I- Kỹ thuật nuôi ong
1. Tần quan trọng và biện pháp tạo đàn ong mạnh
* Khái niệm: Đàn ong mạnh là đàn ong dông quân, chúa đẻ tốt, đời sống ong thợ trên dưới 1 tháng, năng suất mật cao, chống chịu tốt (ko bị bệnh)
* Tiêu chuẩn:
- Căn cứ vào thế đàn ong: Tổng số cầu ong/ 1 đàn qua hè khi qua đông. Ong nội có > 4 cầu/1 đàn; Ong ngoại có > 8 cầu/ 1 đàn là đàn ong mạnh
- Căn cứ vào tỷ lệ các pha phát dục giữa trứng: ấu trùng : nhộng. Nếu tỷ lệ là 1 : 2 :4 (3:6:12) ấu trùng ko bị bệnh; tỷ lệ phát 1:1:2 thì ấu trùng bị bệnh
* Ý nghĩa đàn ong mạnh: (Tầm quan trọng)
- Đàn ong mạnh có năng suất cao. VD: có 2 nhóm: 1 đàn 8 cầu và 2 đàn 8 cầu thì ta sẽ thấy lấy nhiều mật ở 1 đàn 8 cầu vì chỉ có 1 chúa, lỗ tổ nhiều hơn lỗ trứng so với 2 đàn kia
- Đàn mạnh có khả năng nuôi dưỡng ấu trùng tốt, các thế hệ ong sinh ra từ đàn mạnh sẽ có trọng lượng cơ thể, kích thước, tuổi thọ lớn hơn
- Đàn mạnh có khả năng chống chịu tốt, qua đông, qua hè tốt và sớm tích lũy mật từ đầu vụ nên thời gian lấy mật nhiều hơn.
- Chi phí thức ăn, lao động thấp hơn và đàn mạnh ít bị bệnh hơn so với đàn yếu nên hiệu quả kinh tế của đàn ong mnahj cao hơn.
* Biện pháp tạo đàn ong mạnh:
- Đối với vụ xuân:
Đầu vụ còn rét nên phải tiến hành chống rét cho ong như: dồn ong cho đôn, dung rơm rạ, giấy báo,…
Giữa vụ cần kết hợp vừa khai thác mật vừa cho ong xây bánh tổ, tầng đồng thời tạo chúa mới. Vào vụ xuân thì tạo chúa mới vào tháng 3, 4 để thay đàn già khi qua đông và chia đàn vào cuối vụ. Thông thường qua một vụ mật, ong sẽ chia đàn.
- Đối với vụ hè: Bắt đầu từ tháng 5 (theo hoa thì tháng 6 – tháng 8)
Đây là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm nên phải tăng cường chống nóng bằng cách che đậy bên trên, thong gió, cho ong uống nước.
Ngăn ngừa ong chia đàn từ nhiên nhất là tháng 6 (lấy mật hoa bạch đàn) bằng cách: Nơi rộng khoảng cách giữa các cầu nhằm giảm nhiệt độ, ong sẽ xây dài tổ ra, hạn chế ong chúa đẻ hoặc cắt bớt 1/3 cánh ong chúa hạn chế klhar năng bay của ong chúa; cắt bỏ hết lỗ tổ ong đực và ong chúa, loại bỏ các cầu ong cũ để ngăn ngừa sâu săn sáp; ngoài ra cần bổ sung đầu đủ thức ăn khi ong đói.
- Đối với vụ thu:
Tính từ tháng 9 – tháng 11 (vụ mật hoa táo, keo, cỏ lào). Thời gian này kết hợp vừa khai thác mật vừa cho ong xây tầng; tiến hành tạo chúa vụ thu tháng 10, tháng 11 để thany thế chúa già chuẩn bị qua đông.
- Đối với vụ đông:
Tháng 12- tháng 2 năm sau. Đây là thời gian có nhiệt độ thâp nhất trung bình trong năm. Vì vậy cần tăng cường chống rét bằng cách: Rũ bỏ các cầu cũ, dồn ong lại để tăng mật độ ong bám dày chống rét. Cho ong ăn đầy đủ thức ăn kết hợp với thuốc kháng sinh để phòng bệnh.
2. Chọn điểm đặt ong và cách đặt ong:
* Chọn điểm đặt ong
Điểm đặt ong là nơi đạt các thùng ong. Điểm đặt ong thường là các vườn cây, sân nhà hoặc góc rừng cây. Trước khi đặt ong phải tiên hành điều tra trước. Khi chọn điểm đặt ong cần chú ý các điểm sau:
- Tại ong cần phải đủ nguồn hoa để nuôi số đàn ong hiện có và sẽ nhân ra. Đặc biệt chú ý trước hết trong vung ong hoạt động phải có cây nguồn mật chính để đảm bảo cho việc thu hoạch mật, phải có nguồn hoa phụ để giảm bớt lượng đường cho ăn trong các vụ nhân đàn, qua đông, qua hè.
- Điểm đặt ong phải ở trung tâm nguồn hoa. Nguồn hoa gần, ong tăng số lần mang mật hoa, phấn hoa về tổ. Nguồn hoa ở xa ong bay tốn năng lượng phải ăn mật dự trữ trước khi cất cánh và nếu xa qua thì hiệu quả các chuyến bay bằng không vì chúng tiêu thụ hết số mật lấy được trên đường bay.
- Điểm đặt ong cần ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè thuận lợi cho ong hoạt động và phòng tánh bệnh. Ko chọn nơi qua lộng gió sẽ ảnh hưởng đến đường bay của ong, cũng ko đặt nơi qua ẩm ướt ong dễ bị bệnh, mật bị chua.
- Điểm đặt ong gần nơi có nguồn nước nhưng ko gần sông, ao hồ lớn.
- Điểm nuôi ong ko gần nơi thường xuyên sử dụng các hóa chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng khác. Điểm nuôn ong ko nên gần các nhà máy hóa chất, nhà máy hoặc lò nấu đường, nươi sản xuất bánh kẹo. Ko đặt ong ở vùng hay bị chấn động.
Ngoài ra những trại nuôi ong lớn cần chọn nơi có đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển đàn ong và các sản phẩm nuôi ong.
* Cách đặt ong trong điểm nuôi:
- Đặt thùng ong ở dưới gốc cây, hiên nhà hoặc sàn nhà, cửa quay ra nơi quang đãng, mùa hè tránh hướng tây, mùa đông tránh hướng bắc và đông bắc. Cần tạo dựng vật che mát và chống rét tự nhiên như tường, hiên nhà, bóng cây, rùng cây,…
- Các thùng ong cách nhau ít nhất 1m, chuẩn bị chia đàn thì đặt xa hơn. Cửa thùng quay ra nhiều hướng chống ong ăn cướp mật và để quản lý ong thuận lợi
- Đặt thùng ong cách mặt đất 35-40cm để ko bắn bẩn và tranh cóc nhái ăn ong.
- Đặt thùng ong thăng bằng, song song mặt đất để khi cho ăn ko làm chảy nước đường ra khỏi máng
- Dọn sạch sẽ lá mục, cỏ rác trước khi đặt ong để ngăn ngừa kiến.
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá đàn ong
* Mục đích kiểm tra: Nhằm nắm vững tình hình đàn ong, dự đoán khả năng phát triển hoặc sa sút của đàn ong trong thời gian tới để xử lí đàn ong kịp thời như: thấy lượng ong đông có khả nawg xây tầng thì cho thêm cầu dự trữ hoặc tầng chân mới. Nếu thấy mất chúa thì giới thiệu chúa mới, thấy thưa quân thì loại bớt cầu. Cuối cùng là nắm tổng quát tình hình đàn ong trong cả trại để quyết định những biện pháp kỹ thuật như di chuyển, nhân đàn, thu mật,… ở trước các thời vụ quan trọng. Tài liệu của các lần kiểm tra cũng giúp cho việc dự đoán và xử lý kịp thời đàn ong ở cùng thời kỳ vào các năm sau.
* Nguyên tắc và yêu cầu kiểm tra đàn ong
- Phải lấy việc quan sát bên ngoài tổ làm mục tiêu chính. Mỗi ngày quan sát đàn ong 3 lần: sáng, trưa, chiều và ít nhất cũng quan sát được vào buổi sáng để đánh giá tình hình hoa nở và tình hình đàn ong. VD: đàn ong có chúa tơ đột nhiên lấy nhiều phấn là ong chúa đã đẻ (hoạc mất chúa, ong thợ đẻ). Trại ong đi làm tốt nhưng đàn nào đó ko đi làm là có thể chuẩn bị bốc bay. Đàn ong tha nhộng ra có thể bị bệnh. Đàn ong bốc bay bắt trở lại, đàn ong mới sang thùng, đi lấy phấn tốt, biểu hiện ong ổn định. Kiểm tra bên ngoài còn có thể phát hiện, xử lý được những hiện tượng ong ăn cướp mật, ong rừng và các loại địch hại khác và điều chỉnh chống nóng, che mưa cho đàn ong.
- Kiểm tra bên trong phải nhẹ nhàng, khi mở ván ong ra ko bị xô dạt, đánh giá đúng lượng ong ngay từ cầu ngoài cùng sát ván ngăn. Khi kiểm tra ko được làm xáo trộn đàn ong, ko để ấu trùng, nhộng ong bị nóng và lạnh. Ko để vương vãi phấn, mật để các đàn ong khác đến ăn cướp.
* Phương pháp kiểm tra bên trong dàn ong
- Kiểm tra điểm: Là kiểm tra một số đàn ong điển hình, những đàn ong này cũng chỉ kiểm tra một vài cầu. Kiểm tra điểm ko định kỳ, vì đó là cách kiểm tra nhanh từ điểm suy ra diện rộng đển nắm khái quát tình hình đàn ong trong trại. Kiểm tra điểm cũng thường được áp dụng để nắm một vấn đề nào đó của đàn ong như tình hình đổ mật, khả năng xây bánh tổ. Khả năng nuôi chúa, khả năng chgia đàn và tình hình bệnh. Kiểm tra điểm thường chỉ ghi nhận xét chung.
- Kiểm tra toàn bộ: Là kiểm tra tất cả các cầu và tất cả các đàn ong, cần kiểm tra định kỳ có thể là mỗi tháng một lần. Kiểm tra toàn bộ cần ghi chép tất cả các số liệu về thế đàn, số cầu con, tình hình thức ăn, chúa đẻ, sâu bệnh,…
- Các bước tiến hành kiểm tra đàn ong:
+ Chuẩn bị dụng cụ, sổ sách ghi chép, bình phun khói để phòng ong dữ, dao sửa cầu, chổi dọn vệ sinh, dụng cụ sử lý bệnh.
+ Thao tác khi kiểm tra: Khi kiwwmr tra toàn bộ nên có 2 nguời, một người kiểm tra, một người ghi chép giúp việc. Khi kiểm tra đứng về phía ván ngăn, mở nắp thùng nhẹ nhàng, nắp có ong phải để ngửa trước cửa thùng cho ong bò vào thùng. Sau đó lấy vật chống rét ra, dùng ngón tay tách ván ngăn ra khoảng 2-3cm, lấy cầu thứ nhất ra kiểm tra, khi kiểm tra phải nắm chắc tai cầu, khi cần dùng panh, dao xử lý cầu thì tì một góc cầu cho xuống mặt xà các cầu khác. Cầu kiểm tra ko được nhấc ra khỏi mặt thùng và luôn luôn giữ ở dộ nghiêng khoảng 30-35o so với mặt thùng và cách mặt thùng khoảng vừa tầm nhìn của người kiểm tra. Cần kiểm tra kỹ lưỡng trứng, ấu trùng, nhộng, lượng mật, phấn.
Sau khi kiểm tra xong mặt thứ nhất thì xoay sang mặt thứ 2: Khi xoay cũng phải giữ cầu ong vuông góc với mặt đất để phấn, mật và ong chúa ko bị rơi ra ngoài.
Kiểm tra xong cầu thứ nhất thì đặt sát ván ngăn. Sau đó xem cầu thứ 2, sau khi kiểm tra xong cầu thứ 2 thì đặt cách cầu thứ nhất một khoảng cách vừa bằng 1 cm. Cứ như thế đến cầu cuối cùng, sau đó dọn vệ sinh dưới đáy thùng (dùng chổi quét rồi thổi cho rác rưởi bay ra ngoài của). Khi kiểm tra số lượng đàn ong lớn cần làm nhanh nhưng ko bỏ sót, muốn vậy cần thao tác nhanh. Khi ổn định trở lại dùng các kẽ ngón tay kẹp đẩy 3-4 cầu một lúc vào sát vách thùng.
Khi kiểm tra bị ong đốt phải rửa sạch tay rồi mới kiểm tra tiếp. Nếu gặp đàn bệnh phải kiểm tra sau cùng, nếu đã chót kiểm tra thì phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô rồi mới kiểm tra đàn khác.
* Xử lý ong khi kiểm tra
- Khi kiểm tra thấy ong chạy tụt xuống phải xem kỹ tình hình bệnh.
- Phải ghi chép kỹ những đàn cần cho ăn, xây tầng chân.
- Khi kiểm tra cần loại bỏ những cầu xấu, điều chỉnh ong nếu cần, cắt bỏ lỗ tổ ong đực, gọt bỏ phần lỗ tổ cũ và mốc.
- Đảo cầu theo thời vụ, nói chung cầu ấu trùng cần đặt vào giữa. Cầu trống thì đặt vào nơi ong chúa hoạt động (mùa đông ở giữa đàn, mùa hè ở sát ván ngăn hoặc gần cầu sát thành thùng). Cầu mật và phấn đặt ngoài cùng.
- Vụ mật nới rộng khoảng cách các cầu khi kiểm tra và qua hè qua đông thì ngược lại
Nếu ong chúa bây khi kiểm tra thì cần ngừng kiểm tra, rũ nhẹ một cầu ong lên trên thùng để ong chúa theo ong thợ vào tổ.
Gặp đàn ong quá dữ có thể dùng khói nhẹ để phun nhung nói chung kiểm tra nhẹ nhàng ko làm chết ong thì ong ít dữ, những đàn dữ kiểm tra sau cùng.
4. Phương pháp điều chỉnh đàn ong:
* Điều chỉnh thế đàn
- Mục đích: Làm cho các đàn đồng đều nhau để tránh ong ăn cướp
- Có các trường hợp sau:
+ Đàn ong yếu ko phải do bị bệnh (VD do mới tách đàn) ta điều chỉnh bằng cách dổi cầu nhộng của đàn mạnh sang cho đàn yếu.
+ Nếu đàn mạnh ko có nhộng: Đưa ấu trùng của đàn yếu sang cho đàn manh nuôi giúp. Sau khi nhộng vít nắp thì đưa trả cho đàn yếu hoặc viện cầu của đàn mạnh sang cho đàn yếu (đưa cả bánh tổ vfa trưởng thành)
+ Đàn ong yếu là do bị bệnh: Tiến hành nhập đàn. Nhập 2 đàn ong yếu lại thành 1 đàn mạnh. Trước khi nhập ong phải kiểm tra cả 2 đàn ong, loại bỏ 1 con chúa xấu hơn (diện tích lỗ đẻ lớn,…) ít nhất là 6-12 tiếng. Nhập vào ban đêm, ko nhập vào ban ngày. Đến tối đưa cầu của đàn mất chúa sang đàn còn chúa để ngoài ván ngăn, để qua đêm để ong quen nhau. Đến sáng sớm nhấc vào ngăn và nhập ong.
- Khi nhập ong cần chú ý:
+ Thời gian nhập ong vào buổi tối
+ Khi nhập ong thao tác nhẹ nhàng, tránh làm ong cảnh giác, tránh làm cho ong bị kích động.
+ Sau khi nhập vài giờ cần chú ý xem ong có đánh nhau hay ko. Ong đánh nhau thì lập tức trả cầu về đàn cũ để nhập vào lúc khác.
+ Đối với đàn ong bị mất chúa lâu ngày, ong thợ già thì phải chia nhỏ đàn ong ra nhập cho nhiều đàn hoặc nhập thành nhiều lần.
5. Cho ong ăn nhân tạo: Cho ăn nước đường
* Cho ăn nước đường bằng 2 cách:
- Cho ăn khuyến khích: Tiến hành khi trong tự nhiên vẫn có nguồn mật duy trì (chỉ đủ cho ong dùng, người nuôi ong ko lấy được mật). Cần cho ong ăn để kích thích ong thợ xây tầng, kích thích chúa đẻ.
Cho ăn dd đường loãng theo tỉ lệ 1 đường:1 nước (1kg đường : 1 lít nước). Đun sôi nước rồi mới bỏ đường. Cho ăn làm nhiều lần cách nhau vài ngày, mỗi lần cho ăn một lượng ít.
- Cho ăn bổ sung: Tiến hành khi qua hè hoặc qua đông với mục đích duy trì sự phát triển của đàn ong
Cần cho ong ăn đường đặc với tỉ lệ 1,5kg đương : 1 lít nước. Cho ăn 3 tối liền nhau ko cách quãng đến khi mật vít nắp.
* Khi cho ăn cần chú ý:
- Thời gian cho ong ăn: Cho ăn vào lúc chiều muộn, lúc 5h vào mùa đông, 6h vào mùa hè.
- Nguyên tắc cho ăn: Đàn ong mạnh thiếu nhiều thúc ăn thì cho ăn nhiều và ngược lại. Đảm bảo cho ăn phải kết hợp ko bỏ thừa.
- Khi cho ong ăn ko làm rơi vãi nước đường ra ngoài. Nếu làm rơi vãi phải dùng nước rủa sạch để tránh đàn ong khác ngửi thấy mùi.
- Sáng sớm phải kiểm tra, nếu ong ăn ko hết phải đem cất thức ăn tuyệt đối ko được để trong thùng. Phải đung sôi khủ trùng trước khi cho ong ăn lại.
* Cho ong ăn bổ xung đạm: vì nếu ko cho ăn bổ sung đạm thì chúa sẽ ngừng đẻ
Tiến hành vào tháng 7 – tháng 8(qua hè). Để bổ sung N ta cần sử dụng phấn hoa dự trữ theo 2 cách:
- Cho ăn phấn khô (thường dùng đối với ong Ý): Đỗ phấn ra khay rồi để vào thùng ong để ong tự lấy phấn hoa
- Cho ăn phấn ướt: Trộn lẫn phấn hoa với mật ong (hoặc nướ đường) tạo thành dạng bột đặc. Sau đó chọn lấy một cầu cũ, múc phấn hoa bôi lên cầu và đặt vào bên trong cho ong ăn để tránh phấn hoa thừa bị mốc mất.
6. Ong ăn cướp và biện pháp sử lý:
* Nguyên nhân:
Nói chung ong cướp mật là do chúng phát hiện ra mật ong hoặc xiro đường trong lúc bên ngoài thiếu nguồn hoa. Phát hiện đó hấp dẫn, thúc đẩy chúng ăn cướp và chúng tìm đến nơi nào có mật để lấy. Những nguyên nhân chính gây trộm cướp là:
- Do nuôi 2 giống ong khác nhau cùng một địa điểm
- Do ko đảm bảo cự ly cần thiết khi đặt ong nhất là đối với ong nội.
- Đặt ong quá dầy, thế đàn ko đồng đều, lượng ong điều chỉnh ko kịp thời, đàn mạnh sẽ ăn cướp của đàn yếu
- Do ong bị đói lâu ngày mà ko bổ sung thức ăn
- Do kiểm tra ong quá lâu và mở thùng ong để lâu ko đập, làm rơi vãi thức ăn vào lúc khan hiếm nguồn mật
- Do bị ong ăn cướp khác hấp dẫn lôi kéo
* Nhận biết ong ăn cướp
- Vào lúc khăn hiếm nguồn mật nhưng 1 số đàn đi làm tích cực
- Ong ăn cướp thường bay xung quanh thùng ong tìm khe hở chui vào. Lúc mới chui vào bụng lép, sau khi chui ra bugj căng bóng.
- Có hiện tượng ong đánh nhau từng cặp, từng đám chết rơi xuống của thùng và có khi kéo dài thành dây.
- Có rất nhiều ong trưởng thành chết cả bên trong và bên ngoài thùng ong
Chỉ dùng lại khi đàn bị cướp hết mật hoặc phải bốc bay
* Tác hại: Gây bệnh cho đàn yếu thường là đàn bị bệnh
* Ngăn ngừa, biện pháp xử lý:
- Ngăn ngừa trước căn cứ và và nguyên nhân ong ăn cướp có:
+ ko nuôi 2 giống ong khác nhau trong cùng 1 địa điểm
+ Đảm bảo cự ly cần thiết khi đặt ong nhất là ong nội
+ Điều chỉnh để các đàn ong đồng đều nhau
+ Cần bổ sung thức ăn kịp thời ko để ong bị đói
- Xỷ lý ong ăn cướp:
+ Cần phải phát hiện sớm:
Trong trường hợp 1 đàn đi cướp của nhiều đàn lập tức đóng của tổ chuyển đàn đi cướp đi nơi khác ít nhất 2km. Vị trí cũ của đàn đi cướp để thùng không để ong ăn cướp quay về tụ tập, rồi đến rũ ong ăn cướp trả về đàn cũ.
Trường hợp nhiều đàn đi cướp 1 đàn chuyển đàn bị cướp đi cách xa khoảng cách 2km. Ở chỗ cũ vẩy 1 ít đàu hỏa hoạc cắm 1 que hương.
+ Trường hợp phát hiện muộn: Khi đó tất cả ăn cướp lẫn nhau
Tiến hành phun nước lên ko để ong ướt cánh dùng lại ko bay nữa hoặc đốt cỏ lá khô tạo khói để đuổi ong, đốt xuôi chiều gió cách xa đàn ong của tổ 5-6m. Đến khi ong tạm dừng ko bay phải nhanh chóng nút kín tất cả các khe hở để ong ko bay vào, thu hẹp của tổ đủ 1 ong chui vào, tăng cường lực lượng bảo vệ. Để xua đuổi ong bên ngoài ta cắm hương ngoài của tổ hoặc bôi ít dầu hỏa. Đến tối phải cho tất cả các đàn ong ăn no.
7. Ong thợ đẻ trứng và biện pháp sử lý:
* Nguyên nhân: Có 2 nguyên nhân
- Do đàn ong bị mất chúa lâu ngày (VD chúa tơ bị chết). Khi đó đàn ong ko bị pheromon của ong chúa khống chế. Một số ong thợ được ăn sữa chúa nên buồng trứng phát triển và có khả năng đẻ trứng. Trứng này ko thụ tinh nở ra ong đực, ong đực này nhỏ hơn so với ong chúa đẻ.
- Đàn mạnh có chúa đang chờ giao phối. Ong thợ vẫn đẻ trứng do khả năng tiết pheromon của ong chúa ít nên liều lượng kìm hãm ko đủ. Đến khi ong chúa giao phối về có khả năng tiết đủ pheromon thì hết hiện tượng này.
* Nhận biết:
- Giai đoạn trứng:
+ Trứng do chúa đẻ thì thì 1 trứng/ 1 lỗ tổ, vị trí đẻ trứng nằm ở đáy lỗ tổ, đẻ theo quy luật từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc, đẻ từ cầu giữa ra ngoài.
+ Trứng do ong thợ đẻ 2 đến 4,5 trứng trên một lỗ tổ. Trứng có thể ở đáy tổ hoặc thành tổ do bụng ngắn, đẻ lung tung ko theo quy luật.
- Giai đoạn ấu trùng ko phân biệt được
- Giai đoạn nhộng
+ Do ong chúa đẻ víp nắp phẳng vì ấu trùng là của ong thợ
+ Do ong thợ đẻ víp nắp lồi vì ấu trùng là của ong đực
- Giai đoạn trưởng thành
+ Ong đực do ong chúa đẻ ra có kích thước lớn
+ Ong đực do ong thợ đẻ ra có kích thước nhỏ, màu đen.
* Biện pháp xử lý:
- Biện pháp ngăn ngừa
+ Đối với đàn mất chúa, giới thiệu chúa mới vào
+ Đổi cầu ấu trùng tuổi (1 ngày tuổi) sang đàn mất chúa để ong tự tạo chúa mới
+ Chia nhỏ đàn mất chúa nhập cho đàn khác
+ Đàn còn chúa tơ chờ đến khi chúa giao phối về ong sẽ tự ngừng đẻ
- Biện pháp xử lý
+ Đối với cầu có trứng do ong thợ đẻ thì tiêu diệt trứng bằng cách rũ hết ong đi và đem cầu ra phơi nắng 30-40ph sau đó trả vào thùng ong để ong dọn vệ sinh
+ Đối với cầu có ấu trùng do ong thợ đẻ tiến hành rũ ong và bỏ vào thùng quay và quay thật mạnh để loại bỏ ấy trùng.
+ Cầu có nhộng do ong thợ đẻ thì rũ ong, cắt vít nhộng ra đổ cầu xuống đất để nhộng rơi ra
+ Đối với đàn ong có ong đực còi thì bắt giết hết ong đực còi
8. Ong bốc bay chia đàn và biện pháp xử lý:
* Nguyên nhân:
- Ong bốc bay là hiện tượng ong bỏ tổ do:
+ Đàn ong bị đói khi nguồn mật phấn khăn hiếm hoặc do sâu bệnh kéo dài mà chúng ta ko xử lý (chiếm 90%)
+ Do điều kiện bất lợi. VD: Quá nóng, bị hun khói, thường xuyên bị kích động làm cho đàn ong ko được yên ổn.
+ Do lỗi về kỹ thuật của người nuôi ong. VD: Làm vỡ bánh tổ khi chuyển ong hay quay mật, để bánh tổ quá cũ mà ko thay.
+ Do bị ong bốc bay khác hấp dẫn
+ Bị thiên địch uy hiếp như kiến, ong ăn cướp
- Ong chia đàn:
+ Khi đàn ong phát triển mạnh, số lượng ong thợ tăng nhanh, pheromon của ong chúa ko đủ thì đàn ong sẽ tạo chúa mới để chia đàn
+ Do trong đàn ong có quá nhiều ong non, thùng ong chật chội, ong non rỗi việc tạo sức ép để chia đàn.
+ Những đàn có chúa già tiết pheromon thì tạo ra chúa mới.
* Nhận biết:
- Dấu hiệu chung:
+ Đàn ong giảm các hoạt động để dự trữ năng lượng
+ Ong thợ giảm, ít khẩu phần ăn, chúa sẽ giảm đẻ và cuối cùng ngừng đẻ, chúa sẽ có cơ thể thon nhỏ lại để chúa có thể theo kịp đàn ong khi bay đi và cũng giảm được sức ép cho đàn ong khi chia đàn.
- Ong bốc bay:
+ Trong đàn ong ko có thức ăn, ko có ấu trùng và nhộng
+ Đàn ong bị sâu bệnh nặng
+ Bị kiến tấn công
- Ong chia đàn:
+ Trong đàn ong có nhiều mũ chúa
Khi bốc bay hoạc chia đàn thì ong thợ sẽ bay ra tước và bốc lên cao tạo thành đám mây, còn ong bài tiết thì quay đàu về tổ. Khi bay được 1/3 đàn thì chúa sẽ bay ra sau để theo kịp đàn và đậu ở 1 vị trí, tiết pheromon để tập hợp đàn, ong thợ khi ấy bám xung quanh chúa thành chùm quả. Sau vài giờ đàn ong sẽ bay đi.
* Biện pháp xử lý:
- Ngăn ngừa:
+ Đối với ong bốc bay:
Bổ xung đủ thức ăn đồng thời xử lý sâu bệnh kịp thời
Tạo điều kiện thuận lợi cho đàn ong phát triển. VD: Chống nóng, chống thiên địch, chống kiến, thay bánh tổ mới,…
+ Đối với ong chia đàn:
Mở rộng thùng ong
Cho ong xây tầng
Chủ động chia đàn nhân tạo
- Xử lý:
+ phát hiện sớm: khi chưa ra ngoài thì nhanh chóng nút kín của tổ và khe hở để giữ lại ong chúa. Khi đó tất cả ong thợ sẽ quay lại và bám vèo bên ngoài. Đến chiều tối mở của tổ cho ong thợ chui vào và cho ong ăn một ít nước đường. Sáng hôm sau kiểm tra ong:
Nếu ong chia đàn: vặt bỏ hết mũ chúa, chia đàn nhân tạo.
Nếu là ong bốc bay: Đổi 1 cầu ấu trùng, nhộng của đàn khác sang cho thùng sạch và rũ ong bốc bay vào. Còn lại các cầu bệnh đem nấu sáp
+ Phát hiện muộn: khi chúa đã bay ra ngoài thì phun nước lên trên không để ong ướt cánh dừng lại, hoặc có thể ném đất cát đón đầu đàn ong. Khi ong đã dừng tụ lại thì nhanh chóng dùng nón để bắt ong quay về. Sau đó treo vào chỗ mát rồi kiểm tra thùng ong để tìm ra nguyên nhân.
Nếu là ong chia đàn thì tách ½ số cầu cho sang thùng mới. Thùng mới vặt bỏ hết nhũ chúa; số cong lại thì để 1 mũ chúa, rũ nón ong vào thùng mới để sang chỗ khác.
Nếu là ong bốc bay thì loại bỏ toàn bộ cầu, đổi 1 cầu ấu trùng hoặc nhộng của đàn khác và rũ ong bốc bay vào trong thùng đến tối thì cho ăn.
9. Di chuyển ong đi lấy mật (nuôi ong di chuyển)
Di chuyển đàn ong là rời đàn ong từ nơi này đến nơi khác cách xa ít nhất 3km để ong ko về chỗ cũ.
* Mục đích di chuyển đàn ong
- Tranh thủ ưu thế về nguồn hoa, thời tiết ở vung ong đến để phát triển đàn ong
- Tăng thêm sản lượng mật nhất là loại mật quý hiếm, và tiêu thụ mật ong tại nơi khai thác mật.
- Tránh những biến cố xảy ra trong trại ong: phòng bệnh, xử lý ong cướp mật
- Di chuyển để thuận lợi cho chia đàn, giao phối và cách li ong chúa
* Những việc cần làn khi vận chuyển đàn ong
- Chuẩn bị:
+ Trước hết tìm nơi vận chuyển ong đến, thăm nguồn hoa và chuẩn bị nơi đặt ong, xem xét đàn ong đã có mặt ở đó nhất là tình hình bệnh, tình hình phun thuốc trừ sâu. Không chuyển ong đến vùng có tập quán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chuẩn bị dụng cụ nuôi ong nhất là dụng cụ thu mật, tầng chân…, dụng cụ sinh hoạt cho người.
- Đóng gói đàn ong: Chuẩn bị các nêm gỗ để chèn 2 cầu. Kích thước nêm dầy 1cm, rộng 1,5cm dài 3cm đóng đinh ở đoạn giữa 1cm và 2cm. Trước khi đóng gói phải kiểu tra, quay bớt mật ở những đàn ong có quá nhiều mật để tránh bị vỡ và ong bị ngạt. Các cầu ong ngắn hụt, phải gia cố thêm như đóng đinh howcj gỗ, sữa chữa hoạc thay thế các thùng ong bị nứt nẻ, làm bằng gỗ xấu có thể bị vỡ dọc đường.
Đóng gói trước một ngày trước khi di chuyển để ong gắn sáp chặt giữa nêm hoặc thước với xà cầu. Đàn ong đông hoặc vận chuyển đường dài phải cho khung cầu vào giữa, Thùng nhỏ, ong đông thì chia làm 2 thùng đánh dấu đến nơi nhập lại
Thời gian di chuyển: Vào buổi tối khi ong đã về tổ và mở tổ để thông gió
Cac phương tiện vận chuyển ong: nếu đi gần và ít ong thì nên dùng xe đạp, xe máy, thuyền hoặc gánh bộ (ko nên dùng các xe do gia súc kéo). Đi xa thì nên dùng ô tô, tầu hỏa, tầu thủy. Các phương tiện chở ong ko chở các chất độc hóa học trước đó. Nơi xếp ong phải thông thoáng.
Xếp ong trên các phương tiện nên xếp dọc, cầu ong song song với thành xe. Cửa tổ quay ra phía trước để thổi gió vào của tổ. Đàn ong mạnh và những thùng kém thông thoáng thì đặt lên trên và đặt ra ngoài. Khi xếp dùng thùng nhỏ, chân cọc thùng chèn các thùng ong cho thật chặt. Nói chung khi bốc xếp và đặt ong ở trên phương tiện phải giữ cầu vuông góc với mặt đất. Ko được để bất cứ vật gì chèn kín của sổ thùng ong trên xe.
- Quản lý đàn ong trên đường vận chuyển.
Nếu phải chuyển ong trên đường khoảng 4-5 ngày thì ban ngày nên dừng giữa đường và bốc ong chuyển xuống 1 lần, mở của cho ong bài tiết, lấy nước và người nuôi ong xử lý các sự cố đến tối mới đi tiếp.
Khi tới nơi cần chuyển ong ngay vào địa điểm, đặt rãi ong ra để ong được mát. Nếu có thể đặt ong ngay vào vị trí trong đêm đó càng tốt
Khi ong xong thì mở của, cần chú ý mở xen kẽ, ko mở của các đàn đặt liền nhau cùng một lúc. Những thùng ong nghi bị sập cầu mật chảy ra thì nên kiểm tra sắp xếp lại bánh tổ. Sau khi đặt ong, cần kê thùng cho bằng phẳng, tối hôm sau cho ăn để ong nhanh ổn định.
10. Quản lý ong trước vụ mật:
* Xác định thời gian chuẩn bị lực lượng ong thu mật
- Nguyên nhân cần xác định thời gian chuẩn bị lực lượng ong thu mật:
+ Do thời gian nở hoa của cây ngắn
+ Tuổi thọ ong thợ ko kéo dài (sau vũ hóa 35-40 ngày)
Cần xác định đảm bảo sao cho đến vụ mật có số lượng ong lớn nhất và khi nở hoa rộ thì số lượng ong nhiều nhất.
- Căn cứ để xđ thời gian chuản bị lực lượng ong thu mật:
+ Biết được thời gian nở hoa của cây
+ Tuổi thọ của ong thợ sau vũ hóa: 35 ngày
+ Thời gian phát dục từ trứng đến vũ hóa: 21 ngày
+ Thời gian làm vieecjtrong tổ: 4 ngày
Tất cả con ong được tính vào lực lượng thu mật phải có thời gian lấy mật ít nhất 5 ngày
Như vậy bước vào vụ mật, khi hoa bắt đầu nở ong già nhất là thuộc vào lực lượng thu mật có số ngày tuổi sau vũ hóa 30 ngày, được đẻ trước vụ mật là 21 + 30=51 ngày.
Khi hoa kết thúc nở, ong non nhất thuộc lực lượng thu mật có số ngày tuổi sau vũ hóa là 4+5=9 ngày, đẻ trước khi kết thúc vụ mật là 9+21=30 ngày.
Thời gian chuẩn bị ong lấy mật chính là khoảng thời gian tính từ 51 ngày trước khi hoa bắt đầu nở và 30 ngày trước khi hoa kết thúc nở.
VD: Vụ hoa nhãn kéo dài từ 20/3 – 10/4. Để tham gia thu hoạch, ong già nhất phải được đẻ vào ngày 28/1, vũ hóa vào ngày 18/2, đến 20/3 ong được 30 ngày tuổi, làm thêm 5 ngày nữa thì chết. Ong non nhất được đẻ vào ngày 11/3, vũ hóa vào 1/4 , sau 4 ngày bắt đầu đi làm (5/4) và làm được 5 nagyf thì hết vụ mật. Thời gian từ 28/1 – 11/3 là thời kỳ chuẩn bị lực lượng ong thu mật nhãn. Những con ong được đẻ trong thời gian này là lực lượng chủ yếu đi thu hoạch mật. CÓ thể minh hoạch theo sơ đồ sau:
* Biện pháp:
- Thay chúa giả bằng chúa tơ trước thời gian chuẩn bị ong
- Cho ăn khuyến khích ong xây tầng và kích thích chúa đẻ
- Xử lý sâu bệnh kịp thời
- Trong trường hợp ko có đàn mạnh, phải tạo đàn chủ công bằng cách dồn 1 số cầu nhộng cho 1 đàn. Sau nhộng vũ hóa đàn ong sẽ phát triển mạnh. Ta sử dụng đàn này để tạo chúa và xây tầng cho đàn khác.
11. Quản lý ong trong vụ mật: Trpong vụ mật đàn ong phát triển mạnh dẫn đến chia đàn
- Phải ngăn ngừa ong chia đàn tự nhiên bằng cách sau mỗi lần quay mật, cát bỏ lỗ tổ ong đực và ong chúa (xây ở dười cùng bánh tổ)
- Nới rộng khoảng cách các cầu ong: xây kéo dài lỗ tổ để chứa mật, hạn chế khả năng đẻ trứng của ong chúa
- Cho thêm các bánh tổ cũ vào đàn ong để ong đổ mật. Đối với ong ngoại thì lên tầng kế để tăng diện tích chúa mật
- Trong trường hợp thời gian nở hoa ngắn, tiếp theo ko có vụ mật kế tiếp, khi đã hết thời gian chuẩn bị ong thì hạn chế ong chúa đẻ để dồn ong đi lấy mật bằng cách nhốt ong chúa lại 1 tuần
* Tiến hành khai thác mật:
- Xác định số lần quay mật liên quan đến: Nguồn hoa, thế đàn ong, thời tiết
Thông thường quay mật lần đầu khi hoa nở được 15% tổng số hoa với hình thức quay tỉa: Chọn cầu mật già đẻ quay, cầu mật non để lại. Tiếp theo từ 5-7 ngày quay 1 lần. Quay mật lần cuối cùng khi hoa nở được 90% tổng số hoa.
- Thao tác quay mật:
+ Đầu tiên phải rũ ong: đối với ong nội nhấc cầu lên rũ nhẹ, sau đó rũ mạnh. Đối với ong ngoại thì nhấc lên rũ mạnh ngay
+ Cắt vít nắp: Yêu cầu dùng dao sắc, vết cắt phải phẳng và ko qua sâu
+ Tiến hành quay mật: Quay chậm và tăng tốc độ đủ để mật rơi ra và ko làm rơi ấu trùng.
Sau khi quay được một mặt phải trở cầu để quay mặt thứ 2
+ Trả cầu về đàn cũ: ko trả nhầm cầu để tránh leey bệnh. Cầu cũ thì cho vào sát thành thùng, các cầu mới hoặc chứa ấu trùng xếp ở giữa, cầu nhộng đưa ra ngoài cùng sát ván ngăn.
- Lọc mật: Có thể sử dụng vải màn để loại bỏ sáp vụn, xác ấu trùng để cho mật được trong.
Khi đóng mật ko nên đóng đầy chai
- Bảo quản mật: Nơi thoáng mát, ko lẫn vật ặng mùi
- Nguyên tắc để lấy mật: Đàn mạnh, hoa nhiều, thời tiết tốt thì khai thác nhiều, để lại ít và ngược lại
12. Kỹ thuận cho ong xây tầng.
* Mục đích:
- Tận dụng bản nawg xây tầng của ong
- Tăng thêm được số cầu ong để thay thế cho cầu cũ
- Để loại bỏ cầu cũ và để nhân giống đàn ong
* Điều kiện
- Có đầy đủ thức ăn mật + phấn.
- Đàn ong phải đông quân, có nhiều ong non, chúa đẻ tốt, ong ko bị bệnh
- Nhiệt độ thích hợp là 25-30oC
* Kỹ thuật: 2 cách
- Xây đại trà: Cho tất cả các đàn ong cung xây trong trường hợp các đàn là đàn mạnh
- Tạo đàn thủ công trong trường hợp ko có đàn mạnh: Dồn 1 số cầu nhộng cho 1 đàn, sau khi nhộng vũ hóa, số lượng ong thợ sẽ tăng lên thành đàn thủ công. Sử dụng đàn này xây cầy cho đàn khác.
* Thao tác:
- Căng dây thép vào cầu ong để bánh tổ của ong ko vỡ
- Gắn tầng chân
- Đặt vào trong đàn ong để cho nó xây tại vị trí: Giữa 2 cầu có ấu trùng mở nắp và cầu đang vít nắp nhộng là nơi tập trung nhiều ong non trong tuổi tiết sáp và ko ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của chúa, khi đó ong sẽ xây nhanh hơn. Sau đó ép 3 cầu sát lại nhau. Đến tối cho ong ăn kích thích 0,5kg đường/ 1 cầu xây và chia ra làm 2 tối.
Sau 2 ngày tiến hành kiểm tra ong xem ong đã xây chưa. Nếu ong đã xây thì cần nới rộng khoảng cách 3 cầu để ong xây dài lỗ tổ. Trong trường hợp ong ko xây (ong muốn chia đàn) thì rút tầng chân đưa sang đàn khác xây hoạc đặt ra ngoài cùng sát ván ngăn.
* Chú ý:
- Thời điểm cho ong xây tốt nhất: Trong trường hợp khi thấy ong cơi tầng hoặc xây lưỡi mèo.
- Trong trường hợp đàn ong mạnh yêu cầu: Chọn tầng chân đẹp ko bị vỡ rách, đáy lỗ tổ phải rõ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top