The Greatest Showman.
Đạo diễn: Michael Gracey
Sản xuất: Laurence Mark
Peter Chernin
Jenno Topping
Kịch bản: Jenny Bicks
Bill Condon
Cốt truyện: Jenny Bicks
Diễn viên: Hugh Jackman
Zac Efron
Michelle Williams
Rebecca Ferguson
Zendaya
Phát hành: 20th Century Fox
Quốc gia: Mỹ
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Tóm tắt:
Barnum xuất thân là con trai một người thợ may nghèo khó với khao khát được tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu. Cậu đem lòng cảm mến Charity, cô tiểu thư của tầng lớp thượng lưu. Sau khi bố qua đời, Barnum phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống, thậm chí nhiều khi đói quá phải đi trộm bánh mì. Anh và Charity đến với nhau bất chấp sự phản đối của gia đình cô. Sau khi chuyển tới New York, Barnum đã nhận ra cơ hội làm giàu trên thói tò mò, hiếu kỳ của người dân Mỹ. Anh có được số tiền lớn nhờ lừa bịp ngân hàng với khoản thế chấp những con tàu chìm ngoài khơi.
Với số tiền kếch sù này, Barnum thành lập bảo tàng The Barnum Museum và cùng khát vọng tiến thân cũng như trả thù những kẻ đã đày đọa anh ta khi thiếu thời. Anh tập hợp những người kỳ dị từ khắp mọi nơi, hoặc những kẻ dưới đáy xã hội, để tạo thành một show trình diễn gây chú ý nhất nước Mỹ, trong đó có cả danh ca opera Thụy Điển Jenny Lind.
[Nguồn: Wikipedia.]
Barnum cùng Jenny Lind kí hợp đồng lưu diễn 41 địa điểm. Chưa hoàn thành cuộc lưu diễn, Jenny Lind đã phải lòng Barnum, cô thất vọng khi không đạt được tình cảm của anh, và hủy bỏ những buổi biểu diễn tiếp theo. Barnum trở về nhà, ngay khi đám cháy ở P.T. Barnum's Circus xảy ra. Rạp xiếc đổ vỡ, người vợ cùng hai đứa con trở về nhà bố mẹ. Trong sự suy sụp, chính những "kẻ dưới đáy xã hội" đã động viên anh. Và mọi người lại trao nhau niềm tin, sự yêu thương, hạnh phúc.
✏✏✏
[The greatest showman] [TGS]
"Ladies and gents. This is the moment you've waited for."
[TGS] mở ra với những lời ca của một kẻ nghệ sĩ thành đạt. Barnum (Hugh Jackman) xuất hiện dưới hàng ghế của khán giả. Những đường nét góc cạnh trong khung hình biểu trưng cho "sự nhân tạo", như thể những hàng ghế ấy là bậc thang mà Barnum đã gây dựng cho mình. Bắt nguồn từ tầng lớp đáy cùng xã hội, khi xung quang người đàn ông không có ai, khi mọi người đều quay lưng với anh. Họ chà đạp tâm hồn đứa trẻ bằng đôi chân vội vã, tấm lưng lạnh lùng.
Barnum bước ra ánh sáng cùng những bạn diễn của mình, mọi thứ trở nên chói lòa, rộn rã như những tiếng đập của con tim thôi thúc cậu thiếu niên trưởng thành. Hình ảnh Barnum ở 02:40 chỉ còn thì thầm lời ca với chính mình, khoảnh khắc thứ ánh sáng rực rỡ kia đã dịu đi, chỉ vừa đủ soi chiếu bộ âu phục đỏ, cùng gương mặt đã trưởng thành. Như một cảnh báo cho tương lai người đàn ông này: Liệu anh sẽ cô đơn nếu cứ mải chạy theo thứ ánh sáng lập lòe của những kẻ giàu có - Thứ ánh sáng không dành cho mình?
Một viễn tưởng mà cậu bé nhỏ vẽ ra.
Và trở về thực tế.
Barnum cùng cha mình đến nhà của Charity để may đo quần áo cho người đàn ông giàu có - Bố của Charity. Barnum đã phải lòng cô bé đang luyện tập những quy tắc qúy tộc. Cậu dùng những dụng cụ nghề may giả vờ cho tách trà vui nhộn. Là sự ngây ngô, hài hước non trẻ, hay hành động học đòi làm sang vô thức?
Và kết quả của sự hài hước là nụ cười của Charity, cũng là cái tát của ông Hallett. Cái tát ấy: Là thực tại nghiệt ngã của sự phân biệt giai cấp lúc bấy giờ; là lời cảnh báo cho sự "học đòi làm sang"; cũng là tấm lòng yêu thương của người cha đối với con gái mình. Ông Hallett yêu con, nên càng không muốn con chịu khổ. Nhưng có lẽ, hành động của ông chưa thực sự hợp lí. Để rồi, lại chính cái tát ấy bồi đắm thêm sự xấu xí trong tâm hồn cậu bé kia.
Bên bờ biển lộng gió, Charity cùng Barnum, của thời niên thiếu. Những đứa trẻ vui đùa trong sự mơ ước, hi vọng vào tương lai.
Soi bóng chiếc điện quý tộc, có khoảng sáng, cũng có vệt tối. Xoay vòng, xoay vòng, rồi vụt tắt. Barnum dũng cảm thổi tắt đi "A vision of the one I see" (Một viễn cảnh mà tôi nhìn thấy) để sống với thực tại, để biến thứ viễn cảnh đấy thành thực tại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top