imf.loc

         Tuy nhiên, phải sau nhiều lần thương thuyết trong điều kiện khó khăn của thời chiến, cộng đồng quốc tế mới chấp nhận một hệ thống tiền tệ mới và một tổ chức để giám sát nó. Những thương thuyết cuối cùng về thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (viết tắt là IMF) đã diễn ra ở Bretton Woods, NewHamsphire, Hoa kỳ vào tháng 7/1944 giữa 44 quốc gia. Ngày 27/12/1945 điều lệ thành lập ÌM đc 29 nước kí kết.Bắt đầu từ 1-3-1947 tổ chức IMF chính thức đi vào hoạt động như một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc và cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947. Khi đó IMF có 49 thành viên.   

         Trụ sở chính của IMF ở Washington D.C và có hai chi nhánh tại Paris và Geneve. Một nước có thể trở thành thành viên của IMF nếu nó sẵn sàng gắn bó, trung thành với các chức năng và nguyên tắc chủ đạo của IMF. Từ l945 đến nay con số thành viên của IMF lên tới 186 quốc gia.Cộng hòa Kosovo là nước mới được chấp nhận là thành viên của IMF.

Theo nhận định chung thì IMF được coi là một tổ chức uy tín lớn có tính độc lập cao và cho rằng Quỹ đề ra những chính sách kinh tế tối ưu cho các nước thành viên theo đuổi và áp đặt các quyết định cho các nước thành viên và sau đó giám sát việc thực hiện. IMF không tự hành động mà chỉ đóng vai trò trung gian giữa ý kiến đại đa số thành viên của quỹ đối với các nước thành viên đó. 

  2. Đặc điểm Hoạt động

* Tôn chỉ hoạt động: Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối; tăng cường ổn định tỷ giá; hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương; cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồn vốn chung của Quỹ với những đảm bảo thích hợp; và rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên.

Nguồn vốn của IMF: chủ yếu là vốn cổ phần của các nước thành viên và tích luỹ của IM(Bản thân IMF là người quyết định số tiền mỗi nước thành viên phải nộp vào phân tích đánh giá mức độ giàu có và tình hình kinh tế của nước đó. Nước càng giàu, lệ phí càng cao. Mức đóng góp của mỗi nước thành viên vào IMF rất khác nhau. Mức lệ phí này cứ 5 năm lại được xem xét lại, có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo nhu cầu của IMF và mức độ phát đạt của nước thành viên. Tuy nhiên từ l/4/1978, với sự sửa đổi điều lệ lần thứ hai, việc xem xét và điều chỉnh phần đóng góp của mỗi nước thành viên được quy định 3 năm một lần. Cho đến nay, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, đóng góp nhiều nhất cho IMF, chiếm khoảng 19% tổng số (40 tỷ USD); Marshall Island, một nước cộng hoà đảo ở Thái Bình Dương đóng ít nhất khoảng 3,6 triệu USD)

* . Cổ phần: Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Đến tháng 8/2009, tổng vốn cổ phần của IMF là 325 tỉ USD.

   Cổ phần của các nước hội viên phụ thuộc vào quy mô kinh tế của mỗi nước, đồng thời là căn cứ xác định hạn mức mà nước hội viên được vay từ IMF và khối lượng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) được phân bổ. Những nước hội viên có cổ phần lớn nhất trong IMF là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh và Pháp.

Mục đích sử dụng vốn

Cho các nước thành viên vay.

Là căn cứ để quyết định số tiền mà các nước thành viên được vay.

Là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn.

Quyết định quyền bỏ phiếu của các thành viên.

4. Chức năng cơ bản của IMF

 4.1 Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên

 Theo quy định của văn bản hiệp định đầu, các nước thành viên đều áp dụng hệ thống ngang giá tiền tệ và TGHÐ cố định. Trong hiệp định có ghi : ''Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá''. 

Để giải quyết vấn đề dự trữ của quỹ tháng 6-1967 Hội đồng Thống đốc IMF đã nhóm họp ở  thủ đô Brazil và đã chấp nhận nguyên tắc tạo ra một loại dự trữ quốc tế mới là SDR.Tuy nhiên sau hơn hai thập kỷ, hệ thống này đã bộc lộ nhiều yếu kém. Ðến đầu thập kỷ 70 khủng hoảng kinh tế đã các thành viên của quỹ làm cho nó không thể duy trì hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia. Hệ thống Bretton Woods sụp đổ hoàn toàn vào năm 1973 khi Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng. . Ðể đáp ứng được yêu cầu dự trữ ổn định quỹ tiền tệ quốc tế trong hoàn cảnh mới của nền kinh tế quốc dân, IMF yêu cầu các nước thành viên thực hiện bảy nghĩa vụ cũ là:

 - Thi hành chính sách tự do mua bán vàng trên thị trường.

 - Tạo điều kiện cho đồng tiền của các nước được chuyển đổi tự do. 

 - Loại bỏ dần các hành chế về hối đoái. 

 - Tôn trọng quy định của các thành viên khác về hối đoái phù hợp với quy định của IMF. 

 - Cung cấp thông tin tài chính cho IMF 

 - Hợp tác với các nước khác việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về tiền tệ . 

 - Duy trì 1 tỷ giá hối đoái cố định . 

Hệ thống tiền tệ mà IMF quản lý từ 1978 đến nay được gọi là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (hệ thống Jamaica). Tuy tác động, quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế theo nhiều cách gián tiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng duy trì ổn định hệ thống tỷ giá hối đoái cố định tương đối l cách có hiệu quả

  2.2. Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán 

 Ðể thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế IMF đã cung cấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng cho các nước có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Khi một nước rơi vào tình trạng này thì buộc họ phải giảm dự trữ ngoại hối hoặc đi vay để tài trợ cho các hoạt động này. Hậu quả là các nước đó phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng về tỷ giá hối đoái. Ðây chính là lúc IMF thực hiện chức năng của mình. Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán, một nước thành viên có thể rút lại ngay lập tức 25% quota đã góp bằng vàng hoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi

Ðể đáp ứng nhu cầu về vốn, IMF đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng vốn. Năm 1962, IMF ký kết tổng nghị định thư về vay mượn (General Agreement to Borrow) GAB với thời hạn 4 năm. Sau đó tổng nghị định GAB được gia hạn nhiều lần và đến nay đã hoạt động ổn định

      2.3. Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên 

Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là “thực hiện sự giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên''. Ðồng thời IMF có quyền áp đụng các nguyên tắc cụ thể để hướng dẫn các thành viên trên cơ sở tôn trọng chính sách của họ. Ðể thực hiện nhiệm vụ này IMF kiểm tra các vấn đề tiền tệ quốc tế và phân tích các khía cạnh của chính sách đó có thể tạo ra tác động đến hệ thống TGHÐ. 

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu quả đã tăng lên do nhiều biến chuyển cơ bản trong nền kinh tế toàn cầu : tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn tư nhân, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng, ch

5.Quan hệ IMF với Việt Nam

5.1. Cổ phần và đại diện

Hiện nay cổ phần của Việt nam tại IMF bằng 329,1 triệu SDR, chiếm 0,155% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,16% tổng số quyền bỏ phiếu.

5.2.  Lịch sử quan hệ Việt Nam - IMF

Chính quyền Sài gòn gia nhập IMF năm 1956. Năm 1976, CHXHCN Việt nam chính thức kế tục chân hội viên của Việt nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai đoạn 1976-1981,IMF đã cho Việt nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán.

Trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa VN - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.

Tháng 10/1993, Việt nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, trong đó, chương trình vay cuối cùng là Tăng trưởng và Giảm nghèo PRGF kết thúc vào tháng 4/2004.

 Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn. Hai bên vẫn thường xuyên tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao. Bên cạnh đó, IMF vẫn rất tích cực tiến hành các hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt nam. Hàng năm, IMF cử các đoàn công tác định kỳ vào Việt nam để cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô và đưa ra các tư vấn chính sách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, cải cách DNNN v.v IMF cũng cung cấp nhiều hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế, xác định mục tiêu lạm phát, tính toán lạm phát cơ bản, v.v. Ngoài ra, các cán bộ NHNN và các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: