1. Mùa đông lại đến
"Biến đi tao không muốn nhìn thấy mày nữa"
Tôi vẫn nhớ như in câu nói ấy mặc dù đã trôi qua nhiều năm. Mùa đông năm tôi hai mươi có lẽ là mùa đông lạnh lẽo nhất của tôi. Tôi lại bị bỏ rơi một lần nữa rồi.
Ngày tôi còn bé, tôi vẫn luôn bị trêu chọc là đứa trẻ không có mẹ, nhưng bố vẫn luôn nhắc nhở tôi chỉ cần biết bố và mẹ đều yêu tôi là được rồi. Bố tôi làm nghề tài xế, nên việc đi sớm về muộn là chuyện đương nhiên, mỗi lần về nhà ông ấy đều trong rất mệt mỏi nên tôi cũng không muốn làm phiền ông mặc cho những đứa trẻ ở trong trường luôn gây khó dễ cho tôi.
"Tích thêm vài năm nữa là bố đủ tiền mua một ngôi nhà mới rồi"
"Con ráng chờ bố nha Phúc"
"Rồi cuộc sống của hai bố con mình sẽ tốt hơn thôi"
Tôi vẫn nhớ ngày đó tôi đã ôm rất nhiều hy vọng nhưng rồi hy vọng ấy vụt tắt ngay trước mắt tôi, ngày hôm đó trời tối muộn và bố tôi không bao giờ quay trở lại nữa. Bố mất cũng vào mùa đông năm tôi mười tuổi.
Ngồi trước di ảnh của bố tôi không khóc, nhưng chẳng biết tại sao mùa đông năm đó lạnh đến mức tôi mặc đến hai chiếc áo bông dày, thêm cả chiếc áo to mà bố hay mặc tôi vẫn thấy lạnh, tay run bần bậc. Có lẽ là vì lạnh lòng, những người họ hàng của tôi họ vẫn mãi mê những câu chuyện thương tiếc về cái chết của bố nhưng khi nhắc đến đứa trẻ như tôi.
Họ bỏ qua.
Bởi vì tôi chẳng có giá trị gì đối với họ.
Bố ra đi để lại cho tôi một khoảng trống chẳng thể lấp đầy, nhưng những người thân thích kia chỉ quan tâm đến số tiền còn lại, chứ không phải một đứa trẻ bỗng dưng trở thành kẻ mồ côi. Tôi cứ ngồi đó, lặng lẽ nhìn từng người bước ra khỏi căn nhà nhỏ, mang theo những ánh mắt hoặc thương hại, hoặc thờ ơ. Không ai thực sự muốn chăm sóc cho tôi.
Sau tang lễ, tôi được đưa vào trại trẻ mồ côi. Ở đó, tôi học được cách tự chăm sóc bản thân, học cách không mong chờ ai sẽ dang tay ra giúp đỡ mình. Nhưng dù có mạnh mẽ đến đâu, tôi vẫn là một đứa trẻ, vẫn có những đêm giật mình tỉnh giấc, tưởng như còn nghe tiếng bố nói với tôi:
"Con ráng chờ bố nha Phúc."
Nhưng bố chẳng bao giờ quay lại nữa.
Mùa đông năm tôi mười lăm, có một gia đình đến và muốn nhận nuôi tôi.
Họ đến vào một buổi sáng rét cắt da cắt thịt. Tôi còn nhớ rõ, ngoài sân trại trẻ, bọn trẻ con chạy nhảy nô đùa, hơi thở hóa thành những đám sương mờ. Tôi thì chỉ đứng từ xa quan sát. Tôi không còn hứng thú với những trò chơi trẻ con nữa.
Người phụ nữ ấy nhìn tôi với ánh mắt dịu dàng, còn người đàn ông bên cạnh bà ta trông nghiêm nghị hơn, nhưng không có vẻ gì là khó chịu. Tôi đã nghĩ, có lẽ họ là một gia đình tốt.
Tôi vẫn còn ngẩn ngơ cho đến khi nhận ra bản thân đã ngồi trên ghế sau của chiếc xe ô tô đắc tiền. Người đàn ông vẫn đang chăm chú lái xe bỗng dưng nói vọng về phía tôi.
"Con đừng lo nhé từ nay đây sẽ là gia đình của con"
Tôi được đưa về một căn nhà lớn hơn bất cứ nơi nào tôi từng ở. So với những bức tường cũ kỹ của trại trẻ, nơi này sạch sẽ, ấm áp và đầy đủ tiện nghi. Nhưng tôi không cảm nhận được sự ấm áp thật sự.
Người mẹ mới của tôi rất dịu dàng, bà luôn nở nụ cười mỗi khi nói chuyện với tôi. Bà bảo tôi có thể gọi bà là "mẹ", nhưng tôi không thể thốt ra từ ấy ngay lập tức. Người đàn ông còn lại là bố nuôi của tôi, ông ấy là một người ít nói, vẻ ngoài nghiêm khắc nhưng không hẳn là lạnh lùng.
Chỉ có một người thực sự không thích sự tồn tại của tôi.
Duy Thuận.
Ngay từ ngày đầu tiên, tôi đã biết cậu ấy không muốn tôi ở đây. Cậu ấy không hề nói ra, nhưng ánh mắt và thái độ của cậu ấy đã thay lời muốn nói.
"Phòng của con ở tầng hai, cuối hành lang"
Mẹ nuôi tôi nhẹ giọng nói.
Tôi gật đầu, tôi khó khăn mang chiếc túi vải đựng quần áo bước lên cầu thang. Nhưng khi đi ngang qua Duy Thuận, tôi nghe thấy giọng cậu ấy vang lên, rất nhỏ nhưng đủ để tôi nghe rõ:
"Đừng nghĩ rằng mày là một phần của gia đình này"
Tôi khựng lại, siết chặt tay nắm của chiếc túi. Không đáp lại, tôi tiếp tục bước đi.
Những ngày sau đó, tôi dần nhận ra một điều: Cả nhà chỉ có mẹ nuôi là thực sự muốn tôi ở lại. Bố nuôi thì dường như chỉ thuận theo ý bà. Còn Duy Thuận... anh ấy không thích tôi, hoặc có lẽ còn hơn cả không thích.
Cậu ấy không bắt nạt tôi, không nói những lời cay nghiệt trước mặt người lớn. Nhưng khi chỉ có hai chúng tôi, cậu ấy xem tôi như không khí, như thể tôi không đáng tồn tại.
Có lần tôi vô tình chạm vào sách của cậu ấy trên bàn. Ngay lập tức, Duy Thuận giật phắt nó khỏi tay tôi, ánh mắt đầy vẻ chán ghét.
"Đừng động vào đồ của tao."
Tôi không cãi lại, chỉ lặng lẽ lùi về.
Tôi biết mình chẳng có quyền đòi hỏi điều gì. Tôi là người ngoài, là kẻ đến sau. Nhưng đôi khi, tôi vẫn không thể ngăn mình tự hỏi:
Vì sao lại là tôi?
Mùa đông năm tôi mười lăm, tôi có một gia đình mới.
Nhưng có lẽ, tôi chưa từng thật sự thuộc về nơi này.
Mùa đông năm tôi hai mươi, tôi bàng hoàng nhận ra sự thật.
Sự thật mà đáng lẽ tôi không bao giờ nên biết.
Đó là một đêm rất lạnh. Tôi ngồi trong phòng, ôm lấy bàn tay mình, cảm giác tê buốt dần lan ra từng ngón tay. Ngoài trời tuyết rơi dày đặc, gió rít qua từng khe cửa sổ. Tôi cứ nghĩ mùa đông năm nay chẳng có gì khác biệt so với những năm trước cho đến khi tôi nghe thấy cuộc nói chuyện ấy.
Giọng nói trầm thấp của người chú của Duy Thuận vang lên từ thư phòng.
"... Thằng nhóc đó không nên biết chuyện này"
Tôi khựng lại. "Thằng nhóc" là ai? Một linh cảm kỳ lạ khiến tôi dán chặt chân xuống sàn, lặng lẽ ghé sát hơn.
Tiếng lật giấy, rồi giọng nói của bố nuôi vang lên, lạnh lẽo như băng.
"Nhưng sự thật là vậy. Người đã gây ra cái chết của bố cậu ta... chính là chú"
Tôi chết lặng.
Từng chữ như một nhát dao xuyên qua lớp vỏ bọc yếu ớt mà tôi tự tạo cho mình bao năm qua.
Và họ nhận nuôi tôi bởi vì họ cảm thấy có lỗi với tôi. Nhưng tôi không cần sự thương hại ấy. Tôi đã nghĩ bản thân đã có một gia đình đúng, một tổ ấm mới. Nhưng không ngờ gia đình ấy được xây dựng dựa trên sự thương hại và giả dối.
Hóa ra, tất cả đều là một sự trớ trêu nghiệt ngã.
Tôi lùi lại, từng bước một, như thể sợ rằng chỉ cần ở đây thêm một giây nữa, tôi sẽ không thể chịu nổi.
Tôi đã nghĩ mình cuối cùng cũng có một mái nhà.
Mùa đông năm tôi hai mươi, tôi nhận ra mình chưa bao giờ thực sự thuộc về nơi này.
Tôi và bố nuôi cùng người chú kia đến nghĩa trang làm giỗ cho bố, hôm nay là ngày giỗ của bố ruột tôi, tôi không đã kiềm nén rất lâu để không gào lên khi biết sự thật.
Tôi nói với họ rằng tôi biết sự thật rồi, bố nuôi có vẻ rất bình thản như thể ông biết chuyện này sẽ xảy ra, nhưng người chú kia lại hoảng hốt, còn tôi thì lại rất bình tĩnh tôi chẳng biết tại sao tôi lại có thể bình tĩnh được như thế. Cho đến khi hoàn thành xong việc tảo mộ nước mắt tôi mới bắt đầu rơi. Chúng tôi có cãi nhau, tôi chỉ cảm thấy bản thân như thằng ngốc. Vì đã tin vào sự thương hại của họ.
Người đàn ông kia rất sợ, ông ta sợ rằng bản thân sẽ vào tù khi tôi tố cáo ông ta với cảnh sát. Ông ta làm loạn và cuối cùng tai nạn xảy ra.
Lúc đó, tôi cảm thấy như mọi thứ xung quanh bỗng chốc biến thành một làn sương mù dày đặc. Cảm xúc trong tôi quẫn bách, giằng xé. Bố nuôi tôi vẫn nằm đó, yếu ớt, trong tình trạng nguy kịch.
Tai nạn xảy ra trong nháy mắt, nhanh đến mức tôi không kịp nhận ra điều gì đang diễn ra.
Tôi chỉ nhớ có tiếng la hét, tiếng phanh gấp nghiến trên mặt đường trơn trượt, và rồi một âm thanh chói tai vang lên.tiếng kim loại va chạm vào nhau, tiếng kính vỡ vụn, tiếng người hét lên trong hoảng loạn.
Khi tôi hoàn hồn lại, tôi thấy bố nuôi tôi nằm đó, bất động giữa con đường phủ đầy tuyết trắng. Người chú thì hoảng loạn, cả gương mặt trắng bệch không còn chút huyết sắc. Tôi nhìn ông ta, rồi lại nhìn bố nuôi có một nỗi sợ hãi trống rỗng đang xâm chiếm lấy tôi.
Tôi lao đến, quỳ sụp xuống bên cạnh ông. Bàn tay tôi run rẩy đặt lên người ông, nhưng ông không còn phản ứng nữa.
Mọi thứ như chết lặng.
Duy Thuận đến ngay sau đó. Anh bước đến, đôi mắt mở to khi nhìn thấy cảnh tượng trước mặt. Tôi nhìn anh, nhưng trong mắt anh lúc này chỉ còn lại sự căm phẫn. Tôi biết anh đang nghĩ gì. Tôi có thể đoán được tất cả những gì anh sắp nói.
Anh nghĩ chính tôi là nguyên nhân.
Chính tôi đã khiến bố nuôi chết.
Chính tôi đã hủy hoại tất cả.
Duy Thuận không nói gì trong vài giây, nhưng rồi anh bước tới, nắm lấy cổ áo tôi, kéo tôi dậy. Cơn giận dữ trong mắt anh như muốn thiêu rụi tôi ngay tại chỗ.
"Tại sao?"
Giọng anh khàn đặc, như thể đang cố kìm nén điều gì đó.
"Mày vẫn luôn là đứa xui xẻo"
"Tại sao mày lại xuất hiện trong cuộc đời tao"
"Để rồi phá tung hết mọi thứ như vậy?"
"Tăng Vũ Minh Phúc...biến đi"
"Biến đi tao không muốn nhìn thấy mày nữa"
Tôi không thể trả lời. Không phải vì tôi không muốn, mà vì tôi không biết phải nói gì. Tôi cũng không biết tại sao mọi chuyện lại trở nên như thế này. Cảm giác như trái tim của tôi đang vỡ ra, đôi tay tôi run lên bần bật vì gió lạnh, cũng vì sự sợ hãi.
Một cơn gió lạnh buốt thổi qua. Mùa đông năm tôi hai mươi, tôi mất đi tất cả.
Tôi mất đi người mà tôi đã từng coi là gia đình.
Tôi mất đi niềm tin vào tình thân.
Và hơn hết, tôi mất đi cả chút hy vọng cuối cùng rằng tôi có thể thực sự thuộc về một nơi nào đó.
Có lẽ bởi vì mỗi mất mát của tôi đều diễn ra vào mùa đông nên tôi luôn sợ cảm giác khi mùa đông đến. Đến mức dù đã trải qua thêm nhiều mùa đông nữa, nhưng mỗi khi mùa đông đến tôi lòng tôi lại run lên một cảm giác sợ hãi đến tột cùng.
Tôi tỉnh dậy khi trời vẫn còn tờ mờ sáng, nhìn vào chiếc điện thoại đã cũ bên cạnh gối nằm tôi lại thở dài vì sự nghèo nàn của chính bản thân. Nhưng rồi lại tự an ủi bản thân chỉ cần sống hạnh phúc là được. Tôi mở chiếc tủ quần áo ra chọn liền hai chiếc áo bông thật dày rồi mặc vào, anh Sơn bảo mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn năm trước, nên phải mặc đồ ấm vào để không bị cảm. Còn Anh Khoa thì không quên dúi vào tay tôi chiếc túi giữ nhiệt vừa mới mua vào cuối ca làm hôm qua. Tôi thầm cảm ơn vì tôi đã có được những người bạn đến bên cạnh tôi, nhưng cũng thầm cầu nguyện rằng khi mùa đông đến sẽ không cướp họ đi khỏi tôi.
Tôi vội vã bước qua cánh cửa kính của Chín Muồi, vừa kịp lúc tiếng chuông gió khẽ reo lên báo hiệu sự có mặt của tôi. Không gian bên trong quán vẫn như mọi ngày ấm áp và thoang thoảng hương cà phê mới pha. Một vài đồng nghiệp đã đến trước, Quốc Bảo còn vẫy tay chào tôi, còn tôi chỉ cười nhẹ đáp lại.
Dù bên ngoài trời có lạnh đến đâu, bên trong quán vẫn luôn có một thứ gì đó khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Có thể là hơi ấm từ chiếc lò sưởi nhỏ ở góc phòng, có thể là sự rộn ràng của những vị khách quen, hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là sự quen thuộc của công việc này.
Tôi tiến vào trong bếp, đặt chiếc túi giữ nhiệt của Anh Khoa lên quầy và bắt đầu chuẩn bị mọi thứ cho một ngày dài phía trước. Tôi vẫn còn nhớ rõ lời dặn của Trường Sơn, thế nên quấn khăn thật kỹ, mặc thêm một chiếc áo len nữa rồi mới bắt tay vào làm việc.
Khi tôi đang bận rộn lau quầy, cửa quán bật mở.
Sơn Thạch bước vào.
Dù đã làm việc ở đây một thời gian, tôi vẫn không thể quen được với khí chất của ông chủ mình. Anh cao lớn, dáng điệu nghiêm nghị. Đôi mắt sắc lạnh của anh đảo qua một lượt quán, như đang kiểm tra xem có gì không vừa ý hay không.
Tôi lặng lẽ cúi đầu, tập trung lau quầy nhanh hơn một chút. Dù sao thì, Sơn Thạch luôn khó tính, đặc biệt là với nhân viên. Nhưng có một điều mà ai làm ở đây cũng biết anh ấy chỉ dễ tính với Lê Trường Sơn mà thôi
Đúng lúc đó, Trường Sơn cũng bước vào quán, vừa mới tháo chiếc khăn quàng cổ xuống. Khác hẳn với sự lạnh lùng mà ông chủ dành cho chúng tôi, Sơn chỉ cần xuất hiện là không khí đã trở nên nhẹ nhàng hơn hẳn.
"Chào buổi sáng"
Anh vỗ nhẹ vào vai tôi, nở nụ cười ấm áp.
Tôi cười lại, dù lòng có chút ghen tị. Không phải với Sơn, mà là với cái cách mà Sơn Thạch đối xử với anh ấy. Nếu mà tôi cũng được một người nào đó đối xử dịu dàng như vậy thì tốt biết mấy...
Nhưng nghĩ thì nghĩ vậy thôi. Tôi đâu có gan mà mơ xa thế chứ?
Chẳng bao lâu sao, tiếng chuông gió lại khẽ kêu lên một lần nữa, một vị khách bước vào. Tôi chăm chú nhìn vào màn hình máy tính. Thuận miệng thốt lên câu chào hỏi quen thuộc đã trở thành câu cửa miệng.
"Chín Muồi Coffee House xin chào ạ"
"Quý khách muốn dùng gì ạ?"
"Americano"
"Quý khách muốn dùng ở đây hay mang về ạ?"
Tôi ngước nhìn vị khách trước mặt. Nụ cười trên mặt bỗng dưng cứng lại.
Mùa đông năm tôi ba mươi tôi gặp lại Phạm Duy Thuận.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top