Sơ khai
Nguyên Linh đại lục, một đại lục trải dài vô tận. Nơi đây đề cao việc tu luyện, chỉ cần ngươi có thực lực, thì dù đi đến đâu, trong thân phận gì thì kẻ khác vẫn phải kính nể ngươi.
Nguyên Linh đại lục do hai đại đế quốc chia nhau cai trị. Ngoài ra, còn một số tiểu quốc và các khu tự trị rải rác trên khắp đại lục. Thiên Nguyên đại đế quốc và Tử Linh đại đế quốc là hai quốc gia cường thịnh nhất và đông dân nhất.
Thiên Nguyên đại đế quốc có tổng dân số hơn tám vạn, một con số không hề nhỏ. Ở đây chia làm ba mươi hai thành trì cộng thêm kinh thành nữa là ba mươi ba tất cả. Mỗi thành trì đều do một thành chủ cai quản. Ở kinh thành thì có hoàng thất cũng tứ đại gia tộc nhất lưu cùng ngũ đại gia tộc nhị lưu cai quản.
Tứ đại gia tộc nhất lưu gồm: Trần gia, Nguyễn gia, Trương gia, Phạm gia.
Ngũ đại gia tộc nhị lưu gồm: Kim gia, Hoàng gia, Diệp gia, Vũ gia, Lưu gia.
(Tử Linh đại đế quốc giới thiệu sau, khởi nguồn của những bị kịch....)
Nói về tu luyện, gọi là Nguyên Lực, những người tu luyện được gọi là Tu Chân Giả. Chia làm Võ sư và Linh sư.
Võ sư chuyên về thể thuật, võ kỹ.
Linh sư chuyên về pháp thuật.
Chia làm nhiều lớp khác nhau bao gồm: chiến sĩ, xạ thủ, phòng vệ, đỡ đòn, sát thủ (lớp này ít xuất hiện).
Nguyên Lực chia làm chín cảnh giới, bao gồm:
1. Thối Thể Cảnh: Tu luyện nhất đạo, luyện thể vi tiên, hết thảy đều bắt đầu từ thân thể của mình, nhân thể vốn là thứ huyền ảo khó lường nhất trong thiên địa. Cái gọi là Thối Thể, nói đơn giản hơn chính là tu luyện thân thể, làm cho thân thể mình dần dần cường hóa, hơn nữa cuối cùng từ ngoài vào trong, khi gân cốt, cốt tủy trong cơ thể cường hóa đến trình tự nhất định cũng là lúc phát sinh ra một tia Nguyên Lực, mà khi xuất hiện Nguyên Lực tức là hắn đã chân chính trở thành một gã Tu Luyện Giả. Thối Thể cảnh được chia làm cửu trọng.
2. Địa Nguyên Cảnh: Thối Thể Cảnh cửu trọng hấp thu Âm sát chi khí đem dung hợp với Nguyên Lực trong cơ thể, khiến cho Nguyên Lực trở nên mạnh mẽ hơn, đột phá bình cảnh sẽ tiến vào Địa Nguyên Cảnh. Âm sát chi khí được chia làm cửu đẳng.
3. Thiên Nguyên Cảnh: Địa Nguyên Cảnh đỉnh phong nếu có thể hấp thu Dương cương chi khí vào trong cơ thể thì sẽ đột phá đến Thiên Nguyên Cảnh. Dương cương chi khí cũng được chia làm cửu đẳng.
4. Nguyên Đan Cảnh: Âm dương giao hòa, ngưng tụ Nguyên Đan. Phân làm 3 cấp độ: Tiểu Nguyên Đan Cảnh, Nguyên Đan tiểu viên mãn, Nguyên Đan đại viên mãn. Nguyên Đan được chia làm cửu tinh, đẳng cấp của Nguyên Đan phụ thuộc vào đẳng cấp của Âm sát chi khí và Dương cương chi khí hấp thu được lúc ở Địa Nguyên Cảnh và Thiên Nguyên Cảnh.
