Chương 6-Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế

1

225

Chương Vi

Kế toán nghiệp vụ thanh toán và

tín dụng quốc tế

1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế ( TTQT )

1.1. Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản suất hàng hoá phát triển không ngừng. Việc trao đổi hàng hoá, tiền tệ giữa các nước ngày càng mở rộng và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của mỗi quốc gia, từ đó thanh toán quốc tế ra đời và phát triển không ngừng. Về bản chất, Thanh toán quốc tế là quan hệ thanh toán giữa người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước khác thông qua trung gian thanh toán của các ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và người thụ hưởng.

Với xu hướng hội nhập quốc tế, thanh toán quốc tế trở thành nghiệp vụ ngày càng quan trọng đối với các ngân hàng. Thanh toán quốc tế bao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu. Thanh toán phi mậu dịch phát sinh trên cơ sở các khoản chuyển giao vốn đầu tư, chuyển giao thu nhập, chuyển giao lợi nhuận...

Xét ở góc độ quan hệ thanh toán giữa hai khách hàng, quan hệ thanh toán quốc tế rất phức tạp vì quan hệ kinh tế giữa người thụ hưởng và người chi trả ở các khoảng cách rất xa nhau nên khó có đủ thông tin chính xác về nhau. Hơn nữa, thanh toán quốc tế ở những nước khác nhau thì các điều kiện về kinh tế, chính trị, phong tục cũng khác nhau. Thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán như: Thanh toán chuyển tiền, thanh toán uỷ thác thu, thư tín dụng, séc, thẻ thanh toán quốc tế... Các phương thức thanh toán này thực hiện theo thông lệ quốc tế về thanh toán quốc tế và quy định của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Việc áp dụng hình thức thanh toán nào là do khách hàng lựa chọn, tuỳ thuộc vào quan hệ kinh tế; độ tín nhiệm; loại hàng hoá dịch vụ được mua, bán hoặc trao đổi giữa hai khách hàng, và để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của các bên, hạn chế bới rủi ro trong thanh toán.

Xét ở góc độ quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng, các ngân hàng có thể thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại các ngân hàng đại lý. Các ngân hàng càng có nhiều quan hệ tiền gửi với nhiều ngân hàng đại lý thì khả năng phục vụ trong thanh toán quốc tế càng tăng lên. Tuy nhiên khi mở tài khoản ở nhiều ngân hàng thì vốn bị phân tán, cũng như tăng rủi ro đối tác. Vì vậy khi tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng thường mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tại những ngân hàng đại lý lớn, có uy tín ở các thị trường có nhiều giao dịch, quan hệ kinh tế. Các ngân hàng có nhiều chi nhánh cũng sẽ tập trung thanh toán qua một hoặc một số đầu mối tại trung ương hoặc tại các chi nhánh lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán quốc tế.

1.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế

1.2.1. Các tài khoản nội bảng

- Tài khoản tiền mặt ngoại tệ (SH 103)

- Tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ (SH 104)

- Tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài (SH 123) (TK NOSTRO)

- Tài khoản tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ (SH 422)

- Tài khoản tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 426)

- Tài khoản tiền gửi của các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 411)

- Tài khoản vay ngân hàng trong nước bằng ngoại tệ (SH 416)

- Tài khoản vay ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 418)

Các tài khoản nêu trên đã được trình bày rõ tính chất, kết cấu ở các chương, phần khác của giáo trình nên không được trình bày lại nội dung ở đây.

- Tài khoản chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ (SH 455)

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chuyển tiền phải trả từ các NHTM khác chuyển tiền đến để trả cho các đơn vị, tổ chức cá nhân không có tài khoản ở NHTM.

Kết cấu tài khoản 455:

Bên Nợ ghi: Số tiền trả cho người được hưởng (Số tiền chuyển trả

cho đơn vị chuyển tiền do người được hưởng không

đến nhận hoặc theo yêu cầu của đơn vị chuyển tiền,

của người được hưởng)

Bên Có ghi: Số tiền từ các NHTM khác chuyển đến trả cho người được hưởng

Dư Có: Phản ánh số tiền chuyển đến chưa thanh toán

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng

Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý theo dõi các NHTM có thể mở tài khoản chi tiết theo ngân hàng chuyển tiền đến; theo tính chất của các khoản chuyển tiền.

- Tài khoản nhận ký quỹ bằng ngoại tệ (SH 428)

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ mà TCTD nhận ký quỹ, ký cược của khách hàng để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, tín dụng được thực hiện đúng hợp đồng cam kết đã ký.

TK 428 có các tài khoản cấp 3 sau:

+ TK 4281: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán Séc

+ TK 4282: Tiền gửi để mở thư tín dụng (L/C)

+ TK 4283: Tiền gửi để bảo đảm thanh toán thẻ

+ TK 4284: Ký quỹ bảo lãnh

+ TK 4287: Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính

+ TK 4289: Bảo đảm các khoản thanh toán khác

Kết cấu tài khoản 428:

Bên Nợ ghi: - Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng đã thanh toán cho người thụ

hưởng;

- Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng còn thừa trả

lại cho khách hàng ký gửi.

Bên Có ghi: Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng để đảm bảo thanh

toán

Dư Có: Phản ánh số ngoại tệ của khách hàng đang ký gửi tại NHTM

để đảm bảo thanh toán

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền

1.2.2. Các tài khoản ngoại bảng

- TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ nhận thu hộ hoặc giữ hộ (SH 9122)

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi, nhờ đơn vị ngân hàng giữ hộ hoặc thu hộ.

Kết cấu Tài Khoản 9122:

Bên Nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của

khách hàng trong nước mà NH nhận giữ hộ, thu hộ.

Bên Xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của

khách hàng trong nước được NH trả lại, hoặc thanh toán cho khách hàng sau khi thu hộ được.

Số còn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của

khách hàng trong nước, NH đang nhận thu hộ, giữ hộ.

Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng khách hàng gửi.

- TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu (SH 9123)

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi đi nước ngoài nhờ thu.

Kết cấu tài khoản 9123:

Bên Nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của

khách hàng trong nước gửi đi nước ngoài nhờ thu.

Bên Xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách

hàng trong nước đã được nước ngoài thanh toán.

Số còn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của

khách hàng trong nước gửi đi nước ngoài chưa thu được.

Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng NH nước ngoài nhờ thu.

- TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán (SH 9124)

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán.

Kết cấu tài khoản 9124:

Bên Nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước

ngoài gửi đến đợi thanh toán.

Bên Xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước

ngoài gửi đến đã thanh toán.

Số còn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của

nước ngoài gửi đến đợi thanh toán

Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng ngân hàng nước ngoài gửi chứng từ đến.

- TK Cam kết bảo lãnh cho khách hàng (SH 921)

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngân hàng bảo lãnh thực hiện việc bảo lãnh vay, thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu cho các tổ chức, cá nhân. Số tiền bảo lãnh theo dõi vào tài khoản này được hạch toán theo giá trị của Cam kết bảo lãnh (-) trừ đi giá trị khách hàng đã ký quỹ tại ngân hàng.

TK 921 có các tài khoản cấp 3 sau:

9211- Bảo lãnh vay vốn;

9212- Bảo lãnh thanh toán;

9213- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;

9214- Bảo lãnh dự thầu;

9215- Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả chậm;

9216- Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay;

9219- Cam kết bảo lãnh khác.

Kết cấu TK 921:

Bên Nhập ghi: Số tiền bảo lãnh

Bên Xuất ghi:- Số tiền bảo lãnh đã thanh toán (hoặc đã hủy khi hết thời hạn của hợp đồng bảo lãnh).

- Số tiền chuyển vào tài khoản trong bảng cân đối kế toán (các khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh).

Số còn lại: Phản ánh số tiền bảo lãnh còn phải thanh toán đối với

đơn vị nhận bảo lãnh.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được bảo lãnh.

- TK Tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng (SH 994)

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản thế chấp cầm đồ của các tổ chức cá nhân vay vốn NHTM theo chế độ quy định

Kết cấu TK 994:

Bên Nhập ghi: Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố giao cho NHTM để

đảm bảo nợ vay

Bên Xuất ghi: Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố trả lại tổ chức, cá

nhân vay khi trả được nợ

Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đem phát mại để trả

nợ vay NHTM

Số còn lại: Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đang quản lý

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp, cầm cố.

1.2.3. Các chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Chứng từ ngoại tệ thanh toán quốc tế: Sử dụng các mẫu chứng từ theo thông lệ quốc tế là chủ yếu như Séc, thư tín dụng, hối phiếu, giấy nhờ thu... Trên các chứng từ này chỉ ghi theo loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán.

Các yếu tố chủ yếu trên chứng từ là số chứng từ, ngày lập chứng từ, tên Ngân hàng trả tiền, tên ngân hàng nhận tiền, tên đơn vị cá nhân nhận tiền, tên đơn vị cá nhân trả tiền, số tiền, nội dung thanh toán. Đối với thanh toán xuất, nhập khẩu còn có nội dung quan trọng nữa là điều kiện giao hàng, phẩm chất hàng hoá, điều kiện thanh toán...các yếu tố trên phải phù hợp với các điều kiện của hợp đồng đã ký kết và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chứng từ thanh toán trong nước: Sử dụng các loại chứng từ theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định như Séc, UNC...phù hợp với từng hình thức thanh toán. Có loại chứng từ chỉ phản ánh theo nguyên tệ. Có loại chứng từ vừa phản ánh theo nguyên tệ, vừa phản ánh theo VND.

