KDCK - chương3: Môi giới và tự doanh CK

Chương 3: Môi giới và tự doanh chứng khoán

3.1. Môi giới chứng khoán

3.1.1. Khái niệm môi giới chứng khoán

Theo nghĩa rộng, hoạt động môi giới trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm một số hoạt động như tiếp thị, tư vấn đầu tư chứng khoán, kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng, nhận các lệnh mua bán của khách hàng, thanh quyết toán các giao dịch, cung cấp các giấy chứng nhận chứng khoán

- Khái niệm môi giới chứng khoán

Theo nghĩa hẹp, môi giới chứng khoán là hoạt động KDCK trong đó CTCK đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK, hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch đó.

Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí dịch vụ, họ không  phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó. Nghiệp vụ môi giới còn được hiểu là làm đại diện - được ủy quyền thay mặt khách hàng mua bán một hoặc một số loại chứng khoán.

- Môi giới

+ Khách hàng 

Yêu cầu CTCK mua/bán CK cho mình

Qđịnh mua/bán (CK, khối lượng, giá cả, thời điểm)

Hưởng và chịu trnhiêm về kquả mua bán (lỗ/lãi) 

Phải trả phí cho CTCK

+CTCK

Giúp nhu cầu mua, bán của các KH gặp nhau (thực hiện, chắp nối…)

Cung cấp thông tin CK cho KH

Tư vấn, giúp KH đưa ra được qđịnh đầu tư hợp lý

Thu phí môi giới

   Lưu ý:

+ Quyết định mua bán do khách hàng  đưa ra.

+ Nhà môi giới đứng tên mình thực hiện các lệnh mua bán của khách hàng.

+ Nhà môi giới không chịu rủi ro bởi qđịnh mua bán của khhàng, nhưng phải chịu trnhiệm hành chính và pháp luật với công việc của mình tùy theo mức độ vi phạm.

+ Việc hạch toán các giao dịch được thực hiện trên các tài khoản thuộc sở hữu của khách hàng.

+ Người môi giới chỉ được thu phí dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Mức phí nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị CK được mua bán.

- Chức năng của hoạt động môi giới

+ Cung cấp dịch vụ với hai tư cách:

Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư: cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư.

Nối liền những người bán và người mua.

+ Đáp ứng những nhu cầu tâm lí của khách hàng khi cần thiết.

+ Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.

+ Đề xuất thời điểm mua và bán hàng có lợi cho khách hàng.

- Chức năng tiếp thị và bán hàng

3.1.2. Các kĩ năng của người môi giới

-  Kĩ năng truyền đạt thông tin

+ Hãy nói về những mối quan tâm của khách hàng

+ Hãy là một người lắng nghe chăm chú

+ Làm cho khách hàng thấy họ quan trọng và làm điều đó 1 cách chân thành

-  Kĩ năng tìm kiếm khách hàng

-  Kĩ năng khai thác thông tin

-  Kĩ năng bán hàng

-  Các kĩ năng khác

* Các nghiệp vụ cơ bản của hoạt động môi giới:

1.Tìm kiếm khách hàng mục tiêu.

2.Tư vấn hướng dẫn đầu tư CK.

3.Chăm sóc khách hàng.

4.Báo cáo kết quả thực hiện.       

* Hoạt động môi giới CK tại CTCK và SGDCK:

1.Mở tài khoản

2.Hợp đồng lưu ký và tài khoản lưu ký.

3.Lệnh giao dịch .

4.Thực hiện hợp đồng.

5.Thông bóa giao dịch được thực hiện và quyết toán giao dịch     

- nội dung của lệnh giao dịch:

+ chiều giao dịch: lệnh mua hay lệnh bán.

+ số lượng CK cần mua hoặc cần bán.

+ loại CK, tên CK, mã số CK.

+ mã của công ty môi giới.

+ loại lệnh.

+ tên KH, mã số, số hiệu tài khoản.

....

3.1.3. Hoạt động môi giới trên thị trường tập trung

a.  Mở, quản lí và đóng tài khoản

* Quy trình mở tài khoản cho khách hàng

  B1: Gặp gỡ hướng dẫn khách hàng mở tài khoản

  B2: Kí hợp đồng mở tài khoản

  B3: Lưu kí tiền và chứng khoán

  B4: Theo dõi tài khoản và lập báo cáo

* Quản lí tài khoản

(1) Quy trình thu chi tiền do kế toán thực hiện

         Quy trình nộp tiền

         Quy trình rút tiền

         Quy trình chuyển tiền

(2) Quy trình thu chi tiền mặt do thủ quỹ thực hiện

         Quy trình thu tiền mặt

         Quy trình chi tiền mặt

* Đóng tài khoản

Bước 1: Xác nhận yêu cầu đóng tài khoản của khách hàng

Bước 2: Kiểm tra xét duyệt

Bước 3: Khai báo và lưu trữ

b. Lưu kí chứng khoán

* Yêu cầu đối với việc cung cấp dịch vụ lưu kí chứng khoán

- Thực hiện đầy đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật,

- Đảm bảo tính an toàn, chính xác và cẩn thận trong suốt quá trình thực hiện,

- Không tiết lộ thông tin về tài khoản giao dịch của khách hàng,

- Phải quản lí tách biệt CK của mỗi khách hàng và tài khoản của khách hàng với CK của công ty.

* Quy trình nghiệp vụ lưu kí

B1: Tiếp nhận hồ sơ lưu kí chứng khoán

B2: Tái lưu kí tại trung tâm lưu kí chứng khoán

B3: Thực hiện quyền sở hữu chứng khoán lưu kí

       Quyền rút chứng khoán

       Quyền quản lí và chuyển giao chứng khoán

       Quyền tham gia đại hội cổ đông

       Quyền nhận cổ tức

B4: Thu phí dịch vụ lưu kí chứng khoán

B5: Lập báo cáo khi có yêu cầu

c. Thực hiện các giao dịch mua bán CK cho khách hàng tại CTCK

* Chuẩn bị trước khi giao dịch

- Phiếu lệnh: lệnh mua, lệnh bán, lệnh hủy, tránh để xảy ra tình trạng thiếu phiếu lệnh cho khách hàng đến đặt lệnh.

- Chứng từ kí sẵn đối với những giao dịch qua điện thoại.

- Sổ lệnh,

- Bảng mã các chứng khoán,

- Bảng giá tham chiếu, giá sàn, giá trần.

- Nhân viên môi giới và IT kiểm tra lại đường truyền hệ thống máy vi tính, máy chiếu, điện thoại…

*  Quy trình giao dịch

B1: Nhận lệnh mua bán từ khách hàng

B2: Truyền lệnh cho đại diện tại sàn

B3: Nhận kết quả thu được tại sàn

B4: Thông báo kết quả tới khách hàng

d. Quy trình thực hiện giao dịch của môi giới tại sàn giao dịch

B1: Nhận lệnh từ phòng môi giới

B2: Nhập lệnh vào hệ thống SGD, TTGDCK

B3: In kết quả giao dịch trong phiên giao dịch

B4: Thông báo kết quả giao dịch về nơi khớp lệnh

e. Môi giới trong các giao dịch đặc biệt

* Giao dịch lô lẻ (< 10 CP )

Bước 1: Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng muốn giao dịch lô lẻ.

Bước 2: Thượng lượng giá cả với khách hàng.

Bước 3: Thực hiện việc mua bán bằng hợp đồng giao dịch lô lẻ có sự kí kết giữa hai bên.

Bước 4: Thực hiện chuyển nhượng chứng khoán sau khi hợp đồng đã kí kết từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản tự doanh của công ty.

Bước 5: Thông báo kết quả giao dịch đã thực hiện cho khách hàng.

*  Giao dịch lô lớn: 20.000 CP/CCQ (HoSE), 5000 CP và 100 trđ mệnh giá TP (HASTC).

Bước 1: Nhận phiếu lệnh giao dịch thỏa thuận từ khách hàng,

Bước 2: Kiểm tra đối chiếu thông tin trên phiếu lệnh với các thông tin về số dư, mức kí quỹ…

Bước 3: Trình trưởng phòng môi giới kiểm tra, kí duyệt,

Bước 4: Nhận lại phiếu lệnh từ trưởng phòng và truyền vào cho đại diện sàn,

Bước 5: Đại diện sàn nhập các thông tin vào hệ thống.

Bước 6: Thông báo các lệnh chào mua, chào bán của khách hàng trên màn hình máy tính của sàn về trụ sở chính và chi nhánh để thông báo cho khách hàng.

f. Quy trình thanh toán

Ngày T (hay T+0): xác nhận các giao dịch đã được thực hiện, các giao dịch không được thực hiện và các giao dịch chưa hoàn tất

Ngày T+1: chuyển bản sao kê danh mục bán  và mua (có xác nhận của công ty) tới trung tâm TTBT và LKCK

Ngày T+2: chuẩn bị thanh toán

Ngày T+3: Thanh, quyết toán với khách hàng; chuyển giao và chuyển nhượng quyền sở hữu CK.

 3.1.4. Hoạt động môi giới trên thị trường phi tập trung (OTC)

B1: Tìm kiếm khách hàng và thu thập thông tin

B2: Kí kết hợp đồng mua bán với khách hàng

B3: Thương lượng để so khớp các lệnh mua bán

B4: Chuyển nhượng chứng khoán

B5: Thanh toán các khoản phí môi giới và dịch vụ, hoàn trả tiền đặt cọc nếu vi phạm hợp đồng

B6: Lưu giữ hồ sơ và các giấy tờ liên quan để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

3.2. Tự doanh chứng khoán

3.2.1. Khái niệm và mục đích của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

*  Khái niệm tự doanh

Tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán.

   - Giao dịch trực tiếp: là giao dịch trao tay giữa khách hàng và công ty chứng khoán theo giá thỏa thuận (giao dịch tại quầy)

   - Giao dịch gián tiếp: là các giao dịch công ty thực hiện thông qua các nhà môi giới lập giá, các chuyên gia CK trên thị trường, hoặc đặt lệnh mua bán giống như lệnh mua bán của các nhà đầu tư khác.

* Mục đích hoạt động tự doanh

   - Tự doanh để thu chênh lệch giá cho chính mình

   - Dự trữ để đảm bảo khả năng cung ứng

   - Điều tiết thị trường

3.2.2 Yêu cầu đối với hoạt động tự doanh

- Tách biệt quản lí

+  Phải tổ chức các bộ phận kinh doanh riêng biệt. Các nhân viên tự doanh không được thực hiện nghiệp vụ môi giới và ngược lại. Ở Thái Lan, nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc phân chia ranh giới.

+ Phải tách bạch tài sản của khách hàng với tài sản của công ty.

- Ưu tiên khách hàng

- Bình ổn thị trường

- Hoạt động tạo thị trường.

3.2.3. Quy trình nghiệp vụ tự doanh

Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư

Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư

Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư

Bước 4: Thẩm định, phê duyệt hoặc bác bỏ PA

Bước 5: Thực hiện đầu tư

Bước 6: Báo cáo kết quả thực hiện đầu tư

Bước 7: Quản lí đầu tư và thu hồi vốn

Bước 8: Lưu giữ hồ sơ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: