Ke toan MY
- Các tài khoản phản ánh tài sản (Tài sản có- Assets Accounts):
+ Tiền mặt (Cash): bao gồm tiền, séc và các phiếu lĩnh tiền
+ Thương phiếu phải thu (Note Receivable):
+ Các khoản phải thu (Accounts Receivable): Theo dõi các khoản phải thu khách hàng khi doanh nghiệp bán hàng theo phương thức cho khách hàng trả chậm.
+ Bảo hiểm trả trước (Prepaid Insurance): Chẳng hạn bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm phương tiện vận tải...
+ Vật dụng văn phòng (Office supplies):
+ Vật dụng đóng gói (Store supplies):
+ Thiết bị (Equipment)
+ Nhà xưởng (Buildings)
+ Đất đai (Land)
- Các tài khoản công nợ phải trả (Tài sản nợ - Liability Accounts)
+ Thương phiếu phải trả (Note Payable)
+ Các khoản phải trả (Accounts Payable)
+ Doanh thu nhận trước (Unearned Revenue)
+ Phải trả công nhân viên (Employee Payable)
+ Thuế phải nộp (Tax Payable)
+ Tiền lãi phải trả (Interest Payable)
- Các tài khoản vốn chủ sở hữu (Owner's Equity Accounts)
+ Tài khoản vốn góp (Capital Accounts)
+ Tài khoản rút vốn (Withdrawals Accounts)
+ Tài khoản doanh thu (Revenue Accounts)
+ Tài khoản chi phí (Expense Accounts)
I. KT HANG TON KHO
1. Khái niệm và phân loại HTK
- HTK là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích kinh doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ cho khách hàng.
- Đối với doanh nghiệp thương mại, HTK bao gồm hàng hoá tồn kho (Machandise Inventory), hàng đang đi đường (Goods in transit) hoặc hàng gửi bán (Goods on consignment).
- Đối với doanh nghiệp sản xuất, HTK bao gồm: nguyên vật liệu (Raw materials), sản phẩm đang chế tạo (Work in process) và thành phẩm (Finished products).
2. Các phương pháp hạch toán HTK
a. Phương pháp Kê khai thường xuyên (Perpetual Inventory System)
b. Phương pháp Kiểm kê định kỳ (Periodic Inventory System)
3. Tính giá HTK
a. Tính giá HTK tăng
- NVL mua chuẩn bị cho sản xuất
- Hàng hoá mua về để bán
- Sản phẩm hoàn thành từ quá trình sản xuất
b. Tính giá HTK giảm
Có thể tính theo nhiều phương pháp nhưng phải tôn trọng nguyên tắc nhất quán (Consistency Principle).
b1. Phương pháp giá đích danh (Specific Identification)
b2. Phương pháp giá đơn vị bình quân (Weighted Average Cost)
Phạm vi tính của phương pháp này có thể là cả kỳ hoặc sau mỗi lần nhập.
b3. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO - First in, First out)
b4. Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO - Last in, First out)
4. Thay đổi giá trị HTK
Tuân thủ nguyên tắc nhất quán không có nghĩa là một doanh nghiệp không bao giờ được thay đổi phương pháp kế toán, tuy nhiên doanh nghiệp phải giải trình lý do thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đến thu nhập thuần trong báo cáo tài chính. Giá trị HTK cuối kỳ có thể được xác định bằng cách sử dụng 1 trong 4 phương pháp trên. Tuy nhiên giá trị HTK chưa đủ căn cứ để ghi nhận trên Bảng cân đổi kế toán vì nguyên tắc kế toán (Nguyên tắc thận trọng - Conservatism Principle) đòi hỏi HTK phải được báo cáo theo giá thị trường vào bất cứ thời điểm nào mà giá thị trường thấp hơn chi phí (giá thực tế hình thành HTK). Trong khi các giả định về dòng chi phí hàng tồn kho lại sử dụng giá vốn hàng tồn kho (giá phí lịch sử) để tính toán. Do vậy, khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải lựa chọn mức giá thấp hơn giữa giá vốn (giá phí) và giá thị trường (market price). Việc thay đổi giá trị hàng tồn kho vào thời điểm lập báo cáo như vậy gọi là mô hình LCM (Lower of Cost or Market).
a. Đánh giá hàng tồn kho theo giá thị trường của hàng hoá thay thế
Giá của hàng hoá thay thế chính là số tiền mà doanh nghiệp phải trả để mua hàng hoá mới thay thế cho số HTK. Khi chi phí thay thế hàng hoá giảm xuống thấp hơn chi phí ban đầu thì cũng có nghĩa là giá bán của hàng hoá giảm xuống. Do đó hàng hoá có giá trị thấp hơn đối với doanh nghiệp và nó phải được ghi sổ theo giá vốn của hàng hoá thay thế.
Mức giá thấp nhất giữa trị giá vốn và giá thị trường có thể được lựa chọn theo 1 trong các cách sau:
- LCM cho từng chủng loại hàng tồn kho cụ thể
- LCM cho từng nhóm hàng tồn kho
- LCM cho tất cả các loại hàng tồn kho
Phương án thứ nhất sẽ cho giá trị hàng tồn kho luôn ở mức thấp nhất, còn phương pháp thứ ba sẽ cho giá trị hàng tồn kho lớn nhất trong 3 phương án.
Tuy nhiên, khi áp dụng LCM, kế toán cần nắm được các ngoại lệ:
* Hàng tồn kho không được đánh giá cao hơn giá trị thuần túy có thể thực hiện được: Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho được tính bằng giá bán ước tính của hàng tồn kho đó trên thị trường trừ đi các khoản chi phí ước tính bỏ ra để bán. Nếu theo LCM, giá trị hàng tồn kho sẽ được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá vốn và giá thị trường. Tuy nhiên, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn cả LCM thì hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được chứ không phải giá LCM.
Ví dụ: Một lô hàng của doanh nghiệp được mua và nhập kho theo giá phí lịch sử là 1000, giá bán ước tính ban đầu là 1200. Vào thời điểm cuối năm, giá của hàng hoá thay thế trên thị trường (LCM) là 920. Giá bán dự kiến của lô hàng này là 950 với chi phí bán hàng là 100. Giá trị thuần có thể thực hiện được của lô hàng này là 950-100 = 850 (thấp hơn LCM), do vậy, hàng tồn kho phải được điều chỉnh giá trị theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Chênh lệch điều chỉnh tính vào chi phí sẽ là 1000-850 = 150.
* Hàng tồn kho không được đánh giá thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được trừ đi số dư lợi nhuận bình thường.
Nếu hàng tồn kho được ghi nhận theo một mức giá thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được trừ đi số dư lợi nhuận bình thường, thì trên báo cáo kết quả kinh doanh của kì hiện hành, chỉ tiêu lãi gộp sẽ ở mức quá thấp. Mặt khác, sang các kì sau, khi bán hàng tồn kho với giá thị trường thì lãi gộp lại tăng quá cao.
Ví dụ: Giá vốn bình thường của hàng hoá là 80, giá bán thông thường là 100. Tỉ lệ lãi gộp/giá bán là 20/100=20%. Nếu giá bán giảm còn 90, số dư lãi gộp tính theo tỉ lệ thông thường là 20%*90=18. Do vậy, hàng hoá không được ghi nhận với giá thấp hơn hiệu số giữa giá trị thuần có thể thực hiện được và số dư lợi nhuận thông thường 90-18=72.
b. Đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp ước tính
b1. Ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ (Retail Inventory Method)
Quy trình ước tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ được thực hiện như sau:
- Xác định trị giá vốn của hàng tồn kho đầu kì và nhập trong kì
- Xác định giá bán lẻ của hàng tồn kho đầu kì và nhập trong kì (giá bán lẻ là giá bán sau khi đã trừ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng)
- Xác định tỉ lệ giá vốn/giá bán lẻ
- Xác định giá hàng tồn kho cuối kì theo giá bán lẻ
- Tính giá trị hàng tồn kho để lập báo cáo bằng cách lấy tích số của Giá bán lẻ hàng tồn cuối kì và tỉ lệ giá vốn/giá bán lẻ.
Phương pháp ước tính này thường được áp dụng đối với các cửa hàng, siêu thị bán lẻ, tại các đơn vị này, giá bán lẻ của hàng hoá được niêm yết trên từng loại hàng. Cuối kì, nhân viên quầy hàng có thể kiểm kê và tính tổng giá bán lẻ của hàng hoá một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu ước tính theo cách trên thì kết quả tính toán sẽ không thể hiện được giá trị hàng hoá thiếu hụt, mất mát trong kì. Kế toán có thể khắc phục nhược điểm này và tính giá vốn của hàng thiếu hụt bằng cách nhân tỉ lệ giá vốn/giá bán lẻ với giá bán lẻ của số hàng thiếu hụt khi kiểm kê.
Mặt khác, khi tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ ước tính, kế toán cũng cần tính tới ảnh hưởng của sự thay đổi tăng, giảm của giá bán lẻ.
b2. Ước tính hàng tồn kho theo lãi gộp (Gross Profit Method)
Phương pháp ước tính này dựa trên tỉ lệ lãi gộp ước tính của các kì trước để xác định giá trị hàng tồn kho trong kì này.
Quy trình tính toán cụ thể như sau:
- Xác định tổng giá vốn của hàng tồn kho đầu kì + nhập trong kì
- Xác định doanh thu của lượng hàng đã bán trong kì
- Tính số dư lãi gộp của lượng hàng đã bán trong kì = doanh thu*tỉ lệ lãi gộp
- Tính giá vốn của lượng hàng đã bán = doanh thu - số dư lãi gộp
- Tính giá trị hàng tồn kho = Giá vốn tồn ĐK + Nhập trong kì - Giá vốn hàng đã bán trong kì.
Phương pháp này cho độ chính xác không cao nhưng thường phát huy tác dụng tốt trong các trường hợp ước tính hàng tồn kho của kiểm toán viên hoặc ước tính giá trị hàng tồn kho để tính giá trị thiệt hại trong trường hợp xảy ra các sự kiện đặc biệt với hàng tồn kho (cháy, hỏng,...). Ước tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp tỉ lệ lãi gộp thường dùng để lập các báo cáo tài chính tạm thờ
II. THANH TOAN LUONG
Thanh toán tiền lương và các khoản công nợ là một phần hành kế toán quan trọng, có liên quan đến cả 2 báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập.
1. Công nợ liên quan đến tiền lương
Có 3 nhóm công nợ chung liên quan đến tiền lương, đó là: nợ lương của công nhân, nợ thuế trích từ lương và nợ thuế lương đối với chủ nhân.
a. Tiền lương của công nhân
Khi công nhân của một doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất hay dịch vụ, một khoản chi phí sẽ phát sinh đối với doanh nghiệp. Khối lượng công việc, dịch vụ hoàn thành, thu nhập của doanh nghiệp giảm xuống và một khoản nợ lương tương ứng hình thành. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt công nhân của doanh nghiệp với các hợp đồng kinh tế doanh nghiệp đã ký kết. Thù lao trả cho các hợp đồng được ghi nhận độc lập, không hình thành công nợ lương và do đó không hình thành thuế trích từ lương.
Tiền trả cho nhân viên hành chính và quản trị được gọi là tiền lương, con tiền trả cho công nhân thực hiện các công việc chân tay được gọi là tiền công (wages). Tiền lương thường được trả theo tháng hoặc theo năm.
Ngoài tiền lương, công nhân viên còn có thể nhận được tiền thưởng (Benefits). Tiền thưởng thường được căn cứ vào công việc đã hoàn thành hoặc sự đóng góp đặc biệt của công nhân viên. Chẳng hạn, tiền thưởng của nhân viên bán hàng thường là tỷ lệ % so với doanh số mà nhân viên đó đã đạt được, tiền thưởng cho giám đốc thường là tỷ lệ % so với thu nhập của công ty.
b. Nợ thuế trích từ lương
- Thuế bảo hiểm xã hội (FICA - Federal Insurance Contribution Act): Luật BHXH liên bang quy định rằng người lao động khi về hưu (62 tuổi) thì hàng tháng sẽ được hưởng lương hưu cho quãng đời còn lại. Bên cạnh đó người lao động còn được hưởng trợ cấp y tế (từ 65 tuổi trở đi) và các lợi ích cho gia đình người lao động (khi người lao động mất). Quỹ để chi cho các khoản này được lấy từ khoản thu thuế theo luật gọi là Luật đóng góp bảo hiểm Liên bang.
Luật FICA yêu cầu chủ doanh nghiệp trích từ lương của người lao động khoảng 15%, trong đó 7,5% do người sử dụng lao động đóng góp (được tính vào chi phí), 7,5% còn lại do người lao động đóng góp (trừ vào tiền lương). Số tiền trích được doanh nghiệp phải nộp vào Phòng Thuế trong nước (Internal Revenue Service)
- Thuế thu nhập cá nhân (Individual Income Tax): Theo quy định, người lao động phải đóng thuế thu nhập cho Liên bang và tiểu bang. Tỷ lệ thuế thu nhập phải nộp cho Liên bang là 20% trên tổng liền lương của người lao động, tỷ lệ nộp cho tiểu bang khoảng 4%. Doanh nghiệp trích từ tiền lương của người lao động để nộp cho cơ quan thuế.
- Thuế trợ cấp thất nghiệp (Unemployment Tax): Theo Luật Thuế thất nghiệp Liên bang (Federal Unemployment Tax Act - FUTA), người sử dụng lao động phải đóng góp 6,2% tính trên $7.000 thu nhập đầu tiên của từng người lao động. Tổng số thuế thất nghiệp trích được doanh nghiệp phải nộp cho chính quyền tiểu bang 5,4%, số còn lại được nộp cho chính phủ Liên bang.
- Các khoản đóng góp khác: Ngoài các khoản bắt buộc ở trên, người lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp trích các khoản khác từ lương như: đóng bảo hiểm sức khoẻ, mua công trái tiết kiệm của Nhà nước, hội phí công đoàn. Các khoản trích này là những khoản nợ hiện hành cho đến khi chúng được nộp cho các tổ chức quản lý thích hợp.
2. Hạch toán thanh toán lương (payroll system)
- Khi tính ra lương phải trả người lao động và các khoản người lao động phải đóng góp theo quy định, kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí lương (Salaries expenses)
Có TK Thuế thu nhập liên bang phải nộp
Có TK Thuế thu nhập tiểu bang phải nộp
Có TK Thuế FICA phải nộp
Có TK Phí bảo biểm phải nộp
Có TK Lương phải trả (Salaries Payable)
- Khi tính phần đóng góp của người sử dụng lao động cho các khoản thuế và các khoản khác theo quy định, kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí trích từ lương (Payroll Expenses)
Có TK Thuế FICA phải nộp
Có TK Thuế thất nghiệp phải nộp Liên bang
Có TK Thuế thất nghiệp phải nộp tiểu bang
Có TK Phí bảo hiểm phải nộp
- Khi thanh toán cho người lao động và nộp các khoản thuế từ lương, kế toán ghi:
Nợ TK Lương phải trả
Nợ TK Thuế, Phí phải nộp
Có TK Tiền mặt
II. Kế toán các khoản công nợ
a. Phân loại công nợ
Công nợ phải trả bao gồm: Phải trả người bán, Phải trả công nhân viên, Thuế phải nộp, Phiếu nợ phải trả ngắn hạn (đi vay), Lãi cổ phần phải trả, Thương phiếu phải trả... Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là có những khoản nợ vừa mang tính ngắn hạn vừa mang tính dài hạn. (Khác biệt so với kế toán Việt Nam)
b. Kế toán phải trả người bán (Accounts Payable)
c. Kế toán vay ngắn hạn phải trả (Short-term Notes Payable)
c1. Phiếu nợ phải trả phát sinh trong những trường hợp sau:
- Khi doanh nghiệp mua chịu tài sản, sau đó muốn gia hạn nợ thì Phiếu nợ ngắn hạn phải trả sẽ được dùng để thay thế cho khoản nợ phải trả người bán.
- Phiếu nợ ngắn hạn phải trả phát sinh khi vay ngân hàng.
c2. Thay đổi từ Phải trả người bán thành Phiếu nợ phải trả:
Khi không có khả năng thanh toán khoản nợ người bán đúng hạn và nếu được người bán đồng ý, khoản phải trả người bán sẽ được chuyển thành Phiếu nợ phải trả với lãi suất và kỳ hạn thoả thuận.
- Khi chuyển nợ phải trả thành Phiếu nợ phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK Phiếu nợ phải trả
- Khi phiếu nợ phải trả đến kỳ hạn thanh toán, số nợ gốc và lãi suất phải trả cho người được hưởng kế toán ghi:
Nợ TK Phiếu nợ phải trả
Nợ TK Chi phí lãi suất
Có TK Tiền mặt
c3. Vay ngân hàng:
Bao gồm trường hợp thu tiền lãi khi bên vay thanh toán nợ vay và trường hợp trừ ngay tiền lãi khi cho vay.
- Thu tiền lãi khi thanh toán nợ vay:
+ Khi vay tiền, người đi vay phải ký với ngân hàng một phiếu hẹn trả, trong đó có quy định thời hạn vay, số tiền vay và lãi suất:
Nợ TK Tiền mặt
Có TK Phiếu nợ phải trả
+ Khi thanh toán nợ gốc và lãi suất cho ngân hàng vào thời điểm phiếu hẹn trả đến hạn:
Nợ TK Phiếu nợ phải trả
Nợ TK Chi phí lãi suất
Có TK Tiền mặt
Chú ý: Nếu cuối niên độ kế toán mà khoản vay chưa đến hạn trả thì số lãi suất tiền vay phải trả của niên độ này được ghi như sau:
Nợ TK Chi phí lãi suất
Có TK Lãi tiền vay phải trả
- Trừ tiền lãi khi cho vay (chiết khấu):
+ Khi vay tiền, căn cứ vào số tiền nhận được và số bị chiết khấu kế toán ghi:
Nợ TK Tiền mặt
Nợ TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả
Có TK Phiếu nợ phải trả
+ Khi thanh toán số nợ gốc ghi trên Phiếu nợ, kế toán ghi:
Nợ TK Phiếu nợ phải trả
Có TK Tiền mặt
+ Đồng thời kế toán kết chuyển số chiết khấu thành chi phí lãi suất:
Nợ TK Chi phí lãi suất
Có TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả.
Chú ý: Nếu tại thời điểm vay tiền mà số tiền bị ngân hàng chiết khấu đã được theo dõi trên TK Chi phí lãi suất thì kế toán không cần sử dụng TK Chiết khấu trên Phiếu nợ phải trả.
d. Lãi cổ phần phải trả (Dividents Payable)
- Khi công bố cổ tức mà cổ đông được hưởng sau một năm hoạt động, kế toán ghi:
Nợ TK Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings)
Có TK Lãi cổ phần phải trả
- Khi thanh toán lãi cổ phần cho cổ đông:
Nợ TK lãi cổ phần phải trả
Có TK Tiền mặt
e. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Income Tax Payable)
- Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp cho chính quyền, kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí thuế thu nhập (Income Tax Expense)
Có TK Thuế thu nhập phải nộp
- Khi nộp thuế thu nhập:
Nợ TK Thuế thu nhập phải nộp
Có TK Tiền mặt
- Khi phải nộp bổ sung thuế thu nhập, ghi:
Nợ TK Chi phí thuế thu nhập
Có TK Tiền mặt
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top