Chương 4: Hành trình làm giàu


Sau lễ hội, cô dắt Ngọc Tưởng về nhà bá thúc Ba Trân thì cô mở cửa vào căn nhà tranh kế bên. Nhà cô mặc dù nhìn có vẻ thưa thớt nhưng đó cũng là từng miếng gạch ngói mà cha mẹ và bá thúc đã lợp lên, sau đó lại dùng rơm lợp lên thêm lớp trên cùng và bức tường bùn do chính cả 6 người bọn cô cùng đắp lên từng lớp để tránh mưa gió, tuyết bão. Đó cũng là những ngày tháng mà Mai Hy cảm thấy vui vẻ nhất, bởi vì lúc đó mặc dù chỉ là bắt đầu nhưng mọi người đông đủ.

Sau khi tắm rửa, cô lại nằm lên cái phản tre để mà suy nghĩ đường đi nước bước sau này. Dù sao thì "kế hoạch Vy Vy" này cô đã ấp ủ suốt 7 năm ròng ở hiện đại mà chưa kịp thực hiện. Nên cô đã nghĩ phải dùng ít nhất 3 năm để kinh doanh ở nơi này, dù gì thì cô cũng là một nữ tử xuyên không, không giàu nhất kinh thành thì chí ít cô cũng phải xưng bá một xóm để sau này còn có tiền ăn chơi nữa chứ. Ko bán gạo nữa thì cô sẽ viết thoại bản, với cái não overthinking của cô thì chuyện cô viết chắc chắn sẽ rất ăn khách. Cô không sợ chết đói, nhưng nếu muốn giàu nhanh thì cô phải bắt buộc tiếp xúc với các thương nhân giàu có và các quí tộc quyền vương. Haiz... cuộc sống bình thường của cô khởi đầu sẽ rất mệt mỏi đây. 

Trong mơ Vy Vy lại thấy mẹ cô đang ăn cơm rượu rất là ngon lành. Cô lúc đó chỉ mới 5 tuổi nhưng mẹ lại bón cho ăn thử, cô vừa cảm thấy say vừa cảm thấy ngon. Sau đó, mẹ cô đã học cách làm cơm rượu một thời gian dài, cô cũng đứng phụ mẹ nấu cơm rượu bấy nhiêu tháng. Sau khi thất bại tới lần thứ 6, mẹ con cô đã thành công. Ba cô ăn khen ngon, anh cô ăn khen ngon, bà ăm đầu ngõ cũng tấm tắc khen ngon. Mẹ cô đã nhờ vào công thức này mà mở bán quán nước nho nhỏ trong hẻm từ đó khách cũng bắt đầu nườm nượp kéo theo. Nhờ hộp cơm rượu đó mà cô đã thi đậu học bổng toàn phần và vào làm một công ti nước ngoài khá nổi tiếng. 

- A, công thức của mẹ mình vẫn còn nhớ. _ Dù sao thì trí nhớ của cô cũng rất tốt, 7 năm rồi không nấu nhưng cô vẫn nhớ như in.

Nghĩ tới là làm, sáng sớm cô đã chuẩn bị ra nhà thầy Tư để ghi lại công thức. Mai Hy biết viết chữ Nôm nhưng thật sự nghiên mực và giấy viết đắt đỏ quá, nên cô đành lên huyện trên một chuyến để xin viết công thức. Cô ngồi ké trên xe bò của người quen, nhìn ngắm khu xóm nhỏ vào buổi sáng sớm. Cô ngân nga mấy câu hát hiện đại cho đỡ buồn chán, phu xe cũng thấy vui nên cũng ngân nga theo. Ôi cuộc sống cứ bình dị như thế này thì tốt biết bao. ~~ 

Khi tới nơi thì dân chúng trong huyện cũng bắt đầu mở bán hàng quán. Thầy Tư cũng đã mở lớp bắt đầu dạy tử sĩ. Cô chạy tới trước lớp chào hỏi thầy vài câu xã giao rồi đưa 5 lượng bạc để mua một cuộn giấy rẻ nhất, sẵn tiện mượn nghiên mực và lông bút để viết công thức. Mai Hy ngồi trong lớp cùng với tử sĩ xung quanh, cô bắt đầu viết những nét chữ đầu tiên. Nét chữ ngay ngắn, sạch đẹp chứng tỏ rằng cô đã từng học trường nữ sĩ khi xưa. Mọi người trong lớp cũng khá thích thú khi nhìn cô viết bút lông một cách thành thục như thế. Dù sao thì trong huyện cũng chưa thấy cô gái nào viết chữ đẹp như cô, nhưng chờ đã... Cô, cô viết chữ Quốc Ngữ!

Công thức cơm rượu của mẹ là bí truyền, cô lại là một đứa hay nghĩ nhiều nên cứ dứt khoát viết bằng chữ Latin luôn cho khỏi ai ăn cắp công thức của cô. Mọi người đều mắt tròn mắt dẹt nhìn cô viết ra một thứ ngôn ngữ kì lạ mà chả ai biết là cái gì. Họ còn tưởng cô đang viết bùa chú nữa cơ. Dù sao đây là một đất nước khá thoáng về giao thoa văn hóa nên thay vì bài xích chỉ trích cô, các thanh niên lại tò mò hỏi mấy câu.

- Chị gái ơi, đây chữ viết nước nào thế? Tui thấy lạ quá?

- Hay là chữ Miên ta? Hồi đó tôi cũng từng thấy qua một lần, họ cũng có mấy nét chữ tròn tròn như thế này.

- Hừm, đâu phải. Tôi đọc đâu có hiểu, hồi đó tôi có đi du học ở Pagan (Myanmar) chưa từng thấy chữ viết kiểu như thế này.

- À, chữ này là do tôi sáng tác ra đấy. Nhà rảnh quá nên tôi tự làm khó mình ấy mà. _ cô trêu chọc mấy tử sĩ.

Cả lớp bỗng chốc im lặng, cả thầy Tư đang lật sách cũng nhìn cô một thoáng.

Cô biết rằng mình giành công lao to lớn của các cha Công Giáo đã khổ cực biên soạn thì rất không công bằng, nhưng cô thật sự không biết phải giải thích như thế nào cho thỏa đáng cả.

Sau một lúc thì mọi người lại nhìn cô với ánh mắt cực kì sùng bái, dù sao thì để tạo ra một bảng chữ cái mới thật sự không phải là một điều dễ dàng. 

- Chà, chị gái này thật là đỉnh nha. _ mấy tử sĩ xung quanh cười cười.

Cô cũng cười đáp lại họ. Thật sự thì mới tới cô cũng hơi sợ cổ nhân vì dù sao họ cũng là những người chưa tiếp xúc nhiều thứ mới lạ nên dễ sinh ra bài xích. Ai da, là cô nghĩ nhiều rồi, cô cảm thấy cô càng thích nơi này rồi.

- Nếu bảng chữ này là do cô sáng tác, vậy thì cô có thể cho tôi mượn xem để đoán được nghĩa gốc của từ không?

Mai Hy ngước mắt lên nhìn vào thanh niên ngồi bên cạnh. Cậu trai này chắc cũng trạc tuổi cô 19, 20 tuổi gì đó. Thầy Tư nghe thấy cũng nổi lên hứng thú, ông gập sách lại tiến tới cái bàn tre của cô xem xét. 

- Ta cũng xem thử xem, dù sao thì lớp ta dạy cũng có nhiều tử sĩ đã từng du học nhiều nơi.

Cô vui vẻ gật đầu, cô cũng muốn xem thử xem sức lực của cổ nhân ngày xưa bá đạo như thế nào. Nhiều bạn trẻ hiện đại thường nghĩ người xưa là một lũ ngu ngốc, dễ lừa cả tin. Thi Đại Học hiện tại là khó nhất nhưng đối với thi hương, thi hội, thi đình so ra vẫn dễ chán. Các tử sĩ khi xưa không những phải thi khảo về trí não mà là còn về thể xác. Đề của triều đình ra thật sự không dễ:

Trống điểm canh tư (chừng 1g sáng) thí sinh phải có mặt ở trường thi để nghe gọi tên, đến khoảng canh năm tám khắc (khoảng 5g sáng) thì thí sinh phải vào hết trong trường. Thí sinh làm bài cho đến giờ Thân (3-5 giờ chiều) thì bắt đầu nộp bài, hạn cuối là hết canh một (tức 19g). Vì vậy, thí sinh vào trường phải chuẩn bị đầy đủ lều, chõng, chiếu, tráp đựng nghiên, bút, giấy, mực, dao kéo... và thức ăn dùng trong một ngày.

Tứ trường và thiên kinh vạn quyển

Theo Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ, thi hương có khi thi ba vòng (người xưa gọi tam trường) có khi thi bốn vòng (tứ trường). Vòng một thi kinh nghĩa (tức các sách tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo), vòng hai thi chiếu biểu (tức soạn thảo các văn bản hành chính như chiếu, biểu, sớ, dụ...), vòng ba thi thơ phú (sáng tác theo chủ đề của đề thi), vòng bốn thi văn sách (tương tự như thi tự luận).

Mang tài liệu vào trường thi: gông cổ, đánh 100 roi

Nếu các tử sĩ trình bày bài viết không sạch, viết sai chính tả: viết lại.

Nếu các tử sĩ làm bẩn quyển thi: rớt.

Nếu các tử sĩ lỗi khiếm thị không tránh húy: rớt.

Nếu các tử sĩ không chịu nổi mà ngủ: rớt.

Cho dù bạn có là một sinh viên ưu tú thì rơi vào nơi này thì bạn cũng sẽ phát hoảng với độ cường bạo của mấy cuộc thi xưa. À mà còn chưa nói, bạn phải tinh thông nhiều lĩnh vực: thiên văn, bói toán, địa lí, y học, ...

Cho tiền cô cũng không dám vào đó hành hạ bản thân mình đâu, cô thật sự rất ngưỡng mộ các vị cổ nhân này. 

Sau một lúc các vị tử sĩ cùng thầy Tư nghiên cứu, họ cũng không tìm ra được ý nghĩa của những chữ viết này. Cô cũng không lấy làm lạ, nhiều lúc cô cũng thấy chữ viết Latin cũng làm cô sai chính tả miết hồi lớp 1 tiểu học cơ mà, tới lớp 3 cô mới bắt đầu nắm bắt được. 

- Mặc dù tôi không biết nội dung trong tờ giấy này nhưng tôi đoán chắc là một loại công thức đồ ăn gì đó phải không? _ cậu trai bên cạnh cô hỏi.

- Anh đoán đúng rồi đấy. Tôi viết công thức bí truyền của nhà tôi. Nếu mọi người tò mò nó là gì thì thì ngày mốt ghé qua quán gạo nhà tôi để thử nhé. _ cô mỉm cười nói.

- Haha, cô nương này cao tay thật đấy, cách quảng bá thật sự mới lạ đó. _Thầy Tư và mọi người vui vẻ tiếp nhận.

Cậu trai cười híp mắt, mặt có vẻ hơi đỏ ửng nhìn tôi.

- Xin hỏi quý danh của cô nương đây là?

- Mai Hy, còn anh ?

- Tôi tên Văn Tuân.  Ngày mốt tôi sẽ tới ủng hộ cô nương.

- Bọn tôi cũng tới ủng hộ cô, thật sự tò mò cô Mai Hy đây làm món gì quá haha. 

- Tôi nhất định sẽ không để các vị thất vọng đâu. _ cô tự tin đáp.

Sau đó, cô chào tạm biệt cả lớp thầy Tư và đi mở cửa sạp gạo nhà cô nằm ở giữa con phố. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top