Intranet

1.Vai trò “phân tích nhu cầu” trong phân tích và thiết kế mạng

-Trong các bước phân tích và thiết kế mạng thì phân tích nhu cầu có vai trò rất quan trọng vì từ khâu phân tích nhu cầu ta có thể xây dựng được bảng đặc tả yêu cầu hệ thống mạng.

-Phân tích nhu cầu phải chú trọng đến phân tích hiện trạng hiện tại (tốc độ, phần cứng, phần mềm, các dịch vụ mail, web,...) và yêu cầu của hệ thống ( các dịch vụ trên mạng, mô hình quản lý mạng, xử lý mạng, ứng dụng mạng, mức độ an toàn, băng thông, các thiết bị cần chia sẽ)

-Phân tích nhu cầu đòi hỏi phải đúng và đầy đủ thì các bước thiết kế sau mới đúng.

2.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn giải pháp trong thiết kế mạng.

-Kinh phí dành cho hệ thống mạng: một hệ thống mạng được thiết kế không những phù hợp với doanh nghiệp mà còn chú ý đến giá thành.

-Công nghệ phổ biến trên thị trường: những công nghệ như internet, VoidIP,...

-Thói quen về công nghệ của khách hàng: hệ điều hành, phần mềm người dùng hay sử dụng

-Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống: mạng chạy phải nhanh và có tính ổn định cao.

-Ràng buộc về pháp lý: khi cài đặt cần chú ý đến vấn đề bản quyền được sử dụng trong hệ thống mạng.

Tùy vào từng khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên của các yếu tố khác nhau dẫn đến thiết kế sẽ khác nhau.

3.Sự khác biệt giữa luận lý và vật lý.

-Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý là thiết kế mạng dựa trên việc lựa chọn mô hình mạng, giao thức mạng, cài đặt và cấu hình các thiết bị nhận dạng mạng. Những vấn đề chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là đặt tên cho domain, workgroup, máy tính; định địa chỉ IP cho các máy tính, định cổng cho từng dịch vụ, phân chia mạng con, thực hiện vạch đường đi cho thông tin trên mạng.

-Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lý là mô tả chi tiết về vị trí các dây mạng ở thực địa, vị trí các thiết bị mạng ( switch, router), vị trí đặt máy chủ và máy client à từ đó đưa ra bảng dự trù các thiết bị cần mua.

-Thiết kế mạng ở mức luận lý thường được thực hiện trước bước thiết kế ở mức vật lý, luận lý cho thấy được tổng quan mô hình mạng còn vật lý cho thấy được chi tiết vị trí các thiết bị trong hệ thống mạng.

4.Vai trò của thiết kế mạng cáp trong thiết kế mạng.

-Nhờ thiết kế mạng cáp mà ta có thể tổng quát được sơ đồ đi dây của hệ thống mạng, các loại cáp được sử dụng, sơ đồ đi dây phải thỏa mãn các ràng buộc về băng thông và khoảng cách địa lý của mạng.

-Thiết kế mạng cáp có các thành phần hệ thống cáp như hệ cáp khu vực làm việc, cáp ngang, cáp đứng, backbone

-Thiết kế mạng cáp chú ý đến loại cáp sử dụng và khoảng cách máy tính đến điểm tập trung (MDF) không quá 100m nếu xa hơn 100m thì cần thêm nhiều điểm tập trung nối kết khác (IDF)

-Thiết kế mạng cáp đóng vai trò quan trọng vì nó đòi hỏi khi thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu về: an toàn, thẩm mỹ, đúng tiêu chuẩn, tiết kiệm và linh hoạt.

-Từ việc thiết kế mạng cáp ta có được thông tin

+ Sơ đồ vật lý mạng cáp

+ Sơ đồ logic mạng cáp

+ Bảng giá.

5.Tính năng của Switch

-Switch là thiết bị hoạt động ở layer 2, có đầy đủ tính năng như:

+ Học các máy tính trên mạng

+ Chuyển tiếp khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác một cách có chọn lọc

+ Hỗ trợ đa giao tiếp đồng thời

+ Hỗ trợ giao tiếp song cong (full-duplex)

+ Điều hòa tốc độ kênh truyền

-Trong thiết kế mạng switch dùng để kết nối các máy client, phân đoạn mạng để tránh collision domain và broadcast domain, tạo ra mạng lan ảo

6.Vai trò của VLAN trong thiết kế mạng

-Vlan là một broadcast domain trong một mạng sử dụng switch. Việc định nghĩa các Vlan cho phép người quản trị xây dựng các vùng quảng bá với ít người dùng hơn, nhờ đó tăng băng thong cho người dùng.

-Switch và Vlan cho phép người quản trị mạng gán những người dùng vào các vùng quảng bá dựa trên yêu cầu công việc của họ

-Vai trò của VLan trong thiết kế mạng rất quan trọng vi nó cho ta các lợi ích sau

+ Phân tách các vùng broadcast domain để tạo ra nhiều băng thong hơn cho người sử dụng

+ Tăng tính bảo mật bằng cách cô lập người sử dụng dựa vao kỹ thuật của bridge

+ Triển khai mạng một cách mềm dẻo dựa trên chức năng công việc của người dùng hơn là vị trí vật lý của họ (VLan có thể giải quyết các vấn đề lien quan đến việc di chuyển, thêm và thay đổi vị trí các máy tính trên mạng)

7.Vai trò của router trong thiết kế mạng:

-Router là thiết bị mạng hoạt động ở layer 3 của mô hình OSI, người ta sử dụng router để:

+ Phân cách mạng thành các segment riêng

+ Nối các nhánh mạng trong môi trường liên mạng

Chức năng chính:

+ Lưu chuyển các gói tin giữa các nhánh mạng

+ Chọn đường đi cho các gói tin với cho phí thấp nhất.

-Router cũng có vai trò quan trọng trong thiết kế mạng vì router dùng để chia mạng thành các segment tách rời nhau về mặt vật lý cũng như luận lý, router cho phép kết nối LAN với mạng diện reongj như Internet.

-Router làm giảm kích thước các broadcast domain à tăng băng thông toàn mạng, điều này rất quan trọng trong việc thiết kế mạng

-Router còn dùng để giải quyết các vấn đề:

+ Không thích hợ về giao thức mạng khi có kích thước mạng lớn

+ Vấn đề an ninh mạng

+ Vấn đề đánh địa chỉ mạng

8.Trình bày về DHCP trong thiết kế mạng

-Khi một máy tính tham gia vào mạng thì địa chỉ của nó phải là duy nhất và không trùng lặp với bất kỳ máy nào trong hệ thống mạng. Đối với hệ thống mạng lớn có nhiều máy trạm thì nhờ có DHCP mà công tác quản trị được đơn giản hóa, nó làm yên tâm về các vấn đề phát sinh khi cấu hình thủ công.

-Nhờ có DHCP mà:

+ Giảm bớt các hiện tượng xung đột về IP, luôn đảm bảo client cấu hình đúng.

+ Tiết kiệm số IP thật

+ Tập trung quản trị thông tin về cấu hình IP

+ Phù hợp với các máy tính thường xuyên di chuyễn giữa các lớp mạng

+ Tự động cập nhật thông tin khi có sự thay đổi mạng

+ Sự linh hoạt và khả năng mở rộng

9.Trình bày về DNS trong thiết kế mạng

-Mỗi website đều có tên và một địa chỉ IP. DNS có nhiệm vụ phân giải tên miền thành IP và ngược lại, người dùng chỉ cần nhớ tên mà không cần nhớ IP

-Vì DNS là một cơ sở dữ liệu phân tán và có khả năng mở rộng. DNS server giúp người quản trị có thể quản lý dữ liệu nội bộ thuộc phạm vi của họ, dữ liệu này được truy cập trên toàn bộ hệ thống theo mô hình Client – Server.

-Ưu điểm:

+ Tăng khả năng chịu lỗi

+ Cân bằng tải

+ Security

+ Giảm traffic hệ thống

-Để đảm bảo tính sẵn sang và khả năng chịu lỗi ta có thể xây dựng 2 DNS server, để khi có sự cố thì server còn lại thực hiện các yêu cầu phân giải.

èDNS là một dịch vụ cực kì quan trọng trong hệ thống mạng, để DNS có thể phân giải đúng và ổn định thì cần phải cấu hình chính xác.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top