14
Những đêm trước khi Chí Thành chuẩn bị đi, va li nó nằm dưới chân giường, Tại Dân vùi mặt vào gối, vẫn nằm trên giường nó, còn giường anh thì mền còn chẳng bung ra cả tuần nay.
"Cậu Dân, tối nay tôi mệt, không làm được không?" - Chí Thành bận việc ở trường, về nhà, cứ mỗi chập tối sau khi xong cử cơm thì Tại Dân lại vỗ vài đùi của Chí Thành, Chí Thành biết ý, đem xà phòng thơm rồi chen chúc cùng Tại Dân trong cái nhà tắm, kì cọ, mơn trớn, vỗ về nhau. Tại Dân cắn lên cái vai của Chí Thành, như làm nũng, lại nhớ đến anh Thái hay đấu vai anh Thành, hay bà hai nhõng nhẽo như vờn mèo với ông thống đốc, mắt Tại Dân đục ngầu, dẫu cái môi, cứ day day cái dái tay non mềm của Chí Thành mà đỏi hỏi.
"Em mệt thì cứ nằm, cậu chỉ thương một chút thôi" - Giọng của Tại Dân qua cái thời vỡ giọng, trầm đục hẳn ra, như bóng ma lơ lửng trong căn phòng chật chội toàn tranh với sách.
Chí Thành ngần ấy năm vẫn nghe lời Tại Dân, chỉ nằm im, rồi câu chân lên cái eo cơ bắp của Tại Dân, rồi lại câu tay lên cổ, chỉ cắn chặt quay hàm, mặc cho Tại Dân càng quấy.
"Em thật sự phải đi sao?" - Tại Dân vẫn còn lưu luyến, muốn thêm, nhưng không muốn Chí Thành mệt, giấu mũi vào tóc Chí Thành, ngửi cho đã thèm cái mùi mồ hôi, mùi xì gà, mùi bia còn vương trên tóc.
"Phải đi, cậu cũng biết tôi đã quyết định đi từ hồi tí tuổi" - Chí Thành mắt nhắm nghiền, cổ họng đau đau vì những lần gọi tên Tại Dân trong cơn hỉ lạc. Tại Dân chỗ nào cũng không nỡ, thương em, muốn em, nhưng lo cho tương lai của em, tôn trọng em, không thể vì cái ham muốn ích kỷ của bản thân mà ngáng bước em.
"Em đi Tây, lỡ em thích người khác, em quên tôi rồi sao?"
"Không đâu, tôi nhớ cậu mà..." - Chí Thành xoa mũi của Tại Dân, càng lớn càng đẹp, không còn là cái cậu Dân ngông cuồng coi trời bằng vung năm đó trốn học chữ nữa, Chí Thành bậm môi:
"Nhưng lỡ tôi đi, cậu về quê, cậu cưới người khác thì sao?"
"Không, như anh Thái ấy, anh Thái cưới anh Thành, tôi cũng muốn cưới Thành"
Tại Dân im im, rồi nắm bàn tay em, hôn lên một cách chân thành và đằm thắm, bọn biết chữ làm trong sở trong trường thường ẩm ương và ủy mỵ, Tại Dân cũng dần dần như cái bọn chữ Tây chữ Tàu mà anh từng khinh, anh cầm tay em, vuốt ve, mơn trớn như một món đồ quý giá:
"Cùng lắm thì không về, ta chen chúc trong cái căn nhà hai tầng màu xanh mòng két và hàng hoa giấy. Tôi chẳng cần về để nhìn mặt ai mà sống, tôi chả ham gì gia sản của ông thống đốc, giờ ông ta có hai thằng con trai, liệu cái sự ưu tiên của tôi có còn như ngày trước không? Nhưng tôi muốn nhìn mặt Thành mà sống, tôi muốn ưu tiên Thành. Hay là ta cứ như thế? Tôi đến sở làm bàn giấy, em đến trường công giáo dạy chữ, giờ tan tầm ta đi mua bia hơi về giải khát rồi chia nhau điếu thuốc lá, rồi đêm đến ta có thể ôm nhau và hoan ái, mà hỉ lạc. Hay là Thành đừng đi Tây nữa, ở lại với tôi, mỗi tháng tôi lại dư ra năm đồng cho Thành mua sách. Ta không giàu, cũng không khổ sở, ít nhất có Thành thì tôi không thấy khổ. Tôi tự kiếm tiền, lại có Thành ở bên, tôi thấy không khổ. Mặc xác cái vùng quê ấy đi, mặc xác cái nơi ấy đi, anh Thái và anh Thành có thể, tại sao chúng ta lại không thể? Thành chẳng phải tò mò về cái trứng gà sống sao? Hay để tôi cho Thành cái đám cưới, được không, Thành?"
Chí Thành im im, chỉ lặng người ngẩng đầu nhìn hàng hoa giấy bên máng xối bị gió đêm thổi tung.
Có thật là có thể mặc kệ hay không? Có thật là sống được như anh Thái anh Thành hay không? Hay là lại phải chịu cái cảnh bị khinh rẻ như loài sâu bọ? Bị kẻ trên quở, kẻ dưới trách? Sống cái kiếp ô nhục và cắm đầu xuống đất như lũ chuột đồng bị hung khói chết ngạt?
Nhưng Chí Thành vẫn đi, vì cái tình cái ái chẳng lấp được khoảng trống của dạ dày. Trước khi đi, Chí Thành ghi lại cho anh địa chỉ và mấy món ăn trong khu phố, như hàng nào bán phở ngon, hàng nào có bia và đồ nhắm hợp khẩu vị. Chí Thành còn đánh cả thư về cho ông giáo và để lại sách vở cho đám học trò ở trường công giáo. Chí Thành lo, nhưng Chí Thành muốn đi, ước mơ và hoài bão của Chí Thành nó to đến độ lấp đi cái nỗi niềm riêng của Chí Thành.
Ngày Chí Thành lên tàu bay, Chí Thành được một lần mặc xác người đời, câu lấy cổ Tại Dân như cái cách cả hai vẫn thường âu yếm, cắn vào cổ nhau như đánh dấu, ngấu nghiến, nuốt chửng vào bụng. Chí Thành hứa mỗi tuần đều đánh thư về cho Tại Dân, sẽ nhớ và thương Tại Dân nhiều, chỉ đi vài năm, hứa, chỉ đi vài năm.
Tại Dân biết hoài bão của Chí Thành, cái nỗi niềm riêng không níu chânđược Chí Thành giữa con đường đi đến thế giới mới. Tại Dân nguyện chờ.
Tại Dân về ngôi nhà hai tầng, vẫn đi đến sở, vẫn tính toán giấy tờ, vẫn ra bờ hồ uống bia, nhưng thiếu Thành anh ấy cô đơn và chạnh lòng. Mỗi đêm Tại Dân nằm trên giường Chí Thành, ôm lấy cái gối còn vương mùi em mà hít, mà thỏa lòng, như nghiện một thứ chất cấm lâu ngày, nhớ mong, luyến tiếc, tức tưởi.
Mấy tháng sau đó, có thằng hầu bảo ông thống đốc bệnh nặng, bảo Tại Dân về gặp mặt ông. Anh Thái không về, những vết đánh hay đòn roi còn làm đau anh Thái sau ngần ấy năm. Lúc ông thống đốc trút hơi thở cuối cùng, cũng không biết Tại Dân là gang hay sỏi đá, anh chả thấy đau khổ, chỉ rơi một giọt nước mắt vì cái đấng sinh thành từng ấp ủ mình. Tại Dân cũng chẳng phải kẻ vô ơn, nên lo hậu sự cho ông chú đáo. Hai đứa sinh đôi nay đã thôi nôi, còn nằm trong tay bà hai, Dương Thái đã lớn và cần đến tấm chồng. Tại Dân bấm bụng ở lại cái miền quê khốn nạn lo mọi thứ chu toàn. Dù sao gia sản của ông thống đốc cũng không để không như vậy.
Rồi Dương Thái lấy chồng, anh cho nó của hồi môn thật nhiều, thật cưng chiều nó để nó nở mày nở mặt, không bị ức hiếp bởi nhà người ta. Biết Tại Dân về làm chủ, Du Thái cũng về thăm mấy em, anh tiều tụy và xanh xao, anh Thành bệnh nặng, người bệnh là anh Thành nhưng người đau và ốm là anh Thái. Tại Dân an ủi và động viên anh, liên hệ với đồng nghiệp ở sở, tìm mọi phương thuốc cho anh Thành.
Rồi Dương Thái mang thai, về nhà ở, vẫn nhõng nhẽo và nũng nịu với cái danh con gái độc nhất. Tại Dân thương và chiều em nhiều, rồi hai đứa sinh đôi thì biết đi, biết cầm muỗng xúc cơm...
Những đêm nằm trong buồng, nhìn sang khe cửa, lại là con đê dẫn đến nhà em, vừa lạ vừa quen, nhớ em và cồn cào như người đói lâu ngày. Mỗi tháng em vẫn gửi thư cho Tại Dân, em làm giáo viên ở một trường trung học, học sinh em ngoan và vâng lời, em hay đi đến nhà hát để xem người ta trình diễn ba lê, hay em đi đến vùng quê và tình nguyện. Chí Thành của anh vẫn dịu dàng và tốt bụng như thế.
Người ta ngóng Tại Dân, đàn bà con gái thương thầm Tại Dân. Nhưng Tại Dân chẳng để ý đến ai, Tại Dân để dành, để dành cái phần tình này cho một người ở xa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top