KDCBTP

Chương I: Phân tích thực trạng tăng trưởng ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 1995-2004. So sánh với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (cũ).

Trong chương này, đề tài đã sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ngành chế biến thực phẩm của thành phố Sài Gòn trước đây và TP.HCM ngày nay. Bên cạnh đó, qua số liệu thống kê hàng năm đã cho thấy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm và tỷ trọng so với tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và ngành công nghiệp chế biến có xu hướng giảm dần (đặc biệt trong 2 năm 2003, 2004).

Từ thực trạng nêu trên, đề tài đã phân tích 10 nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng của ngành bao gồm:

·                     Năng lực quản lý nhà nước chưa theo kịp với sự tăng trưởng của ngành.

·                     Nguồn nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất chưa được chế biến sâu nên giá trị gia tăng của sản phẩm thấp.

·                     Quá trình đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ còn rất chậm dẫn đến sự tăng trưởng của ngành chỉ theo chiều rộng, không theo chiều sâu.

·                     Khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm kém, chưa cạnh tranh được với mặt hàng cùng loại của nước ngoài.

·                     Thị trường tiêu thụ sản phẩm (trong nước và xuất khẩu) không ổn định, vai trò của các Hiệp hội ngành nghề trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế.

·                     Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á.

·                     Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước không đồng bộ.

·                     Giá cả đầu vào, nguyên vật liệu thiếu tính ổn định.

·                     Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ công nhân còn thấp.

·                     Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ quá nhỏ.

Chương II: Phân tích thực trạng tăng trưởng 7 ngành sản phẩm chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM.

Đề tài đã tiến hành điều tra chuyên sâu 56 doanh nghiệp của 7 ngành sản phẩm chế biến thực phẩm thuộc các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài). Qua kết quả điều tra có thể rút ra một số nhận xét chung như sau:

Thứ nhất, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ngày càng được cải tiến theo hướng nhập máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ máy móc thiết bị, công nghệ trung bình vẫn còn chiếm khá cao nhất là trong các ngành chế biến thủy hải sản và chế biến thịt.

Thứ hai, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất ở một số ngành như chế biến thủy hải sản, chế biến dầu thực vật, sản xuất rượu bia, nước giải khát còn tương đối thấp (xấp xỉ 50% chưa được đào tạo). Còn các ngành khác thì tỷ lệ đã qua đào tạo khá cao (khoảng 70-80%). Trong khi đó đội ngũ cán bộ quản lý thì đa số có trình độ đại học và trên đại học nên có khả năng tổ chức hệ thống quản lý quá trình sản xuất - kinh doanh một cách hiện đại.  

Thứ ba, thị trường tiêu thụ sản phẩm của phần lớn các ngành (trừ ngành chế biến thủy hải sản) chủ yếu là nội địa, còn thị trường xuất khẩu chưa được phát triển mạnh, hiện nay chỉ ở dạng tiềm năng. Các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á là những thị trường mà hiện các doanh nghiệp tham gia nhiều nhất so với các thị trường xuất khẩu khác. Việc tham gia thị trường các nước Châu Âu, Chấu Mỹ chưa đáng kể do sản phẩm thực phẩm của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ những quy định khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của những nước trên.

Thứ tư, trong cơ cấu tổng nguồn vốn sản xuất - kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp thì vốn tự có (chủ sở hữu) chiếm tỷ trọng lớn nhất và nhìn chung có xu hướng tăng lên. Ngược lại, vốn vay từ các tổ chức tín dụng thì giảm dần trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm đã hoạt động có hiệu quả và tích lũy đạt ở mức khá cao, hạn chế vay vốn ở ngân hàng.

Thứ năm, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí để sản xuất các sản phẩm ngành chế biến thực phẩm. Qua đây cho thấy các ngành sản phẩm chế biến thực phẩm được nghiên cứu hiện nay vẫn phải chịu tác động rất lớn của nguồn nguyên liệu sẵn có và chất lượng của những nguyên vật liệu này.  

Chương III: Định hướng phát triển ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010. Những giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục sự suy giảm tăng trưởng ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn Thành phố và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm.

Quan điểm phát triển:

Công nghiệp trên địa bàn Thành phố sẽ chuyển dịch mạnh theo hướng tăng mạnh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức, tỷ lệ giá trị tăng thêm cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử - tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới...

Mục tiêu phát triển:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16%/năm vào giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố so với cả nước là khoảng 27% vào năm 2010. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến của Thành phố so với cả nước là khoảng 32% vào năm 2010.

Định hướng phát triển:

Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm sử dụng tối đa công suất hiện có, sản xuất các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng cao, ít sử dụng nguyên liệu thô. Khuyến khích phát triển việc sản xuất, chế biến các loại thực phẩm mang tính chức năng; chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành chế biến thực phẩm giai đoạn đến năm 2010 là 9%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố là khoảng 15% vào năm 2010. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản xuất ngành chế biến thực phẩm cả nước khoảng 22% vào năm 2010. 

Đề tài cũng đề xuất 10 nhóm giải pháp nhằm khắc phục sự sụt giảm tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường việc cải tiến cơ chế quản lý như sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước từ Bộ, Tỉnh, Thành phố đến các quận, huyện đối với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong ngành chế biến thực phẩm.  

Thứ hai, quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp nông sản có chất lượng cao cho chế biến thực phẩm, đảm bảo đạt tiêu chuẩn được chế biến sâu.  

Thứ ba, đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng giải pháp thuê mua máy móc thiết bị bán tự động trong doanh nghiệp.  

Thứ tư, thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng mạng thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến thực phẩm và các dịch vụ thương mại điện tử.  

Thứ năm, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm gồm hoàn thiện hệ thống đo lường thực phẩm về định lượng khối lượng. Mở rộng ứng dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000, GMP, HACCP trong các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm.  

Thứ sáu, tăng cường hợp tác với các Hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước, giúp tạo thêm sức mạnh cho doanh nghiệp theo phương châm buôn có bạn, bán có phường nhằm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. 

Thứ bảy, thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất chủ yếu là kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.  

Thứ tám, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sở hữu doanh nghiệp thông qua các hình thức như: cổ phần hoá, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp nếu xét thấy phù hợp với thực tế của môi trường kinh doanh.

Thứ chín, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp.  

Thứ mười, gia tăng nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp nhằm thu hút vốn để đủ nguồn tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: