NGUỒN GỐC CỦA TẬP HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT BÍ MẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG

Tôi là soạn giả Nguyễn Nhân, kính trình cho độc giả biết về pháp môn Thiền tông học này, để độc giả đọc và góp ý. Nhưng tôi có đề nghị độc giả bốn phần như sau:

Phần một: Tôi là một soạn giả, không tu hành gì cả.

Phần hai: Năm 1952, tôi được ông Đông y sĩ Huỳnh Thạch, chủ tiệm thuốc Bắc hiệu Hoa Nam, ở nhà số 82, đường Trần Quý, quận 11, TP. Hồ Chí Minh, sát bên hông Chợ Thiếc, tặng cho tập huyền ký của Đức Phật, bí mật nhờ các vị tổ Thiền tông nối tiếp truyền đi cho hậu thế. Ông dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt Nam.

Phần ba: Tháng 2 năm 1958, tôi được bà Bút Trà, chủ tờ báo Sài Gòn Mới, ở số 2, đường Phạm Ngũ Lão, phường Bến Thành, trước cửa chợ Bến Thành, tặng nguyên tập huyền ký này - bà dịch từ bản chữ Nôm của vua Trần Nhân Tông (vua Trần Nhân Tông đã dịch từ chữ Hắn sang tiếng Nôm) - sau khi bà đăng một loạt trên báo, nơi trang "Những bài kệ Thiền tông Phật giáo".

Phần bốn: Ngày 15 tháng 10 năm 1958, mẹ tôi là Trần Thị Liệu, đạo danh là "Thiền sư ni Đức Thảo", có trao cho tôi cũng tập huyền ký này đã dịch sang tiếng Việt Nam và ba quyển sách nữa gồm:

Một: Đức Phật dạy tu Thiền tông.

Hai: Sách trắng Thiền tông.

Ba: Đức vua Trần Nhân Tông dạy con cách giữ nước, tín ngưỡng và sự thật trái đất này.

Và dạy tôi hai phần:

1/- Mẹ giao cho con bốn quyển sách này, con hãy đọc và nghiên cứu cho thật kỹ lời của Đức Phật dạy.

2/- Nếu con nhận ra ý nghĩa thâm sâu trong các quyển sách này, khi nào thuận tiện, con viết ra thành sách và xin xuất bản, để đúng với luật pháp của Nhà nước. Vì sách này rất thực tế và khoa học. Tập huyền ký này chính là pháp môn thứ sáu của Đức Phật dạy, có giáo lý giáo luật... của Đạo Phật Thiền tông rất rõ ràng. Dẹp đi mê tín dị đoan, để nhân dân Việt Nam ai cũng sáng suốt lo cho gia đình và tổ quốc.

Vâng lời của mẹ dạy, nên tôi có tuần tự viết ra chín quyển sách nói về pháp môn Thiền tông học này. Hôm nay, tôi xin xuất bản ra quyển tập huyền ký này để độc giả tham khảo và đánh giá hư thực về nó, vì tập huyền ký này được các môn đồ của Đức Phật viết ra cách đây 2.560 năm rồi, chắc chắn không còn đúng ý lời của Đức Phật dạy được.

Tôi xin lược kê tập huyền ký này đã trải qua các ngôn ngữ dịch như sau:

Một: Đầu tiên, Đức Phật viết ra bằng tiếng của dòng họ Phạn, người thời đó gọi là tiếng Phạn.

Dòng họ Phạn này sử dụng tiếng Magãdhi.

Hai: Sách được truyền theo dòng Thiền tông.

Đến đời tổ Thiền tông thứ tư là Ưu Ba Cúc Đa - Sanh sau Đức Phật nhập niết bàn 98 năm - sách được dịch sang tiếng Pãli.

Ba: Đến đời tổ Thiền tông thứ 12 là Mã Minh - Sanh sau Đức Phật nhập niết bàn 434 năm - sách được dịch sang tiếng Prarit.

Bốn: Đến đời tổ Thiền tông thứ 21 là Tu Bàn Đầu - Sanh sau Đức Phật nhập niết bàn 771 năm - sách được dịch sang tiếng Sankrit.

Năm: Đến đời tổ Thiền tông thứ 24 là Sư Tử - Sanh sau Đức Phật nhập niết bàn 880 năm - sách được dịch sang tiếng bộ tộc Agãma.

Bảy: Đến đời tổ Thiền ông thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma - Sanh sau Đức Phật nhập niết bàn 1.002 năm - dịch sang tiếng Hán của người Trung Hoa xưa.

Tám: Đến đời tổ Thiền tông thứ 33 là Huệ Năng - Sanh sau Đức Phật nhập niết bàn 1.924 năm - Vì sách bị mục nên phải chôn. Do vậy, tổ này có trình lên vua Võ Tắc Thiên xin tài trợ giấy viết, chép sao lại 600 quyển cũng bằng chữ Hán.

Đến đây, tập huyền ký của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền tông, đã được dịch và chép lại đến tám lần, không biết có còn đúng như bản gốc nữa hay không, đây là sưu tầm của chúng tôi. Nếu vị nào biết rõ hơn xin cung cấp cho chúng tôi.

Thiền sư ni Đức Thảo có dạy tôi: Văn học Việt Nam có câu, "Tam sao thất bổn", tức chỉ sao chép lại ba lần thì có thể đã sai biệt nhiều so với nguyên bản rồi!

Tập huyền ký này đã được sao chép lại rất nhiều lần và nhiều thứ tiếng. Chắc chắn là không còn đúng với bản gốc được!

Hơn nữa, lần sao chép thứ bảy này, có rất nhiều người sao chép lại, không phải là một người, thì càng không thể nào đúng với bản ban đầu được.

- Năm 1710 tổ Thiền tông thứ 34, là Điều Ngự Giác Hoàng dịch từ tiếng Hán của nước Trung Hoa xưa sang tiếng Nôm nước Đại Việt.

Đến năm 1950, tức sau Đức Phật nhập niết bàn 2500 năm thiền sư ni Đức Thảo được Thầy Thích Đức Hà tặng cho tập huyền ký này, bằng tiếng Quốc ngữ ngày nay.

Tôi là soạn giả Nguyễn Nhân, nhận được tập huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông có ba nguồn như nói trên, cũng không biết đúng hay sai nữa.

Vì tập huyền ký này đã được viết quá lâu như vậy, nên tôi cẩn thận nghiên cứu suốt 50 năm. Hôm nay, tôi biên soạn và xin xuất bản tập huyền ký này có đề nghị với độc giả ba phần:

1/- Độc giả hãy đọc và nhận xét bằng cái trí sáng suốt của mình, thấy thuận lý thì tin. Còn thấy không thuận lý, bỏ hay gởi trả lại nơi bán, người bán hoàn tiền đủ và cả chi phí đi lại.

2/- Còn những vị nào đọc, có thắc mắc, xin đến chùa Thiền tông Tân Diệu vào Chú nhật hằng tuần, chúng tôi xin giải đáp.

3/- Còn nhưng cao nhân nào muốn chất vấn một điều gì, xin mời đến chùa Thiền tông Tân Diệu vào những Chủ nhật, chúng tôi tổ chức buổi lễ chất vấn, tôi mời luật sư và chính quyền đến dự. Chi phí Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi lo. Không hạn chế người tham dự.

Kính báo cho độc giả biết.

Soạn giả Nguyễn Nhân


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top