ISO 9000

I. Vài nét về ISO 9000: ISO (International Organization for Standar dization)

là 1 tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa. ISO được thành lập 1976, hoạt động trên phạm vi quốc tế về nhiều lãnh vực: Văn hóa khoa học kỹ thuật, kinh tế... góp phần thúc đẩy và đảm bảo cho việc trao đổi hàng hóa giữa các nước thành viên, Trụ sở chính của ISO đặt ở Geneve Thụy Sĩ, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Tính đến năm 1990 ISO có 117 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức từ 1977 Tổ chức ISO có hơn 200 cơ quan nghiên cứu về kỹ thuật, thông tin xuất bản và nhiều nhóm công tác hoạt động trên phạm vi toàn cầu; Có quan hệ với hơn 40 tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ (GATT, UNCTAD, IEC...) Hoạt động chủ yếu của ISO là chuẩn bị xây dựng, xem xét các tiêu chuẩn quốc tế cho nhiều lĩnh vực. Trong hội đồng kỹ thuật mỗi thành viên phải thiết lập cho được những chuẩn mực nhất định đệ trình Hội đồng để góp phần xây dựng những tiêu chuẩn quốc tế. Chi phí các hoạt động của ISO, 75% là tiền niêm liễm của các nước thành viên và 25% do bán tài liệu.

1/ Chứng nhận ISO 9000 là gì?

 ISO 9000 là 1 bộ chuẩn mực hệ thống chất lượng có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Bộ ISO 9000 được áp dụng trong 4 trường hợp: - hướng dẫn để quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp; - chuẩn mực trong hợp đồng giữa doanh nghiệp (bên thứ nhất) và khách hàng (bên thứ hai); căn cứ để khách hàng (bên thứ hai) thừa nhận; - tiêu chuẩn để đánh giá phù hợp của việc cấp chứng nhận (bên thứ ba). Chứng nhận ISO 9000 nằm trong phạm vi áp dụng thứ 4 này.

2/ Tiêu chuẩn ISO là gì?

Đó là phương châm: "Ghi rõ quy trình sản xuất và thực hiện đúng điều đã cam kết". Trong một nền kinh tế toàn cầu, công ty nào cũng muốn hàng mình đặt tại một cơ sở sản xuất luôn giữ đúng tiêu chuẩn như khi 2 bên ký hợp đồng mua bán. Nhưng cứ cử người đi kiểm tra thì tốn kém quá. Từ nhu cầu này Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa mới phát triển chuẩn ISO 9000 để giúp sản phẩm đạt chuẩn luôn luôn duy trì chất lượng như đã ký. Như vậy, ISO 9000 không phải là vật bảo chứng cho một sản phẩm chất lượng cao, nó chỉ bảo đảm sản phẩm trước sau như một. Ví dụ, một nhà máy sản xuất giày chuyên làm ra loại giày rẻ tiền từ nguyên liệu tái chế. Điều này không gây trở ngại gì nếu nhà máy ghi lại hết tất cả quy trình sản xuất và bảo đảm mọi ca sản xuất đều áp dụng đúng các khâu đã đăng ký để duy trì một sản lượng như nhau. Một nhà máy khác chuyên sản xuất loại giày đắt tiền cho giới thượng lưu chưa chắc đã đạt tiêu chuẩn ISO 9000 vì cách tổ chức các dây chuyền chưa nhất quán, công nhân chưa theo quy trình sản xuất chung. Như vậy, ISO 9000 là giấy thông hành để các công ty có thể nhanh chóng tìm bạn hàng nước ngoài.

3/ Lợi ích của việc được chứng nhận ISO 9000

- Cung cấp một nền tảng tốt cho sự hiểu biết về chất lượng của đơn vị. Các phòng ban sẽ có tiếng nói chung về chất lượng và phương thức vận hành của đơn vị để đạt chất lượng.

- Giảm thiểu và trong một số trường hợp loại trừ sự chỉ đạo can thiệp vào chức năng các bộ phận, tách rời khởi chương trình hành động; điều này hỗ trợ cho sự liên hệ ngang.

- Cải tiến duy trì phương thức vận hành.

- Giúp xác định những yêu cầu nội tại của đơn vị và cải thiện quan hệ thông tin nội bộ.

- Truyền thông mong muốn về chất lượng của ban lãnh đạo cho đơn vị, đem các mối quan tâm của cấp lãnh đạo đến nhân viên.

- Giúp chiếm lĩnh thị trường niềm tin khách hàng.

- Đóng góp vào lợi nhuận đơn vị

- Lợi ích khi tiếp cận ISO-9000 (Từ điều tra 620 công ty đăng ký được chứng chỉ quản lý chất lượng ISO-9000) Trong doanh nghiệp % Quản trị doanh nghiệp tốt hơn 33,14 Nhận thức về chất lượng tốt hơn 25,8 Thay đổi văn hóa của doanh nghiệp theo hướng nhân văn tốt hơn 15 Tăng hiệu quả tác nghiệp 9 Cải tiến thông tin giao tiếp giữa các bộ phận 7,3 Giảm phế phẩm, giảm chi phí các loại 6,6 Các lợi ích khác 1,3 Không trả lời 3,6 Ngoài doanh nghiệp % Tăng thụ cảm chất lượng của người tiêu dùng 33,5 Cải tiến việc thỏa mãn khách hàng 26,6 Tăng sắc thái cạnh tranh trên thị trường 29,5 Giảm thiểu kiểm soát chất lượng khi tiêu dùng 8,5 Tăng thị phần 4,5 Các lợi ích khác 1,6 Không trả lời 3,8

4/ áp dụng ISO 9000 có khó không?

Yếu tố quyết định doanh nghiệp có đạt chứng nhận ISO 9000 hay không, là do ở người chứ không phải tại thiết bị công nghệ. Đối với một công ty có ý định áp dụng ISO 9000, yêu cầu hàng đầu là sự cam kết theo đuổi đến cùng của ban giám đốc. Thứ hai, người phụ trách quản lý chất lượng phải là người có quyền hạn tối đa trong công ty, để đảm bảo điều khiển mọi thành viên trong quy trình sản xuất kinh doanh theo đúng các yêu cầu của ISO 9000. Thứ ba là, mọi thành viên phải tham gia, từ người bảo vệ, người lao động bình thường cho đến ban lãnh đạo. Thứ tư là "viết ra những công việc mình làm và chỉ làm những gì đã viết".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: