Những năm học ngôn ngữ Anh

Khi đó Nhi theo bố Nhi đến phòng hội trường A1 của trường đại học Hạnh Phúc nghe phổ biến và làm thủ tục giấy tờ theo sự hướng dẫn của các anh chị lễ tân khóa trước. Chuẩn bị xong hồ sơ giấy tờ theo sự hướng dẫn của chị lễ tân Nhi và bố cầm hồ sơ đến phòng hành chính kế toán để nộp hồ sơ và nộp tiền. Lúc vào phòng hành chính kế toán, bố Nhi đã giải trình rằng là Nhi thuộc gia đình hộ chính sách và bố đang hưởng chế độ bệnh binh 2/3 tức 61% nên không phải nộp học phí hơn nữa Nhi còn hưởng một chế độ khác là chế độ nhiễm chất độc màu da cam nên hỏi nhân viên văn phòng là:" Nhi có được cùng một lúc nhận 2 chế độ không?" Nhưng nhân viên văn phòng nói là :"Nhi chỉ được hưởng 1 chế độ ở trường này." Nên Nhi đã bảo với bố Nhi là chỉ nộp vào nhà trường hồ sơ chế độ của bố thôi là con bệnh binh 2/3 - 61% vì Nhi sợ lại tái lặp cảnh như lúc trước ( thời kỳ học cấp 2 bị bạn bè và cô giáo trong lớp chế diễu vì bị nhiễm chất độc màu da cam). Và cô nhân tiền bảo với bố Nhi rằng là "Phải nộp tiền theo quy định của Nhà trường ghi trên giấy và tiền miễn giảm học phí sẽ được cấp bù sau." Học phí thời đấy cả trang phục quần áo... là hết hơn 4 triệu và rẻ hơn trường đại học Hồng Hà. Lúc này ở trường đại học Hồng Hà phân ra đóng học phí 2 loại là học lớp chọn thì sẽ phải đóng 20 triệu và học ngành quốc tế học cũng thế trong khi đó học lớp đại trà bên trường đại học Hồng Hà là 9 triệu đồng. Đắt hơn 2 lần trường đại học Hạnh Phúc. Nhưng mà thôi, của rẻ là của ôi, ai cũng biết vậy nhưng vì kinh tế gia đình và suy nghĩ của Nhi lúc đó là đã giỏi thì vất vào môi trường nào cũng giỏi nên vẫn nhập hồ sơ mỗi nguyện vọng 1 ngành ngôn ngữ anh ở trường đại học Hạnh Phúc. Rồi đến ngày học tuần công dân sinh viên, Nhi đã đến chỗ giảng đường ở khu Giáo dục quốc phòng của trường và rất nhiệt tình làm quen với các bạn mới. Cũng trong tuần đó mẹ Nhi đi chợ vào buổi sáng bị ngã xe, nằm bất tỉnh trên đường mà người ở làng cũng đi chợ đi qua thấy thế đạp xe về báo cho Nhi biết. Lúc này, Nhi mới gọi điện cho anh Nam ( anh của Nhi mấy cuộc gọi không thấy bắt máy và Nhi gọi điện thông báo cho bố biết. Thế là bố ra chỗ mẹ đang nằm ở đó trước, một lúc sau thấy cuộc gọi của Nhi anh Nam mới gọi điện lại và Nhi thông báo với anh Nam rằng mẹ bị tai nạn đang nằm trên đường. Thế là anh Nam cũng vội vàng đi qua đó. Mẹ nằm đấy không nhúc nhích, bố thì đứng đấy run run không biết làm gì, anh Nam tìm xe để chở mẹ đi bệnh viện nhưng không có ai thèm chở nhưng ở gần đó may có một thanh niên nhận chở đi bệnh viện. Anh Nam bế mẹ ngồi đằng sau để người ta chở mẹ đi đến bệnh viện Rế. Lúc này bố mới về  nhà bảo với Nhi rằng cầm xe đạp của mẹ về. Nhi đến khu đường chỗ mẹ ngã hỏi kỹ người ta và cầm xe đạp về nhà. Và rồi bố Nhi trở mẹ Nhi đến bệnh viện trông mẹ. Đến đấy Nhi thấy dì Duy ( em gái mẹ ) đang lau người mẹ và hỏi mẹ xem phản ứng mẹ như thế nào. Đầu mẹ bị móp một bên và bị thương, tay chân một bên bị thương và mẹ đang ở bệnh viện Rế để sơ cứu. Rồi khi mẹ tỉnh lại, bố làm thủ tục cho mẹ cho bệnh viện Hồng Đức cho đúng tuyến đăng ký bảo hiểm y tế. Nhi tranh thủ học tuần công dân sinh viên xong là sang bệnh viện trông mẹ, thỉnh thoảng còn ở lại bệnh viện ngủ với mẹ. Trong thời gian nằm viện, bà con làng xóm trong hội phụ nữ và họ hàng đến thăm và gửi một chút tiền cho mẹ ăn uống đầy đủ để nhanh hồi phục lại. Nhi vẫn học đại học ngành ngôn ngữ Anh một cách bình thường và làm quen được nhiều bạn mới. Lúc mới đầu học Nhi làm quen đầu tiên với bạn Vân rồi đến bạn Ngân. Lớp của Nhi là lớp ngôn ngữ Anh - Nhật, các học phần về tiếng Anh, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, các môn Triết học, Chủ Nghĩa Mác - Lênin hay Tư tưởng Hồ Chí Minh... thì cả lớp học chung, còn các học phần về tiếng Nhật thì chia đôi lớp ra để cô giáo người Nhật tên là Matsubara và trợ giảng nữ tên Gấm dễ quản lý. Kỳ một năm nhất về tiếng Anh nghe, đọc thì Nhi được học giảng viên người Việt còn viết và nói thì học giáo viên vợ chồng người Mỹ tên là cô Ruth và thầy Manuel. Họ dạy dỗ rất nhiệt tình và rất nghiêm khắc. Và riêng cô Ruth là người rất thẳng thắn chỉ ra lỗi sai phát âm của Nhi là về âm L và N, nhưng vì Nhi nói ngọng từ nhỏ và vẫn chưa thể sửa được phát âm L với N cho đúng nên cô Ruth đã nói Nhi không hợp với ngành này. Lúc đó Nhi giống như một đứng câm vậy, muốn nói ra nhưng không thể phát âm chuẩn được nên rất tự ti. Trong quá trình học nói Nhi được xếp cùng bàn với bạn Sửu ( một bạn nam rất nhiệt tình và được mọi người cùng khóa gọi là Soái Ca). Còn về tiếng Nhật do đã có chuẩn bị từ trước nên Nhi tiếp thu bài khá nhanh. Học tiếng Nhật thì Nhi ngồi cạnh bạn Ngân, bạn Ngân hay gọi Nhi là bà già vì Nhi lúc đó ăn mặc quá giản dị như học sinh cấp 3, hay có thể gọi là cù nần. Xong kỳ 1 năm nhất, điểm của Nhi khá là khả quan, đủ điều kiện để chuyển ngành. Đến Tết, lúc 30 Tết, mẹ dẫn Nhi đến hỏi thăm nhà người đã cứu mẹ hôm tai nạn và biết được Nhi và vợ của người cứu mẹ cùng ngành ngôn ngữ Anh Nhật. Nhưng chị ấy học ở trên Hà Nội, tốt nghiệp bằng giỏi và chị ấy đã kể rằng chị đã được một thời huy hoàng với nghề phiên dịch kiểu lên voi xuống chó, phải bán đất bán nhà đi để học cốt có sự nghiệp vững trãi và chị kể với cái nghề phiên dịch thì bấp bênh, không ổn định nhưng chị ấy không dùng đến nhiều năm thì quên không dám nhận lớp để giảng dạy nữa và sau đó chị ấy đã học ở trung tâm một khóa ngắn hạn về kế toán thuế và hiện đang hành nghề kế toán. Nhà hai anh chị ấy sinh được hai cậu con trai kháu khỉnh, thông minh. Gần đến mười giờ Nhi và mẹ chào gia đình anh chị ấy để mà về chuẩn bị làm lễ đón giao thừa. Lúc này Nhi nghĩ, thôi thì mình đã chót rồi, học hết tiếng Nhật đi đã rồi tìm cách chuyển ngành sau. Vì bản thân Nhi đã yếu, say xe lại không thích di chuyển nhiều, thích công việc đều đặn ổn định mới yên tâm được. Qua Tết, hai anh chị Thanh và Nhàn ( gia đình cứu mẹ Nhi) đến chơi và có chia sẻ cho Nhi cách học phát âm giọng Anh - Anh hay Anh - Mỹ cho chuẩn và giới thiệu vài video để Nhi học theo. Sang kỳ 2 năm nhất, Nhi hụt hẫng vì không còn được học người nước ngoài môn tiếng Anh nữa mà tiết học nói là tiết tự quản nên Nhi đã không còn hứng thú học tập như kỳ 1 nữa, mà Nhi cũng không biết được cách học nói của ngành này. Trong khi một số bạn ở trọ, ở kí túc xá trong trường tham gia lớp học thêm do vợ chồng người Mỹ mở ra nhưng Nhi lại không học, chắc vì thế mà Nhi đã thụt lùi nghe nói với các bạn đó khá xa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top