5. Tạo Hóa Tam Cảnh: Tạo Hình Cảnh, Tạo Khí Cảnh và Tạo Hóa Cảnh. Tạo Hình Ý là con đường tất yếu phải qua để bước vào Tạo Hóa Tam Cảnh, chỉ có lĩnh ngộ Hình Ý thì mới có thể tiến vào cảnh giới thứ nhất của Tạo Hóa Tam Cảnh là Tạo Hình Cảnh. Tạo Hình Cảnh có thể khống chế Nguyên Lực ngưng hình tụ vật. Tạo Khí Cảnh lại có thể làm cho vật được ngưng tụ ra có khí chất giống như là thật. Tạo Hóa Cảnh lại càng lợi hại hơn, vật được ngưng tụ ra đã đến mức “lấy giả làm thật”(?).
6. Niết Bàn Cảnh: Muốn tiến vào Niết Bàn Cảnh, vậy thì cần phải hấp thụ đủ lượng Niết Bàn Khí. Niết Bàn Khí có hai cách để đạt được, một là bản thân tự hấp thụ trong thiên địa, hai là nhờ vào ngoại vật, luyện hóa một số kỳ vật có chứa Niết Bàn Khí. Mà những thứ kỳ vật này, sử dụng tốt nhất chính là Niết Bàn Đan. Niết Bàn Kiếp là cửa ải quan trọng nhất của cường giả Niết Bàn Cảnh, chỉ khi thật sự vượt qua được Niết Bàn Kiếp mới được gắn thêm chữ Nhất Nguyên trước đẳng cấp. Khoảng cách giữa Nhất Nguyên Niết Bàn và Niết Bàn Cảnh bình thường không phải chỉ một chút. Niết Bàn Cảnh có chín Nguyên cả thảy, cũng có nghĩa là phải vượt qua chín lần Niết Bàn Kiếp. Mỗi lần vượt qua thành công thực lực sẽ tăng rất nhanh. Cường giả Cửu Nguyên Niết Bàn đỉnh phong, nếu Nguyên Thần Lực sinh ra trong cơ thể đầy đủ và là người có cơ ngộ thì có thể ngưng tụ được Nguyên thần. Tuy nhiên, đa số chỉ có thể đợi bước vào Sinh Huyền Cảnh, nhân lúc Nguyên Lực và lực lượng thần kỳ dung hợp vào nhau thì mới có thể ngưng tụ được Nguyên thần. Chỉ khi ngưng tụ Nguyên thần thành công thì mới thoát khỏi ràng buộc, dù sau này bị hủy hoại nhục thể thì cũng sẽ không lập tức biến mất khỏi thế gian. Chỉ cần có nhiều thủ đoạn, có bối cảnh thì việc hồi sinh không phải việc không làm được.
7. Sinh Tử Huyền Cảnh: Cảnh giới này lại chia ra thành Sinh Huyền Cảnh và Tử Huyền cảnh, trong mỗi cảnh lại phân thành ba tầng: Tiểu thành, Đại thành, Viên mãn. Sinh Huyền Cảnh thì Sinh Khí hòa nhập với nguyên lực khiến nguyên lực dồi dào như đại dương, khi chiến đấu chỉ giơ tay nhấc chân thôi cũng tỏa ra uy năng cực lớn. Hơn nữa Sinh Khí còn có khả năng trị thương thần kỳ, dù có bị đứt tay chân cũng có thể tái sinh. Cường giả có thực lực Sinh Huyền Cảnh Đại viên mãn, nhục thể gần như ở trạng thái bất diệt. Nếu nói Sinh Huyền Cảnh tăng cường khả năng chịu đựng của bản thân thì Tử Huyền Cảnh lại tăng cường sức sát thương. Trước thứ Tử Khí đó, mọi vật đều không thể tồn tại, sức phá hoại vô cùng khủng bố. Hơn nữa nếu thân thể bị Tử Khí xâm thực thì dù là Sinh Khí cũng không thể phục hồi được. Cũng có nghĩa là Sinh Khí không hề có tác dụng trị thương trước Tử Khí. Đó cũng là điều khiến cường giả Tử Huyền Cảnh có thể áp đảo cường giả Sinh Huyền Cảnh.
8. Chuyển Luân Cảnh: Sinh tử dung hợp, chạm đến luân hồi. Cường giả Sinh Huyền Cảnh, trong cơ thể sẽ có sinh khí dồi dào, rồi đến khi đậm đặc đến cực hạn biến thành tử khí. Hai thứ năng lượng đó, một thứ cường hóa nội thể, một thứ thế mạnh tấn công, nhưng chỉ khi chúng dung hợp hoàn toàn thì mới thể hiện ra uy lực thật sự. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cường giả Chuyển Luân Cảnh lại có thể coi thường cường giả Tử Huyền Cảnh viên mãn đỉnh phong. Sức mạnh đơn nhất lên đến mức cực hạn căn bản không phải đối thủ của sinh tử dung hợp. Đó là sự khác biệt về chất, nếu không có thủ đoạn đặc biệt thì rất khó bù đắp được khoảng cách đó.
9. Luân Hồi Cảnh: Cường giả Chuyển Luân Cảnh thai nghén thành công Luân Hồi ý thì sẽ tiến vào Luân Hồi Cảnh. Đan điền biến hóa trở thành Luân Hồi Hải, đây là nơi chứa đựng tu vi cả đời của một tu luyện giả. Niết Bàn Cảnh có Niết Bàn Kiếp, còn Luân Hồi Cảnh cũng có 3 tầng Luân Hồi Kiếp, vượt qua là sẽ tiến hóa, tiêu dao thế gian, không qua thì tan biến vào luân hồi! Những người bước vào Luân Hồi Cảnh đều là cường giả đỉnh phong trong thiên địa, bọn họ đã nắm bắt được sinh tử. Từ góc độ nào đó mà nói ngay cả thời gian cũng khó tiêu diệt được bọn họ. Một số cường giả Luân Hồi Cảnh siêu cấp nếu vượt Luân Hồi Kiếp thất bại, mà có thể bảo vệ chút linh tính còn sót lại để từ đó chuyển sinh luân hồi, đến khi có cơ duyên sẽ hồi sinh linh tính tái xuất trên thế gian được gọi là Luân Hồi Giả.
Phân chia cảnh giới là vậy, tuy nhiên, cường giả vi tôn có thực lực cao nhất cũng chỉ đạt đến Nguyên Đan Cảnh. Nhưng cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay thôi. Còn từ Tạo Hoá Tam Cảnh trở đi thì chỉ là truyền thuyết bởi chưa ai đạt đến cả.
Ở pháp thuật, gọi là Nguyên thuật, người tu luyện cần sở hữu và kích hoạt Nguyên căn. Nguyên căn gồm ngũ hành kim-mộc-thuỷ-hoả-thổ tương ứng với vàng-xanh lục-xanh dương-đỏ-nâu. Ngoài ra, còn bốn loại Nguyên căn hiếm gồm quang-băng-lôi-ám (mấy cái này t mù màu, ai biết góp ý với).
Một đứa trẻ bắt đầu tu luyện đều phải làm lễ trưởng thành vào năm 12 tuổi, để kiểm tra căn cơ và nguyên khí. Căn cơ hẳn ai cũng hiểu, riêng nguyên khí cần trải qua hấp thụ linh khí thiên địa, sau đó luyện thành khí lực. Bản thân một đứa trẻ có thể tu luyện hay không ngoại trừ căn cơ vững chắc, cũng có thể dùng đan dược để củng cố căn cơ, thì phải xem đứa trẻ đó có tích tụ nguyên khí và tạo ra khí lực cho mình như thế nào.
Luyện khí chia làm cửu trọng. Chủ yếu để đánh giá cấp bậc và thiên phú có được. Căn cơ cũng chia làm tam phẩm cấp: hạ, trung và cao cấp.
Đề thăng thực lực, đạt tới cường giả vi tôn, đứng trên cao đỉnh đỉnh đại danh nhìn xuống thế gian. Tiêu dao tự tại, bước vào con đường chuyển luân, nắm giữ sống chết trong tay, xoay chuyển càng khôn, tái xuất tranh đấu nghịch thiên.
_________________
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top