kế toán quản trị
1. Trình bày khái niệm, đối tượng và nội dung của kế toán quản trị:
- Khái niệm: kế toán quản trị là 1 môn khoa học, thu nhận, xử lý và cung cấp những thong tin định lượng của đơn vị 1 cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt đông của đơn vị.
- Đối tượng: KTQT là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin chi tiết trong quá khứ và dự báo tương lai về tài sản và hoạt động của 1 đơn vị cụ thể.
- Nội dung:
+ kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm;
+ KTQT doanh thu và kế quả kinh doanh;
+ Phân tích MQH giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận;
+ Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;
+ Lập sự toán sản xuất, kinh doanh.
+ KTQT các khoản mục khác: TSCĐ, hàng tồn kho, lao động và tiền lương, các khoản nợ.
+ Ngoài những nội dung chủ yếu trên, DN có thể thực hiện các nội dung KTQT khác heo yêu cầu quản lý của DN.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị:
- Mục tiêu:
+ liên kết các giữa việc tiêu dùng các nguồn lực và nhu cầu tài trợ các nguyên nhân của việc tiêu dùng nguồn lực đó để thực hiện các mục đích cụ thể của đơn vị.
+ tối ưu hóa các quan hệ giữa chi phí vs giá trị mà các chi phí đó tạo ra.
- Nhiệm vụ: Ngoài các Nv của kế toán nói chung là thu thập, xử lý, phân tích thông tin, số liệu, kiểm tra, giám sát tình hình tài chính, tà sản, cung cấp thông tin, tổ chức phân tích thông tin, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị, nhiệm vụ cụ thể của KTQT là;
+ Tính toán, đưa ra nhu cầu vốn cho 1 hoạt động hay 1 quyết định cụ thể.
+ Đo lường, tính toán chi phí cho 1 hoạt động sản phẩm hoặc 1 quyết định cụ thể.
+ Tìm ra các giải pháp tác động lên chi phí để tối ưu hóa mqh chi khí- khối lượng- lợi nhuận.
3. Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý DN:
Trách nhiệm của các nhà quả trị trong các cấp DN là điều hành và quản lý các mặt hoạt động của DN. Các chức năng cơ bản của quản lý DN, tất cả xoay quanh vấn đề “ ra quyết đinh”. Để quản lý và ra quyết định đối vs các tình huống thì phải có thông tin. Sơ đồ:…..ra quyết định, thực hiện, kiểm tra, đánh giá, lập kế hoạch.
4. Phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa KTQT và KTTC trong DN:
Sự giống nhau
* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.
* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.
* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.
. Sự khác nhau
* Mục đích:
- Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.
* Đối tượng phục vụ:
- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)
- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)
* Đặc điểm của thông tin:
- Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư.
- Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.
* Nguyên tắc cung cấp thông tin:
- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.
- Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.
* Phạm vi của thông tin:
- Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.
- Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.
* Kỳ báo cáo:
- Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày.
- Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm
* Quan hệ với các môn khoa học khác:
Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.
* Tính bắt buộc theo luật định:
- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.
- Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành).
5. KN và bản chất của chi phí, phân loại chi phí theo chức năng, vẽ sơ đồ:
* KN: - Dưới góc đô KTQT: chi phí đc coi là những khoản phí tổn thực tế gắn liền vs các phương án, ấn phẩm, dịch vụ. Chi phí theo quan điểm này bao giờ cũng mang tính chất cụ thể nhằm xem xét hiệu quả của các bộ phân ntn. Đó chính là cơ sở để ra quyết định đầu tư, chọn phương án tối ưu.
* Bản chất của chi phí đc thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Nội dung của chi phí: C+V+M1
Trong đó: + C: hao phí lao động vật hóa (Lao động QK)
+ V: hao phí lao động sống ( tiền lương, tiền công)
+ M1: phàn giá trị mới sáng tạo ra mà Dn chi cho hoạt động kinh doanh như các phần trích trả theo lương.
- Các chi phí được đo lường, tính toán bằng tiền trong 1 khoản thời gian xác định
- Xét theo góc độ DN là 1 cá thể kinh doanh thì chi phí là tất cả các khoản hao phí mà DN thực tế đã chi ra để tồn tại và hoạt động.
- Độ lớn của chi phí phụ thuộc trực tiếp vào 2 yếu tố:
+ lượng: khối lượng LĐ và tư liệu sản xuất đã tiêu thị trong 1 khoảng TG nhất định.
+ Giá: Giá cá các tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền công của 1 đơ vị lao động đã hao phí
ðLượng và giá của các yếu tố chi phí thay đổi sẽ làm tổng chi phí phải thay đổi.
- Chi phí bao gồm những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập để hình thành lợi nhuận của lỳ hạch toán chứ k phải mọi khoản chi ra trong kỳ.
· Phân loại chi phí theo chức năng và sơ đồ:
a/ Chi phí sản xuất: là các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng sản xuất gắn liến vs quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm của DN. Chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố:
- Chi phí NVLTT: bao gồm toàn bộ các chi phí về NVL chính, phụ, được sử dụng trực tiếp sản xuất. chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Chi phí NVL chính thường rất dễ nhận diện cho từng đối tượng chịu chí phái nê khi hạch toán khoản chi phí này chỉ caanfcawn cứ chúng từ gốc để hạch toán tt cho từng đối tượng chịu chi phí. Con chi phí NVL phụ, nhiên liệu có thể liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Trong TH này để hạch tóa chi phí vào từng đối tượng chịu chi phí phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp.
- Chi phí NCTT: là các khoản chi phí phải trả cho công nhân tt thực hiện quá trnhf sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bao gồm tiền lương, tiền trả công cho công nhân tt sản xuất và các khoản trích theo lương. Chi phí NCTT dễ nhận diện cho từng đối tượng chịu chi phí. Thông thường chỉ căn cứ vào bảng chấm công, phiếu kê khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành, cấp bậc lương của công nhân để hạch toán khoản mục chi phí này.
- Chi phí SXC: là tất cả các khaorn chi phí sx phát sinh tại phân xưởng sản xuất ngoài 2 khaorn mục chi phí NVLTT và NCTT và quản lý sx. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: là các chi phí về tiền công, tiền lương phải trả cho nv quản lý sx và các khoản trích theo lương đc tính vào chi phí sản xuất của những NV này: - Chi phí vật liệu quản lý: là chi phí về vật liệu phụ dùng cho phục vụ, quản lý sản xuất. – Chi phí CCDC dùng trong sản xuất sản phẩm. - chi phí khấu hao máy móc thiết bị và TSCĐ khác dùng trong sxsp. – chi phí dịch vụ thuê ngoài dùng trong sản xuất. – chi phí sản xuất khác.
- Đặc điểm: + chi phí này thường bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau và những yếu tố chi phí đó thường thể hiện tính cố định hay biến động của chi phí. + chi phí này thường là chi phí gián tiếp do vậy khi tính cho các sản phẩm cụ thể thì ta phải phân bổ theo cái tiêu thức phù hợp.
b/ Chi phí ngoài sản xuất:
KN: là các chi phí mà DN phải chi để thực hiện việc cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và chi cho các bộ phận quản lý DN. Căn cứ vào chức năng hoạt động, cho phí ngoài sx đc chia thành 2 loại:
- Chi phí bán hàng: KN: là các khoản chi phí lưu thông và tiếp thị trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Loại chi ohis này bao hồm chi phí giao hàng, quảng cáo, giao dịch, lương NV bán hàng… Đặc điểm: + bao gồm nhiều yếu tố. + Các yếu tố của chi phí cũng thường mang tính chất biến động, cố định, tùy theo điều kiện cụ thể.
- Chi phí quản lý DN:KN: là chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý hành chính và phục vụ sxkd có tính chất chung toàn DN. Chi phí quản lý DN và chi phí bán hàng là những chi phí có nội dung phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm, tính chất khác nhau, liên quan đến nhiều bộ phận trong DN.
6. Phân loại chi phí theo mqh vs thời kỳ xác định kết quả:
a/ chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền vs quá trình sx sp hay quá trình mua hàng hóa để bán. Như vậy chi phí sp của DNSX gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Nếu sp hàng hóa chưa đc bán ra thì chi phí sp sẽ nằm trong giá thành của hàng tồn kho trong bảng CĐKT. Nếu sp, hàng hóa đã đc bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ trở thành chi phí của giá vốn hàng hóa trong báo cáo kết quả HĐSXKD.
b/ chi phí thời kỳ: là các chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, các chi phí nà ko tạo nên giá trị của hàng tồn kho mà đc tham gia xđ kết quả kinh doanhngay trong kỳ chúng phát sinh, chúng có ảnh hưởng đến lợi nhiaanj và đc ghi nhân, phải ánh ngay trên báo cáo kết quả KD. Chi phí thời kỳ bao gôm: chi phí bán hàng và hci phí QLDN
7. Phân loại chi phí theo mqh giữa chi phí vs mức độ hoạt động:
Đc chia làm 3 loại: chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp.
y/n: để lập các kế hoạch sx, kt, điều tiết các hoạt động kd, lập báo cáo kết quả kinh doanh theo theo cách ứng xử chi phí.
8. Phương pháp xác định chi phí theo công việc:
KN: là pp ghi chép lại 1 cách chi tiết thông tin của từng sản phẩm, nhóm sp tương tự nhau.
9. Các bước tiến hành xây dựng phương trình dự đoán chi phí. y/n:
Giả sử b gọi là biến phí đơn vị, x là mức độ hoạt động, y là chi phí hỗn hợp, A là tổng định phí hoạt đồng. Ta sẽ có pt dự đoán như sau: y = bx + A. công việc của chúng ta là phải đi tìm các yếu tố a,b trong pt dự đoán chi phí.
y/n: giúp xđ tách biệt các khoản phí này giữa định phí và biến phí từ đó đưa về các dạng khái quát để có kế hoạch dự đoán chi phí nhằm kiểm soát chặt chẽ chi phí.
10. Nội dung của báo cáo sx và pp lập bcsx theo pp FIFO. Ưu, nhược điểm của phương pháp này.
ND: có 3 phần. phần 1: kê khai khối lượng công việc bao gồm việc kê khai khối lượng sản phẩm hoàn thành và tính toán xác định khối lượng sp tương đương. Phần 2: tổng chi phí, tính giá thành và giá thành đơn vị. Phần 3: cân đối chi phí.
PP FIFO: theo pp này, klg tương đương của mỗi phân xưởng đc xác định theo công thức: KLG tương đương của PX = klg sp hoàn thành tương đương của spdd dk tại px(1) + klgsp bắt đầu đưa vào sx và hoàn thành trong kỳ tại px (2) + klg sp ht tương đương của spdd ck tại px (3)
Trong đó (1) là klg cv mà px phải thực hiện trong kỳ hiện thành để hành thành phần chưa ht ở kỳ trc và đc tính cho từng khoản mục theo ct sau:
(1)= klg spdd dk x tỷ lệ chưa ht ( = 1- tỷ lệ đã ht)
- Tổng hợp chi phí và tính giá thành đơn vị: tổng hợp chi phí của px chỉ bao gồm 1 bộ phận là CF phát sinh trong kỳ – chi phí đơn vị px đc xđ: CFDV = tổng hợp CF trong kỳ(1)/ tổng klg sp tương đương(2)
Trong đó: (1) là kế quả tính đc ở phần I của bc sx
(2)Là KQ tính đc ở ND thứ nhất phần II của bcsx.
- Cân đối chi phí phân xưởng:
Nguồn CF = CF phân bổ
CFSXDD đầu kỳ + CF phát sinh trong kỳ = CFSXSP ht chuyển đi + CF SXDD cuối kỳ.
- nguồn chi phí bao gồm 2 bộ phận: CFDD đầu kỳ và CF phát sinh trong kỳ. và đc phân bổ cho ba bộ phận:
+khối lượng spdd đầu kỳ. chi phí cho khống lương spdd đầu kì đc phân bổ theo 2 bộ phận. 1/ chi phí của kỳ trước đc kết tinh trong SPĐ đầu kỳ đc chuyển sang kỳ này. 2/ chi phí của kỳ này để hoàn thành SPĐ đầu kỳ. Bộ phận chi phí này đc xác định cho từng yếu tố chi phí theo công thức: CF hoàn thành klg SPDĐK = klg tương đương của SPDĐK x CF đơn vị.
+ khối lượng sản phẩm bắt đầu đưa vào sx và hoàn thành trong kỳ: CF klg SP bắt đầu đưa vào SX và HT trong kỳ = klg SP bắt đầu đưa vào SX và HT trong kỳ x CF đơn vị.
+ khối lượng SPDDCK = klg tương đương spDDCK x CF đơn vị.
11. KN điểm hòa vốn, ppxđ điểm hòa vốn:
KN: điểm hòa vốn là điểm mà tại đó DT vừa đủ để bù đắp tổng chi phí sxkd mà DN đã chi ra hoặc dự kiến chi ra. Nói cách khác: điểm HV là điểm mà tại đó DN Ko có lãi cũng ko lỗ.
Pt điểm HV: tổng Dt = tổng CF or SDDF = CFCĐ -> lợi nhuận = 0.
Ta có DT – biến phí – định phí = LN
Hay số dư đàm phí – định phí = LN.
Ppxđ điểm HV:
a/ xđ theo sản lượng: sản lượng hòa vốn ( xh) là klg sản phẩm bán ra để doanh nghiệp co doanh thu vừa đủ để bù đắp tổng chi phí
Từ phương trình lợi nhuận: P =(g-b)*x-A
Tại điểm hòa vốn: P=0
Suy ra: (g-b)xh-A=0
=>xhv=A/(g-b) đây là sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp kí hiệu xh.
Hay sản lượng hòa vốn = Dinh phi/ (Don gia ban – Bien phi don vi)
b/ Xác định điểm hòa vốn theo doanh thu
Doanh thu hòa vốn là doanh thu đạt được ở mức sản lượng lượng tiêu thụ điểm hòa vốn. DT hòa vốn là tích của slg hòa vốn và đơn giá bán.
DTh= sxXh = gxA/g-b=A/g-b/g = định phí/tỷ lệ SDDF đơ vị.
c/ TG hòa vốn: TG hòa vốn là độ dài TG cần thiết để đạt đc DT hòa vốn trong 1 kỳ KD ( thường là 1 năm KH: Th)
TG hòa vốn = DT hòa vốn/ DT bình quân 1 ngày.
Dt bình quân 1 ngày = DT bình quân trong kỳ / 360 ngày.
d/ đồ thị hòa vốn: hàm định phí Ydf= A
hàm biến phí: Ybf= bx
hàm tổng CF Ytp= bx+A
hàm doanh thu : Ydt= gx.
12. KN, y/n của dự toán sxkd:
KN: dự toán sxkd là việc tính toán dự kiến phối hợp giữa các mục tiêu cần đạt đc vs khả năng huy động các nguồn lực trong quá trình hđ sxkd theo các chỉ tiêu slg giá trị trong khoảng TG nhất định trong tương lai.
Y/n: - giúp các nhà quản trị triển khai thực hiện các hoạt động theo đúng mục tiêu đã xác định và có biện pháp để đạt đc mục tiêu đó. – là cơ sở để nhà quản trị kiểm tra, ksoat quá trình hđ sxkd và đánh giá kq các biện pháp thực hiện.- là cơ sở giúp các DN phối hợp sử dụng, khai thác tốt hơn các nguồn lực các hoạt động, các bộ phận đảm báo thực hiện mục tiêu của DN.-là cơ sở giúp phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. – dự toán sxkd đc xd cho từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc và tổng hợp chung cho toàn DN. Dự toán đc lập cho cả kỳ kd và đc cụ thể cho từng giai đoạn.
13. KN, đặc điểm của quyết định ngắn hạn:
KN: xét về mặt TG thì 1 quyết định ngắn hạn nó liên quan đến 1 thời kỳ hoặc ngắn hơn nữa. còn xét về vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn là quyết định ko đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Đặc điểm: - quyết định ngắn hạn ảnh hưởng chủ yếu đến thu nhập trong 1TG ngắn hạn nên phương án lựa chọn cho phù hợp quyết định ngắn hạn là LN mà DN sẽ thu đc trong kỳ cao hơn or p/án khác.- quyết định ngắn hạn thường gắn vs việc sd và tận dụng năng lực sản xuất hiện có của DN sao cho có hiệu quả mà ko cần phải đầu tư mua sắm trang thiết bị them TSCĐ để tăng them năng lực sx, năng lực hđ. – QĐ ngắn hạn thường bỏ qua KN thời giá của tiền tệ.
Tiêu chuẩn chọn QĐ ngắn hạn: căn cứ vào mục tiêu cần đạt đc trong KD mà nhfa quản trị lựa chọn quyết định cho phù hợp sao cho quyết định đó đc sự tính mang lại thu nhập cao nhất hoặc chi phí thaatsp nhất.
14. Trình tự phân tích, xác định thông tin cho việc ra QĐ:
B1: tập hợp tất cả các thông tin về các khoản thu nhập, CF liên quan đến p/án đang đc xem xét.
B2: loại bỏ các thông tin ko thích hợp, đó là các khoản CF chìm, các khaorn thu nhận CF ko chênh lệnh ở các p/án kd.
B3: Những khoản thu nhập và CF còn lại là những thông tin thích hợp để xem xét. Lựa chọn QĐ kd. Thực chất đây là những thông tin chênh lệnh. Khác biệt giữa các p/án kd cần xem xét.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top