jooOI[IOio[io0

Bước những bước mong manh theo chiếc lá,

Những ánh mắt cô đơn vỡ tan.

Hứng giọt sương rơi như ánh sáng,

Ta như say như tan theo giấc mơ.

Trong đêm đen có biết bao tiếng nói,

Nói rất khẽ những câu thì thầm.

Nghe như ta đang trôi về một miền xa,

Nghe như ta bước đi vô hình...

Vẫn những ca từ ấy, âm thanh ấy, tiếng trống, vocal, tiếng guitar...lan trong khoảng không, đến tai ta....nhưng sao cảm giác lần này lại khác đến thế...!Ta cảm thấy hương vị của cuộc sống...cảm nhận được hạnh phúc tràn ngập...Ảo giác à ...! Không phải...! 

Quên thời gian, quên ngày tháng,

Ta cùng mơ với không gian tuyệt vời.

Theo làn gió, theo hạt mưa,

Tan vào trong những tia nắng ngọt ngào.

Không còn yêu, không còn ghét,

Như giọt nước mắt rơi xuống trần gian.

Ta còn ta, là bé thơ,

Được sống trong một giấc mơ tuyệt vời....

tiếng ghi ta, tiếng trống, dồn dập, điên cuồng. Người ta bảo rock có âm thanh chát chúa. Nực cười! Tại sao volume càng to, tiếng cor như xé tai mà ta lại cảm thấy ngọt ngào, nhẹ nhàng....Trời hnay rét thật đấy...hahaha..mấy hnay đều thế mà...Tự đặt mình vào giấc mơ, để thấy là đang sống ở thực tại....tận hưởng những giây phút ngọt ngào...

Theo làn gió

Theo hạt mưa

Tan vào trong những tia nắng ngọt ngào

Không còn yêu

Không còn ghét

Như giọt nước mắt rơi xuống trần gian

Ta còn ta

Như bé thơ

Sống mãi giấc mơ ngọt ngào

Người ta vẫn nói " khổ tận cam lai "....chả biết, cứ phải sống, cứ phải yêu, cứ phải ghét....thế mới là cuộc sống....không được buông xuôi...Tạo hóa sinh ra đàn ông, đàn bà....cho người ta hạnh phúc, rồi lại cướp đi hạnh phúc của người ta...nhưng là để còn người biết mà nâng niu, gìn giữ, biết giành lại hạnh phúc khi nó đang đi xa tầm tay...

Những ký ức xưa kia vụt sáng

Như những tia nắng sau cơn mưa

Những ký ức khi ta còn bé thơ

Những ngày tháng êm đềm của lời ru

Trong đêm đen có biết bao tiếng nói

Nói rất khẽ những câu thì thầm

Nghe như ta đang trôi về miền xa

Nghe như ta bước đi vô hình

Tuổi thơ ta cũng ngọt ngào mà thi vị đấy chứ...Quá ngọt ngào...tuổi thơ...hahaha, sao mà nghe cái từ ấy nó xa xỉ thế ko biết...Trải qua nhiều cung bậc tình cảm...liệu ta đa dừng chân được chưa...? Dừng nhé.!, dừng ở đây thôi..!, hãy sống và yêu cho hết mình...Không phải trôi đi đâu cả, ko phải lang thang đi đâu cả...

Hoang mang trong nỗi đau

Lang thang theo trời mây

Mong manh theo khói sương

Cho về nơi hỗ mang

Quên thời gian

Quên ngày tháng

Ta cùng mơ với không gian tuyệt vời

Theo làn gió

Theo hạt mưa

Tan vào trong những tia nắng ngọt ngào

Không còn yêu

Không còn ghét

Như giọt nước mắt rơi xuống trần gian

Ta còn ta

Như bé thơ

Sống mãi giấc mơ ngọt ngào 

Ảo giác....! ta muốn ngươi nhắc nhở ta "phải sống"( theo cái nghĩa gì gì mà bà lão phithan vẫn nói ;) ),phải gìn giữ hạnh phúc của mình...phải hướng về phía trước...Nơi đó có em.....!

Kinh hoàng hoảng loạn đó là những j lần đầu tiên trong đời có 1 giấc mơ khủng khiếp nhất đến với mình,sống mà như đang chết.Đêm qua nằm mơ thấy có dáng ai dịu dàng,đêm qua nằm mơ,có tiếng bước chân nhẹ nhàng .... nhưng kết cục thì bi thảm và sợ hãi chưa bao h mình sợ cái j nhưng có lẽ đấy là nỗi sợ duy nhất trong đời mình cắt cổ 1 người và treo cổ 1 người và mình là 1 người trong đó rồi giật mình tỉnh giấc mình sôngs mà như đã chết

To Live Is To Die is an instrumental song found on Metallica's fourth major label release ...And Justice For All. Parts of this track were composed by former bassist Cliff Burton who was killed in a bus crash in 1986. While largely instrumental, a poem by the former bassist is also present later in the piece, spoken by James Hetfield.

Đây có lẽ, hay chắc chắn, là cảm nhận của Cliff về cuộc sống, hay của một người nào đó anh biết, và nghiệm về nó. Bài thơ của Cliff nó thuần chất một cảm nhận của cá nhân bi đát về cuộc sống. Đầy sự thất vọng.

When a Man Lies He Murders

Some Part of the World

These Are the Pale Deaths Which

Men Miscall Their Lives

All this I Cannot Bear

to Witness Any Longer

Cannot the Kingdom of Salvation

Take Me Home

Khi một con người nói dối, kẻ đó giết đi

một phần nào đó của thế gian này

Chúng là những cái chết nhợt nhạt

Mà người ta vẫn lầm tưởng gọi chúng là cuộc sống

Ta không thể chịu đựng được khi phải

Chứng kiến chúng thêm một phút nào nữa

Chốn cứu rỗi chẳng thể nào

Mang được ta trở về

Intro mở đầu bằng guitar acoustic. Nếu chỉ nhìn vào title và cảm nhận về nhạc, tôi sẽ có một cách nghĩ khác, và có lẽ cũng nhiều người sẽ nghĩ như tôi. Cuộc sống chính nó đã là sự chết, nếu hiểu theo sinh học. Ngày qua ngày, chúng ta chết dần, về tất cả, tế bào chết đi, sự thay thế của những tế bào mới, cũng được, nhưng có thay thế hết được chăng…và cả tâm hồn cũng dần chết theo. Ném vào cái vòng luẩn quẫn đảo điên quay cuồng của cuộc sống thì chỉ có mình nó sống chứ cái nào khác đâu, một phần nào đó trong con người vẫn mất đi, vẫn chết đi thôi, theo cách này hay cách khác.

Đoạn intro có thể là khoảng thời gian thơ bé, “ngây dại”, khi còn chưa bị ném vào cuộc đời một cách tàn nhẫn, mà vẫn nằm trong vòng ôm ấp hạnh phúc của người thân. Nếu tính một cách máy móc theo “mini-concept” này thì đúng phút 1, so với cả track 9:48 giây thì vẫn quá ngắn ngủi (hay là đủ dài rồi, sống đòi hỏi quá!hehe), accord ầm ầm lên rồi, nhạc không còn cái thanh bình nguyên sơ trứơc đó nữa. Vậy ta quí cái thanh bình trứơc đó được chăng, hay bỗng bị lôi vào cơn gió dữ? Có lẽ ta vẫn yêu, vẫn nâng niu sự bình lặng, yên ả của tuổi thơ như một bước đệm trứơc khi gã du mục của cuộc sống, con người, rong ruổi trên con đừơng đến vô định, road to infinity, nhưng không phải ngay lúc ta háo hức nhảy vào vòng đời mà là khi ta nhìn lại, khi chín chắn hơn, hay khi đang an hưởng tuổi già với những hoài niệm đẹp đã không còn cùng đồng hành với cuộc sống dần mất đi. Cuộc sống có phải là một quán trọ không cho gã du mục nghỉ chân trên con đường dài dài dài rất dài…….Khi nhạc bắt đầu khuấy đảo cái tĩnh lặng trứơc kia, ta vẫn còn nghe loáng thoáng chút tiếc nuối nhỉ, chắc có lẽ của người đang “tổng kết” cuộc sống của mình lại đây. Dù gì thì khi sắp chết, hay đang đối mặt, hoặc ít ra khi đã từng trải qua, khi đó mới có thể cho một kết luận “bi đát” như vậy! Nghe kĩ một tí sẽ thấy trống đã rền dần lên từ những giây 56,57 rồi kìa.

Tôi chưa sống hết mà, sao kết luận đựơc nhỉ?

Thì ít ra accord cũng dữ dội, cũng oanh liệt, cũng hào hùng lắm chứ. Cái hoài bão trẻ tuổi vẫn chan đầy trong từng đoạn. Trống đều. Không biết bạn nghĩ sao về trống trong bản instrumental này, tôi chỉ thấy trống đi “hờ hững”, không phải cái “giọng hờ hững” của Free trong OSI (thật sự khi nghe bài này, tôi hiểu rõ được chữ đó viết ra sao!), nghe nó như cái dẫm đạp tàn nhẫn của kẻ có quyền, quyền chi phối cuộc sống chăng, hay chính cuộc sống chi phối, bất cần. Giống như tao không cần biết mày là thằng nào, mày nhảy vào tao, mày đang ở trong tao, thì cứ ở đó mà chịu nghen, mày có làm gì đi nữa tao cũng ở đó mà thôi. Tôi gọi cái mớ đó là socio-sphere, “trường xã hộị” (nghĩ ra trong bài thi cách đây 2 hôm, nghe nó ngu ngu nhỉ??), để chỉ những mớ bòng bong lơ lửng của quan hệ xã hội, những thứ interactions trói buột con người vào một cách tàn nhẫn, bó chặt và tước đi mất những gì của mình, những thứ thuộc về bản chất mà con người đánh mất. Con người đánh mất dần con người mình. Đọc lyrics của Human Equation – Ayreon, hay Deadwing – Porcupine Tree, bạn hẳn sẽ thấy nét nào đó của cái tôi đang chỉ trỏ lung tung đây. Tuổi thành niên, khi ta bứơc đầu “nhận thức” ta là ai và ở đâu trong cuộc sống này, ta thấy gì nhỉ? Trong một truyện của James Joyce, 1 phần trong tác phẩm kinh điển Dubliners, thấy cậu bé trong truyện Araby cũng cay lắm chứ, “a creature driven and derided by vanity, and my eyes burned with anguish and anger” khi chưa đầy 13 tuổi. Nhận thấy đâu là “dark side of the life” mà! Hình như ai cũng thấy cái điều như vậy nhỉ, đâu có gì màu hồng đâu! Tôi có lúc hay nói, nếu so sánh tuyệt đối, không có cái gì…sao sao đó, hoặc tất cả đều…sao sao đó, là một điều hết sức…trớt quớt. Nó đang ở đâu, phải đích thực kia! Vin vào cái tuyệt đối, well…

Ở 2’, một pattern khác lại bắt đầu, có một khúc nối ở giữa, giống 1 mắc xích. Một sắc thái mới, hay một động cơ mới cho guồng quay? Nhưng rõ ràng ở thời điểm này, có sự trưởng thành của nhân vật, một con người có lẽ tiêu biểu cho con người nói chung, trưởng thành để nhìn vào và nâng niu sự u ám của cuộc sống. Embrace. Tôi chưa, ít ra là vẫn chưa quen với kiểu nghe kĩ một bài hát rồi ngồi đếm số cú riff, số nhịp, guitar chạy thế nào (vì có biết chơi đâu, hehe), cái nắm bắt chỉ xin tạm gọi là cảm xúc, khi lâng lâng bồng bềnh khi ngột ngạt, khi đìu hiu, quạnh quẽ, lúc lại trào dâng lên va đập với cái mentality khá feeble của tôi, I confess, và những hình ảnh vẽ ra trong đầu, những cú gật đầu theo tiết tấu, có lúc run theo, run lên khi giọt nước cuối cùng của cảm xúc nhảy tràn khỏi đầu mình, bất giác lại hát theo, gào theo, có khi lại khóc theo, 1 cách thông thường và dễ hiểu nhất. Cái hồn của âm nhạc có lẽ nằm ở cảm xúc, như anh Flora nói, âm nhạc xét cho cùng chỉ là cõi lòng mình mà thôi. Mình đang nói gì vậy ta? Nếu cho tôi vẽ “dòng-âm-nhạc” của ca khúc này, đoạn giữa sẽ là một chuỗi móc nối với nhau, nhưng cái đoạn xích nối những mắc xích lại với nhau nhìn chung có vẻ khác nhau, nhưng vai trò móc nối vẫn được đảm bảo ngon lành. Khi thì được vẽ bằng trống liên tục, khi thì mỏng thôi nhưng vẫn nối lại được, khi được tô vẽ thêm hay gia cố thêm những cú riff vần vũ xung quanh, rồi lại trở lại, không phải như lúc ban đầu mà theo một cường độ khác, nhưng trục của sợi xích vẫn thẳng một đường. Ta đang ở đâu trên bước đường đời nhỉ?

Ta có 4 phút để chiêm ngưỡng khúc sóng gió này. Có 4 phút để nhìn ra ta là ai và ở đâu, 4 phút để nhìn ra ta khao khát và tìm thấy được gì. Hy vọng rồi tan biến, kiên cường không gục ngã ư? Thì anh có ý chí cứ việc lao vào cuộc sống cho nó nhừ anh nhừ tử, bởi anh cô độc, bởi anh một mình, bởi anh non nớt, bởi anh là 1 sinh linh yếu ớt được va đập cho dày dạn hơn trong cái khoá học mà học phí trả bằng chính cuộc sống ngắn ngủi. Life is short, well (so learn from your mistakes – The Answer Lies Within, Octavarium, Dream Theater, ặc ặc). Sẽ có 1 đoạn dừng, lắng đọng để chiêm nghiệm về cuộc sống, sẽ có những phút giây trữ tình, lắng đọng, dạt dào tình cảm. Câu guitar có mùi của xót thương, ngọt ngào trong cái vị sầu bi, nuối tiếc, nhưng cũng đâu đó có sự chín chắn hiện diện. Chiêm nghiệm mà. Chẳng lẽ dạn dày chiến đấu, ta mãi vẫn không học được gì từ nó sao? Thánh thiện không thể có được trong cuộc chiến không khoan nhượng với cuộc sống, (hình như) nó bị bào mòn, hoặc rút vào trong tự vệ chẳng muốn ra ngoài, well, trước “thế sự nhiễu nhương” chăng. Vẫn có sự nảy nở, vì có cái gì đó xuất hiện mới có cái cớ để vùi dập chứ. 30s trước khi có một quãng lặng, nhạc dường như báo trước cái khoảng lặng tất yếu sẽ đến. Chả lẽ chút hạnh phúc ta cũng không được ban phát, hay bố thí sao, đâu có gì là thừa thải khi cho con người 500đ hạnh phúc khi đã trả giá mấy tỉ học phí cho mấy kẻ tham nhũng mang tên định mệnh, số phận gì gì đó?

Sao cùng 1 đoạn nhạc lại được chơi có và không có fuzz liên tục? Nếu tiếng distorted là sóng gió, thì có lẽ đây là những khoảng lặng ở giữa cuộc đời, khi đang đứng bên con dốc lặng nhìn những điều đã qua và ngẫm suy về những điều tiếp tới. Có phải là sự thoả hiệp với sóng , hay rõ hơn sự thoả hiệp và hoà vào đợt sóng đang dâng lên, và khi cùng chuyển động với nó, người ta tìm thấy được sự bình yên? Hay là giây phút thanh bình của hạnh phúc gia đình, của con cái, của những người thân yêu gần gũi cho cuộc sống thêm chút gia vị mang tên ý nghĩa trong cái khẩu phần đắng nghét được bố thí cho con người qua ngày? Chỉ cảm thấy có sự thay đổi thật sự trong nhạc, trong ý tưởng khi chuyển sang nửa sau bài hát. Du dương, trữ tình hơn, nhưng buồn hơn, thậm chí hơn rất nhiều. Câu đàn thiễu não hơn, có cả mùi luyến tiếc. Không nỡ xa rời cuộc sống khi ngỡ ra ta đã lãng phí, hay ngỡ ra ta chẳng nên sống, hay tìm ra được cái hương vị nào khác nhỉ? Hơn 1’20’’ chan chứa tâm trạng trong từng riff guitar, trong từng cú nện trống, không hề gay gắt, đâu đó lại có chút khoan thai, mà lại khắc khoải. Khi người đàn ông trong album Human Equation bị “tông xe”, nằm trong bệnh viện, anh có được dịp nhìn lại mình, và nghĩ về cái tạo nên con người của anh ngày hôm nay, lạnh lùng tàn nhẫn, không đoái hoài đến người vợ yêu anh tha thiết, đến người mẹ đã giã biệt anh trong những giọt nước mắt cô đơn, và nỗi sợ sệt bị kẻ khác xa lánh, hắt hủi có từ thuở nhỏ, với người bạn “nối khố” mà anh đã phản bội để được thăng chức. Và một con người mới được sinh ra từ đó. Nhưng…..

Điều đó không kéo dài lâu. Có lúc tôi thấy dường như mọi giải pháp của con người cho cuộc sống chỉ là tạm bợ, dù nó có lâu dài đến đâu, vì nó xuất phát thật sự từ những tình huống phát sinh ra và con người buộc phải tiếp tục với nó, go on with it. Con người dẫu có cố thoát ra hay cố hoà hợp vẫn không thể hoặc ít nhất cũng cực kì khó tìm được sự dung hoà mãi mãi, một giao kèo bất diệt với cuộc sống. Vâng, vạn vật luôn thay đổi, ta buộc thay đổi. Ta thay đổi vì ta hay vì cuộc sống ta thay đổi? Thì cứ thay đổi, anh thay đổi được anh chứ nào phải cuộc sống quanh anh, anh luôn trong tâm thế bị cuộc sống đào thải chứ! Những nỗ lực cố vươn lên đám bùn ngợp ngụa khó thở chỉ làm anh dùng nhiều oxy mà anh hít vào được hơn mà thôi!

Nhịp lại trở nên hối hả, như thể bị cuốn đi. 1 phút tiếp theo lại giăng lên một dòng cảm xúc. Hối hả vì bị kéo đi, tôi nghĩ vậy, hơn là hối hả lao vào cuộc sống mới, dù cả 2 đều có thể. Vì ở 7’30’’ có một đoạn dừng trước khi trở lại “sóng gió thị trường - quen thuộc”. Một rào cản chăng? Hay sự nhận ra – realization, nhận ra rằng mình không thể nào phù hợp được. Buông xuôi thôi nào! Cứ để mãi cho gió cuốn anh đi, cho sóng dạt anh vào nơi nào nó muốn, dẫu anh có biết bơi, anh chẳng thể nào bơi mãi được, chồn chân mỏi gối, anh lại buông rơi chìm vào sự kiểm soát của những thứ không bao giờ thuộc về anh! Hình như vòng tròn đã trở lại, chu kỳ đang dần khép lại, và cuộc sống của anh đang đến dần hồi kết. Hãy níu lại đi, để biết rằng mình chẳng thể! Hãy níu lại để biết nó vô vọng đến dường nào!

Hình như nhạc lấn sân, đến tận 9’12-14’’ gì đó mới chịu buông cho guitar mộc xen vào, hoàn tất cái chu kỳ. Sự thanh bình trở lại, có lẽ, một lần %^t, trong suốt thời gian còn lại của bài hát. Tuổi già, tôi nghĩ vậy. Nếu cứ lặp lại câu nói, tuần hoàn của cuộc sống, hay đại khái là, chu kỳ của nó khép kín trở lại, con người bế tắc không lối thoát ra, cứ co cụm mãi trong vòng luẩn quẫn của mình…thì tôi trộm nghĩ không hợp lắm, dù nó không hẳn đã là sai, chỉ là thừa thừa sao sao đó. Nhiều khi hạnh phúc quá nhiều, thừa mứa ứa tràn, thì người ta cũng chẳng quí được những khoảng lặng như vậy được. Thà anh buông xuôi. Chớ có vẫy vùng trong bùn, anh vẫn chìm, nhưng chìm ít hơn, chậm chết hơn, hix, và anh được ngắm trời xanh lâu hơn, cái chết của anh vẫn cái gì đó “yên ả” hơn. Đoạn cuối không còn cú riff nào nữa.

Lại nhớ Change of Seasons của Dream Theater. Cũng là một cuộc đời. Well…

Mình chỉ xin có đôi điều về ca khúc “nhạy cảm” này. Phải nói từ hồi mới nghe Rock, gặm dần gặm dần những band thuộc hàng “thằng nào nghe rock cũng đã nghe”, thì Metallica với mình có vài điểm khác lạ so với nhiều band, và Metallica vẫn chưa được mình xếp vào band ruột, dunno why, chắc là không hạp lắm. Trong số những ấn tượng ban đầu về Metallica, mặc dù vẫn nghe anh em “chỉ dạy” về bộ đôi “Master of Puppets” với “Ride the Lightning” hay “Kill ‘em All” nhưng vẫn chưa thật sự mê, mà bài instrumental dài “đằng đẳng” này lại cho mình những ấn tượng khá sâu, chắc do phần intro đầy dụ dỗ của nó. Và cũng có đôi lúc, To live means to die, cũng cứ lẩm bẩm mãi câu này để cay nghiến “cái-được-gọi-là” cuộc sống.

To live is to die, as long as you can perceive this statement this way or another.

Chạy trốn , chạy trốn ... gã đã làm tất cả ... nhưng rồi gã lại vẫn phải quay lại cái thế giới tăm tối của gã – cái thế giới bị bao phủ bởi bóng đêm mờ ảo ... mọi thứ đều nhạt nhoà không rõ nét ... Gã đau đầu quá ! Gã điên mất rồi ... gã không biết mình là ai ... gã cố vươn tay lên nút power của cái máy tính ... My Dying Bride đây rồi ! Gã lại quay lại với thế giới quen thuộc của gã ... gã yếu đuối ... gã biết gã yếu đuối lắm – gã suốt ngày phải lẩn trốn vào thế giới u ám này. 

Gã rên rỉ theo ... 

See the light and feel my warm desire 

run through my veins like the evening sun 

it will live but no eyes will see it 

I'll bless your name before I die 

no person in everything can shine 

yet shine you did, for the world to see 

all a man hath will he give for life? 

for life that's lost bleeds all over me

Nhìn những đốm sáng lờ mờ và sự thèm khát bùng lên 

Sục sôi trong huyết quản ... 

Ôi dào ! Gã chẳng biết mình đang muốn gì nữa ... sục sôi cái gì nhỉ ? Chỉ là giãy dụa trước khi chết thôi ... Có những thứ vẫn tồn tại mà cóc ai biết đến sự tồn tại của nó ... Gã đang muốn chết ? Không ! Hình như không ! Nhưng nếu gã chết ... gã biết ... gã sẽ gào lên điều gì trước khi ... chết - gã nghĩ ... gã chết ... nào có ảnh hưởng gì đến ai ... Tiếng guitar nhát gừng như những lời nguyện cầu cho linh hồn gã ... Nhưng gã lại giãy ... gã đứng vụt dậy ... tự nhiên thấy choáng ... gã ngã gục xuống bleeds all over me ... Trống tự nhiên dồn dập ... Đau – gã lại thấy đau ... Tiếng guitar rít lên như cào xé gã ... 

What do you think you'll see? what do you think there will be? 

sit down, did you see the sun? what will we become? great ones? 

Ngươi nghĩ ngươi sẽ thấy gì ? Ngươi nghĩ cái gì sẽ đến ? 

Ngồi lại đây ... ngươi có thấy ánh mặt trời không ? Chúng ta sẽ là cái gì ? Một thứ vĩ đại ... ? 

Gã lại cười sằng sặc như điên trước những lời đó ... Rồi bất chợt mọi thứ trước mắt gã nhạt nhoà , nhạt nhoà dần ... không phải gã đang khóc đấy chứ ? Trên môi gã vẫn là nụ cười mà ... Tiếng Keyboard chợt trở nên rõ ràng hơn bao giờ ... vẫn là tiếng key quen thuộc giả đàn dây mà sao gã thấy nhưng âm thanh này như đang dần dần trói chặt gã 

the melting voice of many, in the hush of night 

whispering tongues can poison my honest truth 

Những âm thanh như tan ra trong đêm đen 

Những tiếng vo ve có thể huỷ hoại chân lý trong ta 

Gã gạt đi tất cả ... gã đã nghĩ thế ... Miệng lưỡi thế gian ? Gã cóc quan tâm . Lời ca đứt quãng như đang tự hỏi chính mình ... NEVER CARE ! không cần biết , không cần thiết ... trước những lời vo ve đó – gã coi như mình đã điếc ... Rồi tất cả như chìm dần , chìm dần vào bóng tối ... bóng tối bao trùm khắp nơi và vang lên trong đầu gã tiếng keyboard trải dài ... điểm vài nhịp trống bass ... những lời trăn trối ? Rên rỉ trước khi ... chết ! 

... I must lie down 

and I want you to lay with me ... 

... Ta phải nằm xuống ... 

... Hãy nằm xuống đây với ta ... 

Guitar gần như biến mất ... không khí u ám đến ngạt thở ... phảng phất đâu đây hơi thở của thần chết ... địa ngục đang vẫy gọi gã ... và gã lại rên lên ... 

Tiếng nhạc nhỏ dần ... nhỏ dần và biến mất hoàn toàn ... hơn 10’ sống thật với mình trong thế giới của mình ... gã lại phải đứng dậy đeo lên mình cái bộ mặt giả dối thường nhật ... và đối diện với ... tất cả ... 

-Tobias-Thái Nguyên - 05/10/2005

Kurt Cobain sinh ngày 20/2/1967 tại Hoquiam , sau đó gia đình anh đã 

chuyển đến Aberdeen , 1 thị trấn cách thành phố Seattle 150km về phía Tây bắc trên bờ biển Thái Bình Dương . 

Khi Cobain được 7 tuổi thì cha mẹ anh ly dị , vết thương đó đã khắc sâu trong lòng của anh , và trong tiềm thức của mình , Cobain đã ko bao giờ có cảm giác được yêu thương , che chở . Anh nói :" Tôi là 1 đứa trẻ ốm yếu , thường xuyên bị hành hạ bởi bệnh viêm phế quản nên hay cáu gắt , sống thu mình và xa lánh xã hội ". 

Lên 11 tuổi , Cobain đã được nghe và bị cuốn hút bởi ban nhạc Sex Pistols . Đây là ban nhạc đầu tiên chơi thể loại nhạc Punk . Tại Anh , Punk trở thành 1 hiện tượng bùng nổ rộng khắp , nhạc của họ đã thổi được những luồng sinh khí cho những người ốm yếu , tật nguyền , những người ko có được sự yêu thương , che chở và chịu nhiều mất mát trong cuộc sống . 

Cobain cùng Krist Novoselic_linh hồn ban nhạc của mình và 1 số bạn bè đã vực dậy 1 trào lưu âm nhạc mới của những ban nhạc Anh quốc như The Dammed , The Raincoast và Joy Division . Nhạc của Nirvana được định hướng từ thể loại nhạc post punk này .Đây là giai đoạn mà dòng nhạc punk xuất hiện những ca khúc hay và những giai điệu lạ . 

Vào thời điểm mà Cobain bắt đầu tìm ra phong cách nhạc cho chính mình thì cũng là lúc anh gặp phải những nỗi phiền muộn và bi quan trong cuộc sống Ban nhạc Nirvana được chính thức thành lập năm 1986 , đến năm 1988 , họ đã có băng demo riêng cho mình . Tới năm 1989 , họ đã thực sự tiến bộ với " Bleach " đĩa thu thanh đầu tiên của của ban nhạc được thực hiện bởi Sub Pob, một hãng đĩa độc lập. Trong album của họ "Unplugged in New York" phát hành năm 1994, Cobain giới thiệu một ca khúc nằm trong đĩa nhạc "Bleach", ca khúc này mang phong cách nhạc đặc trưng của Nirvana: nhấm nhẳng méo mó. Nirvana đã ký hợp đồng với hãng đĩa Geffen, một hãng đĩa lớn và họ là ban nhạc không chính thống đầu tiên làm được việc đó. Năm 1991 sự ra đời của album Nevermind" và đĩa đơn "Smell like teen spirit" như một luồn điện kích thích đến đông đảo giới trẻ trên toàn thé giới, album đã đoạt được đĩa Bạch Kim và được đề cử nhiều giải. 

Nhưng sau những thành công rực rỡ , chẳng bao lâu người ta đã nhận ra rằng chàng ca sĩ 24 tuổi trông yếu ốm và quá nhạy cảm này lại ko có được lối sống lành mạnh . Có lần Cobain đã thú nhận rằng :" Nếu 1 ngôi sao ca nhạc rock có tới 101 cách sống , tôi vẫn có lối sống của riêng mình ." Đời sống mệt mỏi vì tính thương mại của âm nhạc và việc kiếm tiền dễ dàng đã càng làm tăng thêm sự nghiện ngập của Cobain . Ở nơi sâu tận đáy lòng và trong tâm trí của Cobain , những nỗi đau dường như càng tăng thêm , ma tuý đã ko giúp anh nguôi ngoai đi mà nó lại chính là nguyên nhân của những nỗi bất bình và cáu giận âm ỉ , anh đã chịu đựng nó như 1 vết thương dai dẳng , tàn phá suốt cuộc đời . Các ca khúc của CObain được thống nhất qua các tính chất mạnh mẽ , dữ dội như kêu gào với những ca khúc sắc sảo tưởng chừng trong âm nhạc cũng ko có giây phút thảnh thơi . Hơn bao giờ hết , sự mỉa mai của Cobain nhằm vào cuộc sống qua những sáng tác đang dần trở thành 1 con quái vật ko thể kiểm soát nổi . Những âm thanh dữ dội , khó nghe đến chói tai , những đoạn guitar trầm đục đặc trưng kết hợp với lối hát khi thì la hét om sòm , lúc lại rền rĩ , nó toát lên 1 tính chất giận dữ , ầm ĩ chính là nhạc của Nirvana . nhưng tất cả những cái đó lại cuốn hút được giới trẻ và lớp người bất mãn . Cobain đã gây nên 1 chấn động khi cho ra đời ca khúc " Polly " . Sau đó ít lâu , Cobain kêu gọi các fan của mình bằng đôi dòng chú thích trên bìa 1 album rằng :" Nếu bạn là 1 người ko quý trọng phụ nữ và những người da đen , ko thông cảm với những kẻ đồng tính luyến ái thì xin hãy để cho họ và chúng tôi được yên ". Lời kêu gọi của Cobain vô giá trị và cũng như bao nghệ sĩ khác , qua 1 đêm , Cobain chợt nhận ra rằng anh chỉ là 1 người có được chút ít quyền lực . 

Album " Nevermind " đã mang về cho Cobain 50 triệu đô la , nhưng cuộc sống của Cobain giờ đây đã hoàn toàn trở nên hỗn độn . Ngày 22/2/1992 , anh đã tới Hawai và cưới Courtney Love , trụ cột của nhóm Hole . Sau đó ít lâu , Nirvana phát hành " Insecticide " , 1 đĩa nhạc tổng hợp qua nhiều sáng tác . Tháng 8 năm đó , Cobain đã phải vào viện để điều trị vì ma tuý và chính lúc này , bé Frances Bean Cobain ra đời . Vào năm 1993 , album " InUtero " phát hành và chiếm ngay vị trí số 1 . Nirvana lên đường cho 1 chuyến lưu diễn từ thiện và chuẩn bị thu thanh , ghi hình cho buổi biểu diễn " Unplugged " của họ trên MTV , buổi biểu diễn đã thuyết phục được cả những khán thính giả trước đây coi thường Cobain như 1 kẻ bất tài gặp may . Vào mùa Đông cuối năm 1993 , Nirvana bắt đầu chuyến lưu diễn khắp Châu Âu . Sau hơn 20 buổi biểu diễn , cổ họng của Cobain có vấn đề và lịch trình diễn đã bị gián đoạn . Ngày 4/3/1994 , Cobain được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê , sau đó Cobain trở về Settle . 

Vào cuối tháng 3/1994 , chìm trong hố sâu tuyệt vọng , Cobain đồng ý đi điều trị 1 lần nữa và tại nơi đây , những người thân và bạn bè đã cùng anh vật lộn chống lại những cơn nghiện . Diều trị được nửa chừng , Cobain đột nhiên bỏ trốn và rồi biến mất . Ngày 8/4 , Cobain đã tự nhốt mình trong căn phòng sau biệt thự của mình rồi kê súng vào miệng _ bum ! ngay sáng hđó , hàng triệu người hâm mộ đã có mặt tại nơi Cobain tự vẫn . Với các fan trẻ tuổi thì ko gì có thể làm dịu bớt nỗi đau buồn của họ , ở Mỹ và Úc , 1 số fan quá khích đã tự tử theo . 

Cái chết của Joplin , Marrison , Hendrix...là thảm trạng của 1 thế hệ rock'n'roll do lạm dụng vô đọ ko rượu thì ma tuý hoặc cả 2 . Nhưng còn cái chết của Cobain hoàn toàn do sự mất mát . Thiếu thốn tình cảm suốt cả 1 đời , trong tâm hồn Cobain hầu như ko có được sự yêu thương , và che chở của cha mẹ . Cobain có lòng tự trọng , có cuộc sống độc lập , tự lo toan cho tương lai và sức khoẻ ngay từ nhỏ . Nhưng Cobain đã tự ti , mặc cảm khi biết rằng bọn trẻ hâm mộ anh đã nhận ra 1 sự thật quá rõ về thần tượng của chúng . Cobain giống như họ và họ cũng giống như Cobain , đều cảm thấy bị lừa dối bới những gì mà Cobain đã làm . 

Ttrước khi tự sát , những lúc ngồi 1 mình trong tâm trạng rối bời , bấn loạn hay minh mẫn , mong được cảm thông hay buồn vô vọng , Cobain đã lần lượt ghi lại hầu như đầy đủ mọi sự kiện trong cuộc sống , từ những niềm vui cho dến nỗi buồn của anh . Phải chăng Cobain đã tự dằn vặt mình khi viết :" Bạn là người dễ dàng vượt qua mọi rắc rối , vậy hãy thoát ra khỏi điều rắc rối mà chính bạn đang mắc phải ". 

Grunge - đầm lầy hớp nhúa của những bóp méo đến cực đoan, nó vĩ đại chẳng kém gì Heavy Metal hay Punk. Phần lyric của nó thì sao nhỉ ??? Chẳng khác gì một đứa trẻ khóc gào khi giận dữ vì bị bỏ rơi. Grunge ra đời bởi sự đau đớn của cả một thế hệ khác hẳn với quang cảnh của rock LA trước nó vốn đang tung hoành trên cái thứ tự cao tự đại - thuyết duy ngã độc tôn. 

Được đặt nền móng đầu tiên vào giữa những năm 80 tại một vùng nhỏ bé Seattle, Grunge đã trở nên vô cùng lớn mạnh trên khắp thế giới vào năm 1991 với “Nevermind” của Nirvana. Nó đã gây ảnh hưởng trên dủ mọi lĩnh vực từ thời trang, âm nhạc và thậm chí cả phim ảnh với những bộ phim như: Singles, Sacker, Reality Bite…Nhưng sau đó ??? Kurt chết, Courtney nhảy vào Hollywood còn Pearl Jam và những ban khác gần như biến mất… Britpop nắm ngay lấy chỗ đứng này… 

Nhưng Grunge, đặc biệt là thứ âm nhạc của Kurt Cobain ko chết. Người ta nói rằng, ngay cả một ca khúc Nu metal hiện nay như “My Way” của Limp Bizkit cũng theo một cái “sơ đồ” đã được thiết lập trong “Smells like teen spirit”. Rồi mỗi tháng trên các tạp chí rock lại thấy có một ban mới tuyên bố họ đã chịu ảnh hưởng từ Nirvana và từ Kurt. Cái cần nhấn mạnh trong âm nhạc của Nirvana đó là thái độ Anti-guitarhero của Kurt, nó đã làm thay đổi nhận thức và thái độ của những kẻ chơi guitar trong mọi thể loại. Tại sao vậy ??? 

Theo Kurt thì kẻ gieo mầm đầu tiên cho Grunge là Melvins - Một trong những nhóm mà anh rất ưa thích. Được thành lập từ năm 1985, Melvins có những âm thanh bị ảnh hưởng từ tay guitar Tony Tommi của Black Sabbath. Đến lượt mình, Kurt đã lấy những chất liệu từ Melvins và kết hợp với những giai điệu khôn ngoan cùng sự nhạy cảm của mình, chúng làm cho Nirvana trở thành ban nhạc vĩ đại nhất vào đầu những năm 90. Nhưng Grunge có thể đã ra đời từ trước Melvins bởi một ban tên là Green River, nó được thành lập ngay từ năm1983. Tại thời điểm này Green River bị coi là một nhóm Post-Punk với các thành viên lúc đó là Mark Arm và Steve Turner (sau này lập nên Mud Honey), Jeff Ament và Stone Gossard (Pearl Jam). Nhóm đã hợp nhất Garage của những năm 80, Heavy Metal của những năm 70 và cả New Wave. 

Năm 1983, Kurt chỉ 16 tuổi và đã chơi guitar được 2 năm. Nhưng không như những kẻ đồng trang lứa , Cobain không bao giờ thích sự phù phép chạy ngón tít mù trên cây guitar hay cố ganh đua để trở thành 1 thần đồng guitar. Kurt có cây guitar đầu tiên năm 14 tuổi (1981 – cùng thời gian Metallica được thành lập) “Ngay khi có cây guitar, tôi đã bị nó ám ảnh.” Kurt đã có một vài bài bài học về đàn nhưng sau 1 tháng thì Kurt cảm thấy chán ngấy khi cứ phải chơi đi chơi lại “Black in Black” của AC/DC. Kurt cho rằng những hợp âm E, D, A…đã là rất tốt để chơi nhạc. 

Vào năm 1987, Grunge đã bắt đầu tạo nên vóc dáng đầu tiên của mình: Soundgarden đã phát hành đĩa EP đầu tiên “Screaming Life”, Alice In Chains và Tad đã được thành lập. Và Kurt với tay bass Krist Novoselic lập nên Nirvana. 12 tháng sau single đầu tiên của nhóm ra đời: “Love Buzz” nó thật thích hợp để tạo nên những tiếng “vo ve” đầu tiên trong bối cảnh âm nhạc Underground tại Seattle. Album đầu tiên của Nirvana “Bleach” được thu âm với chỉ 600$ đã đâm những nhánh đầu tiên cho nhóm. 

Album debut của Nirvana có thứ âm thanh quá giống với những nhóm cùng thời là Mudhoney và Tad, sự đặc quánh quá cực đoan khác hẳn với những gì mà Nirvana cho ra đời sau này. Người ta cho rằng trong album này Kurt đã cố tình gạt đi cái cảm tính của mình để phù hợp với sự ám ảnh vẫn còn từ Metal ở những năm 70. Một phần hai số bài hát của “Nevermind” sau này đã được viết trong thời gian của “Bleach” nhưng đã không được đưa vào album tại ngay thời điểm đó. 

Sau khi lưu diễn tay guitar Jason Everman đã rời bỏ nhóm và sang đầu quân cho Soundgarden “Anh ta quá heavy và không chậm rãi như chúng tôi.” Cobain tiếp tục tạo ra những giai điệu mà anh thích thú, kết hợp lại tất cả những gì mà mình bị ảnh hưởng: từ Black Sabbath, The Pixies và Black Flag, rồi thêm vào đó một chút Indie và New Wave của Raincoats, The Vaselines & The Meat Puppets è Những âm thanh của Nirvana. Khi tay trống Chad Channing đi theo Everman rời khỏi ban nhạc và Dave Grohl vào thế chỗ. Họ đã hoàn tất bộ 3 đầy sức công phá của mình, tạo nên thứ âm thanh đặc trưng với phần mở đầu ề à chậm rãi rồi đến chorus thì bật tung lên, lật nhào tất cả với những âm thanh méo mó,… điển hình là “Smell” 

Tuy nhiên Nirvana không bao giờ cho rằng họ tạo nên và nghĩ ra tất cả thứ âm nhạc của mình. Kurt luôn nói với các nhà báo rằng anh đã lấy cắp ý tưởng từ The Pixies, còn Dave Grohl cũng cho rằng họ có cái gì đó từ War Pig của Black Sabbath. 

Trong khi Nirvana nỗ lực luyện tập 5 ngày một tuần, cố gắng mang tất cả sinh khí của mình vào âm nhạc…Bóng dáng của họ đã lờ mờ rõ nét hơn. Nirvana tham gia vào những tour diễn trong nước và quốc tế đầu tiên. Họ ký hợp đồng với Geffen sau lời giới thiệu của Thurston Moore của Sonic Youth. Nirvana phát hành “Nevermind” – Album được nhắc đến nhiều nhất trong năm và cũng trong cả thập kỷ, nó cùng với “Ten” của Pearl Jam và “Bad Motorfinger” của Soundgarden mang Grunge lên đến đỉnh cao nhất vào năm 1991. 

Nhưng cái vĩ đại hơn mà Kurt làm được là nắm bắt lấy sự sáng tạo mới trong cách chơi guitar. Giới trẻ đã được anh truyền cho một cách nhìn mới về âm nhạc mà người ta gọi nó là: “Less-is-More” tạm dịch là: ít nhưng hiệu quả. Tạo nên âm nhạc thực sự từ những bài học guitar phóng đãng mau quên, từ những cây guitar đáng cho vào cửa hàng đồng nát và từ cả những cái pedal âm ly xơ xác từ những năm 70. 

Thật mỉa mai cho những cây guitar khủng long với đủ ngón nghề và đủ thứ kỹ xảo. Kurt bất ngờ xuất hiện, thật xoàng xĩnh…nhưng lại khiến mọi tay guitar thời điểm đó phải ganh đua, mọi tạp chí Guitar đều phải hỏi thăm và ca ngợi. Nhưng Kurt luôn tự phủ nhận bản thân khi được hỏi về cách chơi đàn của mình, anh nói với tạp chí Guitar World: “Tôi chỉ đơn thuần chơi theo giai điệu, nhiều lúc tôi còn không theo kịp các giai điệu của ca khúc…nhưng mọi người vẫn thông cảm cho tôi về điều này.” 

Sau sự cuồng loạn và kích động của “Nevermind” Nirvana và đặc biệt là Kurt dường như trở nên lo lắng vì khoảng cách của bản thân họ và các sáng tác, chúng đường như được chải chuốt quá bóng mượt sau khi được nhà sản xuất mix. Kurt tâm sự trước khi bắt tay vào album thứ 3 rằng có lúc anh cảm thấy rất chán ghét ban nhạc và thứ âm nhạc đang phải tạo ra. Nirvana quyết định quay trở lại với cái gốc rễ Punk của mình, Kurt mời Steve Albini tham gia sản xuất (đây là người đã sản xuất ra album mà Kurt thích nhất “Surfer Rosa” cho nhóm The Pixies). 

Trong “In Utero” Albini đã cố gắng tước bỏ những thứ bị cho là gần giống với những ban khác, kéo sự chú ý tới phần ca từ đau đớn tuyệt vọng của Kurt, mài sắc khả năng viết nhạc để có những giai điệu mạch lạc. Không chau chuốt trong cách chơi guitar, chỉ đơn thuần là những âm thanh từ chiếc Fender rẻ tiền với những âm thanh méo mó. Kurt có thể không có một điềm đam mê mãnh liệt sống chết cùng cây guitar, nhưng lại có thể làm nên những hiệu quả khiến người khác phải đam mê sống chết. Thử kiểm tra lại “Scentless Apprentice”- những âm thanh gầm gừ kéo dọc cần đàn, “Radio Friendly Unit Shifter”- dường như là sự kéo lê móng trên dọc dây đàn cùng với những âm thanh nhiễu chói tai hay đơn giản chỉ là những điệp khúc sâu trong “Heart Shaped Box”… 

Sau khi phát hành “In Utero” Nirvana đã được mời chơi Unplugged một buổi cho MTV. Kurt không khoái điều này lắm, không muốn trở thành một ngôi sao trong ánh đèn sân khấu nên Nirvana đã mời Meat Puppets cùng diễn. “Unplugged in NY” là một buổi diễn miễn cưỡng của Kurt với một số bản cover lại các ca khúc từ những nhóm thần tượng của mình (đặc biệt nổi bật là bản “Where did u sleep last night” của Leadbelly), Kurt luôn có sự coi trọng đối với những nhóm mà mình tôn sùng.

Ai đã giết KURT COBAIN? 

Cái chết của thủ lĩnh ban Grunge rock Nirvana, Kurt Cobain dường như là một câu chuyện hoang đường, có nhiều uẩn khúc nhất trong thế giới Hollywood kể từ sau vụ tự tử bí ẩn của ngôi sao Marilyn Monroe. Sau đây là một số điều còn chưa sáng tỏ về cái chết của Kurt… 

(1) Thật là trùng hợp khi Courtney Love lại bị cảnh sát bắt giữ vì tội tàng trữ ma túy trái phép chỉ vài ngày trước khi người ta tìm thấy xác của Kurt ở Seattle. Thú vị hơn nữa là cú điện thoạị chỉ điểm báo cho tổng đài 991 để bắt giữ Courtney lại chính từ phòng của Courtney trong một khách sạn ở California. Mọi người có nghi ngờ gì không? Phải chăng cô ta đã cố gắng tạo ra cho mình một chứng cứ để chứng tỏ rằng cô ta chẳng dính líu gì đến cái chết của Kurt? 

(2) Tại sao Courtney lại giấu tên của thám tử tư mà cô đã thuê để theo dõi Kurt từ lúc anh trốn khỏi trại cai nghiện ở California? Cô ta nói rằng cô không biết chồng mình lúc đó đang ở đâu, tin được không? Cô ta không tự đi tìm Kurt được hay sao? Hoặc giả dụ là cô ta đã biết có điều gì đó khủng khiếp đang xảy ra với Kurt? Cô ta chẳng có vẻ gì là lo lắng đến Kurt lúc anh đang hoang mang, sợ hãi nhất? 

(3) Trong suốt một tuần mà Cobain mất tích, Courtney đã cố gắng thanh toán cho hết tài khoản thẻ tín dụng của Kurt trong khi những thẻ tín dụng này rất hữu ích cho cảnh sát trong việc lần ra chỗ ở của Kurt. Sau khi Kurt chết, ai đó đã nhiều lần cố mở tài khoản của anh. Đó là ai -kẻ đã giết Kurt chăng? 

(4) Lực lượng an ninh ở Seattle kết luận cái chết của Kurt là một vụ tự tử. Họ chẳng có hứng thú gì với các vụ rắc rối mà họ cho là nhố nhăng của giới Hollywood. Vụ việc thế là bị khép lại. Tuy nhiên cái-gọi-là “di chúc” của Kurt thật là đáng ngờ vực. Các nhà chuyên môn cũng không thống nhất quan điểm với nhau về việc chữ viết trong “di chúc” có phải là của Kurt hay không. 

(5) Dường như Courtney luôn là người gặp vận rủi? Kristen Plaff, chơi bass cho The Hole, đã bị chết chỉ 2 tháng sau cái chết của Cobain. Cảnh sát kết luận Plaff chết do dùng ma túy quá liều nhưng gia đình cô khăng khăng phủ định điều này. Tôi còn nhớ trước đây có đọc được một bài báo về Courtney. Love luôn ca ngợi Kristen là một tay bass tài năng và nói rằng cô ta hoàn toàn có thể thành công hơn nữa ngay cả khi cô ta rời bỏ nhóm Hole. Kristen bị chết đúng một ngày trước khi cô rời nhóm Hole. Một chuyện nữa là anh chàng rocker Eldon Hoke đã tiết lộ trong bộ phim về Kurt và Courtney (thực hiện bởi đạo diễn Nick Broomfield năm 1997) rằng Courtney đã thuê anh 50,000$ để mưu sát Kurt. 8 ngày sau xác Eldon được tìm thấy dập nát trên đường ray xe lửa California. Trước đó, năm 1996, vị thám tử của cảnh sát được giao nhiệm vụ điều tra về cái chết của Kurt đã bị giết. Đáng sợ thay Courtney Love! 

(6) Một số người liên quan đến cái chết của Cobain cũng không đáng tin cậy, họ là những người đã nhìn thấy Kurt trong những ngày cuối cùng :bạn thân của Kurt, Dylan Carson, và người chăm sóc bé Frances. Khẩu súng mà Kurt dùng để tự tử chính do Carson mua. Phải chăng Carson đã biết ý định tự tử của bạn mình mà không ngăn cản? Carson chắc chắn phải biết Kurt đã ở đâu và phải có vài lần liên lạc với Kurt. Còn người chăm sóc bé Frances đã sống ở biệt thự của Kurt ở Seattle rất nhiều ngày. Thế tại sao anh ta lại không biết là Kurt đang ở ngay trong nhà (!)đặc biệt khi Courtney đang tìm kiếm Kurt khắp nơi? Chắc chắn anh ta phải biết nhiều hơn về cái chết của Kurt. 

(7) Xác Cobain được phát hiện bên cạnh có 3 liều mocphin cực manh có thể gây chết người. Sau khi tiêm rất nhiều thuốc, làm thế nào mà Kurt có thể sắp xếp các tép còn lại rất ngăn nắp vào 1 cái hộp chỉ để cách anh vài thước? Tại sao chiếc bóp nằm ngay cạnh xác Cobain lại bị mở ra? Những nhận xét của cảnh sát về trường hợp của Cobain thật buồn cười, không một người nào sắp chết mà lại đi làm những trò đó cả. 

Chi tiết quan trọng đáng chú ý nhất là không hề có một dấu vân tay nào trên khẩu súng mà Cobain đã dùng để tự sát, ngay cả các đồ vật xung quanh cũng không có, trên cây bút anh dùng để viết “di chúc” cũng không có dấu vân tay nào. Hãy thử tưởng tượng xem, một người sau khi đã tiêm một liều rất mạnh ma túy, chộp ngay lấy khẩu súng và siết cò…Vậy dấu vân tay ở đâu trong khi xác chết của Kurt hoàn toàn không có đeo găng tay? Chẳng có chút gì hợp lý ở đây cả. Có rất nhiều người tin rằng chính Courtney Love đã mưu sát Kurt Cobain. Tôi không muốn kết luận một điều gì cả khi chưa thực sự có những chứng cứ xác đáng. Nhưng tôi tin rằng không một người vợ nào lại có thể đan tâm giết đi người chồng mình thương yêu, và còn là nguời cha của đứa con mình (mà Kurt và Courtney thực sự chưa có điều gì quá để đến nỗi phải như thế cả). Bản thân tôi cũng rất thích vẻ ngoài hơi "thô" và phong cách mạnh mẽ,tự lập của Courtney Love.Tuy nhiên mọi người cũng đều biết rằng Courtney là một người đàn bà ma mãnh, thực sự còn chưa biết được con người thật của cô ta. Cô ta gây ra tội ác thì rồi cô ta cũng sẽ nhận lấy một kết quả chẳng tốt đẹp gì, đó là quy luật nhân quả của đạo Phật, và cũng là của CÕI NIẾT BÀN. 

Cái chết của Kurt Cobain sẽ mãi mãi còn là điều bí ẩn đối với các fans của anh và với những ai quan tâm đến tài năng và âm nhạc của anh. Liệu sau này có ai còn nhớ đến Cobain, nhớ đến vị vua của dòng Grunge với khuôn mặt lúc nào cũng đượm buồn này?

chính xác ra nó đc post ở trong mục tuyển tập METAL nhưng lúc post xong định edit thì nhầm thành del all may quá back lại đc 1 ít bực quá cơ mai post nốt vậy

Ozzy 

Ozzy tên thật là John Michael Osbourne. Anh sinh ngày mùng ba tháng 12 năm 1948 trong một gia đình nhỏ. Cha Ozzy là John Thomas Osbourne, ông vốn là một thợ thủ công chuyên nghiệp. Mẹ Ozzy là bà Lillian, bà là công nhân làm việc tại nhà máy ô tô Lucas. Ozzy là một trong số 6 đứa con của hai ông bà Osbourne( ông bà có 3 đứa con trai và 3 đứa con gái). Cả gia đình ông cư trú trong một căn hộ nhỏ tại 14 Lodge Road, Aston, Birminghan nước Anh. Chắc chắn sẽ có người thắc mắc rằng tại sao lại là Ozzy nhỉ ?? Vâng xin thưa tất cả bắt nguồn từ khi Ozzy học mẫu giáo, anh đã được gọi tắt với cái tên ngắn gọn là Ozzy( một cách gọi ngắn gọn của Osbourne) và chính cái tên Ozzy thời mẫu giáo ấy đã gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của anh mãi sau này. Nếu chỉ nhìn vào sự thành công và giàu có của Ozzy bây giờ thì ít ai ngờ được rằng khi còn thơ ấu Ozzy đã phải sồng một cuộc sống thật khó khăn. Có thể nói gia đình Ozzy hồi anh còn nhỏ rất nghèo thậm chí Ozzy còn không có đủ quần áo để mặc. Chính trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp Ozzy đã nói rằng hồi đó anh chỉ có duy nhất một cái áo, một chiếc quần cộc và một bộ Jacket. Căn hộ nơi Ozzy ở không có bể chứa nước và nhà tắm trong nhà. Ozzy đã phải ngủ trên cùng một chiếc giường với 5 người anh chị em của mình. Trước cuộc sống như vậy Ozzy đã bỏ học khá sớm năm anh 15 tuổi và chuyển sang là thợ hàn ống nước. Tuy nhiên Ozzy không làm công việc này lâu, ngay sau đó anh chuyển sang làm việc ở một lò giết mổ gia súc., đây chính là nơi anh học cách giết 250 con gia súc một ngày và cắt bỏ ruột lòng của chúng( phải chăng đây là nguồn gốc của những cuộc gan, óc, tim, phổi, thịt thà chiến với khán giả trong những show diễn của Ozzy sau này???). Công việc này chỉ tồn tại vài tháng trước khi anh chán ghét nó và anh muốn tiếp tục công việc của mẹ mình Lillian là kiểm tra còi xe ôtô tại nhà máy Lucas. Và nhà máy ôtô Lucas chính là nơi Ozzy tiếp nhận những ảnh hưởng đầu tiên của âm nhạc. Không bằng lòng với đồng lương quá khiêm tốn mà anh nhận được, Ozzy đã quay lưng lại với cuộc sống lương thiện và hoà mình vào cuộc sống của tội ác. Ozzy bắt đầu ăn cắp trong những cửa hàng quần áo nhỏ và cạy cửa các căn hộ. Cảnh sát đã tóm được Ozzy một các dễ dàng bởi một lý do lãng xẹt và đúng là chỉ có ở những tên trộm không chuyên như anh..Bạn thử tưởng tượng xem, anh ta đi ăn trộm nhưng dùng “găng tay cụt” và má ơi dấu tay của anh ta in rõ rành rành trên những nơi mà anh ta sờ tớ..hừm thật buồn cười. Và trả giá cho hành động nông nổi này của Ozzy là 6 tuần trong nhà tù Winson Green. Và trong thời gian này, với một cái thìa nhọn và một cục than nhỏ, Ozzy đã xăm lên mình một hình xăm thật nổi tiếng bây giờ là chữ O-Z-Z-Y dọc theo các đốt ngón tay của anh, từ “ thanks” trong lòng bàn tay và một khuôn mặt hạnh phúc trên mỗi đầu gối của anh để chúng cười với anh khi anh thức dậy mỗi sáng. Khi còn là một đứa trẻ, Ozzy vô cùng yêu thích band nhạc Beatles và anh luôn khâm phục cái cách thức mà họ trình diễn trước khán giả. Sau khi ra tù, Ozzy đã củng cố lại tinh thần và mong muốn được trở nên giống Beatles. Hằng ngày, anh luôn có mặt trên các đường phố để tìm kiếm một việc gì đó để làm. Rồi tình cờ Ozzy đã gặp được một người bạn cũ, anh này vừa gia nhập một banh nhạc có tên: “ Approach” tuy nhiên họ lại không có ca sĩ và Ozzy đã không suy nghĩ thêm anh nói ngay: “ Tôi chính là ca sĩ”. Ngay lập tức Ozzy chạy về nhà vay năn nỉ bố anh mua cho anh một cái míc và một cái Amp $50. Và sự nghiệp âm nhạc của Ozzy chú khủng long bé nhỏ đã bắt đầu. 

Sự ra đời của ban nhạc và Album đầu tiên. 

Như chúng ta đã biết ở phần trên, ban nhạc đầu tiên mà chàng trai trẻ Ozzy gia nhập là ban :” Approach” nhưng đây lại là ban chơi theo phong cách nhạc nhẹ, chính điều này đã làm cho Ozzy không hài lòng vì bản thân anh muốn chơi nhạc theo phong cách khác. Một thời gian sau Ozzy rời khỏi ban nhạc và gia nhập một ban khác là ban :” Music Machine:. Cũng giống như ở ban nhạc trước thời gian mà Ozzy gắn bó với họ không lâu. Một ngày kia, Ozzy cùng một người bạn cũ là Terrance Butler( người được biết đến dưới cái tên :” Geezer”) đã lập ra một ban nhạc riêng của họ lấy tên là : “ Rare Breed”. Rare Breed thật sự không đi đến nơi đâu nên Ozzy đã đăng một mục nhỏ trên một tờ báo địa phương với tiêu đề: “ Ozzy Zig – Ca sĩ - Cần một band nhạc – Owns Own P.A” . Cùng thời gian đó, ở một khu khác trong thị trấn có hai chàng trai trẻ là Bill Ward và Tony Lommi vừa lập một ban nhạc tên là : “ The Rest” ( sau này có một sự thay đổi nhỏ khi họ đổi tên thành : “Mythology”). Một hôm,Tony vô tình đọc được tờ báo có dòng “Ozzy Zig” , thoạt đầu Tony thầm nghĩ : “ Chắc đây không phải là tay Ozzy mà mình đã từng đánh gục ở trạm xe điện ngầm khi hồi trước được”, do đó anh ta đã đi tới địa chỉ ghi kèm theo và ngạc nhiên nhận ra rằng đó chính là Ozzy mà anh không nghĩ đến. Và họ đã cùng hợp lại tạo ra band :” Polka Tulk”( đây chính là cái tên cúng cơm của ban Black Sabbath sau này) . Cái tên Polka Tulk bắt nguồn từ tên của cây gậy đập bột mà Ozzy tìm thấy trong phòng tắm. Ban đầu ban nhạc bao gồm sáu người: “Ozzy, Bill Ward, Tonny lommi, Geezer Butler, Jimmy Philllips và Clark. Khởi đầu của ban nhạc này cũng gặp khá nhiều trắc trở. Đầu tiên là : Ban đầu ban chơi theo thể loại jazz và blues với những điểm nhấn mạnh mẽ nhưng Phillip và Clark không thích những đoạn như vậy và cả hai đã rời khỏi ban nhạc này. Polka Tulk đã chuyển thành : “ Earth”. Tiếp đến làban đầu band vẫn bị nhầm tưởng với một bài khác cùng tên và những thính giả giàu không chịu nỗi những âm thanh mới mẻ mà ban nhạc đem đến trong những show diễn đầu tiên, tuy nhiên họ vẫn tiếp tục chơi và thể hiện. Cho tới năm 1969, Ban nhạc bắt đầu có những dấu ấn nhất định tuy không lớn lắm. Họ đi diễn rất nhiều nhưng chỉ kiếm được số tiền rất khiêm tốn. Điều này được Tony thú nhận trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp, anh kể lại chi tiết khoảng thời gian khi Ozzy đã phải đi tới các buổi tập với đôi chân trần vì anh ta không có đủ khả năng tài chính để mua một đôi giày mới. Còn sở dĩ tại sao lại có cái tên Black Sabbath là do: Một hôm có một bộ phim kinh dị cũ tên là Black Sabbath được trình chiếu ở rạp hát nơi ban nhạc cư trú. Geezer đã xem bộ phim này và tự hỏi tại sao mọi người lại chịu trả tiền để mua lấy sự sợ hãi tào lao vào thân nhỉ? Sau đó anh ta tập họp mọi người lại rồi thuật lại mọi chuyện và quyết định thay đổi hình ảnh của họ và một cái tên mới được ra đời: “Black Sabbath”. Ban nhạc đã bắt đầu chơi cho rất nhiều những câu lạc bộ nhỏ và thực sự đã thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng. Và thế rồi vào một ngày kia một người đàn ông tên là Jim Simpson đã tìm đến họ, thuyết phục, đỡ đầu và trở thành người quản lý của ban nhạc. Bản thân Jim cũng đã có được một bản ghi đặc biệt của ban nhạc chỉ dành cho anh ta với tựa đề : “ For Jim”. Album này bao gồm 5 bài hát, chỉ có duy nhất một đoạn nhạc Jazz duy nhất từ trước tới nay được chơi và thu bởi ban Black Sabbath. Thế rồi khó khăn lại kéo đến với những chàng trai trẻ: khán giả bắt đầy chán ghét họ hát vì họ chơi ở quá nhiều CLB và mọi người đã quyết định không trả tiền cho những show của họ nữa. Một đêm, Ozzy quyết định nhuộm từ đầu đến chân anh một màu tía để thu hút sự chú ý và điều thú vị là ở chỗ nó đã không được như ý muốn. Thậm chí nó làm cho buổi biểu diễn phải ngừng lại. Và kết quả là họ đã quyết định vặn âm thanh lên thật to, điều này làm cho đám khán giả ở dưới không thể nghe được gì cả thậm trí nếu nói không ngoa thì họ không thể nghe được chính điều họ nghĩ trong đầu và họ bị buộc phải nghe những âm thanh do ban tạo ra. 

Tháng Hai năm 1970, vào thứ sáu ngày 13, Album đầu tiên của Black Sabbath với tựa đề là : “ Black Sabbath” được tung ra thị trường với nhãn Vertigo. Album này được thu trong vòng 8 giờ trên hai máy ghi âm và chi phí là 1200 đôla. Điều đặc biệt ở Album này là nhà sản xuất đĩa đã quyết định thêm vào một bài thơ nhỏ ở mặt sau của bìa album( ban nhạc không hề nghĩ rằng họ lại làm vậy), bài thơ có nội dung như sau, ở đây tôi xin để nguyên văn Tiếng Anh: 

"Still Falls The Rain" 

Still falls the rain, 

The veils of darkness shroud the blackened trees, 

Which, contorted by some unseen violence, 

Shed their tired leaves, and bend their boughs 

Toward a grey earth of severed bird wings. 

Among the grasses, poppies bleed before a gesticulating death, 

and young rabbits, born dead in traps, 

stand motionless, as through guarding the silence, 

that surrounds and threatens to engulf 

all those that would listen. 

Mute birds, tired of repeating yesterdays terrors, 

huddle together in the recesses of dark corners, 

heads turned from the dead, 

black swan that floats upturned in a small pool in the hollow. 

There emerges from this pool a faint, sensual mist, 

That traces its way upwards to caress the feet 

Of the headless martyr's statue 

Whose only achievement was to die too soon, 

and who couldn't wait to lose. 

The cataract of darkness forms fully, 

The long black night begins, 

Yet still by the lake, a young girl waits, 

Unseeing she believes herself unseen, 

she smiles faintly at the distant tolling bell, 

and the still rain falling 

Ozzy đã không thể thêm nữa, anh đã mang ngay một bản thu về nhà khoe với bố mình và nói: “ Nhìn này bố, đó chính là con trong một mảnh Plastic”. Sau khi nghe xong album này, ông bố đã hỏi Ozzy: “ Mày có chắc chắn là chỉ hút thuốc là không đấy”. Với sự ra đời của album này, con số người thính giả của ban nhạc tăng lên nhanh chóng và ban nhạc đã thu hút được nhiều tầng lớp trong xã hội.

Chào quí vị bà con rock fan thân mến!!

Chủ đề Rock Classic tui thấy không có bài mới nào trả lời cả cho nên tui mạn phét được lập Topic này để giới thiệu cho các bạn về các thuật ngữ trong nhạc Rock.Lần này, tớ sẽ đổi món một chút, không giới thiệu về một nhóm nhạc hay một giai đoạn của nhạc rock mà "cả gan" đi vào lĩnh vực chuyên môn một chút-nói về những thuật ngữ thường sử dụng trong nhạc rock. Tớ đọc nhiều tạp chí và sách bào viết về âm nhạc trong và ngoài nước.Có điều là vấn đề dịch thuật của người dịch có nhiều chỗ sai sót,không biết vì không hiểu về chuyên ngành nhiều hay không chú ý.Trước khi viết chủ đề này ,tớ đã tham khảo ý kiến của nhiều nguời bạn làm việc trong phòng thu hoặc từng chơi ban nhạc cũng như đối chiếu từ nhiều tài liệu khác nhau.Hi vọng chủ đề này sẽ giúp ích cho những người có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về nhạc rock. Cũng xin được nói rằng,nếu có gì sai sót,nếu có ai phát hiện được,xin cứ thẳng thắn góp ý,tớ sẽ theo đó mà sửa sai.

Để cho bài viết không bị khô cứng, các bác hãy tưởng tượng rằng mình đang là một phóng viên theo chân một ban nhạc rock từ những ngày đầu thành lập nhóm,cho đến lúc đạt được vinh quang.Are you ready to rock?

I/ Muốn lập một ban nhạc, bạn cần gì?

Tất nhiên, ở đây tớ chỉ đề cập đến những ban nhạc rock,chứ không nói đến những boysband,girlbands, nhí nhố. Để lập một ban nhạc,điều cần thiết nhất dĩ nhiên là nhân sự. Trước hết,xin được nói đến cơ cấu(line-up) của một ban nhạc.Từ line-up là thuật ngữ dùng để chỉ cơ cầu,hoặc thành phần nhân sự của một ban nhạc. Ví dụ nói :the Deep Purple will reunite with the classic line-up, câu này có nghĩa là,nhóm DP sẽ tái hợp với thành phần nguyên thuỷ,gồm những thành viên kì cựu của ban nhạc. Trở về chuyện cơ cấu, tại sao lại có chuyện chia nhạc thành nhạc "nặng" và nhạc "nhẹ"?Và tại sao các nhóm heavy metal như AC/DC với lối chơi đinh tai nhức óc vẫn được xếp vào nhạc "nhẹ". Đó chính là chỗ cơ cấu tạo thành ban nhạc,nặng hay nhẹ ở đây chính được phân loại theo số lượng thành viên của ban nhạc.Các ban nhạc được gọi là nhẹ là những ban nhạc có biên chế thành viên không quá 6 người.Để phân biệt ,nguời ta gọi các nhóm nhạc nhẹ là "Band" hay "Group". Từ 8 đến 20 thành viên sẽ được xếp vào hạng ban nhạc lớn "big band" hay còn gọi là dàn giao hưởng nhẹ "light orchestra",còn từ trên 20 thành viên trở lên được gọi là "orchestra".Các "big bands" tương đối thịnh hành khoảng thập niên 40 cho đến đầu thập niên 60,là bước chuyển tiếp giữa dàn hoà tấu "orchestra" và các "band",thiên về blues,jazz và bán cổ điển (semi-classic). Ở đây,trong phạm vi nhạc rock,chúng ta không bàn đến Orchestra hay big band mà nói về các band,hoặc group.

Một band hay group có cấu tạo gồm hai phần : frontman và sideman. Frontman hay còn gọi là vocalist hoặc singer chính là ca sĩ của ban nhạc.Từ frontman không hề mang ý nghĩa là thủ lĩnh hoặc nguời đứng đầu ban nhac như một số nguời thường nhầm lẫn.Tớ đọc nhiều bài báo thường dịch "Thủ lĩnh của Black Sabbath là Ozzy Osbourne", đây là sai lầm của người dịch khi dich từ frontman là tiếng Việt.Ai nghe Black Sabbath cũng biết thủ lĩnh của nhóm là tay guitar Tony Iommy chứ không phải là Ozzy và Ozzy sợ Tony như sợ cọp.Nếu Ozzy là thủ lĩnh của Black thì đâu có chuyện chú này bị Tony sa thải năm 78. Sở dĩ gọi ca sĩ là frontman vì trên sân khấu,vị trí của ca sĩ thường là đứng gần với khán giả nhất trong khi cách thành viên khác thường có khuynh hướng đứng lùi vào phía trong.Và cũng chính tay ca sĩ là ngưòi đóng vai trò nhịp cầu nối giữa ban nhạc và khán giả nên mới được gọi là frontman. Đối lại với frontman là sideman,tức là những thành viên còn lại của ban nhạc bao gốm guitarist (có thể dao động từ 1 đến 3 guitarists trong một ban nhạc), bassist (1 và chỉ một),drummer (cũng chỉ 1) và có thể có thêm một hoặc hai tay keyboardist.Các nhóm modern rock ngày nay còn bổ sung thêm một tay chơi bàn xoay, turntablist nữa. Các sideman (số nhiều là sidemen) có thể là thành viên thường trực(permanent members), hoặc là những nhạc công đánh thuê, chơi theo hợp đồng thu âm,hết hợp đồng lại chơi cho nhóm khác. Các nhạc công kiểu này được gọi là session musicians.

Để phân biệt các ban nhạc theo số nhân sự người ta sử dụng các thuật ngữ như duo (đôi song ca hay,song tấu), trio (tam ca./tam tấu),quartet (bộ tứ) và quintet (bộ ngũ).Hoặc đơn giản hơn,nguời ta có thể gọi là a three-piece-band hay four-piece-band để chỉ một nhóm nhạc gồm 3 hay 4 người.

Khi đã có đầy đủ nhân sự thì chẳng lẽ ngó nhau rồi nhăn răng ra cười? Thường thì các ban nhạc bắt đầu vào luyện tập (rehearse).Các buổi tập (rehearsal) thường diễn ra trong các nhà xe, phòng riêng, sân thượng hoặc nhóm nào có tiền thì thuê hẳn cả một sân khấu vào những buổi không có tiết mục để tập. Phần lớn các ban nhạc mới lập thường tập những ca khúc đã từng nổi tiếng một phần vì sở thích chung,một phần để thử tay nghề của nhau của nhau và quan trọng hơn là để dễ kiếm tiền ở các quán bar trước khi nổi tiếng. Có một điều là các ban nhạc nước ngoài,mặc dù chơi lại (cover) các ca khúc nổi tiếng của những ban nhạc khác, họ luôn làm cho ca khúc có nét đặc trưng riêng của mình chứ ít khi nào chơi rập khuông như nguyên tác (original version).Lấy ví dụ như "Knocking on Heaven's Door" nguyên tác của Bob Dylan nghe hoàn toàn khác bản cover của Eric Clapton và bản cover của Guns and Roses.Các nhóm nhạc của ta còn yếu về vấn đề này,một phần vì tính ỳ tâm lí,lệ thuộc quá nhiều vào thần tượng của mình,một phần vì nhạc lí không vững,phần nữa do các yếu tố khác như phát âm không chuẩn, không tự tin,không có tính sáng tạo, hoặc không đào sâu vào phân tích ca khúc theo hướng tách rời từng nhạc cụ để tìm cách phối khác...

Đến hơn 99% các ban nhạc,trước khi nghĩ đến chuyện thành "sao" thì đều nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền trước nên rất hiếm ban nhạc nào trước khi nổi tiếng mà không đi kiếm sống tại các quán rượu ở địa phương (local pubs, clubs or bars) Thường thì các nhóm nhạc tìm cho mình một ông bầu (manager) để kí các hợp đồng biểu diễn (contracts).Các ông bầu ở thời điểm này là những người có quen biết nhiều,có liên quan ít nhiều đến âm nhạc như một nhạc sĩ, một tay chọn đĩa ở đài phát thanh (DJ, disc jockey) hoặc một chủ của hàng băng đĩa trong vùng. Để có được những buổi diễn (gigs),các thành viên ban nhạc phải nghe theo lời của các manager và chịu chia tiền thù lao (payment) với ông bầu theo tỉ lệ 6/4. Tuy nhiên,sự cộng tác với các ông bầu địa phương chỉ là tạm thời vì rất it ai có thể tìm cho ban nhạc một hợp đồng thu âm (recording contract) với các hãng đĩa (record companies).Không sớm thì muộn,các ban nhạc cũng dứt áo ra đi với những local managers để tìm cho mình những cơ hội tốt hơn.

Thường thì các ban nhạc sẽ gửi băng thu thử (demo) các buổi tập của mình đến các hãng đĩa. Có cả một bộ phận chuyên trách để chọn nghe để tìm ban nhạc nào có triển vọng nhất để lăng xê vì mỗi ngày có chừng vài trăm band gửi băng demo để tìm cơ hội được kí hợp đồng. Nếu chọn được ban nhạc chơi có "phong cách",ông bầu sẽ liên hệ để xem diễn thử (audition).Nếu diễn thử thành công, giữa ông bầu và ban nhạc sĩ kí một hợp đồng thu âm (recording contract) và một hợp đồng biểu diễn (performing contract).Tuỳ theo tiềm lực của ban nhạc mà các hợp đồng có thể là dài hạn (long term) hoặc ngắn hạn (short-term).Hợp đồng ngắn nhất hiện nay là 6 tháng và dài nhất là 5 năm. Trong hợp đồng ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.Ông bầu có nhiệm vụ tạo điều kiện cho nhóm nhạc thu âm và biểu diễn theo đúng hợp đồng đã giao kèo và tạo mọi cơ hội giúp nhóm phát triển. Bù lại ông bầu sẽ được hưởng từ 30%-40% lợi nhuận thu được từ việc phát hành băng đĩa và biểu diễn. Trong khi đó ban nhạc có nhiệm vụ phải hoàn thành mục tiêu mà ông bầu đưa ra trong thời hạn kí kết hợp đồng như một năm ít nhất phải cho ra 1 album và thực hiện 1 tour lưu diễn chẳng hạn. Đối với các nhóm nhạc,lời của ông bầu phán là lời chúa phán vì ông bầu quyết định đến 60% thành công của ban nhạc. Bị ràng buộc bởi hợp đồng nên các nhóm nhạc thường không dám hó hé. Ông bầu có quyền chỉ định thay thế bất cứ một thành viên nào trong ban nhạc mà ông cảm thấy cản trở bước đường tiến thân của ban nhạc. Thường thì nếu sa thải một thành viên còn trong thời hạn hợp đồng,ông bầu phải chịu bồi thường vì phá vỡ hợp đồng. Nhưng ông bầu sẳn sàng làm điều đó nếu lợi nhuận ông thu vào khi sử dụng thành viên khác lớn hơn so với số tiền phải bồi thường.Vì thế,các ông bầu ngoài việc có trình độ quản lí còn phải có tầm nhìn xa và dự báo chính xác khả năng phát triển của một ban nhạc.Cũng có trường hợp ban nhạc sa thải ông bầu vì khả năng quản lí kém (bad management),gian lận (fraud) hoặc tư túi (unfair enrichment).Nhưng trường hợp này chỉ xảy ra khi các ban nhạc đã đủ lông đủ cánh và muốn thoát khỏi sự chi phối của ông bầu để tự quản lí (self-manage)

Một trường hợp mà các ban nhạc được tuyển dụng nữa là nhờ đội ngũ săn "đầu người"(head-hunter) của các hãng đĩa.Các tay săn đầu người thường trà trộn vào những người đến các quán bar để xem các ban nhạc biểu diễn.Nếu ban nhạc nào có triển vọng,các tay này sẽ mời kí hợp đồng ngay (offer a contract). Dĩ nhiên không phải nhóm nào cũng được may mắn có cơ hội để có một hợp đồng thu âm vì các nhóm nhạc mọc lên như nấm ở khắp nơi.Có được hợp đồng thu âm đã là không dễ, còn để được nổi tiếng lại là một chuyện khác...

còn tiếp...

kì sau: Lục lọi "đồ nghề" của một ban nhạc

Freddie - người mang Opera đến với Rock !!! 

Nếu quay ngược lại thời gian,cậu bé Freddie Mercury sinh ra tại hòn đảo Zanzibar (ấn độ dương )ngày 5/9/1946 chẳng bao giờ có thể ngờ rằng cuộc đời mình sẽ có nhiều vinh quang cũng như bước ngoặt cay đắng như thế . 

Trong time học tại trường ĐH Ealing Freddie đã chơi rất thân với Tim Staffsll .Ban nhạc Smile nhanh chóng được thành lập ,nhưng time đầu khi Tim vẫn là người hát chính ,Freddie chỉ là người bạn góp vui .Mãi tới khi sinh hoạt với 1 số SV khác thì tài năng đích thực của Freddie mới được thừa nhận ." Đó là một giọng hát vĩ đại " Chris Smith khẳng định 

à khi Tim ra đi ,Freddie trở thành linh hồn của nhóm.Bái tên mới - Ban nhạc Queen ra đời như 1 giấc mơ .Cùng với các thành viên khác Freddie cho thấy sức mạnh trong giọng hát ,trong tâm hồn mình hoà quyện tuyệt đối với âm nhạc .Kinh nghiệm của những năm tháng gò mình bên chiếc Piano,những ngày dài luyện giọng cùng giàn nhạc và giọng ca Opera hàng đầu của Tây Ban Nha Montserrat Cabalf đã biến Freddie thành một tuợng đài Rock mới mẻ và có sức hút ko gì cưỡng lại với những Fan âm nhạc trên toàn thế giới !!!Bản trường ca Bohemian Rhapsody !!! 

Bohemian Rhapsody được Freddie khai sinh là một trường ca bất hủ ,được bầu chọ là ca khúc có giai điệu hay nhất mọi thời đại .Bohemian Rhapsodythực sự là một ca khúc hùng tráng của lịch sử nhạc Rock bản tình ca đó có những đoạn vút lên ,rối trùng xuống gấp gáp,rồi nhẹ nhàng ,khiến cho ai đã tưòng thưởng thức ,dù chỉ một lần đều cảm thấy khó quên 

Bohemian Rhapsody là biể tượng cho sự khó tính trong nghệ thuật của Freddie .Chỉ riêng đoạn điệp khúc Queen đã phải thu đi thu lại tới hơn 100 lần .Bản thân tay guitar Brian May cũng phát biểu :" Đây là nỗ lực và nguồn cảm hững thực sự của chúng tôi ,Tất cả những gì có thể nói về Queen " Hãy cứ nghe Bohemian Rhapsody khi Freddie phiêu thao tiến nhạc ,bạn sẽ hiểu " 

Thế nên qua những We are the Champions ,Love Kills ,Too much love will kill you ... người hâm mộ có thể thấy chất ma quái ,dịu dàng ,bùng nổ bởi tâm hồn và lời hát của Freddie ,thì với Bohemian Rhapsody một lần nữa sự tinh tuý cũng như đỉnh cao cảu âm nhạc mà anh định hướng được bộc lộ hoàn toàn 

Thập kỷ 80, 90 là thời kỳ hoàng kim của chang ca sĩ có bộ ria mép quyến rú kiểu đàn ông Ba Lan đặc trưng .Anh đã hát ,đã cống hiến đúng như bản chất con người mình : cá tính ,bất cẩn ,thậm chí nổi loạn ccó lẽ chính những cái đó biến anh thành huyền thoại Freddie Mercury !!!!

Đến đoạn kết của vở bi kịch 

Barcelona đêm 8/10/1988 cả biển người như phát rồ khi Queen dỏ bộ xuống sân khấu ngoài trời rộng bát ngát Đó là show iễn khổng lồ nhằm giới thiệu album mới NHƯ thường lệ FREDDIE xuất hiện tong ngút trời tiếng vỗ tay hò reo với vẻ ngáo ngơ và trong tay là chiếc cuống MiC ngắn quen thuộc Nhưng đêm hôm đó F ko nhữn đã hát với cả tâm hồn mà cả bằng trái tim mà còn bằn sự cố gắng bằng cả ý trí đẻ che lấp vẻ yếu đuối của 1 cơ thể mệt mỏi yếu đuối bênh tật Nhiều cú hụt hơi của F phải trông vào sự tiếp sức của những ngón đàn gai góc của Brian MAy và cả tiếng Piano của MIKE nâng anh trở lai Khán giả vẫn thế vẫn cuồng nhiệt thét gào sung sướng Thậm chí họ ko biết mình nghe gì chỉ biết trên sân khấu kia là 1 F bằng xương bằng thịt ngay ở trước mặt họ hát bên tai họ ngự trị trong trái tim ăn ngủ toàn ROCK 

Đêm đó Catalan tràn ngập âm iệu khoẻ khoắn của Rock chất dân ca nhe nhàng mang theo mùi cỏ dòng quê hoà âm Opera trau truốt hoành tráng ........tất cả như tôn thêm vẻ sang trọng vốn có trong giai điệu của những We will rock you Barcelona Czary Little..........khi F dơ tay chào tạm biệt khán giả rất nhiều người đã bạt khóc Có lẽ ko khi nào tất cả lại thèm muốn 1 đêm dì vĩnh cửu để nghe mãi tiếng hát của QUEEN ĐÓ cũng lf đêm diễn cuối cùn của Freddie Căn bệnh AIDS đã lùng sục khắp ngõ ngách và đục khoét cơ thể anh Ko ai biết ngoài những người bạn thân của anh 

Khi thu âm ca khúc cuối cùng The Show Must Go on F đã tốn rất nhiều công sức anh chờ đợi ứa con tinh thần của mình ra đời Chẳng phụ công anh The Show Must Go cùng chất đượm buồn sâu lắng thành công ngoài ý muốn Ca khúc như gào xé kêu cứu cho số phận mình .........như 1 sự sám hối điệp khúc như niềm khao khát đc sống sợ hãi đc báo trước F quằn quại ngày 24/11/1991 Căn nhà riêng của Freddie ở London tràn ngập màu tang tóc .Freddie đã thanh thản trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay bè bạn.Người ta thấy : Jim Hutton,Joe Fanelli ,Peter Freestone những người bạn thân nhất của Freddie mắt ngấn lệ .Elton John luôn tay lau nước mắt bước ra từ ngôi nhà nhỏ.Hàng ngàn người hâm mộ len chật con phố dài để được nhìn thấy Freddie lần cuối .Màn bi kịch đã sảy ra như thế đó ,một sự nghiệp ,1 con người và một huyền thoại sống mãi . 

Trong buổi trìng diễn để tưởng nhớ về Freddie SVĐ Wembley năm 1992 ,Brian đã hát trong nước mắt ca khúc " Too much love will kill you " .Đó là lời khuyên nhủ tới các bạn trẻ hãy hướng tới một lối sống lành mạnh ,biết trân trọng cuộc sống ,hãy luôn nhớ về Freddie và những đau khổ mà anh đã trải qua . 

Và chúng ta cùng nói :"Thank you Freddie .We love you "

Đây là album Heathen(kẻ ngoại đạo) của Wyrd,không nghe thì quá phí

LINK:http://musicfond.com/music/track/-/W...hen/?id=224045

----------------------------------------

Sau đây là 1 bài viết về album này,mọi người đọc tham khảo thêm

Tôi biết đến Wyrd vào một ngày của năm ngoái với album gần đây nhất (Kammen-2007), đĩa nhạc thuộc hàng Similar to Katatonia nên cũng không muốn bỏ qua (Melodic Doom/Black, có cover lại I Break với growl vocal). Sau đó muốn tìm thêm về Wyrd thì không được cái nào nữa, dạo gần đây vô Musicfond mầy mò, ai dè ra cả đống album gần như Full luôn, biết sợ musicfond roài, hic. Heathen được nhắc đến trong bài viết này là debut năm 2001, là một one song album đâm ra dễ gây tò mò. Cũng xin nói trước, mặc dù với thời lượng gần một giờ đồng hồ (51'11) nhưng Wyrd tiền thân là một nhóm nhạc Pagan Black nên họ dường như không vận dụng những chiêu thức của Progressive Metal như hai đại diện gần và cùng thời điểm đó là Edge of Sanity và Green Carnation, vậy thì điều gì khiến Heathen hấp dẫn?

Heathen là một Epic album, có cốt truyện và được kể lại bởi một heathen (kẻ ngoại đạo, những người không theo đạo Do Thái, Cơ Đốc hay đạo Hồi). Câu chuyện xảy ra trên một ngôi làng của những heathen sống gần bờ biển, vào một đêm thu họ bị tấn công bất ngờ bởi những kẻ thù đánh lén, bi kịch xảy ra và máu đổ thành dòng. Bằng lòng quả cảm và ý chí chiến đấu kiên cường, quyết tâm phục thù, các heathen đã dành lại được vùng đất và cùng ca bài ca khải hoàn. Nội dung của album có đề cập đến truyền thuyết Phần Lan, cụ thể có nhắc đến Tounela (Vùng Đất Chết) được lấy ra từ bản anh hùng ca Kalevala, lyrics không chú trọng đến những tình tiết cụ thể nào mà phần lớn chỉ là những lời kể. Mặc dù có vung gươm máu đổ nhưng cách miêu tả của Wyrd không quá máu me độc địa, thậm chí có những đoạn nên thơ và thực sự ăn khớp với nhạc. Sau một thời gian nghiền ngẫm, tôi quyết định chia Heathen ra làm ba phần cho tiện theo dõi:

Part I: The Tragedy (Bi Kịch)

Điểm nổi bật của Heathen là sự ảnh hưởng lớn từ Folk music, dễ nhận thấy nhất là Acoustic guitar. Có điều nó không giống với những band Folk Black khác của Phần Land, một cái tên có thể đem ra so sánh là con khủng long Agalloch (album đầu - Pale Folklore). Và như vậy, âm nhạc của Heathen sẽ nghiêng nhiều sang Melancholy hơn so với một album Epic thường thấy. Bởi vậy chúng ta tạm quên đi những màn rượt đuổi guitar, vocal xé toạc hay trống đạp ầm ầm. Như đã nói, album này bị lấn át khá nhiều bởi Acoustic, đây cũng là cách mà Wyrd lựa chọn để kéo dài ca khúc trong những đoạn nghỉ, cộng thêm sự hỗ trợ đắc lực phía bên keyboard. Phần đầu của Heathen, tức The Tragedy diễn ra khá ảm đạm. Nhiều riff được lặp lại, cả acoustic lẫn cái thứ rè rè của Depressive rock. Vocal nghe buồn như kéo theo cả những ức chế trong từng câu nhạc, kiểu giọng thứ hai là clean vocal - bi hùng và mạnh mẽ. Đoạn này miêu tả tấm thảm kịch xảy ra trên ngôi làng, những Heathen bị đánh lén bởi đạo quân của kẻ thù. 

Cơn mưa lạnh mùa thu tạt trên khuôn mặt ta đang nhuốm bẩn vì máu. Trên những đám mây che, bầu trời buổi sớm đầy sương, ta như thấy bầy quạ quây thành những vòng tròn. Lưỡi dao này giờ đây đã được bao bọc bởi mùi máu, chỉ vài giờ truớc đó trên cánh đồng chết chóc của sự tôn kính đầy kiêu hãnh - chính là chiến tranh. Trên đồng hoang băng giá của man rợ, chúng ta sẽ báo thù những hành động của chúng bằng chính những gươm dao này. Với những uất ức đầy ắp trong tim, ta vẫn hiên ngang dạo bước thẳng trong những đêm đi tuần. Âm thanh của cuộc chiến vẫn vọng lại đâu đó trong đầu, ta như nhớ lại cái đêm trên bờ biển. Khi cả ngôi làng thấy một đoàn tàu tiến lại gần từ phía đường chân trời, bất ngờ chúng ta tiến tới khi chúng đang chống đỡ. Chúng vung gươm, gào thét tên một vị Chúa nào đấy. Đốt hết những ngôi làng và phỉ báng lên những miếu thờ của chúng ta. Thay thế thánh thần bằng những biểu tượng niềm tin sai trái. Từ phía sau chúng lẻn vào đánh lén như những kẻ hèn nhát, bắt chúng ta rút lui trong sự tủi nhục. Choán đầy con tim này bằng sự đau đớn và tức giận.

Các ngươi có thể tiêu diệt dòng họ chúng ta nhưng không bao giờ có thể đè bẹp được nhưng linh hồn này !

Lòng kiêu hanh của kẻ ngoại đạo trong tâm trí của những người con phương bắc luôn còn lại !

Như những ngọn lửa trên trái đất chúng ta hồi sinh !

Chúng ta tới trên những cơn gió thu lạnh căm u ám !

Với lòng tự hào trong những trái tim !

Tháo bỏ mọi xiềng xích bên trong chúng ta, là những kẻ ngoại đạo thuần khiết, cần đựợc tự do trong cơn thịnh nộ !

Part II: The Call (Hịch)

Phần hai bắt đầu với cơn mưa rào và sấm chớp rền vang. Ấn tượng nhất là đoạn đầu với spoken voice được cất lên, nó thực sự giống như những lời kêu gọi chiến đấu của một chiến binh thực thụ, đứng trên ngọn núi đá vung kiếm dưới cơn mưa ào ạt và trên những ngọn sóng biển hùng vĩ. Giọng hát lúc này đã chuyển dần sang kiểu gầm gừ u ám và mạnh mẽ hơn, tiếng trống (hay cồng) rất khí thế và Atmospheric folklore vẫn là một thủ pháp không thể bỏ qua. Ở phần này, vai trò của keyboard được đẩy lên nhiều nhất, âm thanh phong phú và mở ra được một không gian rộng. Màn hai được kết thúc bởi đoạn riff của guitar nhắc lại giai điệu của đoạn kết phần một. Người chiến binh tỉnh lại sau cuộc càn quét mệt nhoài, anh đứng lên lòng đầy căm phẫn và cất lời kêu gọi bằng dòng máu tự hào của những người con phương bắc.

Khi ta tỉnh dậy trong ký ức của mình, có giọt nước mắt cuộn tròn lăn xuống vết sẹo kiêu hãnh. Ta quay lại những lán trại trên núi nơi ẩn náu của những người còn sống sót trong cuộc tàn sát thánh thần. Chúng ta cầu nguyện cho sức mạnh, chúng ta kêu gọi trước những nhân tố. Để chiến đấu lâu dài bên cạnh chúng ta trong cái định mệnh của những kẻ ngoại đạo tà giáo này. Nguyện một lời thề tới những vị chúa già cỗi:

Chúng ta sẽ không chịu an nghỉ khi chưa có sự báo thù !

Khi mọi linh hồn lạc lõng này phải lẩn chốn trên những con thuyền buồm, trên dòng nước u ám của Tuonela !

Thậm chí khi Tuoni có thể loại bỏ chúng ta như những bọt biển !

Thì những linh hồn bần tiện của chúng cũng sẽ mãi bị nguyền rủa !

Để biến ngôi rừng thành sào huyệt tại phía chân trời đêm, sẽ được thiêu cháy với hàng nghìn ngọn lửa !

Những lưỡi kiếm sẽ va đập, tiếng gào thét của chiến tranh vang vọng, sắt thép sẽ ca bài ca tàn nhẫn trong đêm thu u ám.Cả cánh đồng sẽ chìm trong biển máu, hôi thối bốc lên từ đống thịt rữa nát, chuột và kền kền sẽ dự tiệc trên đống xác thối của người chết. Chiến tranh sụp đổ, máu chảy thành sông, chân tay rã dời la liệt xung quanh.

Chúa tể của chiến tranh sẽ thỏa mãn, trong đêm Thu u ám này !

Part III: The Triumph (Khúc Khải Hoàn) 

Tiếng người hô hào, gươm đao liểng xiểng và khúc khải hoàn được cất lên. Tôi thích nhât phần này, nó bi hùng, tráng lệ, có máu, có nước mắt, có người ra đi và có chiến thắng ở lại. Ở nửa đầu nhạc nghiêng về Doom, đặc biệt là ở phần riff và chơi downtempo, mở màn với background là giọng clean nam nghe như đồng ca rất hay. Nửa sau đánh có vẻ melodic hơn, folklore giàu giai điệu và gợi nhớ đến Agalloch. Cao trào của toàn bộ album hình như được dồn hết vào đoạn cuối này với sự nổi giận của trống và vocal nhưng những âm thanh cuối cùng lại rất dễ chịu và bình an.

Và khi đêm lại về chúng ta luôn tự hào là những con người phương bắc. Xôm tụ bên đống lửa trại, và trong ánh lửa của tà giáo, chúng ta cùng mài sắc những lưỡi gươm. Thắng yên cương và thì thầm lời cầu nguyện cuối cùng cho những Chúa tể của Chiến tranh. 

Có thể những ngọn gió sẽ nghe lời kêu gào của chúng ta !

Những vì sao sẽ gọi tên ta !

Và khi mặt trăng trên những con sóng, chúng ta sẽ cưỡi trên lưng chiến thắng, rồi cùng kêu gọi những sức mạnh bí ẩn cổ xưa, triệu tập những nhân tố. Chúng ta hát bài ca cầu nguyện tới ngọn gió tứ phương, cụng ly rượu thề về phía bầu trời. Khi ánh trăng đầy nhô lên , chúng ta tiến về ngôi làng đã từng bị trà đạp. Tràn đầy sự nổi giận và Ukkos có thể hét to những lời tuyên thệ của trận đánh, hát những bài ca chiến tranh. 

Nhân danh Ukko, ta sẽ đưa chúng tới những cánh cửa của Tuonis. Berzerk, chúng ta tấn công bằng những bài ca sắt thép dưới ánh trăng. Quân địch đông hơn nhưng ta tràn ngập lòng kiêu hãnh của kẻ ngoại đạo. Từng người một, ta sẽ tiêu diệt từng toán quân, gươm từng lưỡi múa máy nhịp nhàng cùng trăng lấp lánh.

Cùng gỡ bỏ những biểu tượng, chúng ta đóng đinh những thầy tu của chúng trên chính những cây thánh giá đó. Tới những đầm lầy kiêu hãnh của rừng phương bắc, cùng nhau phải khôi phục lại lòng tự hào của ngôi làng, cho bây giờ và mãi mãi. Xóa bỏ cơn thịnh nộ của kẻ ngoại đạo !

Download (http://musicfond.com/music.phtml?id=323288)

Một album Epic mà chơi nhạc kiểu này có lẽ sẽ không chiều lòng nhìu người, nó hạp với Doom's fan nhiều hơn. Có điều ai hứng thú với truyền thuyết Phần Lan thì mở rộng hen, tôi tạm dịch cái này:

Tuonela là vương quốc của người chết hay nói cách khác đó là Thế giới ngầm trong thần thoại Phần Lan. Tương tự như Hades (âm phủ, địa ngục) trong thần thoại Hy Lạp. Tuonela, Tuoni, Manala và Mana thường được sử dụng tương đương nhau. Trong thần thoại Estonia, Tuonela thường được gọi là Toonela hoặc Manala.

Tuonela được biết đến nhiều bới sự xuất hiện của vùng đất này trong bản anh hùng ca Kalevala của Phần Lan. Trong bài ca thứ 16 của Kalevala, Väinämöinen - một vị anh hùng tưởng tượng, du hành qua vùng đất Tuonela để tìm kiếm những thông thái cũng như hiểu biết về cái chết. Trong cuộc hành trình anh gặp người lái đò (tương tự như Charon) là một cô gái, được gọi là Tuonen tytti hay Tuonen piika (Trinh nữ chết), người sẽ đưa anh qua dòng sông của Tuoni. Trên hòn đảo nhỏ của Tuoni, dù sao đi nữa, chàng cũng không nhận được những lời thông thái mà chàng đang tìm kiếm và cố gắng xoay sở để thoát khỏi vùng đất. Sau khi đã quay trở về, chàng đã để lại lời nguyền cho bất cứ ai muốn thử sức đến với vùng đất này.

Tuonela được dùng như là phần cắt nghĩa cho Hades trong thần thoại Hy Lạp sang tiếng Phần Lan trong phần dịch của Kinh Thánh. Theo như Cơ Đốc Giáo thì nó (Tuonela) thường được diễn giải như chốn an nghỉ cuối cùng của người chết trước khi chịu sự trừng phạt cuối cùng 

Tuoni theo thần thoại Phần Lan là vị chúa tể của thế giới ngầm

Khoản này chắc Amorphis là trùm, hic.

-----------

Kái con có sừng kia (Linh Dương?) thường thấy trong Folk nhưng đồng thời cũng rất hay xuất hiện trong Post-rock/metal, pó tay ko giải thích được.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top