1.3. Kế toán các phương thức thanh toán quốc tế

1.3.1. Kế toán phương thức chuyển tiền

1.3.1.1. Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán do người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở nước ngoài.

Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người thụ hưởng. Phương thức chuyển tiền chủ yếu để thanh toán phi mậu dịch và ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian chuyển tiền để hưởng hoa hồng, ngân hàng không bị ràng buộc gì trách nhiệm đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng.

Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ chuyển tiền là chế độ quản lý ngoại hối của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Việc thực hiện chuyển tiền phải tuân thủ đúng các quy định trong chế độ quản lý ngoại hối.

Người chuyển tiền muốn chuyển tiền ra nước ngoài phải viết giấy uỷ nhiệm cho ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền. Trên giấy uỷ nhiệm phải ghi rõ:

+ Tên, địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu.

+ Số ngoại tệ ghi rõ bằng chữ và bằng số

+ Lý do chuyển tiền

+ Những yêu cầu khác

1.3.1.2. Quy trình thanh toán

Các bên tham gia:

+ Người phát lệnh chuyển tiền

+ Người hưởng lợi

+ Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền (ngân hàng chuyển tiền)

+ Ngân hàng trả tiền (ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền)

Trình tự tiến hành nghiệp vụ:

Ngân hàng trung gian

(3b,) (3b,)

NH chuyển tiền

NH đại lý

(3b)

(3a) (2) (4)

Người chuyển tiền

Người thụ hưởng

(1)

(1) Người chuyển tiền và người hưởng lợi có giao dịch thương mại

(2) Người chuyển tiền viết giấy uỷ nhiệm chuyển tiền yêu cầu chuyển tiền đến ngân hàng đại lý để chuyển cho người thụ hưởng.

(3a) Ngân hàng chuyển tiền ghi nợ tài khoản người chuyển tiền hoặc ghi vào tài khoản thích hợp.

(3b) (3b,) Chuyển tiền qua nước ngoài trực tiếp với ngân hàng đại lý hoặc qua ngân hàng đại lý trung gian.

(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người thụ hưởng

Ưu , nhược điểm của phương thức chuyển tiền

* Ưu điểm: Thanh toán đơn giản, dễ thực hiện . Đây là hình thức thanh toán đơn giản nhất trong các hình thức thanh toán.

* Nhược điểm:Việc chuyển tiền cho người thụ hưởng hoàn toàn phụ thuộc vào người chuyển tiền. Người chuyển tiền có thể không thực hiện chuyển tiền đúng theo các điều kiện thoả thuận với người thụ hưởng. Vì vậy khó đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng do dễ nảy sinh việc chiếm dụng vốn.

Do nhược điểm kể trên, thực tế phương thức chuyển tiền thường được áp dụng để chuyển tiền kiều hối hoặc trong quan hệ thương mại khi nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu là bạn hàng lâu năm, tin cậy lẫn nhau.

1.3.1.3. Kế toán chuyển tiền ra nước ngoài (Tại NH chuyển tiền)

Nhận được yêu cầu chuyển tiền của người chuyển. Ngân hàng phải kiểm tra các yếu tố trên giấy yêu cầu chuyển tiền, khả năng thanh toán của người chuyển tiền. Nội dung chuyển tiền có phù hợp với quy chế quản lý ngoại hối không, nếu phù hợp ngân hàng tính phí chuyển tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp, sau đó lập lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng chuyển đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

Hạch toán số tiền ngoại tệ khách hàng yêu cầu chuyển:

Nợ: TK tiền gửi ngoại tệ của khách hàng

Có: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp

Hạch toán thu phí dịch vụ thanh toán, thường khách hàng nộp theo VND được quy đổi từ số phí phải nộp bằng ngoại tệ và tỷ giá mua trong ngày:

Nợ : TK 1011/ 4211- tiền gửi thanh toán: Phí bao gồm cả thuế GTGT

Có: TK Thu phí dịch vụ thanh toán : Phí không bao gồm thuế GTGT

Có: TK Thuế giá trị gia tăng phải nộp : Phần thuế GTGT phải nộp

Sau khi hoàn tất các thủ tục Ngân hàng chuyển tiền chuyển lệnh chuyển tiền cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền cho người nhận.

1.3.1.4. Kế toán nhận chuyển tiền từ nước ngoài đến (Tại NH đại lý)

Khi nhận các chứng từ chuyển tiền từ nước ngoài để chuyển tiền cho khách hàng tại ngân hàng của mình. Ngân hàng phải kiểm soát: Giấy báo chuyển tiền có hợp lệ hợp pháp không? Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng nào? Khách hàng thụ hưởng là tổ chức, cá nhân nào? và giải mã, kiểm tra kí hiệu mật.

+ Trường hợp người thụ hưởng có tài khoản ở ngân hàng, sau khi kiểm soát chứng từ, hạch toán:

Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp: Tổng số tiền

Có: TK TG ngoại tệ của người thụ hưởng hoặc TK thích hợp: Tổng số tiền - phí

Có: TK Thu phí / ngoại tệ thích hợp ( TK trung gian): Phí không có thuế GTGT

Có: TK Thuế GTGT phải nộp/ ngoại tệ thích hợp (TK trung gian): thuế phải nộp

Lưu ý: Số tiền nhận và thanh toán cho khách hàng là ngoại tệ nên phí dịch vụ thanh toán tính toán được và phải thu của khách hàng cũng là ngoại tệ. Từng nghiệp vụ hoặc số tổng hợp trong ngày, đơn vị NH phải quy đổi ra VND theo tỷ giá mua của ngày phát sinh nghiệp vụ và thông qua các TK mua, bán ngoại tệ để hạch toán chính thức vào thu nhập, chi phí của NH bằng đơn vị tiền tệ VND. Những TK trung gian dùng để tập hợp thu nhập bằng ngoại tệ, thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng ngoại tệ trong ngày đến cuối ngày phải được tất toán, số dư TK bằng không.

+ trường hợp người thụ hưởng không có tài khoản tại ngân hàng, sau khi kiểm soát chứng từ sẽ hạch toán tiếp nhận chuyển tiền đến vào tài khoản chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ:

Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp

Có: TK Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ

Sau đó ngân hàng báo cho người thụ hưởng biết để đến nhận tiền. Khi người thụ hưởng đến nhận tiền ngân hàng kiểm tra giấy báo nhận tiền, chứng minh thư. Nếu đủ điều kiện thì xử lý trả tiền theo yêu cầu của người nhận và phù hợp với quy chế quản lý ngoại tệ hiện hành, hạch toán:

(1): Thanh toán số tiền khách hàng được hưởng

Nợ: TK Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ

Có: TK Ngoại tệ tại quỹ hoặc TK thích hợp Số tiền KH được hưởng (= số tiền nhận - phí)

Nếu khách hàng có yêu cầu lĩnh bằng VND thì thông qua bút toán mua bán ngoại tệ để thanh toán tiền cho khách hàng.

(2): Thu phí dịch vụ thanh toán

Giả thiết, việc chuyển đổi ra VND khoản thu phí thanh toán ngoại tệ được thực hiện ngay ở từng nghiệp vụ, hạch toán như sau:

Nợ :TK Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ

Có: TK 4711 Mua bán ngoại tệ kinh doanh phí phải thu tính theo ngoại tệ

Tính quy đổi ra VND = Số phí thu được theo ngoại tệ x tỷ giá mua, hạch toán:

Nợ : TK 4712 Thanh toán VND về mua bán ngoại tệ KD

Có : TK Thu dịch vụ thanh toán

Có : TK thuế giá trị gia tăng phải nộp

1.3.2. Kế toán phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)

1.3.2.1 Khái niệm

Phương thức thanh toán nhờ thu (hay còn gọi là uỷ thác thu) là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi đã hoàn thành việc cung ứng hàng hoá dịch vụ cho nhà nhập khẩu sẽ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng hoá dịch vụ từ nhà nhập khẩu.

Nhờ thu là một phương thức thanh toán quốc tế về hàng mậu dịch, Cơ sở pháp lý chi phối nghiệp vụ nhờ thu là Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, bản sửa đổi 1995, số xuất bản 522 do phòng thương mại quốc tế (ICC) ấn hành áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ nhờ thu, buộc các bên có liên quan phải thực hiện, trừ khi có thoả thuận khác hoặc trái với quy chế nhà nước và luật pháp quốc gia và quy định của từng quốc gia về nghiệp vụ nhờ thu. Trong nghiệp vụ nhờ thu nhà xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ nhờ thu kèm theo giấy nhờ thu rõ ràng, và cụ thể và ghi rõ được áp dụng theo quy tắc 522. Ngân hàng chỉ được phép thực hiện theo giấy nhờ thu đó và theo đúng quy tắc 522. Giấy nhờ thu bao gồm những thông tin sau: Ngân hàng gửi nhờ thu, Người uỷ nhiệm nhờ thu, Người trả tiền hoặc nơi nhờ thu được chuyển đến, Số tiền và loại tiền nhờ thu, Danh mục chứng từ, số lượng từng loại chứng từ đính kèm, Điều khoản nhờ thu mà theo đó thanh toán hay chấp nhận thực hiện.

1.3.2.2. Chứng từ liên quan đến nhờ thu:

Chứng từ thương mại: Là các chứng từ liên quan trực tiếp đến hàng hoá như hoá đơn (Invoice), các loại giấy tờ gửi hàng (shipping documents), giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ..

Chứng từ tài chính: Là các chứng từ liên quan trực tiếp đến tiền như hối phiếu (Bill of exchange) hoá đơn..hoặc các phương tiện thanh toán tương tự với mục đích ký phát để thu được số tiền thanh toán.

1.3.2.3. Các loại nhờ thu

- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection):

- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentery collection): Có hai loại:

+ Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (documentary against payment - D/P).

+ Nhờ thu chấp nhận trao chứng từ (documentary against acceptance - D/A).

sơ đồ thanh toán nhờ thu

(3) (2) (7) (5) (4)

(1)

(1). Nhà XK chuyển giao hàng hoá dịch vụ cho nhà NK (kèm chứng từ hàng hoá hoặc không tuỳ vào loại nhờ thu)

(2). Nhà XK lập bộ chứng từ thanh toán kèm chỉ dẫn nhờ thu gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ số tiền từ nhà NK.

(3). NH phục vụ nhà XK chuyển hối phiếu sang NH phục vụ nhà NK nhờ thu tiền ở nước ngoài.

(4). NH phục vụ nhà NK yêu cầu nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

(5). Nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

(6). NH phục vụ nhà NK chuyển tiền sang NH phục vụ nhà XK.

(7). NH phục vụ nhà XK thanh toán tiền cho bên bán và báo có cho họ.

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không đảm bảo quyền lợi cho bên bán vì giữa nhận hàng và thanh toán tiền của người mua không có sự ràng buộc với nhau. Nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho bên bán hơn vì đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua.

Vai trò của NH không chỉ còn là trung gian đơn thuần mà còn là người định đoạt việc nhận hàng của nhà NK. Tuy nhiên, NH vẫn chưa khống chế được việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền của nhà NK, do đó ở một chừng mực nhất định, quyền lợi của bên bán vẫn chưa thực sự được đảm bảo (chẳng hạn bên mua thiếu thiện chí, chậm trễ thanh toán).

Vì tính chất của phương thức nhờ thu dẫn đến tốc độ thanh toán chậm, thường bất lợi cho người bán, nên nó được áp dụng trong những trường hợp: hàng mới bán lần đầu (mang tính chào hàng), hàng ứ đọng khó tiêu thụ, hàng hoá được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nhưng chứng từ không phù hợp nên chuyển sang phương thức này.

1.3.2.4. Kế toán nhờ thu đối với hàng xuất khẩu (Tại NH phục vụ nhà xuất khẩu)

Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu gồm giấy yêu cầu nhờ thu kèm bảng kê chứng từ và các chứng từ liên quan đến nhờ thu. Ngân hàng kiểm tra đối chiếu số lượng và loại chứng từ liên quan đến nhờ thu với phần liệt kê chứng từ của khách hàng (phải đảm bảo đúng về hình thức, không cần phải kiểm tra nội dung chứng từ). Các thông tin sau đây trong nhờ thu của khách hàng cần phải được ghi rõ: Nhờ thu thanh toán ngay (D/P) hay chấp nhận (D/A). Số tiền, loại tiền phải được thanh toán hay chấp nhận, giao chứng từ khi thanh toán toàn bộ hay từng phần, tên, địa chỉ đầy đủ của người trả tiền, tên địa chỉ đầy đủ của ngân hàng trả tiền (nếu có). Sau khi kiểm tra đầy đủ ngân hàng chấp nhận nhờ thu sẽ hạch toán:

Nhập TKNB 9122: TK Chứng từ có giá tri ngoại tệ nhận thu hộ khách hàng

Đồng thời ngân hàng thu các khoản dịch vụ phí liên quan:

Nợ: TK 1011 hoặc TK 4211 Tiền gửi thanh toán

Có: TK thu phí dịch vụ thanh toán

Có: TK Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Sau đó ngân hàng lập lệnh nhờ thu, làm thủ tục gửi lệnh nhờ thu và chứng từ liên quan cho NH nước ngoài phục vụ nhà nhập khẩu để đòi tiền. Khi gửi sẽ hạch toán:

Nhập TKNB 9123:TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu

Khi nhận được thông báo Có về thanh toán uỷ nhiện thu cho nhà xuất khẩu (chuyển tiền có thể từ ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu hoặc từ ngân hàng trung gian) hạch toán:

Xuất TKNB 9123: Chứng từ có giá tri ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu

Xuất TKNB 9122: Chứng từ có giá trị ngoại tệ nhận giữ hộ hoặc thu hộ.

Đồng thời hạch toán nội bảng:

Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp

Có: TK Tiền gửi ngoại tệ nhà xuất khẩu hoặc TK thích hợp

Trường hợp nhờ thu bị từ chối thanh toán, thì kế toán ghi xuất tài khoản 9123, xuất TK 9122 và trả toàn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

1.3.2.5. Kế toán nhờ thu đối với hàng nhập khẩu (tại NH phục vụ nhà nhập khẩu)

Nhận được bộ chứng từ nhờ thu ngân hàng tiến hành kiểm tra lệnh nhờ thu, kiểm tra số lượng, loại chứng từ nhờ thu nhận được với bảng liệt kê chứng từ, không cần phải kiểm tra nội dung của bất cứ chứng từ nào liên quan đến chứng từ nhờ thu. Nếu đầy đủ sẽ hạch toán:

Nhập TKNB 9124: Chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến đợi thanh toán

Sau khi hạch toán ngoại bảng, ngân hàng lập thông báo nhờ thu gửi cho nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Khi nhà nhập khẩu thanh toán đủ căn cứ vào giấy giao nhận chứng từ hạch toán:

Xuất TKNB 9124: Chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến đợi thanh toán

Ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu

Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ của nhà nhập khẩu hoặc TK thích hợp

Có: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp

Ngân hàng thu phí dịch vụ thanh toán, nếu thu phí bằng ngoại tệ, cuối ngày quy đổi ra VND qua mua bán ngoại tệ, hạch toán chính thức vào thu nhập bằng VND, tại thời điểm thu phí ngoại tệ trong ngày hạch toán:

Nợ TK TG ngoại tệ của khách hàng: Phí bao gồm cả thuế GTGT

Có: TK thu dịch vụ thanh toán/ ngoại tệ thích hợp (TK trung gian)

Có: TK thuế giá trị gia tăng phải nộp/ ngoại tệ thích hợp (TK trung gian)

Nếu nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán thì kế toán ghi xuất TK 9124 và chuyển trả bộ chứng từ về ngân hàng phục vụ nhà XK.

1.3.3. Kế toán phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of credit)

1.3.3.1. Khái niệm

Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng ở nước xuất khẩu ) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi theo đúng điều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng.

Thư tín dụng chính là một văn bản pháp lý cam kết việc thanh toán, nó là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự cam kết đó. Do vậy thư tín dụng có thể được định nghĩa như sau:

Thư tín dụng là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.

Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức thanh toán rất thông dụng, khối lượng thanh toán ngày càng rộng lớn do đã đảm bảo được quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Hiện nay, thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện theo Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ xuất bản năm 1993, ấn phẩm số 500 (Uniform customs and practise for documentary credit number 500 - UCP500) do Phòng thương mại quốc tế tại Paris ban hành.

Các nội dung chủ yếu của thư tín dụng.

- Số hiệu L/C.

- Địa điểm mở L/C.

- Ngày mở L/C.

- Loại L/C.

- Tên và địa chỉ các bên liên quan.

- Số tiền của L/C

- Thời hạn hiệu lực của L/C.

- Những điều kiện quy định về chứng từ hàng hoá khi xuất trình để thanh toán L/C.

- Những điều kiện quy định liên quan đến hàng hoá và gửi hàng.

- Những quy định đặc biệt khác nếu có.

1.3.3.2. Các loại thư tín dụng

- Xét về phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm có hai loại:

+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang.

+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang.

- Xét theo phương diện thanh toán, có hai loại :

+ Thư tín dụng trả tiền ngay.

+ Thư tín dụng trả chậm.

- Ngoài ra còn một số loại thư tín dụng khác:

+ Thư tín dụng không huỷ ngang miễn truy đòi.

+ Thư tín dụng chuyển nhượng.

+ Thư tín dụng tuần hoàn.

+ ...

1.3.3.3. Các loại chứng từ cần thiết của bộ thư tín dụng

- Hối phiếu (draft or bill of exchange):

Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu và yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định trong một thời gian nhất định do người hưởng lợi quy định trong hối phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác. Hối phiếu được chia làm hai loại: trả ngay và trả chậm. Hối phiếu trả ngay là hối phiếu được thanh toán ngay khi xuất trình. Hối phiếu trả chậm là hối phiếu mà người thụ trái sẽ phải ký chấp nhận thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai tuỳ thuộc vào quy định trong hối phiếu.

- Chứng từ hàng hóa:

Hoá đơn thương mại: Hoá đơn thương mại được xem là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán. Hoá đơn do người bán lập xuất trình cho người mua sau khi đi gửi hàng, liệt kê rõ danh mục hàng hóa xuất đi. Đó là yêu cầu của người bán đòi người mua trả tiền theo tổng số tiền đã được ghi trên hoá đơn; Giấy chứng nhận phẩm chất (certificate of quality); Giấy chứng nhận số lượng:(certificate of quantity); Giấy chứng nhận trọng lượng (certificate of weight); Chứng từ vận tải; Chứng từ bảo hiểm (insurance policy); Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin); Giấy chứng nhận xét nghiệm (certificate of analysis); Giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch (certificate of sanitary health); Giấy chứng nhận kiểm tra (certificate of inspection); Giấy chứng nhận hạn ngạch xuất khẩu (export quota certificate);

1.3.3.4. Quy trình thanh toán thư tín dụng

- Các bên tham gia thanh toán L/C

+ Người xin mở L/C (Applicant).

+ Người hưởng lợi (Beneficiary).

+ NH phát hành (issuing bank).

+ NH thông báo (Advising bank).

Sơ đồ thanh toán thư tín dụng

(9) (9)

( 9)

(7) (7)

(3b)

(2) (3a) (8) (4) (6) (10)

(5)

(1)

(1). Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thanh toán L/C.

(2). Nhà nhập khẩu xin mở thư tín dụng.

(3a). NH Phục vụ nhà NK đồng ý mở TTD.

(3b). Ngân hàng mở L/C thông báo cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài

(4). NH thông báo khi nhận được thông báo sẽ thông báo cho nhà XK.

(5). Nhà XK giao hàng cho nhà NK.

(6). Nhà XK lập bộ chứng từ gửi đến NH phục vụ mình yêu cầu thanh toán

(7). NH thông báo đòi tiền thông qua NH phục vụ nhà NK

(8). NH phục vụ nhà NK đòi tiền nhà NK và nhà nhập khẩu chấp nhận trả tiền.

(9). NH phục vụ nhà NK chuyển tiền sang NH phục vụ nhà XK.

(10). NH phục vụ nhà XK thanh toán tiền cho nhà XK.

Ghi chú: Trong sơ đồ trật tự luân chuyển chứng từ thanh toán các bước 7, 8, 9, 10 có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thư tín dụng đó là thư tín dụng trả tiền ngay hay thư tín dụng trả tiền chậm. Tuỳ thuộc vào ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chỉ là ngân hàng thông báo hay là ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu.

1.3.3.5. Kế toán phương thức thư tín dụng (L/C)

a) Kế toán L/C thanh toán hàng nhập

* Kế toán giai đoạn mở thư tín dụng:

Khi nhà nhập khẩu có nhu cầu mở L/C để thanh toán tiền hàng hoá cho nhà xuất khẩu ở nước ngoài sẽ lập giấy yêu cầu mở L/C kèm hồ sơ gửi tới ngân hàng phục vụ mình để xin mở L/C. Phòng thanh toán quốc tế phải kiểm soát và duyệt cho mở L/C. Việc chấp nhận mở hay không, Nếu chấp nhận thì khách hàng phải ký quỹ là bao nhiêu, khách hàng được bảo lãnh bao nhiêu? đều tuỳ thuộc vào uy tín của nhà nhập khẩu, tình hình sản xuất kinh doanh, đặc điểm của vật tư hàng hoá nhập khẩu.

Hồ sơ mở L/C gồm:

+ Đơn xin mở L/C hay L/C trả chậm.

+ Các chứng từ thanh toán kèm theo như UNC.

+ Đơn xin bảo lãnh kiêm giấy nhận nợ nếu được ngân hàng nhận bảo lãnh đối với L/C có mức kí quĩ dưới 100%, hay bộ hồ sơ thế chấp tài sản...

Sau khi xử lý bộ hồ sơ mở L/C tại phòng thanh toán quốc tế, chứng từ được chuyển sang phòng kế toán để hạch toán theo dõi.

+ Hạch toán số tiền khách hàng ký quỹ để mở L/C:

Nhận bộ hồ sơ kế toán phải kiểm soát lại tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ chứng từ, nếu không có gì sai sót sẽ hạch toán:

Nợ: TK Thích hợp (Tiền gửi của khách hàng,

Ngoại tệ tại đơn vị, cho vay khách hàng)

Có: TK Tiền gửi kí quĩ để mở L/C

Số tiền ký quỹ

Đồng thời hạch toán ngoại bảng về cam kết trong nghiệp vụ L/C

Nhập TKNB 9215"Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả chậm": Tổng số tiền L/C

hoặc Nhập TKNB 9216: Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay

+ Khách hàng được ngân hàng bảo lãnh để mở L/C:

Khách hàng nếu không đủ tiền để ký quỹ L/C có thể xin ngân hàng bảo lãnh thì ngân hàng phải xem xét kỹ trước khi bảo lãnh để đảm bảo qui định của NHNN. Xét bản chất nội dung kinh tế nghiệp vụ, ngay khi ngân hàng mở L/C, khách hàng không phải ký quỹ 100% giá trị L/C là ngân hàng đã bảo lãnh thanh toán cho khách hàng. Giá trị bảo lãnh là số tiền chênh lệch giữa giá trị L/C với số tiền nhà nhập khẩu đã kí quĩ. Nhưng thông thường, trong nghiệp vụ mở L/C, ngay sau khi mở L/C ngân hàng mới chỉ hạch toán ở TKNB "Cam kết trong nghiệp vụ L/C..."toàn bộ giá trị của L/C bao gồm cả phần dung sai để thể hiện tổng giá trị cam kết thanh toán đối với nhà xuất khẩu, chưa hạch toán ở TKNB "Bảo lãnh thanh toán".

+ Khách hàng phải thế chấp, cầm cố tài sản để mở L/C:

Đối với nhà nhập khẩu không có tín nhiệm, có thể khách hàng phải thế chấp, cầm cố tài sản. Giá trị tài sản đảm bảo để bảo lãnh mở L/C hạch toán vào tài khoản ngoại bảng 994 -Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng

Nhập: TK 994 -Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng

Sau khi hạch toán, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu làm thủ tục để gửi thông báo mở L/C sang ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu ở nước ngoài.

* Kế toán giai đoạn thanh toán L/C:

Nhận được bộ chứng từ đòi tiền từ ngân hàng nước ngoài phục vụ nhà xuất khẩu gửi tới, kế toán sẽ kiểm tra bộ chứng từ xem bộ chứng từ có đầy đủ và phù hợp theo các điều kiện của L/C mở trước đây không. Nếu bộ chứng từ đủ điều kiện thanh toán thì hạch toán:

Nhập: TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến đợi thanh toán (SH 9124)

Xuất: TKNB: "Cam kết trong nghiệp vụ L/C..." (SH 9215 hoặc 9216)

Nhập: TKNB "Bảo lãnh thanh toán" - Số tiền chênh lệch giữa giá trị chấp nhận thanh L/C và số tiền ký quỹ (nếu có) (SH 9212).

Gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu để yêu cầu kiểm tra và chấp nhận thanh toán.

Đến hạn thanh toán, kế toán làm thủ tục để thanh toán cho nhà xuất khẩu qua ngân hàng nước ngoài phục vụ nhà xuất khẩu theo các trường hợp:

+ Trường hợp L/C không được ngân hàng bảo lãnh và không có tài sản thế chấp, số tiền khách hàng đã ký quỹ và bị phong toả trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ đã đủ thanh toán 100% giá trị chấp nhận thanh toán L/C:

Xuất: TKNB 9124: Chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến đợi thanh toán

Đồng thời hạch toán nội bảng:

Nợ: TK Tiền gửi kí quĩ mở L/C bằng ngoại tệ

Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ của nhà nhập khẩu hoặc TK thích hợp

Có: TK TGNT ở nước ngoài

+ Trường hợp có bảo lãnh thanh toán, hạch toán:

Xuất: TKNB 9212 " Bảo lãnh thanh toán": Giá trị bảo lãnh L/C đã thanh toán

+ Trường hợp có tài sản thế chấp, sau khi khách hàng đã thanh toán L/C, ngân hàng phải làm thủ tục giải toả tài sản thế chấp cho khách hàng, hạch toán:

Xuất: TK ngoại bảng 994

+ Trường hợp khách hàng không đủ khả năng thanh toán mà được ngân hàng bảo lãnh, sau khi sử dụng hết tiền ký quỹ tiền gửi của khách hàng mà vẫn không đủ tiền thanh toán thì ngân hàng phải thanh toán thay cho khách hàng bằng cách cho khách hàng vay, hạch toán:

Xuất TKNB 9212 "Bảo lãnh thanh toán": Số tiền bảo lãnh và đã phải thanh toán trả thay;

Đồng thời hạch toán nội bảng:

Nợ: TK Các khoản trả thay khách hàng Số tiền trả thay

Có: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài thanh toán L/C

Số tiền ngân hàng trả thay khách hàng, khách hàng phải trả lãi theo quy định của NHNN.

Hạch toán khi thu hồi nợ:

Nợ: TK thích hợp

Có: TK Các khoản trả thay khách hàng

Có: TK thu nhập khác về kinh doanh

Có: TK Thuế gía trị gia tăng phải nộp Số tiền trả thay + Tiền phạt + Thuế

Số tiền trả thay KH

Số tiền phạt - Thuế

Thuế phải nộp

b) Kế toán thanh toán thư tín dụng đối với hàng xuất khẩu

- Giai đoạn nhận L/C từ ngân hàng nước ngoài:

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu ở trong nước nhận được thư tín dụng từ ngân hàng nước ngoài phục vụ nhà nhập khẩu chuyển đến. Ngân hàng tiến hành kiểm soát nội dung thanh toán L/C có đúng với quy định về thanh toán L/C hay không, các điều kiện thanh toán L/C có đúng với hợp đồng hàng hoá không? Có bảo vệ quyền lợi của nhà xuất khẩu không. Nếu đúng ngân hàng làm thủ tục để gửi thông báo cho nhà xuất khẩu để giao hàng cho nhà nhập khẩu ở nước ngoài.

- Giai đoạn thanh toán L/C:

Sau khi hoàn thành giao hàng cho nhà nhập khẩu ở nước ngoài, nhà xuất khẩu lập các chứng từ để xin thanh toán L/C. Khi nhận chứng từ của nhà xuất khẩu, kế toán kiểm soát tính đầy đủ và hoàn hảo của bộ chứng từ, nếu không có gì sai sót thì lập giấy đòi tiền kèm bộ chứng từ giao hàng gửi ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu ở nước ngoài để đòi tiền. Hạch toán:

Nhập: TKNB 9122: Chứng từ có giá trị ngoại tệ nhận thu hộ hoặc giữ hộ

Sau đó ngân hàng gửi bộ chứng từ thanh toán sang ngân hàng mở thư tín dụng

Nhập: TKNB 9123 Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu

Khi nhận được chuyển tiền báo Có thanh toán L/C từ ngân hàng mở thư tín dụng sẽ hạch toán:

Xuất: TKNB 9123 Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu

Xuất TKNB 9122 Chứng từ có giá trị ngoại tệ nhận thu hộ, giữ hộ

Đồng thời hạch toán nội bảng:

Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp

Có: TK Tiền gửi ngoại tệ của nhà xuất khẩu

Sau đó ngân hàng báo Có cho nhà xuất khẩu

c/ Hạch toán thu phí dịch vụ thanh toán L/C:

Đối với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, việc thu phí dịch vụ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu dịch vụ phí qua ngân hàng. Ngân hàng thương mại tuỳ vào chính sách của mình và quy định của Ngân hàng Nhà nước để tiến hành thu phí mở L/C, phí sửa đổi L/C; phí thanh toán L/C hàng xuất, phí thông báo và xác nhận L/C, phí bảo lãnh L/C... Thường khách hàng lập chứng từ riêng để thanh toán số phí phải trả ngân hàng. Số phí khách hàng trả có thể là VND, cũng có thể là ngoại tệ thích hợp.

- Trường hợp, khách hàng trả phí thanh toán bằng VND:

Nợ: TK 1011 hoặc TK 4211: Phí phải trả bao gồm thuế GTGT

Có: TK thu dịch vụ thanh toán : Phí chưa tính thuế GTGT

Có: TK thuế giá trị gia tăng phải nộp: Thuế GTGT

- Trường hợp, khách hàng trả phí bằng ngoại tệ, ở từng nghiệp vụ hoặc số tổng hợp thu ngoại tệ trong ngày đơn vị ngân hàng phải xử lý thông qua mua bán ngoại tệ để hạch toán chính thức thu phí bằng VND. Giả thiết, việc chuyển đổi ra VND khoản thu phí thanh toán ngoại tệ được thực hiện ngay ở từng nghiệp vụ, hạch toán như sau:

Nợ: TK 1031 hoặc TKTG bằng ngoại tệ

Có: TK 4711 Mua bán ngoại tệ kinh doanh Phí phải thu tính theo ngoại tệ

Tính quy đổi ra VND = Số phí thu được theo ngoại tệ x tỷ giá mua, hạch toán:

Nợ : TK 4712 Thanh toán VND về mua bán ngoại tệ KD

Có : TK Thu dịch vụ thanh toán

Có : TK thuế giá trị gia tăng phải nộp

1.3.4. Kế toán hình thức séc du lịch (Traveller,s Check)

1.3.4.1. Một số vấn đề chung về séc du lịch

Séc du lịch là loại séc đặc biệt, ghi đích danh tên người thụ hưởng. Nhờ loại séc này mà người du lịch có thể không cần mang theo tiền mặt vì séc du lịch có thể được thanh toán chắc chắn ở những nơi mà ngân hàng phát hành séc du lịch có ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh ở nước ngoài .

Séc du lịch có đặc điểm dùng để phân biệt với séc thông thường: Séc có mệnh giá được in trên bề mặt séc, Séc phải được trả bằng tiền mặt khi thanh toán tờ séc, Séc du lịch có thời hạn, thời hạn tuỳ thuộc vào thời gian do khách du lịch lựa chọn.

Séc du lịch chỉ được đưa vào lưu thông khi ngân hàng phát hành đã nhận được số tiền tương ứng của tờ séc. Nhờ đó séc du lịch được coi như một phương tiện thanh toán thuận tiện và chắc chắn như tiền mặt. Séc du lịch chi trả cho người hưởng séc, người hưởng séc ký trên mỗi tờ séc khi phát hành và ký lại khi xuất trình để nhận tiền trước mặt nhân viên ngân hàng. Việc xuất trình chứng minh thư là không cần thiết nhưng ngân hàng vẫn có quyền yêu cầu như là một đảm bảo cho thanh toán. Khi người hưởng séc dùng séc để đi mua hàng hoặc trả tiền thì người nhận séc phải có trách nhiệm kiểm tra chứ ký. Người nhận séc chuyển séc đến ngân hàng đại lý thanh toán séc để xin thanh toán. Trong trường hợp mất séc, người phát hàng séc có thể sẽ đền bù lại cho người được hưởng séc một giá trị nhất định tuỳ theo quy định của mỗi nước. Các giấy tờ xuất trình cho ngân hàng là: chứng minh thư nhân dân, hoá đơn bán séc, tường thuật về mất séc.

- Các nội dung chủ yếu của tờ séc du lịch:

Ngân hàng phát hàng séc du lịch, Họ tên địa chỉ của khách du lịch, Mệnh giá của tờ séc du lịch, Ngày phát hành séc, Thời hạn của tờ séc, Chữ ký mẫu của khách du lịch, Một số yếu tố khác

1.3.4.2. Quy trình thanh toán séc

- Các bên tham gia trong trong quy trình thanh toán séc du lịch:

+ Ngân hàng phát hành séc du lịch.

+ Ngân hàng đại lý thanh toán séc du lịch.

+ Người mua séc du lịch.

+ Người thụ hưởng séc du lịch.

- Quy trình thanh toán séc du lịch được tóm tắt như sau:

(6)

(7)

(2) (1) ( 3,) (4) (5)

(3)

(1). Khách hàng có nhu cầu sử dụng séc du lịch đến ngân hàng để xin mua séc

(2). Ngân hàng phát hành (Bán) séc cho khách hàng.

(3) (3). Khách du lịch mang séc đến ngân hàng đại lý để xin rút tiền hoặc đi mua hàng

(4). Người chấp nhận séc du lịch chuyển tờ séc đến ngân hàng xin thanh toán séc

(5). Ngân hàng thanh toán chấp nhận thanh toán séc cho khách hàng

(6). Ngân hàng thanh toán gửi séc đến ngân hàng phát hành xin thanh toán

(7). Ngân hàng phát hành trả tiền cho ngân hàng thanh toán

1.3.4.3. Kế toán nghiệp vụ phát hành séc du lịch

- Trường hợp ngân hàng phát hành séc du lịch:

Khi khách hàng có nhu cầu mua séc du lịch, khách hàng phải đến ngân hàng làm thủ tục mua séc (viết đơn xin mua séc, cung cấp họ tên, chữ ký mẫu và một số yêu cầu khác....). Nếu ngân hàng chấp nhận sẽ làm thủ tục để cấp séc du lịch cho khách hàng và căn cứ vào chứng từ, hạch toán:

Nợ: TK Tiền mặt ngoại tệ (hoặc TK thích hợp): Mệnh giá + Phí phát hành

Có: TK Các khoản thanh toán khác : Mệnh giá của tờ séc

Có: TK Thu nhập của ngân hàng : Phí phát hành

Có: TK Thuế gía trị gia tăng phải nộp : Thuế

Khi ngân hàng nhận được séc từ ngân hàng nước ngoài gửi đến để thanh toán séc du lịch đã phát hành, kế toán kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của tờ séc. Nếu đúng sẽ hạch toán:

Nợ: TK Các khoản thanh toán khác

Có: TK tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài/ NH thanh toán séc

- Trường hợp ngân hàng làm đại lý phát hành séc du lịch của ngân hàng nước ngoài:

Khi ngân hàng nhận séc du lịch (Séc trắng) của ngân hàng nước ngoài về để bán cho khách hàng sẽ hạch toán:

Nhập: TK 9124 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến

đợi thanh toán/ Séc du lịch: Số tiền theo mệnh giá của tờ séc

du lịch.

Sau đó ngân hàng nhập séc du lịch vào kho quỹ để bảo quản như tiền.

Khi phát hành séc du lịch (bán cho khách hàng) hạch toán như sau:

Xuất: TK 9124 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài

gửi đến đợi thanh toán/ Séc du lịch

Đồng thời hạch toán nội bảng giống như trường hợp ngân hàng phát hành Séc du lịch.

1.3.4.4. Kế toán thanh toán séc du lịch

Khi khách hàng là khách du lịch mang séc đến ngân hàng để xin rút tiền mặt ngoại tệ hay VND, hoặc là người cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách du lịch mang séc đến để xin thanh toán thì Ngân hàng phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của tờ séc chữ ký của người phát hành séc. Nếu hợp lệ sẽ thu tờ séc và hạch toán:

Nợ: TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại đơn vị

Có: TK Ngoại tệ tại quỹ hoặc TK thích hợp

Có: TK thu dịch vụ thanh toán

Có: TK Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Khi gửi séc du lịch đi nhờ thu sẽ hạch toán:

Nợ: TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu/ Séc du lịch.

Có: TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại đơn vị /Séc du lịch tại quỹ

Khi nhận được thông báo chuyển có của ngân hàng nước ngoài về số tiền nhận thu hộ séc du lịch sẽ hạch toán:

Nợ: TK tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài/ Ngân hàng phát hành hoặc TK thích hợp

Có: TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu/ Séc du lịch.

Nếu ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán séc du lịch thì phải tìm nguyên nhân để xử lý và tất toán chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu.

Nợ: TK thích hợp:

Có: TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu/

Séc du lịch.

1.3.5. Kế toán thẻ thanh toán quốc tế

1.3.5.1. Một số vấn đề chung về thẻ thanh toán quốc tế

Thẻ thanh toán quốc tế là những loại thẻ được chấp nhận trên toàn cầu như: Thẻ Visa, Thẻ Master, Thẻ American Express, Thẻ JCB

Thẻ thanh toán quốc tế được hỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới bởi những công ty tài chính lớn như Master Card, Visa hoặc những công ty điều hành như Amex, JCB hoạt động trong một hệ thống thống nhất và đồng bộ. Thuận lợi chủ yếu của thẻ thanh toán quốc tế là ở chỗ các ngân hàng phát hành hay thanh toán thẻ nhận được nhiều sự giúp đỡ về nghiên cứu thị trường, xử lý và nâng cao yếu tố kỹ thuật của thẻ từ phía trung tâm thẻ. Hơn nữa, do thẻ được phát hành qua một chương trình độc quyền nên thẻ được nhiều người biết đến và dễ được chấp nhận rộng rãi. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền tại máy rút tiền tự động, tại các ngân hàng thanh toán thẻ, hoặc đi mua hàng tại các cơ sở chấp nhận thẻ trên toàn thế giới.

1.3.5.2. Quy trình thanh toán thẻ

- Các bên tham gia trong quá trình thanh toán thẻ:

+ Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer).

+ Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer).

+ Chủ thẻ (Cardholder).

+ Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant).

- Quy trình thanh toán thẻ:

Mỗi loại thẻ có quy trình thanh toán riêng, về mặt tổng thể có thể khái quát theo quy trình sau:

(9) (7)

(8) (6)

(2) (1) (10) (3.) (4) (5)

(3)

(1) Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ đến ngân hàng làm thủ tục xin mua thẻ

(2) Ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ cho khách hàng

(3) (3) Chủ thẻ dùng thẻ đi mua hàng hay rút tiền tại ngân hàng

(4) Cơ sở chấp nhận thẻ chuyển hoá đơn thanh toán thẻ (nếu được trang bị máy và tay hoặc gửi dữ liệu (nếu được trang bị máy EDC- Electronic Data Capture) đến ngân hàng xin thanh toán

(5) Ngân hàng chấp nhận thanh toán cho cơ sở tiếp nhận thẻ

(6) Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu thanh toán thẻ đến tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT - trực tiếp là trung tâm xử lý dữ liệu của TCTQT) để đòi tiền

(7) TCTQT xử lý dữ liệu, ghi có cho tài khoản tiền gửi của ngân hàng thanh toán và đồng thời ghi nợ NHPH

(8) TCTQT báo nợ NHPH số giao dịch tương ứng

(9) NHPT nhận dữ liệu và gửi sao kê dữ liệu chi tiêu thẻ cho chủ thẻ

(10) Chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng phát hành

- Nếu chủ thẻ chi tiêu tại đơn vị chấp nhận thẻ của chính ngân hàng phát hành thẻ của mình (Ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán là một) thì giao dịch thanh toán thẻ không phải thực hiện qua TCTQT

1.3.5.3. Kế toán nghiệp vụ phát hành thẻ

- Trường hợp thẻ của chính ngân hàng phát hành:

Khi khách hàng muốn mua thẻ sử dụng sẽ đến ngân hàng để làm thủ tục xin cấp thẻ như điền vào tờ giấy xin cấp thẻ, trình một số giấy tờ khác như chứng minh thư...Ngân hàng thẩm định lại hồ sơ khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, sau đó có thể phân loại khách hàng để cấp thẻ.

Đối với thẻ rút tiền mặt thì việc phát hành thẻ đơn giản hơn vì khách hàng phải ký quỹ tại ngân hàng hoặc phải có tài khoản tại ngân hàng.

Đối với thẻ tín dụng cần phân loại khách hàng để có một chính sách tín dụng riêng. Có hai loại chủ yếu:

+ Hạn mức thẻ vàng: Hạn mức tín dụng theo thẻ vàng thương rất cao, cấp cho các khách hàng có uy tín cao, các tổ chức quốc tế, cá nhân có thu nhập cao và ổn định.

+ Hạn mức cho thẻ thường: Hạn mức tín dụng cấp cho thẻ thường thấp hơn so với thẻ vàng và cấp cho khách hàng phải đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng. Hạn mức của thẻ được phân thành hạn mức rút tiền mặt riêng, hạn mức thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ riêng.

Nếu ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ cho khách hàng thì sẽ yêu cầu khách hàng ký tên và đăng ký chữ ký mẫu ở ngân hàng. Sau đó ngân hàng sẽ ghi thông tin cần thiết về chủ thẻ như: in nổi tên chủ thẻ, số thẻ, thời hạn hiệu lực của thẻ, mã số ngân hàng phát hành... đồng thời mã hoá và ấn định số PIN cho chủ thẻ. Khi giao thẻ cho khách hàng thì giao luôn số PIN và yêu cầu chủ thẻ phải giữ bí mật. Nếu mất tiền do để lộ số PIN thì chủ thẻ phải chịu trách nhiệm.

- Hạch toán khi phát hành thẻ:

Khi ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng tuỳ theo khách hàng nộp tiền mặt, hoặc yêu cầu trích trên tài khoản tiền gửi hoặc được ngân hàng cho vay sẽ hạch toán:

Nợ: TK thích hợp (TK tiền mặt tại quỹ, TK TGKH, TK cho vay): Hạn mức thẻ + Phí phát hành cả thuế

Có: TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ/ Chủ thẻ: Hạn mức thẻ

Có: TK Thu nhập của ngân hàng : Phí phát hành.

Có: TK Thuế gía trị gia tăng phải nộp : Thuế

- Trường hợp ngân hàng làm đại lý phát hành thẻ:

+ Khi ngân hàng nhận thẻ (thẻ trắng) của ngân hàng nước ngoài về để bán cho khách hàng sẽ hạch toán:

Nhập: TK 9124 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến

đợi thanh toán/ thẻ quốc tế: Số tiền theo mệnh giá của thẻ

Sau đó ngân hàng nhập thẻ vào kho để bảo quản như tiền.

+ Khi phát hành thẻ (Bán cho khách hàng) hạch toán:

Xuất: TK 9124 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến

đợi thanh toán/ thẻ quốc tế: Số tiền theo mệnh giá của thẻ bán

cho khách hàng.

Đồng thời hạch toán nội bảng giống như khi khách hàng đến ngân hàng xin mua thẻ quốc tế do ngân hàng phát hành.

+ Khi ngân hàng nhận được báo Nợ từ trung tâm xử lý dữ liệu thẻ sẽ hạch toán:

Nợ: TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ/ Chủ thẻ.

Có: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp

1.3.5.4. Kế toán nghiệp vụ thanh toán thẻ

- Nghiệp vụ ứng trước tiền mặt:

Chủ thẻ có thể rút tiền mặt theo hạn mức cho phép của thẻ tại các máy rút tiền tự động hoặc tại ngân hàng. Sau khi đã kiểm tra các yếu tố trên thẻ cũng như hạn mức thanh toán của thẻ nếu chấp nhận, nhân viên giao dịch yêu cầu chủ thẻ ký vào các liên hóa đơn thanh toán và hạch toán theo giá trị giao dịch trừ phí thanh toán thẻ (Phí triết khấu)

Nợ: TK Các khoản phải thu/Tạm ứng thanh toán thẻ

Có: TK Ngoại tệ tại đơn vị

Nếu chủ thẻ có nhu cầu lấy tiền mặt VND thì ngân hàng sẽ thông qua bút toán mua ngoại tệ để đổi cho khách hàng.

Khi ngân hàng gửi hoá đơn đi để đòi tiền sẽ lập bảng kê hoá đơn cho mỗi loại hoá đơn và gửi kèm theo các chứng từ này. Kế toán căn cứ vào mỗi loại hoá đơn lưu tại ngân hàng để hạch toán

Nhập: TK 9123 Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu

Khi ngân hàng nhận được tiền thanh toán từ tổ chức thanh toán thẻ quốc tế sẽ hạch toán:

Xuất: TK 9123 Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu

Đồng thời ngân hàng tính phí phải thu và thuế phải nộp:

Nợ: TK TG ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp: Tổng số tiền

Có:TK các khoản phải thu/Tạm ứng thanh toán thẻ: Số tiền tạm ứng

Có: TK Thu nhập của ngân hàng: Phí

Có: TK thuế giá trị gia tăng phải nộp: Thuế

- Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ:

+ Tại cơ sở chấp nhận thẻ: Khi chấp nhận thanh toán thẻ phải kiểm tra kỹ các yếu tố trên thẻ, kiểm tra hạn mức thanh toán của thẻ. Nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán sẽ lập hoá đơn giao dịch và yêu cầu chủ thẻ ký tên lên các hoá đơn và xử lý các liên hoá đơn như sau: Liên 1 hoá đơn giao cho chủ thẻ khi thanh toán, Liên hóa đơn lưu tại cơ sở chấp nhận thẻ. Các liên hoá đơn còn lại gửi cho ngân hàng để xin thanh toán. Tuỳ theo số lượng và giá trị của hoá đơn, định kỳ1 đến 3 ngày cơ sở chấp nhận thẻ đóng gói hoá đơn nộp cho ngân hàng thanh toán thẻ để xin thanh toán.

+ Tại ngân hàng thanh toán: Bộ phận quỹ ngoại tệ của ngân hàng khi nhận được hoá đơn của cơ sở chấp nhận thẻ có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu khớp đúng số lượng hóa đơn, số tiền, loại tiền trên hoá đơn giao dịch với hoá đơn tổng kết giao dịch và bảng kê hoá đơn máy cà tay. Nếu đúng thì ký nhận và trả lại một liên cho cơ sở chấp nhận thẻ, 1 liên bảng kê chuyển cho kế toán để hạch toán, 1 liên bảng kê lưu tại bộ phận quỹ. Căn cứ vào bảng kê, kế toán hạch toán theo giá trị giao dịch trừ phí

Nợ: Các khoản phải thu/Tạm ứng thanh toán thẻ

Có : TK Tiền gửi cơ sở chấp nhận thẻ

Sau đó ngân hàng gửi dữ liệu thanh toán thẻ tới Tổ chức thẻ quốc tế để đòi tiền. Hạch toán giống phần tạm ứng tiền mặt thanh toán thẻ

2. Kế toán thanh toán song biên với ngân hàng nước ngoài

2.1. Tài khoản sử dụng: TK 562 - Thanh toán song biên

Tài khoản này mở tại ngân hàng có quan hệ thanh toán với ngân hàng ở nước ngoài để phản ánh các khoản thu, chi hộ ngoại tệ giữa ngân hàng và từng ngân hàng ở nước ngoài có quan hệ thanh toán.

Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ chi hộ cho ngân hàng ở nước ngoài.

- Giá trị ngoại tệ ngân hàng nước ngoài thu hộ

- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải trả cho ngân

hàng nước ngoài

Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ thu hộ cho ngân hàng ở nước ngoài.

- Giá trị ngoại tệ ngân hàng nước ngoài chi hộ

- Thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải thu ngân hàng

ở nước ngoài

Số dư nợ: - Phản ánh gía trị ngoại tệ chi hộ nhiều hơn thu hộ ngân

hàng ở nước ngoài

Số dư có: - Phản ánh gía trị ngoại tệ thu hộ nhiều hơn chi hộ ngân

hàng ở nước ngoài.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng nước ngoài có quan hệ thanh toán.

2.2. Hạch toán

Hạch toán khi ngân hàng chi hộ hoặc ngân hàng nước ngoài thu hộ:

Nợ: TK 562 - Thanh toán song biên với ngân hàng nước ngoài

Có: TK thích hợp

Hạch toán khi ngân hàng thu hộ hoặc ngân hàng nước ngoài chi hộ:

Nợ: TK thích hợp

Có: TK 562 - Thanh toán song biên với ngân hàng nước ngoài

3. Kế toán nghiệp vụ tín dụng quốc tế

Tín dụng quốc tế là việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của chủ thể nước này sang cho chủ thể nước khác theo một số điều kiện nhất đinh. Xuất phát từ điều kiện thực tế của Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển, chúng ta tham gia vào nghiệp vụ tín dụng quốc tế chủ yếu dưới hình thức vay nợ nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế. Vì vậy, trong nội dung này chúng ta nghiên cứu dưới giác độ Kế toán nghiệp vụ vay và trả nợ nước ngoài.

3.1. Một số vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ vay và trả nợ nước ngoài

3.1.1. Khái niệm vay nước ngoài

Vay nước ngoài là các khoản vay ngắn, trung và dài hạn có hoặc không phải trả lãi do nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay Tổ chức tài chính Quốc tế, vay Chính phủ, vay ngân hàng nước ngoài hoặc vay tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (gọi tắt là bên cho vay nước ngoài).

- Doanh nghiệp vay nước ngoài: Là khoản vay do doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp ký với bên cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ hoặc vay thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài.

Doanh nghiệp vay nước ngoài có hai loại:

+ Vay có bảo lãnh của Chính phủ: Do Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ uỷ quyền cấp theo quy chế bảo lãnh của Chính phủ theo quy chế bảo lãnh của chính phủ đối với vay vốn nước ngoài. Các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ được quản lý như vốn vay của Chính phủ.

+ Vay có bảo lãnh của Ngân hàng: Do các Ngân hàng Việt Nam cấp theo quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Các khoản bảo lãnh này không được coi là các khoản bảo lãnh của Chính phủ.

Quản lý vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đều có quyền trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho bên cho vay nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết. Trong bất cứ điều kiện nào cũng không được phép chuyển nợ của doanh nghiệp thành nợ của Chính phủ trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.

Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng các điều kiện về vay nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.

Việc rút vốn vay và chuyển trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp bằng tiền phải thực hiện qua các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối.

- Chính phủ vay nước ngoài: Là các khoản vay do cơ quan được uỷ quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký với bên cho vay nước ngoài dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Vay nước ngoài của chính phủ bao gồm các khoản vay:

+ Vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

+ Vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu.

+ Vay từ thị trường vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ ra nước ngoài.

3.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ vay và trả nợ nước ngoài

- TK 418 - Vay các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ:

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ tổ chức tín dụng vay các ngân hàng nước ngoài. Tài khoản 418 có các tài khoản cấp III sau: 4181 - Nợ vay trong hạn, 4189 - Nợ quá hạn.

+ TK 4181 - Nợ vay trong hạn: Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ TCTD vay các ngân hàng nước ngoài.

Kết cấu tài khoản 4181:

Bên Nợ: - Giá trị ngoại tệ trả nợ

- Số tiền vay các NHNN chuyển sang nợ quá hạn

Bên Có: Giá trị ngoại tệ vay các ngân hàng nước ngoài

Dư Có: Số tiền đang vay các ngân hàng nước ngoài

Hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng nước ngoài cho vay

+ TK 4189 - Nợ quá hạn:

Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ ngân hàng vay ngân hàng nước ngoài đã quá hạn trả.

Kết cấu tài khoản 4189:

Bên Nợ ghi: Số tiền trả nợ quá hạn các ngân hàng nước ngoài

Bên Có ghi: Số tiền vay đã quá hạn trả

Dư Có: Phản ánh số tiền vay các ngân hàng nước ngoài đã quá hạn

trả

Mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng nước ngoài cho vay

- TK 493: Lãi phải trả cho tiền vay:

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền lãi cộng dồn dự trả tính trên các khoản nợ các ngân hàng ở nước ngoài mà TCTD sẽ phải trả khi đến hạn.

Tài khoản 493 có các tài khoản cấp III sau: 4931 - Tiền lãi trên tiền vay bằng đồng Việt Nam. 4932 - Tiền lãi trên tiền vay bằng ngoại tệ.

Kết cấu tài khoản 493:

Bên Nợ: Số tiền lãi trả các ngân hàng nước ngoài

Bên Có: Số tiền lãi cộng dồn

Dư có: Số tiền lãi ngân hàng chưa thanh toán.

Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nợ

- Một số tài khoản khác: Chi phí trả lãi tiền vay - 802..., và các tài khoản ngoại bảng 9211 - Bảo lãnh vay vốn, 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.

3.3. Kế toán nghiệp vụ ngân hàng vay nước ngoài

Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ có thể vay vốn nước ngoài để đầu tư kinh tế trong nước bằng hình thức tín dụng (cho các tổ chức kinh tế vay) hoặc đầu tư liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước.

Căn cứ hạn mức vay vốn nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước duyệt, ngân hàng thương mại sẽ thoả thuận để ký hợp đồng vay vốn nước ngoài.

3.3.1. Kế toán khi nhận tiền vay

Căn cứ vào Hợp đồng vay vốn đã ký với ngân hàng nước ngoài, lịch giải ngân, ngân hàng lập thông báo xin rút vốn và khi nhận được Báo có chuyển tiền vay của ngân hàng nước ngoài hạch toán:

Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài/ Ngân hàng cho vay.

Hoặc Tài khoản cho vay khách hàng hay TK thích hợp

Có: TK Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ/NHCV

Định kỳ tính lãi dự trả: Kế toán căn cứ vào bảng kê tính lãi dự trả hạch toán:

Nợ: TK Chi trả lãi tiền vay

Có: TK Tiền lãi cộng dồn dự trả vay nước ngoài.

Trong trường hợp ngân hàng cho khách hàng trong nước vay bằng nguồn vốn vay từ nước ngoài như cho vay tài trợ nhập khẩu, thì khách hàng phải trả lãi và nợ cho ngân hàng, nên định kỳ ngân hàng cũng phải tính lãi dự thu từ các khoản cho khách hàng vay. Kế toán căn cứ vào bảng kê tính lãi dự thu hạch toán:

Nợ: TK Tiền lãi cộng dồn dự thu

Có: TK Thu lãi cho vay

Khi khách hàng vay trả nợ gốc và lãi kế toán hạch toán tất toán tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu.

3.3.2. Kế toán trả nợ, lãi

Nhận được thông báo thu nợ của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng lập bảng kê trả nợ, lãi. Kế toán căn cứ vào chứng từ để hạch toán:

Nợ: TK Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ

Nợ: TK Tiền lãi cộng dồn dự trả vay nước ngoài.

Nợ: TK Chi trả lãi tiền vay (Phần lãi chưa trích hết trong lãi dự trả)

Có: TK tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài/ Ngân hàng cho vay hoặc TK thích hợp

Sau đó thực hiện chuyển điện thanh toán theo chỉ dẫn của ngân hàng cho vay.

Đến hạn trả nợ mà ngân hàng không trả được thì kế toán làm thủ tục để chuyển khoản vay sang khoản nợ quá hạn vay nước ngoài, hạch toán

Nợ: TK Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ

Có: TK Nợ quá hạn vay các ngân hàng nước ngoài.

3.4. Kế toán nghiệp vụ tổ chức kinh tế vay nước ngoài

Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng các điều kiện về vay nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.

Việc rút vốn vay và chuyển trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp bằng tiền phải thực hiện qua các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Tổ chức kinh tế khi có nhu cầu vay nước ngoài nằm trong kế hoạch tổng hạn mức năm đã được Chính phủ phê duyệt nếu yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thì ngân hàng thương mại phải xem xét đơn vị có đủ điều kiện để được bảo lãnh hay không? Nếu đồng ý bảo lãnh, ngân hàng sẽ soạn thảo và phát hành thư bảo lãnh, hạch toán:

Nhập: TK 9211 - Bảo lãnh vay vốn: Số tiền ngân hàng bảo lãnh

Nếu tổ chức kinh tế vay vốn có tài sản đảm bảo nợ vay ngân hàng sẽ hạch toán:

Nhập: TK 994 - Tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng

Đồng thời ngân hàng bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn sẽ tính phí bảo lãnh dựa trên số dư tài khoản 9211 - Bảo lãnh vay vốn, căn cứ bảng kê tính phí bảo lãnh kế toán hạch toán như sau:

Nợ: TK Thích hợp

Có: TK Thu nhập của ngân hàng

Có: TK Thuế gía trị gia tăng phải nộp

Đơn vị, tổ chức kinh tế vay vốn nước ngoài có thể bằng tiền, hoặc bằng hàng hoá tuỳ theo thoả ước giữa bên vay và bên cho vay. Nếu vay bằng tiền chuyển qua NHTM. Khi ngân hàng nhận được giấy thông báo giải ngân của ngân hàng nước ngoài, sẽ kiểm tra tính hiệu lực hợp lệ của thông báo, số tiền giải ngân lần này, lãi suất áp dụng, các chi tiết khác nếu cần. Sau khi kiểm soát và được giám đốc ngân hàng duyệt, chứng từ sẽ được chuyển cho phòng kế toán để hạch toán:

Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài/ Ngân hàng cho vay

Có: TK TG ngoại tệ của KH/ DN vay vốn nước ngoài hoặc TK thích hợp

Đến hạn trả nợ, đơn vị vay trích TK của họ để trả nợ hoặc xuất hàng trả nợ nước ngoài. Nếu trả nợ bằng tiền, hạch toán:

Nợ: TKTG ngoại tệ của KH/đơn vị vay hoặc TK thích hợp

Có: TK - Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài

Ngân hàng ra lệnh cho NH nước ngoài trích TK của NH mình trả cho người cho vay.

Đối với khoản vay mà trước đây NH đã đứng ra bảo lãnh, hạch toán:

Xuất TK 9211 - Bảo lãnh vay vốn

3.5. Kế toán vốn vay của chính phủ từ các tổ chức tín dụng quốc tế (ADB, WB)

Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ định ngân hàng thương mại phục vụ dự án, có tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính, chủ đầu tư và phù hợp với quy định của nhà tài trợ. Trong quá trình thực hiện dự án, ngân hàng thương mại phục vụ được hưởng phí theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, đồng thời ngân hàng phục vụ có trách nhiệm thông báo tình hình rút vốn và tình hình chi trả các tài khoản đặc biệt của dự án cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và chủ đầu tư. Việc thực hiện rút vốn đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA phải dựa trên các điều ước quốc tế và dự toán ngân sách hàng năm đã được duyệt. Ban quản lý dự án lập kế hoạch rút vốn ODA. Nội dung kế hoạch rút vốn phải chi tiết theo quý, từng hạng mục. Việc rút vốn được thực hiện qua một số hình thức sau: Thanh toán trực tiếp, tài khoản đặc biệt, thư cam kết, hoàn vốn và thủ tục chuyển tiền.

Kế toán tại ngân hàng thương mại phục vụ chủ dự án:

- Nhận vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế chuyển cho chủ dự án:

Nợ: TK thích hợp: (NOSTRO hoặc tiền gửi ngoại tệ tại NHNN...)

Có: TK tiền gửi ngoại tệ/chủ dự án

- Chủ dự án chi tiêu:

Nợ: TK tiền gửi ngoại tệ/chủ dự án

Có: TK thích hợp: + TK NOSTRO

+ Mua bán ngoại tệ kinh doanh

+ Tiền gửi ngoại tệ ký quỹ đảm bảo thanh toán.

- Khi thu phí làm đại lý thanh toán:

Nợ: TK tiền gửi/ chủ dự án: Phí bao gồm cả thuế GTGT.

Có: TK thu nhập/ thu phí: Phí chưa có thuế GTGT

Có: TK thuế GTGT phải nộp: phần thuế GTGT

Câu hỏi ôn tập

Lý thuyết:

1. Để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng tất cả các chi nhánh của NHTM Việt Nam có mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng nước ngoài hay không?

2. Đối với tiền mặt ngoại tệ và chứng từ có giá trị ngoại tệ khi nào thì ngân hàng hạch toán nội bảng và khi nào thì hạch toán ngoại bảng?

3. Nếu một khoản chuyển tiền mà người chuyển tiền đã trả phí tại ngân hàng chuyển tiền thì người thụ hưởng có phải trả phí tại ngân hàng đại lý thanh toán khoản chuyển tiền này không?

4. Đối với nghiệp vụ nhờ thu trong thanh toán quốc tế, trách nhiệm của ngân hàng là gì?

5. Đối với nghiệp vụ mở L/C ngân hàng có rủi ro gì? Nghiệp vụ thanh toán L/C ngân hàng có rủi ro gì?

Bài tập:

Tại NH A ngày 9/10/ 2004 có các nghiệp vụ kinh tế sau:

1. Nhận được một khoản chuyển tiền kiều hối cho ông An (không có tài khoản tại ngân hàng) số tiền 20.000 USD. Trong ngày, ông An đến lĩnh với các yêu cầu sau: Bán 2000 USD, lĩnh tiền mặt (tỷ giá mua USD là 1USD = 16.000 VND). Số còn lại xin gửi tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn 1 năm, lãi suất 3%/năm. Ngân hàng thu phí chưa kể thuế giá trị gia tăng 2% số tiền nhận được, tối đa 200 USD.

2. Nhận được giấy uỷ nhiệm chuyển tiền của Công ty NK công nghệ để chuyển sang NH Trung Quốc số tiền 20.000 USD. Số dư trên TKTG của công ty chỉ còn 15.000 USD, số còn lại công ty xin mua theo tỷ giá mua chuyển khoản 1 USD= 16.200 VND. Ngân hàng chấp nhận và thu dịch vụ phí 0.2% trên số tiền chuyển.

3. Nhận được báo có từ ngân hàng đại lý tại Đức nội dung thanh toán uỷ nhiệm thu cho Công ty May. Công ty May nhờ ngân hàng thu tiền bán hàng ở Đức, số tiền là 20.000 USD. Trong ngày công ty May đến gửi đến ngân hàng uỷ nhiệm chi để thanh toán chuyển khoản cho Công ty sợi số tiền 10.000 USD. Công ty sợi có tài khoản tại ngân hàng.

4. CT XNK VLXD nộp bộ hồ sơ xin mở L/C số tiền 75.000 USD để mua hàng của người bán ở Hàn Quốc. Đồng thời xin mua 25.000 USD thanh toán bằng TM VND để ký quỹ 1/3 giá trị của L/C nói trên. Ngân hàng chấp nhận và tỷ giá bán USD là 1USD = 16.400 VND. Ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ để thu phí mở và bảo lãnh L/C là 0.5% trên phần ngân hàng bảo lãnh.

5. Ông John mang séc du lịch đến xin rút bằng tiền mặt số tiền 30.000 USD. Ngân hàng chấp nhận và thu phí 0.1% trên mệnh giá tờ séc.

Yêu cầu xử lý và hạch toán các nghiệp vụ nói trên. biết rằng các tài khoản liên quan đủ khả năng thanh toán.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: