho công ty V bằng TGNH (sau khi trừ hoa hồng được hưởng) 4. Công ty V nhập kho 14.000 sản phẩm M từ bộ phận sản xuất theo giá thành đơn vị công xưởng thực tế: 61/SP. 5. Công ty V xuất kho chuyển đến cho đại lý L: 12.000 sản phẩm M. Chi phí vận chuyển đã chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%): 3.150. 6. Đại lý L bán chịu cho công ty P 4.000 sản phẩm. 7. Đại lý L bán 6.000 sản phẩm M, thu bằng chuyển khoản. Đồng thời, đại lý L lập bảng kê hàng hóa bán ra (10.000 sản phẩm M) gửi cho công ty V. Công ty V đã lập hóa đơn GTGT về toàn bộ số hàng đã tiêu thụ. 8. Đại lý L thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng được hưởng. 9. Tính ra tiền lương phải trả tại công ty V cho bộ phận bán hàng: 8.000, bộ phận QLDN: 10.000. 10. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. 11. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng tại bộ phận bán hàng: 2.000, bộ phận QLDN: 6.000. 12. Công ty G trả lại cho đại lý L 1.000 sản phẩm M mà họ đã mua từ trước. Đại lý L đã trả tiền cho công ty G bằng chuyển khoản. Đại lý L đã chuyển trả cho công ty V. Sau khi kiểm nhận, nhập kho thành phẩm, khấu trừ hoa hồng đại lý 6% của lô hàng, công ty V chấp nhận và đã thanh toán cho đại lý L bằng tiền mặt. Biết, giá thành công xưởng thực tế của số hàng bị trả lại là 60.000. 13. Xuất kho CCDC nhỏ thuộc loại phân bổ 4 lần sử dụng cho bán hàng: 40.000, cho QLDN: 30.000 Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tại công ty V là đại lý L. 2/ Xác định kết quả tiêu thụ của công ty V (giả sử công ty V chỉ kinh doanh mỗi sản phẩm M và tiêu thụ qua đại lý L), thuế TNDN tạm tính theo tỷ lệ 25%. Bài 7: (ĐVT: 1.000 đồng) Tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT 10%. Trong kỳ xuất kho một số thành phẩm dùng cho các mục đích sau: 1. Dùng để biếu tặng cho khách hàng tham gia hội nghị khách hàng, không thu tiền, biết giá vốn của số thành phẩm xuất biếu tặng: 6.000, giá bán chưa thuế của số thành phẩm này trên thị trường là: 7.500. 2. Dùng tặng cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu bù đắp từ quỹ phúc lợi, giá vốn thành phẩm sử dụng: 10.000, giá bán chưa thuế: 12.000. 3. Dùng trả thưởng thi đua (từ quỹ khen thưởng) cho công nhân viên, giá vốn thành phẩm sử dụng: 5.000, giá bán chưa thuế: 6.000. 4. Dùng trả lương công nhân viên, giá vốn thành phẩm sử dụng: 30.000, giá bán chưa thuế: 37.500. 5. Dùng phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, giá vốn thành phẩm sử dụng: 5.000, giá bán trên thị trường chưa thuế: 6.000. 6. Xuất kho 200 sản phẩm bán trực tiếp cho công ty G theo giá bán đơn vị đã có thuế GTGT 10% là 605/SP, giá thành đơn vị: 500/SP. Công ty G đã chấp nhận thanh toán. 7. Xuất kho 300 sản phẩm chuyển đến cho công ty Q theo giá bán đơn vị có thuế GTGT 10% là 605, giá vốn đơn vị: 500. Chi phí vận chuyển doanh nghiệp đã chi hộ cho công ty Q bằng tiền mặt: 3.150 (cả thuế GTGT 5%) 8. Xuất kho 420 thành phẩm, giá vốn đơn vị: 500/SP, giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10% là 605/SP để đổi ngang giá một số vật liệu chính với công ty P. Hàng đã bàn giao, vật liệu chính đã nhập kho, thuế suất vật liệu chính là 5%. 9. Công ty Q đã nhận được 300 sản phẩm xuất bán (trong nghiệp vụ 7) và chấp nhận mua toàn bộ. Tiền hàng và tiền vận chuyển đã được công ty Q thanh toán 50% bằng chuyển khoản. 10. Xuất kho 800 sản phẩm bán cho khách hàng S theo phương thức bán trả chậm trả góp, đơn giá vốn hàng xuất kho: 500/SP, đơn giá bán trả ngay chưa thuế: 550/SP, thuế GTGT 10%. Đơn giá bán trả chậm chưa thuế: 610/SP. Khách hàng chưa thanh toán. Yêu cầu: Bài 8: (ĐVT: 1.000 đồng) Một doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp NTXT, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất 2 loại sản phẩm M và N. Trong kỳ có tài liệu như sau: I – Tình hình đầu kỳ: 1. Giá trị sản phẩm dở dang: 30.000. 2. Thành phẩm tồn kho: 10.000 sản phẩm M, giá thành đơn vị: 16/SP. 3. Hàng gửi bán: 3.000 sản phẩm N cho đại lý L, giá thành đơn vị: 50/SP, giá bán đơn vị chưa thuế: 62, thuế suất GTGT 10%. II – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Xuất kho VL chính để chế tạo sản phẩm: 450.000. 2. Xuất kho VL phụ để phục vụ sản xuất sản phẩm: 17.000. 3. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 60.000, nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất: 5.000. 4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. 5. Chi phí điện mua ngoài phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng theo giá cả thuế GTGT 10% là 8.800. 6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 22.000. 7. Bộ phận sản xuất báo hỏng số CCDC xuất dùng từ kỳ trước thuộc loại phân bổ 2 lần, giá trị thực tế của số CCDC này là: 18.300. Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt: 500, thuế suất GTGT 10%. 8. Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất: 3.150. 9. Giá trị VL chính sử dụng không hết để lại phân xưởng: 5.000. 10. Nhập kho 20.000 sản phẩm M và 5.000 sản phẩm N. 11. Xuất kho 10.000 sản phẩm M bán cho công ty Y theo phương thức bán trả góp. Được biết giá thu tiền ngay theo giá chưa thuế: 250.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty Y thanh toán lần đầu bằng chuyển khoản là 75.000, số còn lại công ty Y sẽ trả đều trong 10 tháng bằng tiền mặt với lãi suất thỏa thuận 1%/tháng. 12. Đại lý L đã bán được 3.000 sản phẩm N, sau khi trừ hoa hồng được hưởng 7% tính trên tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT 10%), đại lý L đã thanh toán số còn lại bằng chuyển khoản. 13. Xuất kho 15.000 sản phẩm M bán trực tiếp cho công ty S với giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10% là 25,3. 14. Xuất kho 3.000 sản phẩm N giao cho đại lý L với giá bán đơn vị chưa thuế: 62. Chi phí vận chuyển doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt: 2.100 (theo hợp đồng thì đại lý L chịu) 15. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh: - Tiền lương phải trả cho nhân viên: 5.200. - Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. - Trích khấu hao TSCĐ: 6.780. - Phân bổ chi phí CCDC (loại phân bổ ngắn hạn): 2.000. - Chi phí khác bằng tiền mặt: 3.000. 16. Chi phí bán hàng đã chi bằng tiền mặt: 6.000. Yêu cầu: Bài 9: (ĐVT: 1.000 đồng) Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. I - Số dư đầu tháng của một số tài khoản: - TK 155: 620.000 - TK 157: 200.000 II – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng: 1. Nhập kho thành phẩm từ bộ phận sản xuất theo tổng giá thành sản xuất thực tế: 4.029.000. 2. Xuất kho bán trực tiếp một số sản phẩm cho công ty M theo tổng giá thanh toán (có thuế GTGT 10%) là 825.000. Sau khi trừ số tiền đặt trước bằng chuyển khoản kỳ trước là 300.000, số tiền còn lại công ty M đã thanh toán bằng TGNH. 3. Số hàng gửi bán kỳ trước được công ty X chấp nhận ½ theo tổng giá thanh toán (có thuế GTGT 10%) là 132.000. Số hàng còn lại công ty X đã trả, doanh nghiệp đã kiểm nhận nhập kho đủ. 4. Công ty L mua trực tiếp một số sản phẩm theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 2.640.000. Công ty L đã thanh toán bằng TGNH sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng. 5. Xuất kho chuyển đến cho công ty K một số sản phẩm theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 1.584.000. Công ty K đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán toàn bộ. 6. Công ty K thanh toán toàn bộ số tiền hàng trong kỳ bằng một thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) là 1.050.000. Số còn lại, công ty K đã trả bằng TGNH. 7. Công ty N trả lại một số sản phẩm đã mua kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã kiểm tra và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho công ty N theo giá bán chưa thuế: 120.000, thuế GTGT 10%. 8. Kết chuyển chi phí bán hàng vào kết quả tiêu thụ trong kỳ: 30.000. 9. Kết chuyển chi phí QLDN vào kết quả tiêu thụ trong kỳ: 35.000. 10. Kết quả kiểm kê cuối kỳ: - Thành phẩm tồn kho: 989.000. - Hàng gửi bán: 100.000. Yêu cầu: - Giá vốn hàng tiêu thụ - Doanh thu thuần. - Kết quả tiêu thụ. 2/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định KQKD. Bài 10: (ĐVT: 1.000 đồng) Một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu như sau: I – Số dư đầu kỳ trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho: - TK 152: 50.000 - TK 155: 100.000. - TK 153: 10.000 - TK 157: 50.000 - TK 154: 40.000 II – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Tổng hợp các hóa đơn mua vật liệu trong kỳ: - Giá mua chưa thuế: 500.000 - Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền hàng đã trả bằng tiền mặt: 100.000, bằng TGNH: 150.000, vay ngắn hạn ngân hàng: 200.000, còn lại đang nợ công ty V. Số chiết khấu thanh toán được công ty J chấp nhận là 2.000 nhưng chưa nhận. Chi phí mua đã thanh toán bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 6.300. 2. Tổng hợp các hóa đơn GTGT về tiêu thụ trong kỳ: - Giá bán chưa có thuế: 850.000 - Thuế suất thuế GTGT 10%. Tiền bán hàng đã thu bằng chuyển khoản 550.000, còn lại người mua – công ty M – sẽ thanh toán vào tháng sau. Số chiết khấu thanh toán chấp nhận cho công ty K là 3.000 nhưng chưa trả. 3. Chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ chi hộ công ty M bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 4.200. 4. Công ty P khiếu nại số hàng đã mua kỳ trước kém phẩm chất. Doanh nghiệp đã kiểm tra và chấp nhận giảm giá cho công ty P trừ vào số nợ phải thu là 11.000 (trong đó thuế GTGT: 1.000) 5. Tổng số tiền lương phải trả cho: - Công nhân trực tiếp sản xuất: 60.000. - Nhân viên quản lý phân xưởng: 10.000. - Nhân viên bán hàng: 4.000. - Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 10.000. 6. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. 7. Trích khấu hao TSCĐ: - Bộ phận sản xuất: 10.000; - Bộ phận bán hàng: 4.000; - Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000. 8. Điện mua ngoài chưa trả tiền cho công ty D theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 8.800, trong đó sử dụng cho sản xuất: 4.400, cho bán hàng: 1.100, cho QLDN: 3.300. 9. Công ty V quyết định giảm giá vật liệu cho doanh nghiệp và trừ vào số còn nợ: 4.400 (trong đó thuế GTGT: 400). 10. Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng đã được công ty J thanh toán bằng tiền mặt: 2.000. 11. Thanh toán chiết khấu thanh toán cho công ty K bằng tiền mặt: 3.000. 12. Thanh toán tiền điện cho công ty D bằng tiền mặt: 8.800. III - Kết quả kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ: - Vật liệu tồn kho: 50.000, đang đi đường: 30.000. - Thành phẩm tồn kho: 80.000, đang gửi bán: 40.000. - Giá trị sản phẩm dở dang: 45.000. Yêu cầu: 1. Lựa chọn phươnjjhg pháp hạch toán hàng tồn kho thích hợp. 2. Xác định các chỉ tiêu: - Giá trị vật liệu sử dụng trong kỳ (Biết: Toàn bộ vật liệu được sử dụng để trực tiếp chế tạo sản phẩm) - Giá trị CCDC sử dụng trong kỳ (Biết: Toàn bộ giá trị CCDC được sử dụng để phục vụ sản xuất sản phẩm). - Tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - Kết quả hoạt động trong kỳ. 3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top