I.bệnh hại do nấm.1
1. bệnh đạo ôn hại lúa
2 bệnh khô vằn hại lúa
3. BỆNH ĐỐM LÁ NGÔ
4. BỆNH THỐI GỐC, LỞ CỔ RỄ ĐẬU ĐỖ.
5. BỆNH ĐỐM VÒNG SU HÀO,CẢI BẮP.
6. BỆNH PHẤN TRẮNG BẦU BÍ.
7. BỆNH GHỈ SẮT ĐẬU TƯƠNG.
8. BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ
9. BỆNH CHẤM XÁM,CHẤM NÂU CHÈ
10.BỆNH GHỈ SẮT CÀ PHÊ.
BỆNH VI KHUÂN HẠI CÂY TRỒNG
I.BỆNH BẠC LÁ LÚA
II. BỆH HÉO XANH VI KHUẨN HẠI CÀ CHUA,KHOAI TÂY
III. BỆNH LOÉT CÂY CAM
I.bệnh hại do nấm.
1.bệnh đạo ôn hại lúa
là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới
Hiện nay,bệnh đạo ôn hại lúa đã phát sinh phá hoại nghiêm trọng ở nhiều nơi ở miên bắc nước ta: Hải Phòng,Thái Nguyên,Ninh Bình…
a.triệu chứng
n Bệnh có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và có thể gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, gié và hạt
Bệnh trên mạ: vết bệnh có màu hồng hình thoi sau chuyển qua màu nâu vàng, khô héo và chết
Bệnh trên lá lúa:vết bệnh có hình thoi rộng ở phần giữa, nhọn ở hai đầu.Vết bệnh có màu xám tro, xung quanh nâu đậm xung quanh nâu đậm tiếp giáp giữa mô khỏe có màu nâu nhạt. kích thước vết bệnh biến thiên
từ như mũi kim đến 5-7 cm.khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vệt lớn làm cho lá bị cháy.
Bệnh trên thân: bắt đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dận bao quanh thân làm cho thân thoắt lại.
Bệnh trên bông: vết màu nâu xám hơi teothắt lại,làm cho bông bac và gãy.
n Khi bệnh nặng, trên ruộng có những lõm hoặc những vệt lúa có lá bị cháy rụi thường gọi là lúa bị sụp mặt
n Khi bệnh đang phát triển đứng trên bờ nhìn vào có thể sẽ không thấy lá bị bệnh nhưng vạch lá lúa ở tầng dưới sẽ thấy rất nhiều lá có vết bệnh.
B. nguyên nhân gây bệnh
n Do nấm Pyricularia oryzae (thuộc họ Moniliales, lơp nấm bất toàn) gây ra.
n Nấm đạo ôn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25-280C và ẩm độ không khí là 93% trở lên.phạm vi nhiẹt độ nấm sinh sản bào tử từ 10-30C
n Quá trình xâm nhiễm vào cây phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm không khí và ánh sáng
n Trong quá trình gây bệnh nấm tiết ra một số độc tố như axit ɑ - pycolinic (C6H5N02) và pyrincularin (C14H16N203)_có tác dụng hô hấp và phân hủy các enzyme chứa kim loại của cây, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa.
n Do nguồn bệnh của nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử trong rơm rạ và hạt bị bệnh, ngoài ra nấm có thể tồn tại trên cây cỏ dại khác nên rất dễ lây lan và phát triển
C.điều kiện phát sinh phát triển bệnh
Phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, và mức độ nhiễm bệnh của giống do đó bệnh phát triển thất thường, bệnh xuất hiện và gây hại từ khi cây mạ đến trổ chín.
- Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu tới bệnh: bệnh hại nặng nhất vào lúc trời mát, âm u, ẩm, có sương mù, gió mạnh
- Ảnh hưởng của đất đai, phân bón đến bệnh:
٭ những chân ruộng nhiều mùn, trũng ẩm, khó thoát nước . . Rất phù hợp cho nấm bệnh phát triển và gây hại.
٭ phân bón giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với bệnh đạo ôn.
٭ mức độ ảnh hưởng của phân đạm tới bệnh biến động tùy theo loại đất,phương pháp bón,và diễn biến khí hậu khi bón phân cho cây.
٭ bón nhiều N quá thì bệnh nặng,bón P hạn chế thì hạn chế được bệnh,bón K tùy thuộc vào lượng bón N
- Ảnh hưởng của giống lúa tới bệnh đạo ôn;
٭ Đặc tính của giống lúa có ảnh rất lớn tới mức độ phát triển của bệnh trên đồng ruộng.những giống lúa nhiễm bệnh nặng không những là điểm phát sinh bệnh ban đầu mà còn là điều kiện cho bệnh dễ dàng lây lan hàng loạt
٭ Đặc tính của cây lúa tăng khi tỷ lệ Si02/N tăng.trong giống lúa chống bệnh sẽ sản sinh ra hàm lượng lớn hợp chất phytoalexin có tác dụng ngăn cản sự phát triên của nấm trong cây.
- Ngoài ra:
ở những vùng lúa bị hạn, những vùng trồng lúa mương có biên độ nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm lớn thì bệnh cũng phát sinh,phát triển và gây hại rất nặng.
Nấm gây bệnh có nhiều nòi khác nhau tùy theo từng giống lúa, theo vùng địa lí khác nhau.
D. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
n Bệnh đạo ôn là loại bệnh gây hại nghiêm trọng,dễ phát triển nhanh theo diện rộng nên muốn phòng trừ đạt hiệu quả cao cần làm tốt công tác dự tính,dự báo,điều tra,phân tích các điều kiện liên quan đến sự phát sinh của bệnh
n Dọn sạch tàn dư rơm rạ,cỏ cây dại mang bệnh ở trên đồng ruộng
n Tăng cường sử dụng giống lúa chống chịu bệnh có nhiều gen kháng trong cơ cấu giống
n Sử dụng phân bón cân đối,hợp lý.
n Giữ nước thường xuyên cho ruộng lua nhất là khi có dịch bệnh
n Dùng các loại thuốc trừ bệnh như: Fuij – one 40EC (1lít/ha), New Hinosan 30EC (1l/ha) ; Kitazin EC (1-1.5l/ha) .. . .
n Cũng có thể dùng thanh tre đặt nằm ngang và kéo đi phía trước cho cây lúa oặc xuống để phun thuốc cho xuống tận các lá dưới
bệnh khô vằn hại lúa
• Bệnh đốm vằn là bệnh thường gặp và gây hại quan trọng thứ hai trên cây lúa (sau bệnh cháy lá). Bệnh xuất hiện phổ biến tại các vùng trồng lúa ở Châu Á , Châu Mỹ và Châu Phi . Mặc dù bệnh dễ nhận diện và có thuốc phòng trị đặc hiệu, nhưng nếu bệnh xảy ra mà không được phát hiện kịp thời hoặc phòng trị không đúng cách, năng suất có thể giảm đáng kể.
Bệnh có thể làm thiệt hại năng suất tới 20-25% khi bệnh phát triển lên đến lá đòng và làm giảm chất lượng lúa gạo: hạt lúa bị lép, gạo xay bị nát.( Hori, 1969)
Khác hẳn với bệnh cháy lá (đạo ôn) thích khí hậu lạnh, trời nhiều sương mù và thường xuất hiện gây hại trong vụ Đông – Xuân
a.Triệu chứng gây bệnh
Trên đồng ruộng bệnh thường xuất hiện khi lúa đạt 45 ngày tuổi trở về sau, thường nhất là khi lúa ở khoảng 60 ngày tuổi. Vết bệnh đầu tiên thường ở bẹ lá, ngang mực nước ruộng. Đốm có hình bầu dục, dài 1-3 cm, có màu xám trắng hay xám xanh, viền nâu. Mô nhiễm bị hư, chỉ còn biểu bì ngoài của bẹ, nên vết bệnh lõm xuống, phần biểu bì còn lại áp sát vào bẹ lá bên trong. Khi bệnh nặng, cả bẹ và phiến lá phía trên bị chết lụi
Bệnh lan dần từ các bẹ dưới lên các bẹ trên, kể cả phiến lá. Nhiều đốm liên kết làm cho vùng bệnh có dạng vằn vện, bẹ và phiến bị cháy khô, khuẩn ty sẽ hình thành hạch nấm tròn, dẹc, có màu trắng khi non, biến sang màu ngà, nâu và nâu sậm khi gìa; hạch có kích thước 1-3 mm,
Kích thước hạch lớn thường có hình dẹt hoặc hình như trái đậu phộng
Hạch nấm hình thành trên vết bệnh có thể rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng
Bệnh làm cho bông lúa nghẹn không trỗ được, hạt lép lửng nhiều, giảm năng suất rõ rệt
B.Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây lên.
Nấm bệnh khô vằn lưu tồn dưới dạng khuẩn ty và hạch nấm. Hạch nấm là những hạt nhỏ, màu trắng đến nâu nhạt. Hạch nấm lưu tồn trong đất; trong điều kiện khô hạn hạch nấm có thể sống đến 21 tháng; trong điều kiện ướt hạch nấm có thể sống đến 8 tháng.
Nấm bệnh lây lan qua đất, nước, tàn dư cây trồng bị bệnh... Khi làm đất hạch nấm nổi trên mặt nước, trôi theo nước lan truyền từ nơi này đến nơi khác. Hạch nấm tiếp xúc với bẹ lá, nẩy mầm và xâm nhiễm bẹ lá
* Hình thái sợi nấm:
- Phân nhánh vuông góc
- Hơi thắt lạ gần điểm phân nhánh
- Có vách ngăn gần điểm phân nhánh
* Hạch nấm:
- Do các tế bào tràng hạt nén ép chặt
- Xốp, khồng có sự phân hóa cấu trúc giữa ruột và vỏ hạch
* Sinh hoc:
- Nấm sinh trưởng ở nhiệt độ 28 – 32 oC, ngừng sinh trưởng ở <10 oC và > 38 oC
- Hạch hình thành nhiều ở 30 – 32 oC, không hình thành hạt ở <12 oC và >40 oC
- Khởi đầu xâm nhiễm mới đầu bằng hạch. Xâm nhiễm chủ yếu qua khi khổng bên trong bẹ lá. Có thể xâm nhập trực tiếp.
- Xâm nhiễm yêu cầu độ ẩm cao (96-97%)
- Phổ ký chủ rất rộng (188 loài cây trồng)
- Là loại nấm bán ký sinh thuộc nhóm AG-IA có tính chuyên hóa rộng
* Nguồn bệnh:
- Do hạch nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, cây ký chủ trung gian, đất nước phân bón.
C. Đặc điểm phát sinh phát triển của bênh
- Bệnh phát sinh nặng trong điều kiện nhiệt độ cao (28-32 oC); ẩm độ cao, có mưa nắng xen kẽ.
- Bệnh thường phát sinh và gây hại từ khi lúa đứng cái làm đòng đến trỗ chín. Bệnh hại nặng ở ruộng cấy dày, bón nhiều đạm, bón muộn
- Ruộng lúa có nhiều cỏ dại như: lục bình, rau mác, lồng vực, mần trầu (là ký chủ phụ của bệnh), sẽ làm tăng độ ẩm không khí trong ruộng lúa, tạo điều kiện cho bệnh gây hại nặng hơn
- Việc thâm canh tăng vụ làm cho hạch nấm khô vằn lưu tồn trong đất ngày càng nhiều, bệnh phát sinh gây hại ngày càng nặng.
- Cuối tháng 4 đến tháng 5, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển. Đây cũng là thời điểm trùng với giai đoạn đòng trỗ chín sáp của lúa xuân, bà con cần hết sức lưu ý, thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, kịp thời phòng trừ.
- Ở miền bắc, vụ mùa bị nặng hơn vụ đông xuân
- Bón phân đạm nhiều, nhiều lân: bệnh nặng
- Bón kali làm giảm mức độ nhiễm bệnh của cây
D. Biện pháp phòng trừ
- Tiêu diệt nguồn bệnh ở trong đất và quản lý kỹ thuật trồng trọt, thâm canh thích hợp
- Tiêu diệt nguồn bệnh trong đất thường được tiến hành ngay sau khi thu hoạch bằng cách cày sâu để vùi lấp hạch nấm. Đồng thời, thực hiện gieo cấy đúng thời vụ, đảm bảo mật độ hợp lý, bón phân đủ và cân đối giữa đạm – lân – kali để tăng cường tính chống chịu của cây
- Bón cân đối N - P - K, không nên bón N nhiều và bón thúc muộn
- Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
- Biện pháp hóa học: quan trọng nhất ở Việt Nam hiện tại. Phun khi bệnh mới phát sinh trên bẹ lá già kết hợp với rút cạn nước trên đồng ruộng.
Các loại thuốc đặc hiệu như: Validamycin, Jinggangmeisu, Tilt – supe,... theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật. Đối với những ruộng bị bệnh khô vằn hại nặng, nên phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, bảo vệ an toàn cho sản xuất.
3. BỆNH ĐỐM LÁ NGÔ
Ngô là một trong 3 loại cây lương thực quan trọng nhất của thế giới.
Nước ta ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa
Ngô được trồng ở đồng bằng,trung du,miền núi.
Bệnh đốm lá ngô (đốm lá lớn,đốm lá nhỏ )là bệnh phổ biến nhất các vùng trồng ngô trên thế giới và ở nước ta.
Tác hại của bệnh phụ thuộc vào từng giống,từng vùng và chế độ canh tác khác nhau.làm giảm năng suất ngô từ(12%-30%).
A.Triệu chứng bệnh hại
Bệnh đốm lá nhỏ(Helminthosporium maydis NisiK)
- Vết bệnh ban đầu nhỏ như mũi kim hơi vàng.
- Về sau lan rộng ra thành hình tròn hoặc hình bầu dục nhỏ, màu nâu, ở giữa hơi xám,có viền đỏ.nhiều khi bệnh có quầng vàng.
- Kích thước vết bệnh khoảng 5-6×1,5mm.
- Bệnh đốm lá lớn(Helminthosporium turcicum Pass)
-vết bệnh dài có sọc hình thoi không đều đặn,màu nâu hoặc xám bạc,không có quầng.
-kích thước vết bệnh 16-25×2-4mm.
-nhiều vết bệnh có thể liên kết nối tiếp nhau làm cho lá dễ bị khô táp ,rách tươm ở đoạn cuối lá.
B.Nguyên nhân gây bệnh
Đốm lá nhỏ nhỏ(Helminthosporium maydis NisiK)
-do nấm bipolaris maydis gây ra thuộc họ Pleosporaceae,lớp nấm bất toàn,giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm túi.
-cành bào tử phân sinh thẳng hoặc hơi cong màu vàng nâu nhạt, có nhiều vách ngăn ngang.
Bệnh đốm lá lớn(Helminthosporium turcicum Pass)
-Bệnh do nấm Bipolaris turcica gây ra thuộc họ Pleosporaceae,lớp nấm bất toàn,giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm túi.
-cành bào tử phân sinh thô hơn,màu vàng nâu có nhiều ngăn ngang,kích thước khoảng 66-262×7,7-11µm
-bào tử phân sinh tương đối thẳng ,ít khi cong,có từ 2-9 ngăn ngang,phần lớn có 4-5 ngăn ngang,màu nâu vàng,kích thước 45-152×15-25µm.
C.quá trình phát sinh phát triển của bệnh
Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện to
cao,mưa ẩm nhiều ,phá hại sớm hơn giai đoạn 2-3 lá cho đến chín.
bệnh phát sinh phát triển trước hết ở các lá già rồi lan dần lên các lá trên ngọn.
bệnh gây hại nặng ở những nơi chăm sóc kém,đất ngập úng ,trồng mật độ quá dày...
nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống và trong các lá cây.
bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 26-320
D.Biện pháp phòng trừ
Phải chú trọng đến các biện pháp thâm canh ,tăng cường sinh trưởng phát triển cho cây ngô .vệ sinh đồng ruộng,dọn sạch tàn dư gây bệnh,bón phân cân đối.
Phun thuốc phòng trừ:ddBoocdo,tilc250EC,Benlat C-5WP,Dithane M45-80WP.
Hạt thu hoạch làm giống cần được phơi sấy khô .xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm như:carbendazim,TMTD(3kg/tấn hạt giống).
4. BỆNH THỐI GỐC, LỞ CỔ RỄ ĐẬU ĐỖ.
Bệnh hại phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới.đây là bệnh hại chính trên cây họ đậu. bệnh gây hại trên thuộc các vùng trồng đỗ thuộc đồng bằng, trung du, miền núi.
a.triệu chứng
bệnh hại vào các thời kỳ cây con mới mọc gây heols và chết cây con
vết bệnh lúc đầu chỉ là 1 chấm nhỏ, màu đen ở phần gốc sau đó lan nhanh bao bọc xung quanh cổ rễ làm cổ rễ khô tóp lại, cây gục xuống và chết nhưng thân lá còn xanh trên vết bệnh có lớp nấm màu xám.. vết bệnh thối mục, có màu nâu đen ủng và lan nhanh khi gặp trời mưa.
b. nguyên nhân gây bệnh
do nấm Rhizoctonia solani thuộc nhóm Mycelia sterilia gây nên. Nấm ngăn cản sự nảy mầm và gây bệnh ở cây con
Do nấm Fusarium solani là lớp nấm thuộc lớp nấm bất toàn . tản nấm có màu trắng đến màu kem, sợi nấm mảnh và xốp đặc biệt loại năm này có các giọt nước chứa đầy các baolf tử phân sinh trên các nhánh dài của cành bảo tử phân sinh.
c. đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 28 – 25C, độ ẳm đất cao, nóng lạnh thất thường. đặc biệt trong điều kiện nhà kính bệnh phát triển nhanh, bệnh cũng phá hại trên những chân ruộng trũng ứ đọng nước, đất trồng bị đóng váng sau khi mưa.
Nguuonf bệnh tồn tại chủ yếu trong đất và trên Các tàn dư cây treongf dưới dạng hạch nấm sợi nấm và bào tử phân sinh, nấm Furarium solani có thể tồn tại trên hạt giống sau đó lan truyền sang cây con. Tỷ lệ hạt nhiễm bệnh có thể lên tới 29%.
Nấm gây bệnh có phạm vi ký chủ rộng gây hại trên nhiều loại cây trồngcos ý nghĩa kinh tế như các loại đậu đõ, cà chua khoai tây, ngô, lúa, cây dược liệu..nấm gây bệnh có thể sống koaij sịnh trong đất trên các tàn dư cây trồng
d. biện pháp phòng trừ
- luân canh với cây lúa 2 -3 năm để đẻ hạn chế chế tích lũy nguồn bệnh trong đất.
- cày sau để chôn vùi hạh nấm, bừa đất kỹ, để ải, bón vôi để tiêu hủy nguồn bệnh trong đát.
- chọn hạt giống khỏe, sạch bệnh.gieo trồng đúng thời vụ, không gieo quá sâu, mật độ vừa phải
- vun luống cao, bón lót phân chuồng hoai mục kết hợp với bón vôi. Bón thúc sớm lân và kali.
- xử lý hạt giốn trước khi gieo, và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi bệnh xuất hiện. dùng các loại thuốc sau: MZ 72WWP 2,5 – 3,5 kh/ha. Tópin M (50 – 70 WP).có thể dùng chế phăm sinh học Trichoderma phòng trừ bệnh
5. BỆNH ĐỐM VÒNG SU HÀO,CẢI BẮP.
Bệnh đốm vòng su hào, bắp cải (Alternaria brassicae) là một bệnh hại rất phổ biến trong các vùng trồng bắp cải ở các nước trên thế giới và ở nước ta.
Bệnh có thể phá hại từ giai đoạn cây con, cây đã cuốn bắp và trên nhiều loại cây họ thập tự khác
a.Triệu chứng bệnh hại
Trên cây con
Ø Vết bệnh thường xuất hiện trên lá sò và thân non.
Ø Vết bệnh có màu đen, hình tròn hoặc bất định
Ø Nếu bệnh nặng có thể làm cho cây chết
Trên cây trưởng thành
Ø Vết bệnh hình thành trên lá.
Ø Vết bệnh có hình tròn, có nhiều vòng đồng tâm màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, xung quanh có thể có quầng vàng.
Trên cây trưởng thành
Ø Vết bệnh lớn, đường kính có khi đến 1cm, nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành hình bất định.
Ø Khi gặp thời tiết ẩm ướt, trên mặt vết bệnh thường hình thành lớp nấm mốc màu đen.
Ø Bệnh có thể xuất hiện ở cả giai đoạn sau thu hoạch, trong thời kỳ bảo quản và vận chuyển bắp cải trong kho làm lá bắp thối hỏng.
B.Nguyên nhân gây bệnh
q Bệnh do nấm Alternaria brassicae (A. brassicola) thuộc họ Dematiaceae, bộ Moniliales, lớp nấm Bất toàn.
q Trên mô bệnh có lớp nấm mốc đen, đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh.
q Sợi nấm đa bào, phân nhánh màu vàng nâu.
q Cành bào tử phân sinh ngắn, đa bào, màu nâu nhạt, thẳng hoặc uốn khúc, không phân nhánh, mọc thành cụm hoặc riêng lẻ.
q Bào tử phân sinh đa bào, có nhiều vách ngăn ngang và ngăn dọc, màu nâu nhạt, hình trái lựu đạn có vòi dài, kích thước khoảng 60 – 140 x 14 – 18 µm.
q Nấm gây bệnh là loại bán ký sinh, xâm nhập vào cây qua vết thương sây sát và qua vết hại của côn trùng.
q Nấm tồn tại trên tàn dư lá bệnh và trên hạt giống ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh.
q Bào tử phân sinh lan truyền nhờ gió, nước mưa, nước tưới, côn trùng, dụng cụ và con người qua quá trình chăm sóc.
C.quá trình phát triển của bệnh
v Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt mưa nhiều, nhiệt độ khoảng 250C .
v Bệnh phá hại mạnh trên những ruộng cải bắp thấp trũng, ứ đọng nước, mật độ trồng dày, nhất là các vùng trồng muộn và giống chín muộn, chưa có giống cải bắp nào có tính chống bệnh.
v Nấm bệnh phá hại quả giống, sợi nấm có thể ăn sâu tới phôi hạt làm hạt lép.
D.Biện pháp phòng trừ
ü Sau khi thu hoạch cần dọn sạch tàn dư thân lá bệnh trên ruộng đem tiêu hủy.
ü Lấy giống từ cây và ruộng không bị bệnh. Quả để giống phơi khô cần đập lấy hạt ngay.
ü Trong thời kỳ cây sinh trưởng cần ngắt tỉa lá già, lá bị bệnh, tưới nước vừa phải, lên luống cao tránh để ứ đọng nước trong ruộng.
ü Khi bệnh chớm phát sinh cần phun thuốc phòng trừ kịp thời, có thể phun dung dịch Zineb 80WP; Rovral; Kasuran 50WP.
ü Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý bằng nước nóng 500C trong vòng 20 – 25 phút.
6. BỆNH PHẤN TRẮNG BẦU BÍ.
Bệnh phấn trắng phá hoại chủ yếu trên hầu hết các cay trồng họ bầu bí như dưa hấu, dưa bở, dưa chuột…
triệu chứng bệnh
bệnh xuất hiện phá hoại ngay từ thơikf kỳ cây conhaij lá, thân , cành
ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏmaats màu xanh hóa vàng dần, bao phủ 1 lớp nấm trắng xám đầy đặc như bột phấn, bao trùm tất cả phiến là.. lá bệnh chuyển dần từ mau xanh sang màu vàn, lá khô cháy và dễ bị rụng. bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa là khô và gây chết.
cây bị bệnh sinh trưởng kém, phăm chất kém và phải thu hoahcj quả trước thời hạn, năng suất kém
b.nguyên nhân gây bệnh và quá trình phát sinh phát triển
nấm gây bệnh Erhecichoracearum thuộc bộ Erysiphales, lớp nắm túi – là loại ký sinh chuyên tính, ngoại ký sinh.
Cành bào tử phân sinh thẳng góc với sợi nấm , không phân nhánh, không màu.bào ro phân sinh hình trứng, hình bầu dục, đơn bào, không màu, kích thước 4 – 5x 5 -7 miccrromet
Về cuối thời kỳ sinh trưởng cuả cây trên ;lá bệnh rất hiếm thấy nấm hình thành các quả thể hình cầu, có lông bám đơn giản,nhỏ, màu đen, đường kính 80 – 140microm.
Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan nhanh bằng bào tử nhờ khôn khí và gió. Bào tử phân sinh nảy mầm thuân lợi ở nhiệt độ 20 – 24c và độ ẩm không khí cao. Tuy vậy vvaanx phát triển dc trong ĐK khôhanj. Sợi nấm và quả thể tồn tại trên tàn dư cây trồng.
biện phápphong trừ
– áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
thu dọn sạch tàn dư thân lá bệnh, tiêu diệt cỏ dại,
sử dụng các giống chống chịu
phun thuốc phòng trừ khi phát hiện bệnh phát hiện bệnh. Dùng benlat c,c1% hoặc Tópin M 0,1% hay Anvil và các loại thuốc chứa lưu huỳnh
7. BỆNH GHỈ SẮT ĐẬU TƯƠNG.
Bệnh rỉ sắt do nấm Phakopsora pachyrhizi thuộc họ Melampsoracea, bộ Uredinales, lớp Urediniomycetes gây ra là một trong những bệnh chính trên cây đậu tương ở Châu Á và gây thiệt hại đáng kể về năng suất ở khắp các nước sản xuất đậu tương
* Trên thế giới bệnh gỉ sắt đậu tương được tìm thấy đầu tiên ở Nhật Bản năm 1902 và chủ yếu ở các nước châu Á như Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và gần đây hơn là Nam Phi, Zimbawea, Arhentina, Paraguay và Braxin
Ở Việt Nam, bệnh gỉ sắt cũng xuất hiện nhiều ở những vùng trồng đậu tương trong nước. Bệnh làm giảm năng suất trung bình từ 10-30% có nơi đến 50-80% ( Trung tâm đậu đỗ Định Trường năm 1985 )
A.Triệu chứng của bệnh
Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm. Điểm gờ nhỏ là khối bào tử, thường ở mặt dưới lá, còn mặt trên lá chỗ vết bệnh có màu vàng nâu, nhưng cũng có khi khối bào tử hạ xuất hiện cả hai mặt. Bệnh thường xuất hiện trên những lá tương đối già và lá bánh tẻ,
B.nguyên nhân gây bệnh
Nấm gây bệnh thuộc năm ghỉ sắt Uredinales, lớp nấm đảm Basidiomycetes. Bào tử hạ là bâof tủ thường gưpj trên vết bệnh
Bào tử hạ là nguồn bệnh quan trọng nhất. bào tủ hạ và sợi nấm có thể bám giữ trên thân , lá, quả bị bệnh rơi trên đất và trên bề mặt hạt giống.
Bào tử hạ gặp giot nước hay điều kiện độ ẩm cao sẽ dễ dàng nảy mầm ở nhiệt độ 20 – 25c. thời kỳ tiềm dục có thể kéo dài 13 ngày ở nhiệt độ thấp (15c) nhưng sẽ rút ngắn ở nhiệt độ 20 – 30 xuống còn 6 – 8 ngày.
Tuy nhiên ở nhiệt độ caocao hơn 30c tỷ lệ nảy mầm giảm rõ rệt và khả năng xâm nhập bị hạn chế do đó bệnh k phát triển dc.
C.Đặc điểm phát sinh, gây hại
Nấm tồn tại bằng bào tử và sợi nấm. Bào tử hạ của nấm lan truyền theo gió. Bào tử hạ nẩy mầm ở nhiệt độ 10 – 30 oC nhưng thích hợp nhất 16 – 22 oC. Nấm thích hợp nhất trong điều kiện ẩm độ cao trên 95 %. Giọt nước ướt trên bề mặt lá là điều kiện cho nấm nẩy mầm và xâm nhập vào và gây bệnh
Bệnh rỉ sắt nghiêm trọng hơn vào mùa xuân và mùa thu khi nhiệt độ ôn hoà và đủ độ ẩm. Mùa hè bất lợi hơn cho sự phát triển của bệnh rỉ sắt do nhiệt độ cao hơn và lượng mưa nhiều. Mùa đông thì quá lạnh và khô.
Vào các mùa có lượng mưa thấp, sự phát bệnh của bệnh rỉ sắt bị trễ và tốc độ phát triển bệnh chậm lại.
D. Biện pháp phòng trừ
*Biện pháp cơ giới
- Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch
- Trồng luân canh với cây khác họ
- Làm sạch cỏ dại, lên luống cao , cấp thoát nước hợp lý.
* Biện pháp sinh học
- sử dụng những nguồn giống đậu tương sạch bệnh
- sử dụng các giống kháng, ít nhiễm bệnh như giống Orba, Dun, DL, C 5 - 20 MTĐ 22, MTĐ 22 - 1, MTĐ 22 - 3, MTĐ 22 - 4 và MTĐ 120 - 2
*Biện pháp hóa học
khi phát sinh bệnh có thể dùng thuốc Score 250 oxycarboxin ; Mancozeb; Bayphidan …
8. BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ
a.Triệuchứngbệnh
Vếtbệnhlúcđầulànhữngđốmnhỏhìnhtròn,màunâu,vềsaupháttriểntodầnra (kíchthướcvếtbệnhdaođộngtừ5-10mm).Khiđó,ởgiữavếtbệnhbiếnthànhmàunâu xám,lồilênrìavếtbệnhmàunâu,xungquanhvếtbệnhcóquầngmàuxanhvàng.Khigặp điềukiệnthờitiếtẩmướt,ởgiữavếtbệnhthườngxuấthiệnlớpnấmmốcmàutrắngxám. Còntrongđiềukiệnkhôhanh,cácvếtbệnhcũthườngrách,thủnglỗchỗtrênlábịbệnh.
b.Nguyênnhân gâybệnh-đặcđiểm phát sinhphát triểnbệnh
NấmgâybệnhCercospora nicotianaeEllisetEverhart,BộMoniliales,lớpNấmBất
toàn.
Nấmgâybệnhcósợiđabào,phânnhánh.Cànhbàotửphânsinhđa bào,thườngcó
1-4màngngănngang,màunâunhạt,chuiqualỗkhítrênmặtlá.Bàotửphânsinhdài, mảnh,phíagốcphìnhto,phíatrênthonnhỏ, hơicong,khôngmàu,thườngcó5-10màng ngănngang,kíchthướctrungbìnhtừ35-115x2,5-5,0µm. Bàotửphânsinhhìnhthành trênđỉnhcành,saukhichíntựngắtra,nóđượctruyền lannhờgió,mưa,...Khi gặpđiều kiệnnhiệtđộ,ẩmđộthíchhợp,bàotửphânsinhnảymầm,tiếnhànhxâmnhậpvàomôlá vàlâylanpháttriểnbệnh.
Nguồnbệnh:Nấmgâybệnhtồn tạichủyếudướidạngsợinấmvàbàotửphânsinh trêncácmẫuhạtgiống vàtàndưbộphậnbịbệnh,đólànguồnbệnhchocácvụgieotrồng thuốc lásau,nămsau.
Nấmgâybệnhcóthểsinhtrưởngpháttriểntrongphạmvinhiệtđộkhárộngtừ7-
340C,nhưngnhiệtđộthíchhợpnhấtlà25-280C.Vìvậy,trênđồngruộng,bệnhpháhại mạnhkhicóđộẩmcao,trờimưavànhiệtđộkhôngkhítừ23-270C.
Vụthuốcláxuânthườngbịbệnhpháhạinặng,nhấtlàkhibướcvàogiaiđoạnđầu thuhoạch.Giaiđoạnvườnươm,nếuđấtlàmdối,đấttrũng,ứđọngnước,thiếuphân,kém chămsóccâycũngbịhạinặng.
Hầuhếtcác giống thuốcláđanggieotrồngngoàisảnxuấtđềucóthể nhiễmbệnh, kểcảcác giống thuốcláđịaphương,giốngnhậpnội vàlaitạonhưgiốngC176;K326và C347,...
c.biện pháp phòng trừ
-Ápdụng cácbiệnphápkỹ thuậtchămsócvườnthuốc lá.Ruộngthuốcláphảiđảm bảothôngthoáng,làmsạchcỏ,khôngtrồngquádày,thoátnướctốt.
-Thựchiệnluâncanh1-2nămvớicâyhọhoàthảo.Thayđổiđấtlàmvườnươm, tiêudiệttàndưcâybệnhởruộngsảnxuấtvàvườnươmngaysaukhithuhoạch.
-Dùngđúnggiốngchốngbệnhvàlấyhạtgiốngtừcâykhôngbịbệnh, xửlýhạt giống.
-Phunthuốcphòngtrừbệnhkịpthờiở vườnươmvàvườntrồng,kếthợpngắttỉalá già,lágốctrướckhiphun.CóthểdùngBoocđô1%hoặcCarbendazim50SC(0,5-0,7
lít/ha),DithaneM80WP(1,5-2,0kg/ha),Tiltsuper300ND(0,2-0,4lít/ha)đểphunkhi thấybệnhxuấthiện.
9. BỆNH CHẤM XÁM,CHẤM NÂU CHÈ.
• Bệnh chấm xám, chấm nâu lá chè là loại bệnh hại rất nghiêm trọng phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng trồng chè trên thế giới
• Ở nước ta,hầu hết các vùng trồng chè như Phú Thọ, Mộc Châu, Yên Bái, Tuyên Quang… đều bị bệnh này phá hại
• Bệnh chủ yếu hại ở lá bánh tẻ, lá già. Làm cho cây sinh trưởng kém, thời gian ra búp chậm, phẩm chất kém, mất hương vị
a.TRIỆU CHỨNG BỆNH HẠI
Bệnh chấm xám
• Vết bệnh thường xuất phát từ mép lá hoặc từ giữa lá, đầu tiên là các chấm nhỏ màu xám nâu, sau vết bệnh lớn dần có hình tròn, gần tròn, hình ô van, hình bán nguyệt hay không có hình dạng nhất định và mép vết bệnh có hình gợn sóng. Trên vết bệnh có các đường gân đen, các chấm đen, bề mặt vết bệnh có màu xám tro, Khi vết bệnh lan đến khoảng 1/2 diện tích lá trở lên lá chè bị rụng.
Bệnh chấm nâu
• Bệnh đốm nâu chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá vết bệnh bắt đầu từ mép lá, màu nâu, không có hình dáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh lá bị khô, màu xám tro đen lan dần theo hình gợn sóng bánh xe. Trên cành cũng có triệu chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị rách (vỡ) ra.
B.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
. Bệnh chấm xám
• Bệnh đốm xám hại lá chè gây ra do nấm Pestalozzia theae Sawada, nằm trong họ nấm đĩa cành Melanconiaceae, bộ nấm đĩa cành Melanconiales, lớp nấm Coelomycetes, ngành phụ nấm bất toàn Deuteromycotina.
• Nấm gây bệnh hình thành các đĩa cành trên bề mặt mô bệnh,đĩa cành có màu nâu hoặc màu đen
• Trên đĩa cành hình thành nhiều bào tử phân sinh,bào tử phân sinh có hình con thoi dài, thẳng hoặc cong, có 3-4 vách ngăn ngang,2tb ở đầu không màu,còn các tb ở giữa thường màu xám sẫm,trên đỉnh bào tử có 3 lông tõe ra
• Bào tử phân sinh phát triển rất nhanh,chỉ sau 15-30 phút khi gặp độ ẩm cao và nhiệt độ thích hợp 25-28oC
Thời kỳ tiềm dục của bệnh dao động từ 7-8 ngày
Bệnh chấm nâu
• Bệnh do nấm Colletotrichum camelliae Masse,bộ Melanconiales, lớp Nấm Bất toàn
• Nấm gây bệnh chấm nâu lá chè hình thành các đĩa cành hình tròn, màu đen
• Trên đĩa cành hình thành nhiều cành bào tử phân sinh ngắn, đơn bào không màu
• Trên các đỉnh cành gắn các bào tử phân sinh, bào tử phân sinh có hình bầu dục thẳng hoặc hơi cong.Bên trong có cấu tạo dạng hạt
• Trong điều kiện độ ẩm cao, có giọt nước và nhiệt độ thích hợp từ 23-29oC, bào tử đơn bào hình bầu dục nảy mầm chỉ sau 2-3h
C.QUÁ TRÌNH PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH
Bệnh chấm xám
Nấm bệnh đốm xám xuất hiện gần như quanh năm trên nương chè, nhưng bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt độ không khí 25-28 o C thường từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Nấm gây bệnh chấm xám chè chủ yếu tồn tại bằng sợi nấm và đĩa cành ở lá bị bệnh trên cây hoặc rơi rụng trong đất một thời gian khá dài.
Hầu hết các giống chè đang trồng ngoài sx đều có thể nhiễm bệnh.nhưng mức độ nhiễm bệnh của mỗi giống khác nhau tùy thuộc vào chế độ chăm sóc…
• Bệnh thường gây hại nặng trên lô chè chăm sóc kém, có nhiều dại
• Cây chè già thường nhiễm bệnh nặng hơn chè con và chè trong vườn ươm,giâm cành
Bệnh chấm nâu
• Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7, 8. Sau mưa liên tục 10 - 15 ngày bệnh phát triển rất nặng.
• Ở vùng đất thấp có mực nước ngầm cao, thoát nước không tốt, phân bón không đủ đều tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, Trong quá trình chăm sóc chè bị xây xát nhiều, ánh sáng quá mạnh hoặc khi gặp mưa, bệnh phát sinh càng nặng, giống chè lá to bệnh dễ phát sinh mạnh
• Tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và ổ đĩa cành trên những lá bị bệnh ở trên cây hoặc rơi rụng xuống đất
• Hầu hết các giống chè đang trồng ngoài sx đều có thể nhiễm bệnh.Giống lá to thường bị nhiễm nặng hơn giống lá nhỏ
• Bệnh thường phát sinh phát triển sớm, nặng ở những lô chè chăm sóc kém, thoát nước kém,cỏ dại…Lô già cằn cỗi thì bệnh thường phát triển nặng
D.BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
.Đối với bệnh chấm xám
• Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh sẽ giảm được sự xâm nhiễm gây hại của bệnh đốm xám hại lá cây chè
• Vệ sinh vườn chè như diệt cỏ dại, lá chè rụng và nhất là sau khi đốn chè hàng năm cần cày vùi lá cành chè vào trong đất (ép xanh)
• Nếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè nêu trên đã thực hiện tốt mà bệnh vẫn phát sinh gây hại rất nặng cần phải sử dụng thuốc trừ nấm để phun thì hãy sử dụng. Chọn các thuốc trừ nấm trong danh mục thuốc sử dụng trên chè tại Việt Nam như Daconil 75 WP, Tilt Super 300 ND/EC.
Đối với bệnh chấm nâu
Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau. Bón đủ phân, làm sạch cỏ, chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ. Khi đốn chè thì vùi lá (ép xanh) để tiêu diệt nguồn bệnh. Khi bệnh phát sinh nên phun các loại thuốc gốc đồng sau 5 - 7 ngày mới hái chè
10.BỆNH GHỈ SẮT CÀ PHÊ.
Cây cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế lớn đối với nước ta và một số nước trên thế giới.
Bệnh gây hại ở khắp các vùng trồng cà phê chủ yếu trên thế giới:Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Cu Ba, Conggo…
- Ở Việt Nam, bệnh hại nặng ở các vùng trồng cà phê phía Bắc, vùng Phủ Quỳ - Bắc Trung Bộ, phổ biến ở các tỉnh Đắc Lắc, Buôn Ma Thuột, Lâm Đồng
- Bệnh gây ra hiện tượng vàng lá, rụng lá, giảm tỉ lệ ra hoa, đậu quả.
- Gây hiện tượng quả nhỏ, quả bị khô, lép, gây chết cành, giảm năng suất và phẩm chất cà phê.
- Cây bị giảm sức sống, giảm dần năng suất ở các vụ sau.
A.Triệu chứng bệnh
v Vết bệnh trên lá non và lá đã trưởng thành,kích thước ban đầu nhỏ 0.2 – 0.5 mm
v Vết bệnh phổ biến có dạng tròn, bầu dục, hay vô định hình.
v Khi vết bệnh phát triển: Trên mặt lá bị mất màu xanh, mặt dưới lá có lớp bào tử dạng bột xốp màu vàng da cam.
v Khi vết bệnh già: Vết bệnh có màu nâu sẫm, có quầng vàng bao quanh.
v Khi vết bệnh cũ già, có 2 loại nấm kí sinh trên nấm gỉ, sắt: Verticillium hemileia và Cladosporium hemileia
B.Nguyên nhân gây bệnh
Ø Nấm gây bệnh gỉ sắt cà phê Hemileia vastatrix thuộc họ Pucciniacea, bộ Nấm Gỉ sắt Uredinales, lớp Nấm Đảm Basidiomycetes.Nấm thường có 3 dạng bào tử là:
v Bào tử hạ thường có hình múi chanh màu vàng nhạt, kích thước trong khoảng 16,5 - 18,5 x 25,4 - 41µm.
v Bào tử đông có hình con quay, đơn bào, kích thước từ 22 - 28 x 19 - 23µm.
v Bào tử đảm có hình trứng, hình bầu dục, hay hình tròn, kích thước 15 - 16 x 11µm
v Trong điều kiện Việt Nam trên vết bệnh gỉ sắt cà phê ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, Phủ Quỳ, và các vùng Tây Bắc, Việt Bắc... thường chỉ thấy hạ bào tử hình thành.
v Theo Ward (1982) mỗi vết bệnh trung bình có tới 1.150.000 bào tử hạ có khả năng nảy mầm trong 20 ngày.
v Sợi nấm tiềm sinh trong các mô bệnh. Bào tử hạ hình thành trên các cây cà phê mọc hoang, hay do hạt rơi vãi trong ruộng mọc lên trong mùa đông là nguồn bệnh ban đầu.
v Vùng Tây Bắc, Việt Nam lây bệnh nhân tạo cho thấy cần có 5.104 bào tử/ml thì bệnh xuất hiện rộ.
C.Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
v Bệnh phát sinh trong điều kiện nhiệt độ khoảng 19 - 26C và độ ẩm trên 85%
v Vụ xuân cà phê trồng dưới bóng râm bệnh phát triển muộn nhưng mức độ bệnh thường nặng. Vụ thu cà phê trồng dưới bóng râm bệnh phát triển sớm hơn cây trồng không bóng râm.
v Do yếu tố ánh sáng và nhiệt độ, bệnh thường nặng hơn ở các tầng lá dưới của cây.
v Cây cà phê trồng ở đất xấu, nghèo dinh dưỡng, đất quá chua… bệnh cũng phát sinh nhiều. Cà phê dưới 3 năm tuổi bệnh nhẹ, càng nhiều tuổi càng bị bệnh nặng.
v Trong 3 nhóm giống cà phê, thì cà phê chè bị bệnh nặng nhất, cà phê mít bị bệnh nhẹ hơn và cà phê vối hầu như ít bị bệnh.
D.Biện pháp phòng trừ
v Sử dụng giống chống và chịu bệnh
v Thực hiện trồng đai rừng chắn gió và vệ sinh đồng ruộng tiêu diệt nguồn bệnh ban đầu.
v Dùng thuốc phun chặn trước các cao điểm bệnh xuất hiện như vào tháng 8 - 9, 2 lần cách nhau 1 tháng; Tilt 250EC 0,75 - 1 l/ha hoặc Anvil 5SC (0,2%), Bayleton 250EC (25WP) 250 - 500 g/ha; Bayphidan 250EC (0,1%) hoặc Cyproconazole 0,5 l/ha (2 lần); Score 250ND (0,3 - 0,5 l/ha).
v Sử dụng nấm Verticillium hemileia ký sinh bậc hai để chống bệnh nhưng ít tác dụng vì nấm phát triển chậm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top