Bao Cao Tai Chinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. Khái niệm,ý nghĩa ,yêu cầu của báo cáo tài chính:
Khái niệm: Báo cáo kế toán tài chính là những phương pháp tổng hợp từ các sổ kế toán theo các chĩ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp ,phản ánh tình hình tài sản,công nợ,nguồn vốn tại 1 thời điểm,tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,sử dụng vốn và các luồng tiền trong 1 thời kỳ nhất định của DN vào 1 hệ thông biểu mẫu đã được quy định sẵn.
Ý nghĩa ,tác dụng của báo cáo tài chính:báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế tài chính hữu ích đến những đối tượng có liên quan để ra quyết đinh kinh tế hợp lý:
- Đối với nhà quản lý DN:chủ DN:báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tài sản ,NV,tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh,các luồng tiền của DN giúp cho việc đánh giá đúng đắn tình hình sản xuất,kinh doanh,tình hình tài chính để có quyết định,giải pháp tối ưu cho sự điều hành phát triễn của DN.
- Đối với cơ quan quãn lý nhà nước: BCTC cung cấp thông tin để kiểm tra,kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh,chấp hành chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp,giúp cho việc điều hành quản lý nên kinh tế quốc dân.
- Đối với nhà đầu tư: BCTC cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả hoạt động sx,kinh doanh khả năng phát triễn của dn để có quyết định đầu tư phù hợp.
- Đối với các chủ nợ: bctc cung cấp thông tin để đánh giá khả năng thanh toán thực trạng tài chính của dn để họ có quyết định tín dụng thương mại phù hợp.
- Đối với người lao động bctc giúp họ đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh,khả năng chi trả các khoản thuộc về thu nhập cho người lao động của DN.
Cụ thể báo cáo tài chính có tác dụng ý nghĩa như sau :
- Báo cáo kế toán tài chính cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết để kiểm tra 1 cách có hệ thống và toàn diện tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sx kỹ thuật tìa chính của DN
- Báo cáo kế toán tài chính cung cấp những số liệu cần thiết để phần tích hoạt động kinh tế tài chính đánh giá tổng quát thực trạng tài chính của DN trong kì đã qua và những dự đoán trong tương lai.
- Báo cáo kế toán tài chính giúp các nhà quãn lý doanh nghiệp chủ sở hữu vốn các nhà đầu tư chủ nợ các cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động của DN có căn cứ quan trọng để đề ra quyết đinh kinh tế hợp lý đối với DN.
- Báo cáo kế toán tài chính cung cấp các số liệu để tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính của từng ngành từng cấp và toàn bọ nền kinh tế quốc dân.
yêu cầu của báo cáo tài chính :để báo cáo tài chính phát huy được đầy đủ các tác dụng của nó trong công tác quản lý kinh tế,quản lý doanh nghiệp thì báo cáo tài chính đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Báo cáo tài chín lập theo mẫu biểu đã quy định,nội dung – số liệu ghi trong các chỉ tiêu báo cáo tài chính phải thông nhất với nội dung chi tiêu kế hoạch .
- Báo cáo ài chính phải chính xác , khách quan,phản ánh 1 cách trung thực ,hợp lý tình hình thực tế doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính phải nhất trí với nhau,liên hệ và bổ sung cho nhau thành 1 hệ thông để đánh giá toàn diện hoạt động của DN.
- Báo cáo tài chính phải đơn giản dễ hiểu và thiết thực để phục vụ các đối tượng sữ dụng thông tin kế toán của DN
- Báo cáo tài chính phải được lập và gữu đúng hạn.
II. Hệ thống báo cáo tài chính,trách nhiệm,thời hạn lập và gữu báo cáo tài chính:
Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính năm :
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyễn tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính giữa niên độ: gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược :theo quý để cung cấp thông tin kịp thời hơn:
Trách nhiệm thời hạn lập và gữu báo cái tài chính.:
Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính:
- Tất cả các DN thuộc các ngành,các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm
- Đối với DN nhàn ước các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.
Thời hạn và gữi báo cáo tài chính
- Kỳ lập báo cáo tài chính:
Kỳ lập cáo bao tài chính năm: các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán nằm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.trường hợp đặc bietj doanh nghiệp được phép tha đỗi ngày kế thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kê toán nằm đầu tiên hay kỳ kế toán nằm cuối cùng có thẻ ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ:là mỗi quý cua năm tài chính
Kỳ báo cáo tài chính khác:tùy theo yêu cầu của pháp luật,của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu vốn.
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính:
+ Đối với DN nhà nước :
Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý:đơn vị nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày là từ ngày kết thục kỳ kế toán quý,đối với tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm,đối với tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày .
- Đối với các loai hình doanh nghiệp khác đơn vị ké toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày,kế từ ngày kết thúc kỳ kế toán nằm,đối với các đơn vị kế toán khác ,thời hạn nộp báo váo tài chính năm chậm nhất 90 ngày.
III. Phương pháp lập báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán:
Khái niệm : bảng cần đối kế toán là 1 báo cáo kế toán tài chính tổng hợp phản ánh tổng quá toàn bộ giá trị tại sản hiện có và nguôn vốn hình thành tài sản đócủa DN tại 1 điểm nhất định.
Ý ngĩa tác dụng của bảng cân đối kế toán: bảng CDKT có ý nghĩa về mặt kinh tế và về pháp lý:
- Ý nghĩa về mặt kinh tế: các loại chỉ tiêu phân tài sản thể hiện cơ cấu và hình thức tồn tại cụ thể của giá trị các loại tài sản hiên có của DN đến thời điểm lập báo cáo .Căn cứ vào nguồn số liệu này có thể đánh giá 1 cách tổng quá quy mô tài sản năng lực và trình đọ sữ dụng vốn của DN.Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô nội dung tính chất kinh tế của các nguồn vố mà DN đang sữ dụng trong hoạt động kinh doanh.
- Ý nghĩa về mặt pháp lý: số liệu các chỉ tiêu phần tái sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý quyền sữ dụng của DN . Số liệu các chỉ tiêu phần nguồn vốn thẻ hiện trách nhiệm về mặt pháp lý của DN đối với nhà nước,chủ sở hữu vốn,chủ nợ đối với tài sản đang quản lý sữ dụng ở DN:
- Bảng cân đối kế toán có tác dụng như sau:
Cung cấp tài liệu chủ yếu cho việc phân tích tình hình tài chính của DN
Thông qua số liệu bảng cần đối kế toán cho biết được tình hình tài sản của DN đến thời điểm lập báo cáo.
Thông qua số liệu trên bảng cần đối kế toán cho phép đánh giá số leeiuj chi tiêu kinh tế tài chính của DN
Thông qua số liệu trên bảng cần đối kế toán mà có thẻ kiểm tra việc chấp hành các chính sach chế độ kế toán tài chính của nhà nước.
Nội dung kết cầu của bảng cân đối kế toán:
- Bảng cần đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cần đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xêp trât tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý.
- Bảng cần đối kế toán chia thành 2 phần :tài sản và nguồn vốn.
Cơ sở lập bảng cần đối kế toán:
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.
- Căn cứ vào bảng cần đối kế toán năm trước.
Công tác chuẩn bị trước khi lập bảng cần đối kế toán: để đảm bảo tính chinh xác của các chỉ tiêu trên bảng cần đối kế toán trước khi lập bảng cần đối kế toán cần thiết phải làm tốt các công việc chuổn bị sau:
- Kiểm tra dối chiếu số liệu giữa các tài khoản sổ kế toán liên quan,giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết,giữa sổ kế toán đơn vị với các đơn vị có liên quan.
- Kiểm kê tài sản trong trương hợp cần thiết và điều chĩnh số liệu trên các tài khoản sổ kế toán đúng với kết quả kiểm kê.
- Khóa sổ kế toán tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
- Chuẩn bị mẫu biểu theo quy định
Nguyên tắt chung lập bảng cân đối kế toán:
- Cột đầu năm(cột số 5): căn cứ vào số liệu ghi ở cột số 4:số cuối nam) của bảng cân đối kế toán năm trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng của báo cáo năm nay.
- Cột số cuối năm ( cột số 4): căn cứ vào số liệu của sổ kế toán tổng hợp chi tiết có liên quan sau khi khóa sổ ở thời điểm lập bảng cần đối kế toán để gi vào các chỉ tiêu tương ứng như sau:
- Những chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán có nội dung kinh tế phù hợp với từng tài khoản kế toán thì căn cứ vào số dư của các tài khoản để gi vào các chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắt:
Số dư nợ của Tk loại 1 3 ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần “ tài sản”
Số dư có các tài khoản loại 3 4 ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần nguồn vốn.
- Trường hợp ngoại lệ :
(1) Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản thanh toán như TK 131 136 136 331 336 338 .. ko được lên bảng cân đối kế toán theo số dư bù trừ mà phải căn cứ vào sổ chi tiết tổng hợp để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng:các chỉ tiết dư nợ tổng hợp lại ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần tài sản chi tiế dư có tổng hợp lại ghi vài chỉ tiêu tương ứng phần NV.
(2) Các tài khoản dự phòng nhưng 129 139 159 229 và TK 214 tuy có só dư bên có nhưng được ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần RS dưới hình thức ghi câm hoặc ghi đỏ.
(3) TK 419 tuy có số dư bên nợ nhưng đc ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần nguồn vốn dưới hình thức ghi ầm hoặc ghi đỏ
(4) 1 số tài khoản có só dư lưỡng tính như 412 413 421 cũng đc căn cứ vào số dư của chúng để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần NV nếu số dư có thi ghi bình thương nếu số dư nợ thì ghi âm hoặc ghi đỏ
- Đối với các chỉ tiêu ngoài bản cần đối kế toán thì căn cứ vào số dự nợ cảu TK loại 0 để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.
- Sau khi ghi các chỉ tiêu theo nguyên tắt trên phải tổng cộng các dòng theo loại mục khoản và tổng cộng phần TS phần NV số liệu bảng cân đối kế toán phải đảm bảo cần đối: tổng ts=tổng nv\
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top