Internationnal Trade

BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.

Thương mại quốc tế? Luật thương mại quốc tế?

Thương mại quốc tế có từ lâu và trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau. 4 thời kỳ:

1. bắt đàu từ thế kỷ XIX trước công nguyên đến thế kỷ IV thời kỳ này hoạt động thương mại quốc tế đã được coi là hình thành nhưng vẩn quy mô nhỏ. Con đường tơ lụa.

2. từ V đến XIII kém phát triển do chiến tranh, chủ yếu ở một số thành phố lớn.

3. Từ XIV đến 1945 phát triển mạnh mẽ hình thành và phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.....

4. Từ 1945 đến nay phát triển mạnh mẽ chưa từng có nhờ khoa học kỹ thuật và GATT 1994 và WTO 1995.

Nghĩa thương mại quốc tế là hành vi thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia (bảo gồm hành vi của thương nhận và quốc gia) một số nước khác trên thế giới tách ra theo từng hành vi International trade và International commerce.

Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài: Chủ thể là các bên có quốc tịch khác nhau, sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài và các đối tượng của quan hệ thương mại như hàng nước ngoài và đối tượng khác ở nước ngoài.

Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tác, các quy phạm điểu chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.

2.

Chủ thể của Luật thương mại quốc tế.

Chủ thể của Luật thương mại quốc tế: Cá nhân; pháp nhân; quốc gia.

Cá nhân: Có điều kiện cụ thể hoặc không (tùy quy định của pháp luật)

Điều kiện nhân thân và điều kiện về nghề nghiệp của cá nhân.

Điều kiện về nhân thân: ĐK pháp lý gắn liền với con người cụ thể, căn cứ vào năng lực hành vi và năng lực pháp luật và yêu cầu khác.

Điều kiện nghề nghiệp: Người đang làm một số việc thì không được tham gia vào thương mại quốc tế. PL Việt Nam quy định thương nhân là cá nhân phải là người hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6 LTM 2005). Các điều ước quốc tế thỏa thuận các nguyên tắc pháp lý trong việc xác định địa vị pháp lý của công dân nước ngoài.

Pháp nhân: Là tổ chức được nhà nước thàng lập hoặc công nhận hội đủ các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của VN thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi nghành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (khoản 1, 2 Điều 6 LTM 2005). Pháp nhân có quyền tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Pháp luật một số nước còn đưa ra điều kiện bổ sung để xác định tư cách chủ thể với loại thương nhân này.

Thương nhân nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật của nước nới nó hoạt động.

Quốc gia: Tham gia với tư cách chủ thể khi: Ký kết hoặt gia nhập các điều ước quốc tế về thương mại; tham gia giao dịch thương mại với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân. Quốc gia tham gia quan hệ thươn 

g mại quốc tế với các chủ thể khác thì quốc gia luôn là chủ thể đặc biệt.

3.

Tại sao nói quốc gia là chủ thể đặc biệt trong quan hệ thương mại quốc tế?

Quốc gia luôn là chủ thể đặc biệt và hưởng quy chế đặc biệt trong quan hệ thương mại quốc tế.

Thứ nhất, chỉ có quốc gia mới có quyền kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về thương mại.

Thứ hai, khi tham gia giao dịch thương mại với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân thì quốc gia là chủ thể đặc biệt và hưởng các quy chế đặc biệt.

- Nguyên tắc bình đẳng không được đặt ra vì quốc gia có chủ quyền (có pháp luật, nắm cơ sở kinh tế, hệ thống ngân hàng, tiền tệ, lực lượng lao động, người tài nguyên thiên nhân...) Vì thế quốc gia được hưởng quyền miễn trừ về chủ quyền.

- Nguyên tắc lựa chon pháp luật: bắt buộc phải áp dụng pháp luật của quốc gia, hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Hiện nay quốc gia có quyền từ bỏ quyền miễn trừ của mình (học thuyết miễn từ quốc gia có giới hạn - The doctrine of restricted state immunity) Luật về miễn trừ chủ quyền nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976, công ước Washington 1965 về giải quyết tranh chấp giữa các bên được tiến hành trước tổ chức trọng tài thiết chế và dưới sự giám sát của Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư.

4.

Nguồn của Luật thương mại quốc tế?

Pháp luật quốc gia 

: được áp dụng khi các bên chủ thể thỏa thuận áp dụng (có thể thỏa thuận luật quốc gia thứ 3 với điều kiện không trái với pháp luật nơi ký HĐ) và khi có quy phạm xung đột dẫn đến chiếu đến luật của quốc gia (luật quốc tịch của các bên chủ thể, luật nơi cư trú của các bên chủ thể, luật nơi có vật, luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng).

Luật VN (HP, TM, Hàng hải, hàng không dân dụng, thuế xuất nhập khẩu) NĐ 57/1998 và NĐ 44/2001.

Điều ước quốc tế: là các điều ước được ký kết nhằm điểu chình quan hệ trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Có 2 loại song phương và đa phương (dựa theo chủ thể). 2 điều ước quy định những nguyên tắc chung và loại điều ước quy định một cách cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế (dựa theo tính chất điều chỉnh).

Được áp dụng bắt buộc khi các bên có quốc tịch hoặc cư trú ở các quốc gia là các nước thành viên của điều ước đó, các bên có thể thỏa thuận áp dụng nếu không thuộc trường hợp trên.

Tập quán quốc tế: thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể rõ ràng được áp dụng liên tục và được chấp nhận phổ biến.

Áp dụng khi các bên thỏa thuận áp dụng hoặc điều ước quốc tế liên quan áp dụng.

5.

Trường hợp nào luật quốc gia được áp dụng trong thương mại quốc tế? Cho ví dụ?

Hai trường hợp được áp dụng: khi các bên chủ thể thỏa thuận áp dụng (có thể thỏa thuận luật quốc gia thứ 3 với điều kiện không trái với pháp luật nơi ký HĐ) và khi có quy phạm xung đột dẫn đến chiếu đến luật của quốc gia. VÍ DỤ: vấn đề về năng lực pháp luật và năng lực hành vi được dẩn chiếu khi có xung đột phát sinh. (luật quốc tịch của các bên chủ thể, luật nơi cư trú của các bên chủ thể, luật nơi có vật, luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng).

Trong vụ Kloseckner COAG và Gtoil Overseas Inc... bên bán Đức kiện bên mua Ý tại tòa án Đức về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo hợp đồng, nhưng bên mua là gửi yêu cầu hủy hợp đồng đã ký tại một tòa án Ý. Toàn án châu Âu đã phán quyết khi TA Đức đã có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp thì việc này sẽ không được giải quyết ở TA của Ý nữa, mặc dù bên mua Ý là một chủ thể ký kết hợp đồng.

6.

Trường hợp nào Điều ước quốc tế được áp dụng trong thương mại quốc tế? Cho ví dụ?

Điều ước quốc tế: là các điều ước được ký kết nhằm điểu chình quan hệ trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Có 2 loại song phương và đa phương (dựa theo chủ thể). 2 điều ước quy định những nguyên tắc chung và loại điều ước quy định một cách cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế (dựa theo tính chất điều chỉnh).Được áp dụng bắt buộc khi các bên có quốc tịch hoặc cư trú ở các quốc gia là các nước thành viên của điều ước đó, các bên có thể thỏa thuận áp dụng nếu không thuộc trường hợp trên.

7.

Tập quán thương mại quốc tế là gì? Cho ví dụ?

Tập quán quốc tế: thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể rõ ràng được áp dụng liên tục và được chấp nhận phổ biến. Áp dụng khi các bên thỏa thuận áp dụng hoặc điều ước quốc tế liên quan áp dụng.

8.

Án lệ là gì? Cho ví dụ?

Các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa án được gọi là án lệ.

Vi dụ: Áp dụng án lệ ở Anh: Vụ tranh chấp giữa công ty bảo hiểm Yanhtse với công ty Lukmangre. Theo hợp đồng, gỗ được bán ra trước khi được chuyên chở bằng đường biển phải do bên bán lo bảo hiểm. Gỗ được chở tới cảng, nhưng vì thời tiết xấu, đã bị tổn thất một số bè bị trôi. Bên mua hàng kiện đòi bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với hàng hóa theo hợp dồng mua bán đã ký kết. Toàn án đã bác yêu cầu đó của bên mua, sau khi tham khảo một số vụ việc cùng loại xảy ra trước đó. Phân biệt hai điều kiện giao hàng EX-ship và CIF, để kết luận là mọi tổn thất đối với hàng hóa gỗ đã được chuyển giao cho bên mua. Ở nước ta, tiền lệ pháp không được thừa nhận là các nguoonf luật điều chỉnh, nhưng do sự thiết vắng của một số quy phạm pháp luật trong các văn bản luật và dưới luật, việc xét xử các tranh chấp về kinh tế - thương mại dựa vào các công văn hướng dẫn của TANNTC để làm cơ sở giải quyết tranh chấp tương tự.

9.

INCOTERMS 2000?

Có 13 điều kiện chia làm 4 nhóm: E,F,C,D.

Nhóm E có EXW Giao tại xưởng (người bán đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại xưởng của mình)

Nhóm F (người bán phải giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định)

Có 3 ĐK

-  

FCA Giao cho người chuyên chở.

-  

FAS Giao dọc mạn tàu.

-  

FOB Giao trên tàu.

Nhóm C có 4 ĐK

-  

CFR Tiền hàng và cước phí.

-  

CIF Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí.

-  

CPT Cước phí trả tới.

-  

CIP Cước phí và bảo hiểm trả tới.

Theo nhóm C người bán phải ký kết một hợp đồng vận tải nhưng không phải chịu rủi ro về mất mát, hư hại hàng hóa và những chi phí khác do những tình huống khác xảy ra sau khi hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở.

Nhóm D có 5 ĐK

-  

DAF giao tại biên giới.

-  

DES giao tại tàu.

-  

DEQ Giao tại cầu cảng.

-  

DDU Giao hàng thuế chưa trả.

-  

DDP Giao hàng thuế đã trả.

Theo nhóm D người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro đối với việc đưa hàng tới nơi đến.

Trong INCOTERMS 2000 có 10 tiêu đề. Nghĩa vụ bên bán đặt là A (A1-A10) bên mua là B (B1-B10). Nội dung tiêu đề gồm:

1.  

Bên bán cung cấp hàng hóa đúng với hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận đồng thời bên mua phải có trách nhiệm trả tiền.

2.  

Các vấn đề pháp lý liên quan tới việc xin giấy phép tái xuất nhập khẩu và làm các thủ tục liên quan tới xuất nhập khẩu.

3.  

Quy định nghĩa vụ về việc ký kết hợp đồng vận tải và bảo hiểm hàng hóa.

4.  

Nghĩa vụ về rủi ro đối với hàng hóa.

5.  

Xác định nghĩa vụ về rủi ro đối với hàng hóa.

6.  

Xác định nghĩa vụ đối với các chi phí cho việc giao hàng.

7.  

Nghĩa vụ thông báo những thông tin quan trọng cho việc giao nhận hàng.

8.  

Nghĩa vụ cung cấp bằng chứng của việc giao nhận hàng và các căn cứ thích hợp của việc giao hàng như hóa đơn thông báo điện tử.

9.  

Nghĩa vụ liên quan tới việc kiểm tra hàng hóa bao bì ký mã hiệu hàng hóa.

10.  

Xác định các nghĩa vụ khác của các bên trong việc giao hàng.

10.

INCOTERMS 2010?

Incoterms 2010 

được ICC xuất bản tháng 9/2010 với 11 quy tắc mới và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.

Incoterms®, quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Việc dẫn chiếu Incoterm® 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý.

Incoterms® 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms® 2010 cập nhật và gom những điều kiện "giao hàng tại nơi đến", giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms® 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng.

11 điều kiện Incoterms® 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt: 

Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:EXW: Giao tại xưởng

·

FCA: Giao cho người chuyên chở

·

CPT: Cước phí trả tới

·

CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới

·

DAT: Giao tại bến

·

DAP: Giao tại nơi đến

·

DDP: Giao hàng đã nộp thuế

Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:

·

FAS: Giao dọc mạn tàu

·

FOB: Giao lên tàu

·

CFR: Tiền hàng và cước phí

·

CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển. Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển.

Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện "đường biển và đường thủy nội địa". Nhóm này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được "xếp lên tàu". Điều này phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại hiện đại và xóa đi hình ảnh đã khá lỗi thời về việc rủi ro di chuyển qua một ranh giới tưởng tượng.

11.

So sánh INCOTERMS 2000 với INCOTERMS 2010?

Incoterms 2010 có hiệu lực ngày 01/01/2011 với những sửa đổi, bổ sung, cập nhật so với những thay đổi trong thương mại quốc tế. Bài viết dưới đây giới thiệu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2011 nhằm giúp người làm công tác xuất nhập khẩu kịp thời cập nhật các quy định mới và vận dụng linh hoạt các tập quán thương mại quốc tế.

Điểm giống nhau của Incoterms 2000 và Incoterms 2010

- Có 07 điều kiện thương mại: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP 

- Khuyến cáo áp dụng phương tiện thủy đối với các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF 

- Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP 

- Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật. Các bên có thể áp dụng hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương

Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010

STT

Tiêu chí so sánh

Incoterms 2000

Incoterms 2010

1

Số các điều kiện thương mại

13 điều kiện

11 điều kiện

2

Số nhóm được phân

04 nhóm

02 nhóm

3

Cách thức phân nhóm

Theo chi phí vận tải và địa điểm chuyển rủi ro

Theo hình thức vận tải: thủy và các loại phương tiện vận tải

4

Nghĩa vụ liên quan đến đảm bảo an ninh hàng hóa

Không quy định

Có qui định A2/B2; A10/B10

5

Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms

Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế và nội địa; sử dụng trong các khu ngoại quan

6

Quy định về chi phí có liên quan

Không thật rõ

Khá rõ: A4/B4 & A6/B6

7

Các điều kiện thương mại DES, DEQ, DAF, DDU

Không

8

Các điều kiện thương mại: DAT, DAP

Không

9

Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF

Lan can tàu

Hàng xếp xong trên tàu

10

Quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi (bán hàng trong quy trình vận chuyển)

Không

12.

Quy tắc giao hàng FOB? Cho ví dụ?

Điều kiện FOB "Free on board" giao lên tàu có nghĩa là: người bán hàng giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bóc hàng quy định. Đều này có nghĩa rằng người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro về mất mắt hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ sau điểm ranh giới đó. Điều kiện FOB đòi hỏi người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.

A

Nghĩa vụ của người bán

B

Nghĩa vụ của người mua

A1

Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng, người bán phải cung cấp hàn hóa và hóa đơn thương mại, hoặc thông điệp điển tử tương đương theo đúng hợp đồng mua bán và cung cắp mọi bằng chứng về việc đó nếu hợp đồng yêu cầu.

B1

Trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng

A2

Giấy phép, cho phép và thủ tục: Người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu hoặc sư cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hàng hóa.

B2

Giấy phép, cho phép và thủ tục: Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy các giấy phép nhập khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu hàng hóa và, nếu cần thiết, để quá cảnh qua nước khác.

A3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm:

A, Hợp đồng vận tải: không có nghĩa vụ

B, Hợp đồng bảo hiểm: Không có nghĩa vụ.

B3

Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm

A, Hợp đồng vận tải: Người mua phải ký hợp đồng vận tải và chị chi phí vận chuyrn hàng hóa từ cảng bóc hàng quy định.

B, Hợp đồng bảo hiểm: Không có nghĩa vụ.

A4

Giao hàng: Người bán phải giao hàng lên chiếc tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định, theo tập quán thông thương của cảng vào ngày hoặc trong thời hạn quy định

B4

Người mua phải nhận hàng khi hàng hóa đã được giao như quy định tại điều A1

A5

Chuyển rủi ro: Người bán phải, theo quy định ở điều B5, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định

B5

Chuyển rủi ro: Người mau phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định và từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, trường hợp này xatr ra khi người mua không thông báo như quy định của điều B7, hoặc do tàu của người mua chỉ định không đến đúng hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hóa đã được cá biệt hóa rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc ra được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng.

A6

Phân chia phí tổn: Người bán phải theo quy định ở điều B6, trả mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đên khi hàng hóa qua lan can tàu, các chi phí về các thủ tục hải quan, thuế quan, thuế và các lệ phí khác.

B6

Phân chia phí tổn: Người mua phải trả mọi chi phí liên quan tới hàng hóa kể từ khi hàng qua lan can tàu. Mọi chi phí phát sinh thêm do tàu của người mua chỉ định không đến đúng thời hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn được thông báo như quy định ở điều B7, hoặc người mua không thông báo như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hóa đã được cá biệt hóa rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng. Nếu có quy định, tất cả những loại thuế quan, thuế và lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hỉa quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa và quá cảnh qua nước khác.

A7

Thông báo cho người mua: Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua biết hàng hóa đã được giao như quy định ở điều A4

B7

Thông báo cho người bán: Người mua phải thông báo đầy đủ cho người bán về lên tàu, điềm bốc hàng và thời gian giao hàng mà người mua yêu cầu.

A8

Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương: Người bán pharim bằng chí phí của mình cung cấp cho người mua, bằng chứng thông thương về việc giao hàng như quy định tại điều A4. Trừ khi bằng chứng nêu trên là chứng từ vận tải, người bán phải theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro về chi phí, giứp đỡ người mua để lấy một chứng từ về hợp đồng vận tải (ví dụ một vận đơn có thể chuyển nhượng, một giấy gửi hàng đường biển không thể chuyển nhượng, một chứng từ vận tải đường thủy nội địa hoặc một chứng từ vận tải đa phương thức). Nếu người bán và người mua thỏa thuận trao đổi thong tin bằng điện tử, chứng từ nói trên có thể được thay thế bằng một thông điệp điện tử tương đương (EDI).

B8

Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương: Người mua phải chấp nhận các bằng chứng như quy định ở điều A8

A9

Kiểm tra- bao bì đóng gói - ký mã hiệu: Người bán phải trả phí tổn cho các hoạt động kiểm tra bắt buộc đối với việc giao hàng như quy định tài điều A4. Người bán phải bằng chi phí của mình đóng gói hàng hóa (trừ khi theo thông thệ của nghành hàng thương mại cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần bao gói) bắt buộc phải có đối với việc vẩn chuyện hàng hóa trongp hạm vi các tình huống liên quan tới việc vận chuyển (ví dụ phương thức, nơi đến) đã được người bán biết trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng, Bì đóng gói phải được ký mã hiệu phù hợp.

B9

Giám định hàng hóa: Người mau phải trả phí tổn cho mọi việc giám định trước khi gửi hàng, trừ khi việc giám định đó được tiến hàng theo lệnh của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

A10

Nghĩa vụ khác: Người bán phải theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giwps đở người mua để lấy các chừng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương (ngoài những chứng từ nêu ở điều A8) được ký phát hoặc truyền đi tại nước gửi hàng hoặc nước xuất xứ mà người mua cần có thể nhập khẩu hàng hóa và nếu cần thiết, để quá cảnh qua nước khác. Người bán phải cung cấp cho người mua, theo yêu cầu của người mua, các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hóa.

B10

Nghĩa vụ khác: Người mua phải trả mọi phí tổn và lệ phí phát sinh để lấy các chừng từ tương đương như nêu trong điều A10 và hoàn trả cho người bán những phí tổn mà người bán phải gánh chịu trong việc giwps đở người mua như quy định ở điều A10.

13.

Quy tắc giao hàng CIF? Cho ví dụ?

Giá hàng hóa bao gồm giá của bản thân hàng hóa đó cộng với chi phí bảo hiểm và cước vận chuyển hàng hóa tới cảng quy định. Do vậy, nghĩa vụ của người bán là phải thuê tàu để chở hàng đến cảng đích quy định, cung cấp hàng theo hợp đồng và bốc hàng lên tàu tại cảng bốc quy định trong thời hạn quy định, mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu và bằng đồng tiền dùng để thanh toán trong hợp đồng, cung cấp cho người mua một vận đơn đã bốc hàng hoàn hảo và lưu thông được và một đơn bảo hiểm lưu thông được, chịu mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa cho đến khi hàng đã qua hẳng lan can tàu ở cảng bốc hàng. Người mau phải trả tiền hàng và nhận các rủi ro chứng từ phù hợp với hợp đồng, nhận hạng tại cảng đó, chịu mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa (trừ tiền cước) kể từ khi cảng đã qua hẳn tại lan can tàu tại cảng bốc. Vì vậy điều kiện này chỉ được áp dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa.

14.

So sánh các điều kiện giao hàng nhóm C và nhóm F? Cho ví dụ?

Các điều kiện F đòi hỏi người bán giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định. Quy định về "điểm" mà tại đó các bên có ý định tiến hành việc giao hàng theo điều kiện FCA trước đây đã gây một số khó khăn vì có rất nhiều tình huống có thể xảy ra đối với hợp đồng áp dụng điều này. Do vậy, hàng hóa có thể được bốc lên phương tiện do người mua đưa tới để nhận hành tại cơ sở của người bán, hoặc hàng hóa có thể cần phải được dỡ xuống từ phương tiện do người bán đưa tới để giao hàng tại một bến do người mua quy định.

Các điều kiện C đòi hỏi người bán ký hợp đồng vận tải theo các điều kiện thông thường và chịu chi phí về việc chuyên chở đó. Do vậy, cần phải nêu rõ địa điểm và người bán phải chịu phí tổn chuyên chở tới đó ngay sau điều kiện C được chọn. Theo CIF và CIP, người bán phải mua bảo hiểm và chịu chi phí về bảo hiểm. Do điểm phân chia phí tổn tại nước hàng đến, người ta phải tưởng lầm răng các điều kiện C là những hợp đồng mua bán hàng theo đích, theo đó người bán phải chịu mọi rủi ro và phí tổn cho đến khi hàng hóa thực sự tới nơi quy định. Nhưng cần nhấn mạnh rằng tính chất của các điều kiện C cũng giống như tính chất của các điều kiện F là ở chổ người bán đã làm xong nghĩa vụ của mình tại nơi gửi hàng. Như vậy, những hợp đồng mua bán theo điều kiện C cũng như những hợp đồng theo điều kiện F đều thuộc loại hợp đồng gửi hàng đi. Bản chất của các hợp đồng gửi hàng đi là người bán hàng có nghĩa vụ phải chịu chi phí vận tải thông thường cho việc chuyên chở hàng hóa theo tuyến đường thông thường tới địa điểm quy định, song tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa cũng như các chi phí phát sinh do tình huống xảy ra sau khi hàng được giao cho người chuyên chở đều thuộc về người mua. Vì vậy, các điều kiện C khác với điều kiện còn lại ở chỗ: các điều kiện C bảo gồm 2 điểm phân định: 1 điểm chỉ giới hạn mà người bán phải thu xếp và chịu phí tổn của một hợp đồng vận tải tới đó và 1 điểm phân chia rủi ro. Điều căn bản của những điều kiện C là người bán được miễn trách nhiệm về những rủi ro và chi phí phá sinh sau khi người bán đã hoàn thành hợp đồng của mình bằng việc ký hợp đồng vận tải và chuyển giao cho người chuyên chở, và mua bảo hiểm theo các điều kiện CIF và CIP.

15.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ quy định những vấn đề gì?

16.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế?

Most favoured Nation Treatment Nguyên tắc này dựa trên cam kết thương mại một nước dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sử dành cho nước thứ 3 khác trong tương lai. Áp dụng với hàng hóa và thương nhân nhập cảnh. Có thể áp dụng có điều kiện hoặc không tùy vào quy định và thỏa thuận của mỗi nước.

Đầu tiên là GATT 1947, bất kì ưu đãi, ưu tiên, dặc quyền hoặc miễn trừ nào mà nước thành viên dành cho sản phẩm của nước thành viên khác sẽ phải được dành cho sản phẩm cùng loại của thành viên còn lại. Bảo đảm sản phẩm nhập khẩu cùng loại sẽ được đối xử bình đẳng và không phân biệt tại nước nhập khẩu (nguyên tắc đối xử không phân biệt).

GATT 1994 (điều 1); GATS Hiệp định về thương mại dịch vụ (Điều 2); TRIPS Hiệp định về một số khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Điều 4)

17.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc không áp dụng cho những ngoại lệ nào?

Nguyên tắc này có các ngoại lệ.

1. Chế độ ưu đãi đặc biệt: là chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế quan truyền thống giữa một số nước thành viên hình thành trong thời kỳ chế độ thuộc địa, tội tại trước khi hiệp định GATT 1947 ra đời. Đây là đặc lợi mang tính phân biệt đối xử vì chỉ áp dụng riêng giữa một số nước với nhau hoặc trong 1 khu vực nhất định như khối thịnh vượng chung, chế độ ưu đãi của Khối liên hiệp Pháp, ưu đãi giữa Mỹ và Philipine...

GATT 1947 không thể xóa bỏ ưu đãi đặc biệt trên nên xem nó như một ngoài lệ với điều kiện:

-

Là các ưu đãi này chỉ giới hạn trọng thuế quan đối với hàng nhập khẩu và không cho phép ưu đãi đặc biệt về thuế xuất khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu và các hạng mục khác.

-

Là ưu đãi đặc biệt này chỉ giới hạn giữa một số nước thành viên đã được chấp nhận và không được phép thiết lập các ưu đãi mới sau khi GATT 1947 ra đời (khoản 2 Điều 1 và phụ lục liệt kê cụ thể các ưu đãi đặc biệt này).

-

Không cho phép tăng sự chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi đặc biệt đã có khi thành lập GATT 1947 với thuế suất tối huệ quốc.

2. Hội nhập kinh tế khu vực: Điều 24 GATT 1994 nguyên tắc đối xử tối hội quốc sẽ không được áp dụng đối với khu vực mâu dịch tự do (không áp dụng rào cản thương mai với nhau nhưng mỗi nước áp dụng rào cản khác nhau đối vs các nước không phải là thành viên) hoặc đồng minh thuế quan (không áp dụng rào cản thương mại vs nhau nhưng áp dụng thuế với các nước khác). GATT 1947 đã đưa ra các điều kiện để thành lập khu vực mậu dịch tự do hoặc đồng minh thuế quan.

- Thuế quan và các rào cản thương mại khác về mặt thực chất giữa các nước trong khu vực phải được dõ bỏ hoàn toàn.

- Thuế quan và các rào cản thương mại khác đối với csac nước ngoài khu vực không được phép tăng hơn so với trước khi thành lập đồng minh thuế quan hay khu vực mậu dịch tự do.

- Đồng minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do phải được xây dựng theo lịch trình hợp lý trong một khoản thời gian hợp lý.

3. Các biện pháp đặc biệt đối với các nước đang phát triển: Ưu đãi đối với các nước đang phát triển. GATT 1947 Điều 18 cho phép các nước thành viên đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế sẽ được tiến hàng những hạn chế nhập khẩu cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế với một số điều kiện nhất.

Chế độ ưu đãi phổ cập (GSP) áp dụng GATT 1947 từ năm 1971. Là việc các nước phát triển đơn phương tự nguyện (không yêu cầu sự có đi có lại) dành cho sản phẩm của các nước đang phát triển hưởng thuế suất nhập khẩu thấp hơn với sản phẩm cùng loại của các nước phát triển khác. Chế độ này được áp dụng rộng rãi cho tất cả các nước đang phát triển (phổ cập) mang tính ưu đãi một chiều khác với chế dộ ưu đãi đặc biệt mang tính song phương. WTO ra đời, các đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển còn được cụ thể hóa trong các hiệp định WTO. Gồm: (1) Hưởng một số ưu đãi; (2) Miễn thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian nhất định; (3) Trợ giứp về một kỹ thuật.

4. Các ngoại lệ khác: GATT 1994 quy định một số trường hợp không áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc mà không cần phải xin phép hopawcj thông qua thủ tục đặc biệt nào. Đó là các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức, trật tự công cộng, bảo vệ sinh mạng và cuộc sống con người, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên... (Điều 20). Ngoài ra trong trường hợp một nước thành viên được công nhận "miễn trừ nghĩa vụ một cách tạm thời" (waiver) theo thủ tục nhất định của GATT thì nước đó sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (Điều 25).

18.

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế?

Nation treatment nguyên tắc này được hiểu là dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình. (Đảm bảo tính công bằng cạnh tranh bình đẳng không chỉ giữa sản phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên mà còn giữa sản pharm nhập khẩu với sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu).

19.

Đối tượng áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia theo quy định của GATT 1994?

Cụ thể GATT 1994 theo khoản 1 Điều 3 đối tượng áp dụng nguyên tắc đối tương áp dụng nguyên tắc này gồm:

1. Thuế và lệ phí trong nước: Các nước thành viên không được phép đánh thuế và các lệ phí đối với sản phẩm nhập khẩu cao hơn so với sản phẩm nội địa cùng loại. Các nước thành viên cũng không được phép áp dụng thuế và lệ phí trong nước đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm nội địa theo phương pháp nào đó nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước (khoản 2 Điều 3).

2. Quy chế mua bán: Pháp luật, quy định và các yêu cầu khác ảnh hưởng đến mua bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nước không được phép đối xử với sản phẩm nhập khẩu kém ưu đãi hơn so với sản phẩm nội địa cùng loại. Trong đó "ảnh hưởng" ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả cácđiều kiệ cạnh tranh giữa sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm nội địa cùng loại (khoản 4 Điều 3).

3. Quy chế số lượng: Các nước thành viên không được phép đặt ra hoặc duy trì quy chế trong nước về số lượng liên quan đến sự pha trộn, chế biến hoặc sử dụng các sản phẩm theo một số lượng hoặc tỉ lệ nhất định, trong đó yêu cầu rằng số lượng hoặc tỉ lệ pha trộn của sản phẩm là đối tượng của quy chế này phải được cung cấp từ nguồn trong nước, hay áp dụng quy chế số lượng này theo cach thức nhằm bảo vệ sản xuất trong nước (khoản 5 Điều 3).

Các ngoại lệ theo quy định của GATT 1994: (1) Cung cấp các khoản tiền trợ cấp đối với người sản xuất trong nước (điểm b khoản 8 Điều 3); (2) Phân bổ thời gian chiếu phim; (3) Mua sắm chính phủ.

GATS (Điều 6) Trong thương mại dịch vụ, các nước phải danhc ho dịch vụ và các nhà cung cấp của nước khác thuộc các lĩnh vực nghành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình những ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà nước đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp nước mình.

TRIPs (Điều 3) Trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các nước sẽ phải dành cho công dân của các nước khác những ưu đãi không kém hơn ưu đãi mà nước đó dành cho công dân nước mình.

20.

Nguyên tắc mở của thị trường được thực hiện thông qua những cam kết nào?

Market access. Nguyên tắc này là công cụ quan trọng của GATT/WTO nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa và mở rộng thương mại. Cơ sở lý luận của tự do hóa thương mại là lý thuyết về lơi thế tuyệt đối của Adam Smith và lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo, theo đó thương mại quốc tế sẽ làm lợi cho các nước tham gia trên cơ sở chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế. Điều kiện tiên quyết để thực hiện điều này là các nước phải thực hiện chính sách mở của thị trường đối với sản phẩm nước ngoài. Một khi các nước thành viên đều chấp nhận mở cửa thị trường của nước mình thì khi đó hệ thống thương mại của WTO sẽ trờ thành hệ thống thương mại đa phương mở lớn nhất trên thế giới. Mở của thị trường là nghĩa vụ có tính chất ràng buộc đối với thành viên, theo đó các nước thành viên cam kết và thực hiện lộ trình mở của thị trường hàng hóa trong thời kỳ GATT, dịch vụ đầu tư nước ngoài thời WTO.

Mở của thị trường được thực hiện thông qua các cam kết về:

(1) Cấm áp dụng biện pháp hạn chế về số lượng.

(2) Giảm và tiến tới xòa bỏ hàng rào thuế quan.

(3) Xóa bỏ các hàng ròa phi thuế quan.

Cấm áp dụng biện pháp hạn chế về số lượng: Được GATT 1994 quy định rõ rằng các nước thành viên không được phép thiết lập mới hay duy trì việc các nước thành viên không xuất khẩu sản phẩm bằng hạn ngạch, giấy phép hay bất cứ biện pháp nào khác ngoại trừ thuế quan và lệ phí. Trường hợp ngoại lệ: khi sản xuất trong nước bị hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng do sự gia tăng ồ ạt của hàng nhập khẩu cùng loại. Trong trường hợp này, hạn chế số lượng được cho phép áp dụng như là biện pháp tự vệ trong một thời gian nhất định để ngăn chặng thiệt hại hoặc để cứu ngành sản xuất trong nước (Điều 19). Hoặc khi một nước thành viên được cho phép áp dụng biện pháp trả đủa đối với nước thành viên khác vì không tuân thủ nghĩa vụ của GATT/WTO thì hạn chế nhập khẩu cũng được phép áp dụng trong một chừng mực nhất định (khoản 2 Điều 23). Hạn chế số lượng cũng được phép áp dụng với mục đích bỏa vệ cán cân thanh toán quốc tế của một nước thành viên (Điều 18) hay khi được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ nào đó (điều 25) Ngoài ra, hạn chế số lượng còn được áp dụng với các lý do như bảo vệ sức khỏe con người, động vật, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh lương thực.... (Điều 20, Điều 21) GATT/WTO cũng quy định khi áp dụng hạn chế về số lượng, các nước phải tuân theo nguyên tắc không phân biệt đối xử (Điều 13).

Giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan: GATT/WTO chỉ cho phép các nước thành viên áp dụng thuế quan như là 1 biên pháp gian tiếp và duy nhất để bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó cũng đưa ra các quy định cụ thể vể việc đàm phán giảm thuế suất nhằm mục tiêu mở rộng thương mại và đồng thời đặt ra các quy định nhằm duy trì ổn định các kết quả đàm phán này. Đàm phán được tiến hàng đồng loạt giữa các nước thành viên tại các vòng đàm phán. Kết quả của các đàm phán này sẻ được áp dụng cho các nước thành viên khác theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. Kết quả được ghi trong biểu thuế nhượng bộ (Consession Schedule), trong đó ghi rõ cam kết của từng nước theo danh mục hàng, mã thuế và thuế suất cam kết (khoản 7 Điều 2 GATT) và nó có giá trị ràng buộc đối với các nước thành viên. Thuế suất này được thực hiện trong vòng 3 năm và sau đó được gia hạn tiếp hoặc đàm phán lại. WTO quy định cấm các nước thành viên đánh thuế cao hơn mức thuế suất mà họ đã cam kết giảm hoặc giữ nguyên và không cho phép các nước thành viên cam đơn phương tự ý thay đổi, nâng thuế suất nhượng bộ này. Ngoài ra các nước thành viên cũng có thể thay đổi hoặc hủy thuế suất nhượng bộ nếu có căn cứ.

Căn cứ thứ nhất là khi kết thức thời hạn 3 năm thực hiện thuế suất nhượng bộ (khoản 1 Điều 28 GATT 1994) hoặc trong thời gian này có hoàn cảnh đặc biệt (special circumstance) được Đại hội đồng các nước thành viên thừa nhận (khoản 4 Điều 28 GATT 1994)

Căn cứ thứ 2 là WTO cho phép thành lập đồng minh thuế quan với tư cách là ngoại lệc của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, trong đó thương mại giữa các nước thuộc đồng minh này được tự do hoàn toàn và các nước đồng minh thuế quan phải áp dụng chính sách thuế quan chung đối với các nước ngoài khối là thành viên cảu WTO (khoản 8 Điều 24 GATT 1994). Chính vì phải áp dụng chính sách chung về thuế quan đối với các nước ngoài khối, cho nên một nước thành viên của WTO khi ra nhập đồng minh thuế quan sẽ buộc phải sẳ đổi hoặc hủy bỏ cam kết trước đây về thuế suất. Trong trường hợp này nước thành vieenc có nguyện vọng sửa đổi hủy bỏ cam kết sẽ phải đàm phán lại về thuế suất với các nước xuất khẩu chủ yếu theo quy định của Điều 28 nêu trên.

Ngoải ra các nước thành viên có thể sửa đổi, hủy bỏ thuế suất nhượng bộ trong các trường hợp như: thực hiện biện pháp khẩn cấp khi nhập khẩu tăng đột biến (điều 19 GATT 1994); trường hợp đặc biệt của các nước đang phát triển (Điều 18 GATT 1994); đã đàm phán về thuế suất nhượng bộ với một nước xin ra nhập WTO nhưng sau đó nước đó lại không trờ thành thành viên WTO hoặc khi một nước thành viên WTO rút khỏi tổ chức này.

Giảm dần và tiến tới xóa bỏ biện pháp phi thuế quan: Vấn đề cắt giảm hàng rào phi thuế quan thực sự được GATT quan tâm kể từ 1967 và kết quả là vòng đàm phán Tokyo (1973-1979) đã cho ra đời 6 đạo luật (code) quan trọng vệ trợ cấp của chính phủ và các biện pháp đối kháng, cho phép nhập khẩu, tiểu chuẩn sản phẩm. Các thỏa thuận quy định những quy tắc cơ bản về áp dụng các biện pháp thuế quan kể trên, bổ sung cho các quy định liên quan GATT 1947 và trở thành bộ phận của GATT 1994 năm trong Hiệp định thành lập WTO và các hiệp định kèm theo (Hiệp định Marrakesh) khi WTO ra đời năm 1995.

21.

Thế nào là thương mại công bằng? Cho ví dụ?

Thương mại công bằng (fair trade) được hiểu là thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện bình đẳng như nhau.

22.

Bán phá giá là gì? Cho ví dụ?

23.

Nguyên tắc thương mại công bằng?

GATT 1947 quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp thuế quan bằng các đạo luật bảo đảm các điều kiện cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế. Một phần trong phụ lục 1A: " Các hiệp định đa phương về thương mại hàng hóa" của "Hiệp định đa phương về thương mại hàng hóa" của "Hiệp định Marrakesh thành lập WTO" ra đời năm 1995: gồm các hiệp định sau

1. Hiệp định chống bán phá giá và thuế đối kháng

Hiệp định đưa ra định nghĩa về phá giá và các tiêu chuẩn để xác định hàng phá giá với mục đích là cấm bán phá giá có thể gây tác động xấu đến lợi ích của nước nhập khẩu. Hiệp định quy định rõ các nguyên tắc và thủ tục mà cơ quan điều tra của nước thành viên phải tuân theo trong quá trình điều tra về bán phá giá và tính toán mức thuế đối kháng có thể áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá trong trường hợp việc bán phá giá này giây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu.

2. Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng

Trợ cấp chính phủ dành cho nghành hàng xuất khẩu nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu sẽ có khả năng bóp méo giá làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước của nước nhập khẩu cũng như đến việc xuất khẩu của nước thứ 3. Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp cạnh tranh không công bằng. Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng đưa ra định nghĩa và phân loại các dạng trợ cấp dựa trên đặc tính, mục đích và bản chất của chúng nhằm cấm hoặc hạn chế áp dụng biện pháp trợ cấp có thể gây tác động xấu đên lợi ích của các nước thành viên khác. Trên cơ sở này, Hiệp định đưa ra các điều khoản về các biện pháp khắc phục và các biện pháp đối kháng với từng loại trợ cấp trong trường hợp các biện pháp trợ cấp này gây ảnh hưởng xấu hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến nước thành viên khác.

3. Hiệp định về các biện pháp tự vệ

Việc cắt giảm thuế quan và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan có thể gây khó khăn cho nghành xuất khẩu trong nước. Hiệp định cho phép các nước nhập khẩu hạn chế nhập khẩu nếu sau khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra nước đó khẳng định rằng sản phẩm được nhập khẩu với số lượng gia tăng (tuyệt đối hoặc tương đối so với hàng trong nước) gây thiệt hại nghiêm trọng (có cách xác định "thiệt hại nghiêm trọng")cho nghành sản xuất trong nước.

4. Hiệp định về định giá hải quan

Khi nước nhập khẩu tính thuế quan theo tỉ lệ giá trị sản phẩm (ad-valorem) thì giá trị khoản thuế thu được sẽ phụ thuộc vào việc hải quan xác định giá trị của hàng chịu thuế như thế nào. Nếu như không có quy tắc chung về việc xác định giá trị hàng chịu thuế thì các nước nhập khẩu có thể định giá hải quan một cách tùy tiện, đẩy thuế suất lên cao. Để đảm bảo việc định giá được tiếng hàng một cách khách quan và công bằng, bảo đảm cho người nhập khẩu có thể tính trước một cách chắc chắn khoản thuế phải trả đối với lượng nhập khẩu nhất định. Hiệp định về định giá hải quan của WTO đã đưa ra các quy tắc định giá dựa trên các tiêu chuẩn đơn giản và công bằng có tính đến các tập quan thương mại đồng thời yêu cầu các nước thành viên hài hòa hóa hệ thống luật của nước mình trên cơ sở các quy tắc của hiệp định nhằm đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng các quy tắc đó.

5. Hiệp định kiểm tra sản phẩm trước khi xuống tàu.

Người nhập khẩu đã sử dụng những dịch vụ của công ty kiểm định độc lập (PSI) để kiểm định sản phẩm ở nước xuất khẩu trước khi bốc hàng xuống tàu nhằm bảo đảm răng sản phẩm đó phù hợp với tiều chuẩn kỹ thuật và chất lượng theo như hợp đồng và số lượng xuất khẩu là chính xác để tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau khi sả phẩm được chuyên chở tới đích. Hiệp định về kiểm tra sản phẩm trước khi xuất tàu đưa ra các quy tắc và luật lệ đồng bộ cho các nước sử dụng dịch vụ PSI và các nước xuất khẩu để các hoạt động của hộ không tạo ra các rào cản thương mại quốc tế.

6. Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Tiêu chuẩn về sản phẩm có thể bị sử dụng như một rào cản đối với thương mại quốc tế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Để hạn chế hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại cho phép các nước có quyền áp dụng những quy định kỹ thuật được coi là những tiêu chuẩn sản phẩm bắt buộc nhưng đồng thời cũng quy định rằng các nước phải áp dụng tiêu chuẩn kĩ thuật của mình theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, không được gây những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế BOON KÍT CHOẸT.

7. Hiệp định về biện pháp vệ sịnh dịch tể

Hiệp định này chỉ rõ những nguyên tắc áp dụng và các quy định mà các nước thành viên pahri áp dụng trong việc quản lý các sản phẩm nhập khẩu. Hiệp định đưa ra định nghĩa về biện pháp vệ sinh dịch tễ và yêu cầu các nước phải sử dụng những tiêu chuẩn hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tees làm cơ sở cho các quy định về biện pháp vệ sinh dịch tễ của nước mình, cũng như tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế đặc biệt là Hiệp định về bảo vệ bảo vệ thực vật quốc tế, đạo luật về thực phẩm ăn uống nhằm đẩy mạnh veecij hòa hợp các quy định về vệ sinh dịch tễ trên thế giới. Trong trường hợp nước thành viên đưa ra các dự thảo về tiêu chuẩn nhưng không căn cứ trên tiêu chuẩn quốc tế với lý do tiêu chuẩn này không phù hợp thì nước đó phải tạo điều kiện cho đối tác của các nước thành viên khác cơ hội đống góp ý kiến. Bên cạnh đó, Hiệp định yêu cầu các nước thành viên chấp nhận những biện pháp vệ sinh dịch tể của các nước xuất khẩu, nếu những tiêu chuẩn này đạt mức độ tương tự như mức đọ của nước nhập khẩu.

8. Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

Hiệp định đưa ra các quy định cho việc áp dụng và thực hiện những thủ tục hành chính về cấp giấy phép nhập khẩu. Mục đích của các quy định là bảo vệ lợi ích của các nhà nhập khẩu và cung cấp nước ngoài, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế được thực hiện một cách thuận lợi.

24.

Nguyên tác minh bạch trong thương mại quốc tế? Cho ví dụ?

Minh bach là nguyên tắc quan trọng của WTO nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại quốc tế. Minh bạch cho phép các nhà nhập khẩu, cung cấp sản s chính sách về thương mại của các nước thành viên, cũng như giwosp phát triển sớm các biện pháp vi phạm quy định WTO. Theo đó các nước thành viên phải công bố sớm các biện pháp có liên quan đến hoặc tác động đến thương mại quốc tế, có nghĩa vụ thông báo nhanh chống về luật mới thông qua hoặc sửa đổi, các quyết định có liên quan đến hoặc tác động đến thương mại quốc tế cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO, có nghĩa vụ nhanh chóng cung cấp thông tin về các biện pháp nêu trên khi được các nước thành viên khác yêu cầu.

Trong Hiệp định thương mại dịch vụ GATS các nước thành viên có nghĩa vụ công bố sớm các biện pháp có liên quan đến hoặc ảnh hưởng đến Hiệp định này, kể cả các điều ước quốc tế mà họ ký kết hoặc tham gia. Ngoài ra, hiệp định này còn yêu cầu các nước thông báp nhanh chóng cho Hội đồng thương mại dịch vụ các luật mới thông qua hoặc sửa đổi, quy định dưới luật và các thủ tục và các chỉ đạo hành chính có liên quan hoặc tác động đến các lĩnh vực thương mại dịch vụ mà nước đó cam kết . Hơn nữa, các nước thành viên phải thiết lập các đầu mối thông tin để cung cấp các thông tin có liên quan đến các biện pháp và điều ước quốc tế mà ký kết cho các nước thành viên khác khi được yêu cầu (Điều 3).

Đối với lĩnh vực sở hữ trí tuệ, nghĩa vụ chính của các nước thành viên là công bố để các nước thành viên và người có quyền lợi được biết về các luật lệ, quyết định tư pháp cuối cùng, các quyết định hành chính được áp dụng chung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (khả năng hương quyền, phạm vi, việc sử dụng và chóng lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ), thông báo cho Họi đồng về quyền sở hữu trí tuệ liên quan thương mại về các luật kể trên và phải chuận bị để có thể cung cấp các thông tin cho các nước thành viên ckhasc khi có yêu cầu về hệ thống luật định và quyết tư pháp hành chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (điều 63) Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ).

Ngoài ra, nguyên tác minh bạc hóa còn được thể hiện thông qua cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên WTO. Mục đích của cơ chế này là thúc đẩy sự tuân thủ các quy định WTO, cam kết của từng nước qua đó thúc đẩy quá trình minh bách hóa trong việc tạo ra quyết định và luật lệ về thương mại của các nước thành viên. Kiểm điểm chính sach thương mại được tiến hành dựa trên báo cáo kiểm điểm của từng nước và báo cáo do Ban thư ký WTO soạn thảo. Các báo cáo này sẽ được các thành viên xem xét thảo luận tại phiên họp của cơ quan kiểm điểm và nước báo cáo sẽ phải trả lời chất vấn, giải thích về những điểm nêu trong báo cáo của Ban thư ký, Nhận xét khái quát trong báo cáo của Ban thư ký và kết luận cuối cùng của hủ tịch phiên họp được công khai.

25.

Thiết chế thương mại quốc tế là gì? Cho ví dụ?

Các thiết chế thương mại quốc tế được hiể là các cơ quan, các tổ chức do các quốc gia thỏa thuận xây dựng hoặc thừa nhận điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các bên hữu quan.

Lịch sử ra đời: Hình thành mạnh mẽ sau thế chiến thứ 2.

Dựa trên cơ sở thực tế: Kinh tế cần có sự giao thương, liên kết giữa các quốc gia.

Cơ sở pháp lý: Các văn bản pháp lý đã ký kết của các quốc gia.

Đặc điểm: - Có sự đa dạng về hình thức tổ chức, sự đa dạng về thành viên, mối gắn kết chặt chẽ với các thiết chế thương mại quốc tế. Và có vai trò quan trọng.

26.

Các thiết chế thương mại toàn cầu?

1. Liên hợp quốc

- Hội đồng kinh tế xã hội (ECOSOC)

Tiến hành hoặc đề xuất những nghiên cứu và báo cáo về những vấn dề quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội văn hóa và giáo dục, y tế.

Chuẩn bị những dự thỏa các công ước về những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Triệu tập các hội nghị quốc tế về các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

Lập ra những cơ quan phụ trách các vấn đề kinh tế xã hội nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực (trong cơ cấu của ECOSOC có các ủy ban kinh tế khu vực như Ủy ban kinh tế xã hội châu Á- Thái bình dương.....)

Trong phạm vi chức năng của mình ECOSOC còn có quyền thay mặt LHQ ký kết các hiệp định về mối quan hệ với các tổ chức chuyên môn (WHO, ILO, ICAO, FAO, UNESCO...) và phối hợp hoạt động với các tổ chức này, ECOSOC cũng có quan hệ với một số cơ quan khác của Liên hợp quốc trong các lĩnh vực kinh tế như: Chương trình phát triển của LHQ (UNEP)...

- Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế UNCITRAL

29 thành viên, nhiệm vụ chính là đề ra các giải pháp để từng bước pháp điển hóa luật thương mại quốc tế. Luật mẩu về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985, 1996. Luật đề ra các quy tắc trong việc hình thành, xác nhận, thực hiện các hợp đồng được hình thành thông qua phương thức điện tử, nêu csac đặc trưng một văn bản điện tử có giá trị, bằng chứng điện tử trong thủ tục tố tụng tại cơ quan tòa án, trọng tài....

- Cơ quan về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD)

Có 191 thành viên trong đó có VN và Tòa thánh Vaticang. Chức năng cơ bản là nghiên cứu, phân tích chính sách và thống kê số liệu nhằm mục đích trao đổi, thảo luận với đại diện của các chính phủ và các chuyên gia, hổ trợ về mặt kỹ thuật phù hợp với yêu cầu cụ thể của các nước đang phát triển, các nước kém phát triển. Có các cơ quan:

+ Hội nghị: Cơ quan cao nhất 4 năm họp 1 lần. Tại kỳ họp các thành viên sẽ phân tích, đánh giá những vấn đề về thương mại và phát triển hiện tại, thảo luận việc lựa chọn các chính sách, đề xuất các giải pháp thương mại toàn cầu, quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức....

+ Hội đồng thương mại và phát triển: cơ quan thực hiện chức năng giữa các kỳ họp của Hội nghị, 1 năm họp 1 lần tại Giơnevơ.

+ Các ủy ban thuộc Hôi đồng gồm có 3 ủy ban: Ủy ban thương mại trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, Ủy ban về đầu tư, công nghệ và tài chính, Ủy ban về tạo thuận lợi và phát triển cho csac daonhj nghiệp và hoạt động kinh doanh. Các kết luận, đề xuất của uy ban đã được nhất trí thông qua phản ánh ý chí, nguyện vọng chung của các thành viên UNCTAD.

Ngoài ra, trong cơ cấu còn có hội nghị chuyên gia có nhiệm vụ hỗ trợ các ủy ban thông qua trao đổi, thảo luận của các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên nghành cụ thể.

- Chương trình phát triển của LHQ (UNDP)

Thành lập nhằm giưps đỡ kỹ thuật mỡ rộng và quỹ đặc biệt LHQ. Lĩnh vực hoạt động rất đa dạng tùy theo thỏa thuận giữa chính phủ hữu quan và UNDP cụ thể: Quản lý kinh tế vĩ mô, cải cách hành chính, nghiên cứu tổng hợp tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, giưps các công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật trong mọi ngành sản xuất.

2 Tổ chức thương mại quốc tế

Tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch năm 1947 (GATT 1947)

Ngày 15/04/1994 WTO ra đời chính thức hoạt động 1/1/1995 kế thừa GATT nhưng có những điềm khác: WTO là tổ chức quốc tể liên chính phủ với một hệ thống cơ quan, các nguyên tắc hoạt động chặt chẽ, WTO áp dụng cho tất cả các loại thương mại sở hữu trí tuệ, dịch vụ, đầu tư,... trong khi GATT chỉ là hàng hóa. WTO giải quyết tranh chấp thương mại nhanh chóng và hiệu quả hơn.

27.

Các thiết chế thương mại khu vực?

1. APEC diển đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Thành lập 11/1989 (VN 1998). Chỉ là diển đàn đối thoại giữa các nước thành viênm trao đổi có tính chất liên khu vực chứ không phải là tổ chức quốc tế liên chính phủ với những cam kết ràng buộc. Các phiên tham vấn tổ chức hằng năm, luân phiên giữa các nước thành viên. Nhằm rà soát tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) - Kế hoạch do thành viên xây dựng và cập nhật hằng năm thể hiện cam kết trong các lĩnh vực: Thuế, phi thuế, dịch vụ, dầu tư, thủ tục hải quan, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ... Mỗi nước thành viên tùy điều kiện để tự đề ra chương trình hành động quốc gia (IAP) riêng cho từng giai đoạn nhất định.

Mục tiêu: Thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư hoàn toàn đối với các nước công nghiệp phát triển vào năm 2020; tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư trong khu vực phát triển; hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật nhằm hổ trợ lẫn nhau phát triển ổn định bền vững, phát huy những thành tựu tích cực mà nền kinh tế của các nước trong khu vực đã tạo ra vì lợi ích của khu vực và toàn thế giới.

Cơ cấu: Hội nghị thượng đỉnh, Hội nghị bộ trưởng, Hội nghị các quan chức cấp cao, Ban thư ký, Các uy bản chuyên môn.

2. Liên minh châu Âu (EU)

Tổ chức quốc tế có tính chất khu vực gồm 25 thành viên. Hình thành từ hiệp ước Mastric (1/1/1993) xây dựng châu Âu trên 3 trụ cột gồm: Cộng đồng than, thép châu Âu (chấm dứt hoạt động 2001), Cộng đồng kinh tế châu Âu, cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và hai trụ cột liên chính phủ gồm chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hợp tác trong lĩnh vực nội vụ và tư pháp.

Cơ câu: (7 cơ quan) Ủy ban châu Âu; Hội đồng châu Âu; Hội đồng Liên minh châu Âu; Nghị viện châu Âu; Tòa án cộng đồng châu Âu; Toàn kiểm toán; Ban thư ký.

Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế tiền tệ. Eu hướng tới xóa bỏa các hạn chế trong thương mại, hạ thấp hàng rào thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Thị trường nội địa EU thực hiện việc tự do lưu thông lao động, vốn, hàng hóa, dịch vụ, tạo lập thị trường chứng khoán và thị trường tài chính được hội nhập hoàn toàn.

Quan hệ VN với EU xác lập từ năm 1990.

3. ASEAN (8/8/1967)Ý tưởng thành lập ASEAN được Thủ tướng Malaixia đề xuất từ năm 1959. ASEAN được thành lập gắn liền với bản tuyên bố ASEAN ký kết giữa các Bộ trưỡng ngoại gioao của các nước thành viên là: Indonexia, Malaixia, Philipin, Xingapo và Thái lan với mục tiêu là đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực nhằm tạo dựng một cộng đồng các quốc gia ĐNA hòa bình thịnh vượng.

Tại hai hội nghị cáp cao của các nước ASEAN tại Indo (2/1976) và Malai (8/1977) thiết chế của hội nghị đã được nâng lên từ cấp bộ trưỡng lên cấp nguyên thủ quốc gia.

Hợp tác giữa các nước ASEAN diễn ra đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, hỗ trợ năng lượng, giao thông vận tải và thông tin, tài chính ngân hàng.

Hợp tác trao đổi hàng hóa.

Hợp tác về phi thuế quan.

Hội chợ thương mại ASEAN

Phối hợp giải quyết vấn đề thương mại quốc tế có liên quan đến ASEAN

Thể chế pháp lý của ASEAN

Để dạt được những mục tiêu của khối và đáp ứng yêu cầu của quan hệ hợp tác nội bộ ASEAN và với thế giới, Hiệp hội các nước ĐÔng Nam Á đã tổ chức và duy trì cơ cấu thể chế sau:

Hội nghị ngoại trưởng.

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế.

Hội nghị các bộ trưởng khác.

Ủy ban thường trực ASEAN

Ủy ban Ngân sach ASEAN.

Ban thư ký ASEAN

Các văn kiện pháp lý được xác lập bởi các cơ quan nói trên có giá trị thực thi bắt buộc đối với mỗi nước thành viên, trong đó có 2 văn kiện quan trọng mà các bên đạt được là: Thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA); Thỏa thuận về thành ;ập khu vực mau dịch tự do ASEAN (AFTA) và khung thuế quan có hiệu lực chung (CFPT) về cắt giảm thuế quan xuất nhập khẩu giữa các nước thành vieen, thúc đẩy buôn bán nội bộ giữa các nước này.

28.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO?

Các nước không thuộc WTO giải quyết theo các nguyên tắc cụ thể do các bên tự ký kết và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Các nguyên tắc quốc tế được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn về các nguyên tắc của luật quóc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ. Các nguyên tắc đó là: Tôn trọng chủ quyền quốc gia bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia (No.1), quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, tôn trọng quyền cơ bản của con người, các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau tôn trọng thực hiện các cam kết quốc tế (No.1). Trong điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương các quốc gia có thể tự ấn định các nguyên tắc.

29.

Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO?

Thỏa thuận DSU quy định các phương pháp, trình tự, thủ tục giả quyết tranh chấp, bảo đảm tính công bằng, thống nhất, khác quan. Không có cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập tách rời cơ cấu tổ chức chung của WTO, khoản 3 Điều IV "Khi cần thiết Đại hội đồng được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định trong Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những quy định về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của họ". Đại hội đồng là cơ quan thường trực và là cơ quan giải quyết tranh chấp DSB của WTO. Thành viên của DSB cũng là thành viên trong Đại hội đồng. DSB có 1 chủ tịch riêng và được hỗ trợ bỡi Ban thư ký của WTO.

Quy trình giải quyết tranh chấp 5 giai đoạn: tham vấn, hội thẩm, kháng cáo và phúc thẩm, thi hành phán quyết. Không bất kỳ tranh chấp nào cũng phải trải qua tất cả các giai đoạn.

a. Giai đoạn tham vấn: Gai đoạn đầu tiên, tham vấn (thủ tục bắt buộc) là việc các nước tranh chấp tiến hành đàm phán với nhau để đưa ra thỏa thuận thống nhất về việc giải quyết tranh chấp. Khi nước thành viên WTO thấy nước thành viên khác tiến hành hành vi thương mại trái với các quy định của Hiệp định hoặc thỏa thuận của WTO, gây thiệt hại cho mình thì nước khiếu nại yêu cầu nước bị khiếu nại tiến hành tham vấn với mình. Phải thông báo bằng VB cho DSB và các ủy ban, nước bị khiếu nại trả lời trong vòng 10 ngày, giải quyết trong vòng 30 ngày. Nội dung tham vấn được giữ bí mật.

10 ngày bị khiếu nại không trả lời, hoặc 30 ngày không tiến hành tham vấn. Việc tham vấn không giải quyết được vấn đề 60 ngày từ lúc nhận yêu cầu tham vấn. Trường hợp khẩn cấp tiến hành tham vấn trong vòng 10 ngày, 20 ngày từ lúc nhận được không giải quyết được thì bên khiếu nại có quyền yêu cầu DSB lập Ban hội thẩm.

b. Giai đoạn hội thẩm: DSB thành lập (bằng văn bản) Ban hội thẩm khi có yêu cầu trừ khi DSB nhất trí không thành lập Ban hội thẩm. BHT có nhiệm vụ đánh giá khách quan vấn đề tranh chấp, bao gồm cả các tình tiết thực tếm, khả năng áp dụng các hiệp định, thỏa thuận có liên quan của WTO và tìm hiểu điều tra thêm để hỗ trợ DSB đưa ra các khuyến nghị hoặc pháp quyết. DSB có thể ủy quyền cho Chủ tịch DSB soạn thỏa các diều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm có sự tham vấn với các bên tranh chấp. Các điều khoản tham chiếu được soạn thảo như vậy sẽ được gửi tới các thành viên. Nếu các bên thỏa thuận điều khoản tham chiếu khác với điều khoản thảm chiếu chuẩn thì bất kỳ thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề liên quan đến các điều khoản đó với DSB.

Ban thư ký đề nghị tên 3 người tham gia Ban hội thẩm, 20 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về thành phần thì Tổng giám đốc WTO tham vấn với Chủ tịch DSB và Chủ tịch hội động hoặc các ủy ban liên quan quyết định thành lập Ban hội thẩm bằng việc bổ nhiệm các hội thẩm từ những người mà Tổng giám đốc cho là thích hợp nhất với bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan được áp dụng cho tranh chấp đó, sau khi tham vấn với bên tranh chấp. Chủ tịch của DSB sẽ thông báo cho các thành viên về thành phần của Ban hội thẩm đã được thành lập không quá 10 ngày kể từ ngày chủ tịch DSB nhận được yêu cầu như trên.

Thủ tục làm việc của Ban hội thẩm. Họp kín, các bên tranh chấp và các bên liên quan chỉ có mặt khi được mời. Việc nghị án và các tài liệu trình lên sẽ được giữ bí mật. Các bên tranh chấp có quyền nêu quan điểm của mình. Các bên đệ trình lên Ban hội thẩm một bản chi tiết của hồ sơ vụ kiện trình trước buổi họp chính thức (những thông tin sẽ được giử bí mật), cung cấp bản tỏm tắt về những thông tin chứa trong bản đệ trình đó và được công bố công khai cho tất cả các thành viên của WTO nhằm mục đích công khai hóa trong tố tụng.

Trong cuộc họp đầu tiên các bên bị đơn và nguyên đơn trực tiếp trình bày quan điểm của mình.

Các bên thứ 3 có liên quan sẽ được mời dự để trình bày quan điểm của mình về lợi ích thương mại có liên quan trong một phiên của cuộc họp chính thức đầu tiên của ban hội thẩm được tổ chức riêng cho mục đích này.

Các bên tranh chấp chỉ có thể lập luận, bác bỏ ý kiến bên kia tại cuộc họp thứ hai của Ban hội thẩm.

Trong bất cứ thời điểm nào, Ban hội thẩm cũng có thể đưa ra câu hỏi đối với các bên và yêu cầu họ giải thích ngay trong cuộc họp hoặc bằng văn bản.

Để đảm bảo tính minh bạch, các trình bày, bác bỏ và tuyên bố sẽ được đọc tại phiên họp với sự có mặt của các bên liên quan.

- Giai đoạn xét xử tại Ban hội thẩm bao gồm các bước sau:

Bước 1: Trước phiên họp đầu tiên

Các bên tranh chấp gửi hồ sơ trình bày các tình tiết vụ kiện và lập luận của mình cho Ban hội thảo. Ban hội thảo kiểm tra các hiệp định có liên quan do các bên tranh chấp trích dẫn, vấn đề được dẫn chiếu tới DSB trong văn bản (khoản 1 Điều 7 Thỏa thuận DSU)

Bước 2: Xem xét của Ban hội thẩm

Ban hội thẩm tổ chức các cuộc họp với các bên tranh chấp và bên thứ 3 có lợi ích thương mại liên quan để xác định vấn đề tranh chấp và tìm kết luận cho vụ việc. Cuộc họp chính thức đầu tiên dành cho bên nguyên đơn và bị đơn. Tại đó, hai bên sẽ được trình bày quan điểm của mình và chỉ nêu ý kiến chứ không đối chất. Bên thứ 3 có lợi ích thương mại đáng kể liên quan sẽ được mời dự và trình bày ý kiến của mình trong một phiên họp dành riêng của cuộc họp thứ nhất này. Ban hội thẩm sẽ lắng nghe ý kiến của tất cả các bên.

Trong cuộc họp chính thức thứ hai, hai bên bị đơn và nguyên đơn sẽ đối chất trực tiếp với nhau. Trước khi cuộc họp này diễn ra, các bên sẽ chuẩn bị lí lẽ giải trình để bảo vệ mình và đệ trình sự bác bỏ bằng văn bản lên Ban hội thẩm.

Bước 3: Tham khảo ý kiến các chuyên gia

Trong giai đoạn Ban hội thẩm xem xét, nếu xét thấy việc có liên quan đến nhiều vấn đề khoa học, kỹ thuật đặc thù thì Ban hội thẩm có thể tham khảo ý kiến tham vấn của các chuyên gia thẩm định. Ngoài quyền tìm kiếm thông tin của bất kỳ nguồn nào có liên quan thì đây là một quyền được Điều 13 Thỏa thuận DSU quy định rõ. Phụ lục 4 Thỏa thuân DSU còn bổ sung thêm quy tắc thành lập và các thủ tục làm việc của nhóm chuyên gia này. Sau đó, Ban hội thẩm sẽ chuyển các phần mô tả (thực tế và lập luận) của bản dự thảo báo cáo của mình cho các bên tranh chấp. Các bên sẽ có hai tuần để đệ trình các nhận xét của mình bằng văn bản về phần mô tả báo cáo.

Bước 4: Lập báo cáo sơ bộ

Sau khi hết hạn tiếp nhận ý kiến của các bên tranh chấp về mô tả báo cáo, Ban hội thẩm sẽ đưa ra bản báo cáo sơ bộ cho các bên bao gồm các phần mô tả, báo cáo điều tra và các kết luận của Ban hội thẩm ( khoản 2 Điều 15 Thỏa thuận DSU). Nếu sau một tuần các bên không có yêu cầu gì về việc rà soát lại các phần của báo cáo giữa kì này được coi là bản báo cáo cuối cùng của Ban hội thẩm. Nếu có yêu cầu xem xét lại các kết luận, phán quyết thì Ban hội thẩm có thể triệu tập thêm một cuộc họp với các bên về những vấn đề được chỉ rõ trong các văn bản nhận xét. Thời gian dành cho việc này không quá 2 tuần.

Bước 5: Lập báo cáo cuối cùng

Sau giai đoạn xem xét lại báo cáo sơ bộ, Ban hội thẩm sẽ hoàn tất và đưa ra báo cáo cuối cùng. Báo cáo cuối cùng này được gửi cho các bên tranh chấp và tất cả các nước thành viên. Thời gian để Ban hội thẩm hoàn thành báo cáo cuối cùng là từ 6 đến 9 tháng kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm. Đối với các trường hợp khẩn cấp, thời gian này rút xuống còn 3-6 tháng (khoản 8,9 Điều 12 Thỏa thuận DSU). Đối với các thành viên đang phát triển thì khoảng thời gian có thể xê dịch để họ chuẩn bị và trình bày lập trường của mình và các nước đang phát triển thường thiếu khả năng ứng phó nhanh về hành chính và kỷ thuật. Mọi ưu tiên dành cho họ phải được nêu rõ trong báo cáo của Ban hội thẩm.

Bước 6: Thông qua báo cáo cuối cùng

Sau khi báo cáo cuối cùng của Ban hội thẩm được gửi đến các nước thành viên, các nước thành viên có 20 xem xét. Nếu có phản đối gì về bản báo cáo này thì thành viên phản đối phải chuyển văn bản giải thích lý do phản đối của mình cho DSB chậm nhất là 10 ngày trước khi DSB triệu tập phiên họp xem xét, thông qua báo cáo.

Các bên tranh cháp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của Ban hội thẩm, các quan điểm và lý lẽ của họ được ghi lại đầy đủ. Trong vòng 60 ngày sau khi chuyển báo cáo cho các thành viên, báo cáo này sẽ tự động thông qua tại phiên họp của DSB, trừ khi xảy ra 2 khả năng sau:

- Khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình.

- Hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo này.

Báo cáo của Ban hội thẩm phải được DSB thông qua mới có giá trị pháp lý. Khi được DSB thông qua thì báo cáo của Ban hội thẩm có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp và các bên phải thi hành. Báo cáo đã được thông qua này được coi là phán quyết của DSB.

c. Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm

Chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáo (trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm gửi báo cáo cuối cùng cho các thành viên của WTO). Bên thứ 3 đã được tham gia vào giai đoạn xét xử tại Ban hội thẩm có thể đệ trình các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình gắn với tranh chấp.

Sau khi nhận được kháng cáo của một bên tranh chấp, DSB sẽ chỉ định cơ quan phúc thẩm gồm: 3 ủy viên trong số 7 ủy viên của Cơ quan phúc thẩm thường trực. Cơ quan phúc thẩm sẽ lắng nghe các ý kiến kháng cáo về các vụ việc của Ban hội thẩm.

Phạm vi xem xét kháng cáo của Cơ quan phúc thẩm sẽ được giới hạn ở những vấn đề pháp luật được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm và việc giải thích pháp luật của Ban hội thẩm chư skhoong mở rộng phạm vi vụ tranh chấp. Cơ quan phúc thẩm sẽ đề cập từng vấn đề được nêu ra trong suốt quá trình tố tùng phúc thẩm.

Thời hạn xem xét kháng cáo không quá 60 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày cơ quan phúc thẩm chuyern báo cáo của mình lên DSB. Khi Cơ quan phúc thẩm thấy mình không thể cung cấp báo cáo trong vòng 60 ngày, cơ quan này sẽ thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng với khoản thời gian dự kiến sẽ đệ trình báo cáo. Tiến trình này không được vượt quá 90 ngày trong bất cứ trường hợp nào.

Thủ tục làm việc sẽ được Cơ quan phúc thẩm soạn thảo có sự tham vấn với Chủ tịch DSB và tổng giám đốc WTO sau đó thông báo báo cho các thành viên. Quá trình tố tụng của Cơ quan phúc thẩm sẽ được giữ kín. Cac báo cáo của Cơ quan phúc thẩm sẽ được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và theo tinh thần của các thông tin được cung cấp và các tuyên bố được lập. Các ý kiến của các cá nhân làm việc tại Cơ quan phúc thẩm được trình bày ở báo cáo của cơ quan phúc thẩm sẽ không được ghi tên của người đó.

Khi xem xét kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm có thể tán thành, sửa đổi hoặc hủy bỏ các kết luận pháp lý và phán quyết của Ban hội thẩm. Kết quả xem xét của kháng cáo được thể hiện bằng một báo cáo của Cơ quan phúc thẩm. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm sẽ được DSB thông qua và được các bên tranh chấp chấp nhận vô điều kiện trù khi DSB quyết định nhất trí chung không thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó được thông qua không làm phương hại đến quyền của các nước thành viên thể hiện quan điểm của mình trong bản báo cáo của Cơ quan phúc thẩm.

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm đã được DSB thông qua trở thành phán quyết của DSB và các bên tranh chấp phải thi hành. Không có bên bào có quyền kháng cáo báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và phán quyết của DSB.

d. Giai đoạn thi hành phán quyết

Theo quy định của thỏa thuân DSU, việc thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB là bắt buộc để đảm bảo giải quyết tranh chấp hữu hiệu. Điều này được thể hiện trong Tuyên bố của WTO: " Việc tuân thủ các phán quyết hay quy tắc của DSB là điều cơ bản để để đảm bảo tính hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên".

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm, DSB sẽ tiến hành một cuộc họp để xem xét vấn đề thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB về các dự định của mịnh đối với việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB.

Nếu không thực hiện ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết của DSB thì thành viên liên quan sẽ có một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. Theo điều 21 của Thỏa thuận DSU, khoảng thời gian hợp lý đó là:

- Khoảng thời gian nước thành viên tranh chấp thỏa thuận trong vòng 45 ngày, kể từ ngày thông qua các khuyến nghị và phán quyết, hoặc, nếu không đạt được thỏa thuận đó thì là:

- Khoảng thời gian do trọng tài quyết định. Ủy ban trọng tài này được thành lập một cách bắt buộc trong vòng 90 ngày sau ngày thông qua các khuyến nghị và phán quyết. Thời hạn mà trọng tài phải đưa ra phán quyết của Ban hội thẩm hay cơ quan phúc thẩm, khoảng thời gian đó có thể dài hoặc ngắn nhưng không được quá 15 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo của Ban hội thẩm hoặc của Cơ quan phúc thẩm.

30.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Cho ví dụ?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên được thiết lập ở các nước khác nhau. (Điều 1 Công ước La Haye). Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gián tiếp định nghĩa về loại hợp đồng này khi quy định "CÔng ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau" (Đều 1 Công ước Viên 1980 về hợp đông mua bán hàng hóa quốc tế). Có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau.

Yếu tố nước ngoài:

- Các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân có quốc tịch khá nhau và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.

- Hàng hóa - đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau.

- Nội dụng của hợp đồng bào gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau.

- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là ngoại tệ đối với ít nhất một bên quan hệ hợp đồng.

- Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quan quốc tế khác nhau về thương mại và hàng hải.

31.

Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh Hợp đồng thương mại quốc tế theo quy định của PICC 2004?

32.

Phạm vi áp dụng và không áp dụng của Công ước Viên 1980?

33.

Chào hàng là gì? Chào hàng không có giá trị pháp lí trong những trường hợp nào?

34.

Chấp nhận chào hàng là gì? Hiệu lực của chấp nhận chào hàng?

Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp nhận toàn bộ các nội dụng đã nếu trong chào hàng (Điều 51 Khoản 2 Luật thương mại). Chấp nhận chào hàng là chấp nhận vô điều kiện. Trường hợp bên nhận được chào hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới. Chào hàng chỉ được coi là được chấp nhận nếu người được chào hàng chấp nhận toàn bộ mọi sửa đổi bổ sung do người chào hàng đưa ra.

Chấp nhạn chào hàng có thể được thể hiện dưới mọi hình thức để người chào hàng hiểu là chào hàng đã chấp nhận một cách vô điều kiện. Đó có thể là một hành vi cụ thể biểu lộ sự đồng ý với toàn bộ chào hàng. Im lặng hoặc không hành động không được coi là đồng ý với chào hàng. Bên nhận được chào hàng trả lời cho bên chào hàng trong thời hạn quy định bằng một thông báo chập nhận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng. Thời hạn chấp nhận chào hàng được tính từ thời điểm chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng đến hết thời hạn chấp nhận chào hàng được ghi trong chào hàng. Trong trường hợp thời hạn chấp nhận chào hàng không được xác định rõ trong chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng được Luật thương mại quy định là 30 ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng. Thời điểm nhân là thời điểm bản chấp nhận được chuyển đi cho bên chào hàng. Trong trường hợp bên được chào hàng chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng quy định thì chấp nhận đó không có hiệu lực, trừ trường hợp bên chào hàng thông báo ngay cho bên được chào hàng về việc mình chấp nhận dù qua thời hạn. ( Đ 54 Luật thương mại).

35.

Nghĩa vụ của bên bán trong HĐMBHH theo quy định của CISG 1980?

Điều 30 quy định: "Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này."

Cụ thể:

-Nghĩa vụ giao hàng

+ Giao hàng đúng địa điểm: đúng địa điểm đã thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải đầu tiên để chuyển cho người mua, đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc tại trụ sở thương mại của người bán.

+ Giao hàng đúng hạn

Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết.

+ Giao hàng đúng số lượng và chất lượng

Người bán có nghĩa vụ giao hàng theo đúng số lượng, đóng gói đúng quy định của hợp đồng.

Khi không quy định về phẩm chất thì hàng hóa không đạt quy cách phẩm chất khi:

Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại đáp ứng được.

Hàng không phù hợp với bất kỳ mục đích nào mà người bán đã cho người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và lúc ký kết hợp đồng.

Hàng không phù hợp với hàng mẫu (trong tường hợp bán hàng theo mẫu) mà bên bán đã cung cấp cho bên mua.

Hàng không được đóng gói trong bao bì theo cách thông thường để bảo vệ hàng đó.

- Nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan

Người bán có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa cho người mua đúng thời gian và địa điểm đã quy định trong hợp đồng.

36.

Trách nhiệm của bên bán trong HĐMBHH theo quy định của CISG 1980?

- Thực hiện thực sự (thực hiện đúng: các quy định của hợp đồng).

Giao hàng thay thế trong thời gian hợp lý (sự không phù hợp của hàng hóa không tạo ra sự vi phạm điều khoản cơ bản của hợp đồng).

Sửa chữa hàng hóa trong thời gian hợp lý.

- Bị người mua hủy hợp đồng

+ Trước khi hợp đồng được thực hiện, nếu người mua thấy rõ ràng rằng người bán đã vi phạm nội dung chủ yếu của hợp đồng (Điều 72)

+ Khi người bán đã vi phạm nội dung chủ yếu của hợp đồng như: Người bán gia hàng không đúng phẩm chất, không đúng số lượng hàng hóa, giao hàng hóa không đúng thời gia đã quy định hoặc người bán đã không giao hàng trong thời gian đã được gia hạn thêm hoặc đã không giao hàng trong thời gian được gia hạn thêm.

+ Khi người bán đã giao một phần hàng nhưng phần hàng này không phù hợp với quy định của hợp đồng tạo ra sự vi phạm chủ yếu của hợp đồng.

37.

Nghĩa vụ của bên mua trong HĐMBHH theo quy định của CISG 1980?

Bên mua có nghĩa vụ cơ bản là nhận hàng và thanh toán tiền hàng.

Nhận hàng thể hiện ở hành vi đó là sẳn sàng tiếp nhận hàng và tiếp nhận hàng.

Thanh toán tiền hàng:

+ Phải thanh toán tiền hàng theo đúng giá hàng hóa (nếu không quy định về giá của hàng hóa thì giá của hàng hóa sẽ được xác định bằng cách suy đoán rằng các bên đã dựa vào giá đã được ấn định cho mặt hàng như vậy khi nó được đem bán trong những điều kiện tương tự của nghành thương mại tương tự. (Điều 55).

+ Phải thanh toán đúng địa điểm đã quy định: Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tại nơi giao hàng cho người bán tại trụ sở của người bán hoặc tại nơi giao hàng hoặc tại nơ giao chứng từ, nếu việc trả tiền phải được làm cùng một lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ. (Điều 57)

+ Phải thanh toán theo đúng thời hạn đã quy định (Điều 58).

Người mau phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng, nếu không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thig người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng khi người bán chuyển giao hàng hóa hoặc các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của hợp đồng.

38.

Trách nhiệm của bên mua trong HĐMBHH theo quy định của CISG 1980?

- Bị người bán tuyên bố hủy hợp đồng (Điều 64) trong các trường hợp sau:

+ Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của hợp đồng mà sự vi phạm này được coi là sự vi phạm chủ yếu nội dung cơ bản của hợp đồng.

+ Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian mà người bán gia hạn thêm để người mua thực hiện nghĩa vụ hoặc trong thời gian bổ sung này người mua đã tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán.

Hậu quả hủy hợp đồng là bên bán không bị ràng buộc bởi các quy định của hợp đồng còn bên mua phải chịu trách nhiệm đối với bên bán trước những thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng của mình gây ra.

- Bồi thường thiệt hại cho người bán đối với tất cả các tổn thất mà bên bán đã phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của bên mua gây ra (không quá những tổn thất mà người mua đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được khi kết hợp đồng)

39.

Chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua theo quy định của CISG 1980?

Phụ thuộc vào từng phương thức giao hàng cụ thể.

- Nếu hợp đồng mua bán không quy định hàng hóa phải được giao tại địa điểm nhất dịnh thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên để chuyển hàng cho người mua theo quy định của hợp đồng.

- Nếu hợp đồng quy định hàng hóa phải được giao tại địa điểm nhất định thì thời điểm chueyern giao rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua hàng được giao cho người vận tải tại địa điểm nhất định đó (Điều 67).

40.

Các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của CISG 1980? Cho ví dụ?

a. Trường hợp bất khả kháng

- Thiệt hại xảy ra do những trở ngại ngoài khả năng kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

- Những trở ngại này bên vi phạm đã không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng;

- Những trở ngại này không thể tránh được và không thể khác phục được hậu quả khi nó xảy ra.

Bên vi phạm hợp đồng muốn hưởng miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng thì phải chứng minh điều đó là thực tế.

b. Trường hợp do lỗi của người thứ 3

Bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việc vi hợp đồng do lỗi của người thứ 4 (người được bên vi phạm giao cho hoàn thành toàn bộ hoặc 1 phần trong hợp đồng). Trong khi đó ngời thứ 3 không hoàn thành nghĩa vụ của mình và hậu quả là gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, không phải cứ bất cứ trường hợp nào thiệt hại do bên thứ 3 gây nên cũng được hưởng quyền miễn trách nhiệm. Bên vi phạm hợp đồng do lỗi người thứ 3 chỉ được miễn trách nhiệm khi người thứ 3 rơi vào trường hợp bất khả kháng.

41.

Phương tiện thanh toán quốc tế là gì? Cho ví dụ?

Phương tiện thanh toán quốc tế là phương pháp thu tiền của người bán cũng như phương pháp trả tiền của người mua dùng trong thương mại quốc tế.

42.

Séc là gì? Những người liên quan đến Séc?

Theo công ước Giơnevơ 1931 về séc, séc là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng ký phát trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng ký phát cho ngân hàng đó yêu cầu trích từ tài khoản của mình số tiền nhất định để trả cho người cầm tờ mệnh lệnh hoặc cho người được chỉ định trên tờ mệnh lệnh đó. Nội dung cần có: Tiêu đề séc; mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện; số tiền phải trả phải được ghi rõ ràng, ghi bằng số và chữ; ngày, tháng và địa điểm phát hành séc; tên địa chỉ người trả tiền và người được hưởng lợi; địa điểm trả tiền; tài khoản trích tiền; chữ ký người phát hành.

Những người liên quan đến Séc:

- Người ký phát hành séc: chủ tài khoản tiền gửi dùng séc ở ngân hàng.

- Ngân hàng thanh toán là ngân hàng trả tiền trên tờ séc.

- Người bị ký phát là người nhận lệnh của người ký phát mà nghĩa vụ của họ là phải trả số tiền ghi trên tờ séc.

- Người thụ hưởng là người nhận số tiền ghi trên tờ séc phải xuất trình séc một cách hợp thức để thanh toán.

43.

Hối phiếu là gì? Kí hậu hối phiếu là gì?

Hối phiếu là tờ đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy lệnh hoặc đến ngày cụ thể nhất định hoặc đến ngày có thể xác định trong tương lại phải trả số tiền nhất định cho người nào đó; hoặc theo yêu cầu của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm lệnh đó.

Đặc điểm

- Tính trừu tượng: Không cần biết nguyên nhân phát sinh, hiệu lực không phụ thuộc nguyên nhân phát sinh.

- Tính bắt buộc trả tiền: Người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu không thể viện dẫn ra những lý do riêng của mình để từ chối trả tiền, trừ khi hối phiếu lập ra trái với pháp luật chi phối nó.

- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của nó.

Việc lập hối phiếu

- Về hình thức: Bằng văn bản; hình mẫu hối phiếu được in sẵn; ngôn ngữ hối phiếu thường là tiếng Anh; hối phiếu có thể lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau, hối phiếu không có sự phân biệt giữa các bản phụ và bản chính.

- Về nội dung: gồm tiêu đề (Bill of Exchange hoặc Draft); địa điểm, ngày tháng năm ký hối phiếu; mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện; ghi rõ một số tiền nhất định bằng số và bằng chữ trên hối phiếu; Thời hạn trả tiền; Địa điểm trả tiền; Người hưởng lợi; Người trả tiền hối phiếu; Người ký phát hối phiếu ký tên.

Ký hậu hối phiếu: là thủ tục chuyển nhượng một hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác (tính lưu thông): ký hậu để trắng (blank endorsement), ký hậu theo lệnh hay còn gọi là ký hậu đặc biệt (to order endorsement), ký hậu hạn chế (restrictive endorsement), ký hậu miễn truy đòi (without recourse endorsement). Việc ký hậu có ý nghĩa pháp lý quan trọng: vừa thừa nhận sự chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác (quy định ở mặt sau của tờ hối phiếu), vừa xác định trách nhiệm của người ký hậu đối với việc trả tiền hối phiếu cho những người hưởng lợi hối phiếu.

44.

Phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế? Rủi ro của phương thức này?

Phương thức chuyển tiền là việc một người (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) ở địa điểm nhất định. Khi viết giấy ủy nhiệm người chuyển tiền phải hi rõ các điều kiện; tên và địa chỉ người chuyển tiền; số tiền; tên và địa chỉ người nhận tiền; lý do chuyển tiền. Việc chuyển tiền có thể bằng: Điện báo (Techgraphic trasfer - T/T); Thư báo (Mail transfer M/T). Rủi ro là chuyển tiền rồi nhưng không chuyển hàng, chỉ dùng khi hai bên tin tưởng nhau tuyệt đối.

45.

Phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế? Rủi ro của phương thức này?

Phương thức nhờ thu là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Thực hiện theo quy tắc thống nhất về nhờ thu. Có 2 loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ (người mua đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để đi nhận hàng, khi người mua không đồng ý thì ngược lại hàng vẩn thuộc sở hữu của người bán) đó chính là rủi ro của phương thức này.

46.

Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế?

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng - the issuing bank) theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở tín dụng - applicant for credit) sẽ trả tiền cho người thứ 3 hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ 3 đó (gọi là người hưởng lợi - benificiary); hoặc sẽ trả, hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc ủy quyền cho một ngân hàng khác thanh toán; chấp nhận và thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ với điều kiện chúng phù hợp với tất cả mọi quy định và điều kiện của thư tín dụng.

Thư tín dụng (letter of credit - L/C) là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong thời hạn nhất định được quy định trong thư tín dụng. Nếu trường hợp hợp đồng ngoại thương quy định việc thanh toán được thực hiện bằng hình thức tín dụng chứng từ thì nhà nhập khẩu phải viết đơn yêu cầu mở thư tín dụng để gửi ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng phát hàng L/C).

47.

Thế nào là thư tín dụng không thể hủy ngang? Rủi ro của phương thức tín dụng chứng từ?

Là loại L/C (Irrevocable credit) không thể tự ý sửa đổi hay hủy bỏ trách nhiệm nếu không có sự thỏa thuận của các bên liên quan như ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, người thụ hưởng. Thư tín dụng phải ghi rõ loại có thể hủy ngang hay không.

48.

Giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân bằng khiếu nại?

49.

Giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân bằng phương pháp trung gian hòa giải?

50.

Giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân bằng Tòa án?

51.

Giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân bằng Trọng tài thương mại?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: