LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa độc giả
Rất ít người tìm hiểu hay tu theo đạo Phật từng nghe đến danh từ huyền ký của Đức Phật dạy. Vì sao? Vì tập huyền lý này chính là công thức tu pháp môn thứ sáu, là Như Lai Thanh tịnh thiền. Pháp môn này, Đức Phật dạy rõ tám phần:
- Một là, dạy rõ cấu tạo cũng như tan rã của thân và tánh người.
- Hai là, dạy rõ nhiệm vụ của sáu loài sự chung sống trên trái đất này.
- Ba là, dạy rõ sự hình thành cũng như tuổi thọ của trái đất.
- Bốn là, dạy rõ luân hồi do đâu mà có, nhân quả do đâu sanh.
- Năm là, dạy rõ thành quả của sáu pháp môn tu của Đức Phật.
- Sáu là, Đức Phật lấy đạo từ đâu dạy cho các môn đồ của Ngài.
- Bảy là, lý do gì Đức Phật không dạy pháp môn thứ sáu này công khai mà phải bí mật truyền theo dòng Thiền tông với bốn câu kệ.
- Tám là, bốn câu kệ sau đây có ý nghĩa gì
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ chân tánh
Kiến tánh thành Phật.
Xin kính thưa, vì pháp môn thứ sáu này, Đức Phật dạy rất rõ ràng, thực tế và khoa học. Còn năm pháp môn tu hành có chứng có đắc, các vị tu theo Ngài không chấp nhận. Vì sao? Vì không phù hợp với ham muốn của quý vị tu thời đó, nên quý vị không ai chấp nhận. Do vậy, Đức Phật phải bí mật truyền theo dòng Thiền tông, để đến đời mạt thượng pháp, khi loài người văn minh lên thật cao mới cho phổ biến ra. Tuy loài người văn minh lên cao rồi mà cũng chỉ có một số ít người chấp nhận, còn số đông người cũng tìm đủ mọi cách dẹp bỏ.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy như sau:
Đức Phật dạy:
- Pháp môn thứ sáu này nói ra làm đảo lộn năm pháp môn ban đầu của Đức Phật dạy. Vì vậy, những người tu theo năm pháp môn ban đầu của Đức Phật tìm cách dẹp bỏ pháp môn thứ sáu này.
Đức Phật cũng có dạy:
- Ở Trái Đất này, cứ mười ngàn năm có một con người toàn năng toàn giác nói ra sự thật từ con người, vạn vật, trái đất, nhân quả luân hồi, công thức hưởng nghiệp phước dức dương hay nghiệp phước đức âm, công thức trở về Phật giới. Nhưng vì các người tu theo đạo Phật có đến 98% thích tu hành có chứng và đắc, nên không ai chấp nhận. Vì vậy, Đức Phật phải nhờ các vị tổ bí mật truyền theo dòng Thiền tông để đến đời mạt thượng pháp, khi nào loài người văn minh lên thật cao, biết nền văn minh không gian là gì, pháp môn thứ sáu này mới được phổ biến và công bố ra.
Hôm nay, pháp môn thứ 6 này được Thiền sư ni Đức Thảo, là viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu, cho phổ biến và công bố ra. Chúng tôi là người sưu tầm biết được, nên viết ra thành sách gọi là "Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông", xin xuất bản để cống hiến cho độc giả nào thích xem, còn những vị không thích xin đừng xem.
Tập huyền ký này, chúng tôi xin đề nghị độc giả ba phần như sau:
Một: Nên đọc sách với sự nhận xét sáng suốt của óc mình.
Hai: Thấy thuận lý mới tin.
Ba: Không thuận lý, xin đừng tin.
Xin nói rõ:
Tập huyền ký này Đức Phật không viết ra thành kinh, mà Ngài chỉ nói ra cho các môn đồ của Ngài ghi lại, sau cùng các vị này trình cho Đức Phật xem, Đức Phật mới gọi là tập huyền ký.
Tập huyền ký này, Đức Phật nói vào năm thứ 48, tức năm sau cùng trước khi Đức Phật nhập niết bàn, do 15 đệ tử của Đức Phật, là những vị giác ngộ được "Yếu chỉ Thanh tịnh thiền", ghi lại. Sau cùng, Đức Phật trao tập huyền ký này cho ông Ma Ha Ca Diếp, và gọi ông là vị tổ đời thứ nhất, nhờ vị tổ này bí mật truyền riêng theo dòng Thiền tông. Vì vậy, các kinh điển phổ thông chúng ta không thất tập huyền ký này. Tuy nhiên, vị nào xem các kinh phổ thông của Đức Phật dạy đều có đề cập những danh từ ẩn ý trong tập huyền ký này nói ra.
Vì sao Đức Phật không phổ biến như các kinh điển phổ thông mà phải bí mật truyền pháp môn thứ sáu này đi như vậy? Chúng tôi xin trích một phần nhỏ nguyên nhân mà Đức Phật dạy trong tập huyền ký của Ngài như sau:
-Ngày xưa, tín ngưỡng của dân nước Ấn Độ chia ra làm hai thành phần:
Thành phần thứ nhất:
* Những người bình dân tin rằng:
- Trái đất này là do Thượng Đế sinh ra
- Con người và vạn vật cũng do Thượng Đế làm ra.
- Hai bên "vai giáp" của mỗi con ngừoi có hai vị thần "chấm điểm" việc làm thiện hay ác của người đó.
- Khi con người chết đi thì được các vị phán quan xem việc làm thiện và ác của họ ở mức độ nào mà trình với Diêm Vương. Nếu họ làm thiện nhiều, thì được Diêm Vương trình lên Thượng Đế cho lên thiên đàng ở, hưởng sung sướng đời đời. Còn làm ác nhiều, thì Diêm Vương sai Ngưu Đầu Mã Diện đem giam vào các tầng địa ngục để trị tội.
Thành phần thứ hai:
* Những người tu hành tin rằng:
- Trái đất này là do Đấng Tạo Hóa sanh ra.
- Loài người và vạn vật cũng do Đấng Tạo Hóa làm nên.
- Họ cũng tin tưởng: Loài người sống nơi trái đất này có hai con đường đi sau khi chết:
+ Một: Làm thiện thì được lên cõi trời hưởng phước
+ Hai: Làm ác phải bị đày vào địa ngục để thọ lãnh quả xấu do họ tự tạo ra nơi thế giới này.
Do vậy,
- Dạng người tu hành thứ nhất chủ trương làm hai việc như sau:
+ Một: Mỗi ngày phải sám hối những việc làm sai trái của họ.
+ Hai: Cầu xin Đấng Tạo Hóa rước họ về nước trời để không còn bị khổ ở thế gian này nữa.
- Dạng người tu hành thứ hai tin tưởng rằng:
- Muốn hết tội lỗi do mình làm ra, duy nhất chỉ xuống sông Hằng tắm cho sạch thì mới hết tội lỗi được.
- Và nhiều tín ngưỡng khác nữa.
Trên đây là những gì mà người xưa của nước Ấn Độ tin và làm.
Cũng xin nói rõ: Ngày xưa ở nước Ấn Độ mỗi vùng có một vị vua cai quản. Ở nước Ca Tỳ La Vệ có vị vua Tịn Phạn và vợ là Ma Da. Hoàng hậu Ma Da sanh ra được người con tên là Tất Đạt Đa và phong là thái tử, để sau này tiếp nối ngôi vua nước Ca Tỳ La Vệ này. Khi trưởng thành, thái tử cũng có vợ con như bao nhiêu người khác. Nhưng Ngài không tin những việc làm của nhân dân cũng như những vị tu sĩ dạy. Thía tử Tất Đạt Đa có bốn điều thắc mắc như sau:
Một: Con người từ đâu đến với thế giới này?
Hai: Đến với thế giới này để rồi bị sanh - già - bệnh - chết !
Ba: Khi còn sống, tranh giành hơn thua chém giết với nhau, sau cùng rồi cũng phải lìa bỏ tất cả.
Bốn: Sau khi chết rồi sẽ đi về đâu?
Những người có học vấn cao trong hoàng triều cũng như những người ở ngoài nhân dân kể cả các vị tu sỹ có danh tiếng, không ai giải thích cho Ngài thỏa mãn được.
Thái tử là một con người có lòng cương quyết muốn giải đáp cho được bốn thắc mắc của mình. Vì lòng cương quyết đó, sau cùng thái tử cũng đã biết được.
Thái tử Tất Đạt Đa biết được bằng cách nào?
Thái tử tu "Thanh tịnh thiền", chứng được "Tam minh Lục thông" và "Ngũ nhãn" như sau:
- Tam minh - Ba cái sángn:
1/- Thiên nhãn minh: Thấy được khắp trong một tam giới, mà chúng ta gọi là một thái dương hệ.
2/- Túc mạng minh: Biết được đầy đủ con người và vạn vật trong một tam giới.
3/- Lậu tận minh: Biết được tận cùng vật chất và tinh thần của một con người ở trái đất hay trong một tam giới này.
- Ngũ nhãn - Năm con mắt của Ngài nhìn thấy được:
1/- Nhục nhãn: Mắt thịt bình thường của Ngài.
2/- Thiên nhãn: Mắt trời của Ngài nhìn thấy và biết được các cõi trời trong một tam giới như sau:
- Thấy và biết có 33 cõi trời.
- Thấy và biết có 6 nước Tịnh Độ.
- Thấy và biết có 5 hành tinh nữa cũng giống như trái đất.
- Thấy và biết có Hằng hà sa số các hành tinh "vật tư" cấu tạo bằng kim - mộc - thủy -hỏa - thổ - không khí và điện từ âm dương.
3/- Huệ nhãn: Mắt huệ của Ngài nhìn thấy và biết các cõi vô hình cấu tạo bằng điện từ âm dương nhiều màu sắc và không màu sắc
4/- Pháp nhãn: Mắt phpá của Ngài nhìn thấy và biết sinh hay diệt từng sát na của hạt bụi, cũng như sinh và diệt từng hành tinh một trong một tam giới này. (Chữ sát na hiện giờ chúngta gọi là 1/10 giây).
5/- Phật nhãn: Mắt của Ngài nhìn thấy và biết được trùm khắp trong càn khôn vũ trụ này như:
* Vật nhỏ nhất là vi trần, mà chúng ta gọi là nguyên tử.
* Còn làn sóng điện ngắn nhất Ngài gọi là điện tử
* Vật lớn nhất là hành tinh.
Ngài sử dụng Phật nhãn nhìn thấy và biết được như sau:
* Một hệ thái dương: Ngài gọi là một tam giới
* Một ngàn tam giới: Ngài gọi là một tiểu thiên thế giới.
* Một triệu tam giới: Ngài gọi là một Trung thiên thế giới.
* Một tỷ tam giới: Ngài gọi là một đại thiên thế giới.
* Một tỷ tỷ tam giới: Ngài gọi là tam thiên đại thiên thế giới.
Mà Phật nhãn của Ngài nhìn thấy khắp trong càn khôn vũ trụ này có Hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới như vậy. Đức Phật muốn đem sự thấy và biết của Ngài nói lại cho nhân dân nước Ngài hiểu, nhưng khi Ngài nói ra thì nhân dân của Ngài nói Ngài là người bị điên!
Vì sao nhân dân Ngài nói Ngài như vậy?
Vì nhân dân nước Ngài tin rằng:
- Trái đất này là do ông Thượng Đế làm ra.
- Loài người cũng vậy.
- Giàu cũng là do ông Thượng Đế ban phước.
Nói tóm lại, trái đất và sự sống trên trái đất này đều do ông Thượng Đế quyết định cả. Khi thái tử Tất Đạt Đa tu Thanh tịnh thiền chứng được Tam minh Lục thông và có Ngũ nhãn nên Ngài thấy và biết như nói ở trên, nhưng không cách nào nói cho nhân dân cuả Ngài chấp nhận.
Đức Phật trở về hoàng cung thăm vua cha và có ý độ những người trong hoàng tộc, nhưng khi Đức Phật nói ra không ai chấp nhận, mà cho Đức Phật là ông thầy dạy đạo tà!
Trong hoàng cung, có hoàng thúc của Ngài là Tịnh Thanh gay gắt hỏi như sau:
- Con nói con xuất hoàng cung tu hành nay được thành đạo. Vậy, con lấy gì làm bằng chứng?
Đức Phật lễ phép trình thưa với hoàng thúc rằng:
- Kính thưa hoàngthúc, con xuất hoàng cung tu Thanh tịnh thiền chứng được Tam minh Lục thông và Ngũ nhãn.
Hoàng thúc Tịnh Thanh hỏi:
- Vậy, con hãy chứng minh cho hoàng thúc và những người trong hoàng tộc những gì mà con thấy và biết như thế nào.
Đức Phật trình với hoàng thúc Tịnh Thanh:
- Con xin trình bày cái thấy và biết Phật nhãn của con như sau:
Một: Trên trái đất này, không vật gì thoát ra ngoài qui luật thành - trụ - hoại - diệt được!
Hai: Tất cả động vật và thực vật sinh sản ra phải qua công thức vật lý âm dương.
Ba: Không vật gì đứng yên một chỗ, mà nó phải luân chuyển thì mới tồn tại được.
Còn hoàng thúc cũng như những người trong hoàng triều và nhân dân nước Ca Tỳ La Vệ tin rắng trái đất, loài người, vạn vật là do ông Thượng Đế sinh và làm ra, con xin trình cho hoàng thúc biết: Trong mỗi một tam giới có một Thượng Đế cai quản nước trời Thượng Đế, mà trong càn khôn vũ trụ này có Hằng hà sa số ông Thượng Đế như vậy. Con sử dụng Phật nhãn của con quan sát thấy ông Thượng Đế chỉ là một ông Trời làm Chúa ở cõi trời Thượng Đế, ông cũng bị luân hồi như bao nhiêu ngừi trời khác. Giống như phụ vương của con vậy. Tuy phụ vương con làm vua của nước Ca Tỳ La Vệ này, nhưng phụ vương con cũng bị sinh - lão - bịnh - tử như người dân thường vậy, chớ đâu có nằm ngoài quy luật này.
Hoàng thúc Tịnh Thanh nghe Như Lai trình bày một cách hết sức thuận lý, nên tâm phục khẩu phục và khen:
- Thật con có sự hiểu biết hơn người, con xứng đáng là một con người "đại giác ngộ". Vậy, hoàng thúc tặng con mấy chữ:
Tất Đạt Đa hiểu biết hơn người
Hoàng thúc khẩu phục có lời khen con
Tâm thúc đã rõ không còn
Tin tưởng thần thánh nhờ con trình bày.
Thần thánh hoàng thúc hiểu sai
Nay con khai thị hiểu ngay thế trần
Hoàng thúc đại diện người thân
Cám ơn con dạy thúc lần hiểu ra.
Nay con là Phật Thích Ca
Dạy cho hoàng thúc hiểu ra rõ ràng
Trần gian là chỗ buộc ràng
Luân chuyển vật lý vô vàn khổ đau!
Thúc nay không biết nói sao
Cảm ơn con dạy đường vào vô sanh
Hoàng thúc nói lại rõ rành
Đạt Đa thành Phật rõ rành không sai.
Hoàng thúc Tịnh Thanh đọc tặng Như Lai 16 câu kệ, nói lên Như Lai đã thành Phật. Như Lai liền tặng lại hoàng thúc Tịnh Thanh 12 câu kệ như sau:
Lần đầu khai thị hoàng cung
Hoàng thúc nhận được con mừng và vui
Con ngừi vì bởi cái tôi
Vì tôi là ngã ngàn đời u mê
Mừng thay hoàng cung con về
Hoàng thúc hiểu được đường về quê xưa
Con chúc hoàng thúc sớm trưa
Sống với Phật tánh không ưa luân hồi.
Con tặng hoàng thúc chữ "thôi"
Thôi đi tất cả luân hồi không theo
Thiền Thanh, nhất tự khó theo
Mong thúc thôi được hiểm nghèo trầm luân!
Hoàng thúc Tịnh Thanh vừa nghe Như Lai tặng 12 câu kệ xác nhận hoàng thúc đã hiểu đạo Thanh tịnh thiền, tự nhiên nghẹn ngào nói với Như Lai:
- Thúc hết sức cám ơn con, thúc cố gắng thực hiện lời con dạy.
Hoàng thúc nói mà muốn khóc, làm những ngừoi trong hoàng cung cũng muốn khóc theo!
Trong cuộc đối đáp này, có ông quan nghi lễ Thiện An, trình thưa hỏi Như Lai như sai:
- Kính thưa Đấng Gô Ta Ma, tức Đấng Đại Thông Đại Giác. Chúng tôi nghe lời trình bày của Ngài hết sức là phải. Vậy, Ngài quyết định phổ biến pháp môn Thanh tịnh thiền này như thế nào?
Như Lai trả lời:
- Hầu hết nhân dân ai cũng cầu khẩn Thượng Đế ban phước, xin làm con của Thượng Đế và xin về nước Thượng Đế ở, v.v.
Như Lai nói tiếp:
- Còn một số người nữa suốt ngày cứ cầu khẩn thần linh, lạy ông thần này bà thánh nọ để xin lộc, thậm chí những con thú như trâu - bò - cọp, v.v. mà cũng lập miếu thờ thật là quá mê muội, thì làm sao tôi nói ra lời chân thật này cho họ biết được.
Ông quan nghi lễ Thiện An nói:
- Thật là khó!
Như Lai tiếp lời:
- Vì quá khó, nên tôi sẽ phổ biến bằng hai cách:
Một: Tôi dạy cho ngừoi nào thoe học đạo của tôi biết năm pháp môn dụng công tu hành có thành tựu theo nhân quả của trái đất, để họ ham mà đến tu học. Năm pháp môn ấy như sau:
1/- Thiền quán, tưởng, cầu mong: Vật nhỏ ra lớn, hoặc ít ra nhiều.
2/- Lý luận cho thật hay, để mọi người khen ngợi.
3/- Thiền nghi, tìm hay kiếm hữu dụng vật chất để loài người bớt vất vả.
4/- Niệm Phật để nhìn thấy hình bóng ảo của một vị Phật.
5/- Niệm chú, thấy sự chuyển biến của vật chất để người xung quanh cho là linh thiêng.
Tôi quan sát trong số đông người này, nếu có người nào muốn biết sự thật của trái đất và thoát ra ngoài sanh tử luân hồi của trái đất này, thì tôi tìm cách dạy riêng cho họ. Nhờ năm pháp môn tu hành có thành tựu theo nhân quả luân hồi của trái đất này mà đạo của tôi mới lưu truyền đến đời mạt pháp được. Đến đời mạt pháp, những người có học thức cao mới chấp nhận lời của tôi dạy là chân thật, nhưng cũng có một số người sau đây không chấp nhận, gồm:
1/- Người không thích giác ngộ và giải thoát.
2/- Người tu theo đạo của tôi mà ham mê vật chất.
Nói tóm lại, người không muốn trở về Phật giới thì không thích tu theo pháp môn thứ sáu này, chế nhạo đạo của tôi là "đạo thần quyền!" Trước khi trở về Phật giới, tôi có đọc cho các môn đồ của tôi viết ra tập huyền ký, nói ra sự thật từ con người, vạn vật, trái đất, tam giới, Phật giới, càn khôn vũ trụ, quy luật Nhân quả luân hồi, để nhờ các vị tổ truyền cho hậu thế, để đến đời mạt pháp phổ biến và công bố ra cho người trí thức biết.
Tôi cũng nói cho ông biết, tập huyền ký của tôi truyền theo dòng Thiền tông là để người có kiến thức thực tế và khoa học đọc, họ biết sự thật sáu loài sống chung trên trái đất này. Tôi lập ra đạo, mục đích chánh là dạy cho người nào tu theo đạo của tôi là giác ngộ và giải thoát, để trở về nguồn cội của mỗi người là Phật giới.
Hoàng thúc Tịnh Thanh xen vào hỏi:
- Vậy, con tính như thế nào?
Như Lai trình với hoàng thúc:
- Kính thưa hoàng thúc, con cũng không biết phải làm sao nữa! Vì thế giới này là thế giới vật chất, không ai từ bỏ được.
Hoàng thúc Tịnh Thanh lại nói:
- Con lập ra đạo thì phải có tôn chỉ và nội quy chớ?
Như Lai trình với hoàng thúc:
- Dạ, con có tôn chỉ và nội quy rõ ràng, nhưng có ai chịu nghe và làm theo đâu?
Hoàng thúc Tịnh Thanh lại hỏi:
- Này con, cho hoàng thúc hỏi ý này: Pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền sao con không cho người phổ biến ra trước thời ký mạt pháp, mà phải đợi đến thời kỳ này?
Như Lai trả lời:
- Kính thưa hoàng thúc, vì pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền này phải đợi khi nào loài người văn minh lên thật cao, khi có nhiều người thấu hiểu "nền văn minh con người lưu trữ ở đâu trong không gian" này, thì mới có người chấp nhận. Còn trước thời kỳ này, không ai chấp nhận cả.
Hoàng thúc Tịnh Thanh lại hỏi:
- Này con, khi tập huyền ký của con được công bố ra, có thuận tiện không?
Như Lai trả lời:
- Kính thưa hoàng thúc, khi tập huyền ký được công bố ra, luật pháp nước này cho tự do tín ngưỡng nên rất thuận lợi.
Hoàng thúc Tịnh Thanh lại hỏi:
- Vậy con cho hoàng thúc hỏi thêm mấy câu nữa: Loài người đến đời mạt pháp văn minh như thế nào, con nói cho hoàng thúc và những người có mặt ở đây nghe thử xem?
Như Lai trả lời:
- Kính thưa hoàng thúc, khi loài người văn minh lên thật cao, họ làm được những việc như sau:
Một: Về vận chuyển:
1/- Trên mặt đất:
- Họ chế tạo ra nhiều loại xe, chở được rất nhiều người và hàng hóa, chạy nhanh gấp trăm lần những con thú chạy nhanh nhất bây giờ.
2/- Trên hư không:
- Họ chế tạo ra nhiều loại máy bay, chở được rất nhiều người và hàng hóa, bay nhanh gần bằng tốc độ âm thanh.
3/- Trên mặt nước:
- Họ chế tạo ra nhiều loại thuyền và tàu, chở được rất nhiều người và hàng hóa, cũng chạy rất nhanh.
Hai: Về Nhà cửa:
- Họ cất lên cao hằng năm, bày chục tầng, cao gấp mười hay hai mươi lần nhưng cây cao nhất hiện nay. Họ đi lên các tầng cao bằng thang chạy bằng điện.
Ba: Về thắp sáng:
- Họ thắp sáng bằng điện.
Bốn: Về chiến tranh:
- Họ chế ra xe chạy bằng sắt.
- Họ chế ra súng, đạn và bom.
- Một cái bóp cò súng, giết chết hằng mấy chục người!
- Một cái ấn nút, quả bom giết chết hằng trăm ngàn người hay hằng triệu người!
Năm: Về thông tin liên lạc:
- Họ nói chuyện với nhau qua điện thoại, nhờ làn sóng điện đấy tiếng nói và hình ảnh đi.
- Người đứng ở nước Ca Tỳ La Vệ này nói chuyện với người ở nước Trung Hoa giống như hai người đứng gần nhau vậy, và còn thấy mặt nhau nữa.
Hoàng thúc Tịnh Thanh hỏi thái tử Tất Đạt Đa tiếp:
- Vào đời mạt pháp, loài người giết nhau khủng khiếp như vậy. Con có cách nào giúp cho loài người vào thời kỳ này sống chung hòa thuận được không?
Như Lai trả lời:
- Kính thưa hoàng thúc, trong tập huyền ký của con truyền theo dòng Thiền thanh tịnh, Con có nêu hai ý:
1/- Loài người thời kỳ mạt pháp này, nhất là những vị lãnh đạo quốc gia có ảnh hưởng nhất nơi trái đất này, nếu đọc được tập huyền ký của con, thì sẽ biết con người của họ ai cũng có hai thứ Tánh:
- Một là, tánh Phật: thanh tịnh.
- Hai là, tánh ngườiL tham lam, đố kỵ, tàn ác, kiến chấp, v.v.
2/- Nếu những vị lãnh đạo này biết sử dụng tánh Phật, thì loài người sống chung hòa bình lâu hơn, trái đất này được tồn tại lâu dài hơn một chút. Còn những vị lãnh đạo sống tối đa với tánh người, thì loài người và vạn vật trên trái đất sẽ bị diệt vong rất nhanh!
Hoàng thúc Tịnh Thanh lại hỏi:
- Con đoán xem, đến đời mạt pháp, loài người có biết sử dụng tánh Phật không?
Như Lai trả lời:
- Kính thưa hoàng thúc, con chỉ tiên đoán là loài người sử dụng tối đa tánh người mà thôi!
- Vì sao con tiên đoán như vậy?
- Vì loài người trên trái đất sử dụng luật "Mạnh được yếu thua". Nếu các vị lãnh đạo thế giới đọc được tập huyền ký của con bí mật truyền theo dòng Thiền Thanh tịnh mà họ rõ thông và chấp nhận, thì hiểm họa không đến nhanh với họ. Còn họ sử dụng bốn cái tánh của con người - tưởng, tham, ác và kiến chấp - thì đừng mong ai cứu họ được!
Hoàng thúc Tịnh Thanh nói:
- Hoàng thúc cầu nguyện cho con người đừng sử dụng tánh người, để trái đất này tồn tại lâu dài.
Như Lai nói:
- Hoàn thúc lại hiểu sai nữa rồi! Ở trái đất này cầu nguyện ai bây giờ. Cầu nguyện thần ư! Thần đâu có khả năng can thiệp vào việc làm của loài người. Cầu nguyện Trời ư! Trời thì ở thế giới loài trời, làm sao xuống trái đất này mà giúp cho loài Người được! Cầu nguyện Phật ư! Phật thì ở Phật giới, không can thiệp vào nhân quả của trái đất này được. Mà con người hãy cầu xin những vị lãnh đạo thế giới này: Xin các Ngài đừng sử dụng tánh người, mà hãy sử dụng tánh Phật của chính các Ngài, để loài người được yên ổn sống lâu hơn.
Hoàng thúc Tịnh Thanh nói với Như Lai:
- Hoàng thúc đã ngu muội nữa rồi.
Hoàng thúc Tịnh Thanh hỏi Như Lai thêm:
- Này con, tập huyền ký của con truyền theo dòng Thiền tông, đến đời mạt thượng pháp cho công bố ra, mục đích chánh là gì? Những môn đồ tu theo đạo của con có ủng hộ không?
Như Lai trình thưa hoàng thúc:
- Kính thưa hoàng thúc, mục đích chánh tập huyền ký của con bí mật truyền theo dòng Thiền tông dạy cho ai tu theo đạo của con:
Một là Giác ngộ, tức hiểu biết rõ ràng và tường tận các phần sau đây:
1/- Hình thành ra con người như thế nào? Tại sao có con ngừi? Con người có nhiệm vụ gì ở trái đất này?
2/- Trái đất này hình thành ra sao? Ai làm ra? Có mấy loài sống trên trái đất này? Nhiệm vụ của mỗi loài ra sao? Tại sao trái đất này sanh ra nhân quả được? Quan trọng nhất là, con dạy cho những người tu theo đạo của con biết công thức trở về quê hương cũ của mỗi người là Phật giới. Sau này, con viết trong các kinh gọi là Giải thoát.
3/- Tổ chức một tam giới như thế nào? Có mấy loài sống trong tam giới này? Còn rất nhiều việc khác nữa...
Con xin đáp tiếp cho Hoàng thúc: Vào đời mạt thượng pháp, những người tu theo đạo của con chỉ có 40% ủng hộ, còn 60% họ chống đối, họ cho tập huyền ký của con truyền theo dòng Thiền tông không phải là sự thật!
Hoàng thúc Tịnh Thanh hỏi thái tử Tất Đạt Đa:
- Pháp môn Thiền tông là tinh hoa của nhân loại, cớ sao 60% người tu theo đạo của con lại không chấp nhận?
Như Lai trình với hoàng thúc:
- Kính thưa hoàng thúc, vào đời mạt thượng pháp, vật chất ở thế giới này rất dồi dào, nên người tu theo đạo của con không thích tu giải thoát, mà họ thích tu "giải tiền" mà thôi! Vì vậy, tập huyền ký của con, cho công bố ra, những người ham "giải tiền" không ủng hộ.
Hoàng thúc Tịnh Thanh nói với Như Lai:
- Con có lập nội quy ra để áp dụng với những người tu theo đạo của con không?
Như Lai trả lời:
- Kính thưa hoàng thúc. ở trái đất này, nội quy lập ra để áp dụng cho những người không tham, chớ người cso lòng tham quá mạnh thì nội quy có ăn thua gì. Con nói cái tham của tánh người như sau:
1/- Ruộng có cả ngàn mẫu mà cũng muốn mua thêm.
2/- Tiền xài cả mười đời cũng chưa hết mà cũng muốn kiếm thêm.
Hoàng thúc Tịnh Thanh bực quá, nên nói:
- Con lập ra đạo giác ngộ giải thoát thì con phải làm sao dạy được những người quá tham lam này chớ! Vậy, hoàng thúc hỏi con, có dạy những môn đồ của con cúng không?
Như Lai trình với hoàng thúc:
- Dạ, con chỉ dạy các môn đồ của con năm pháp môn tu hành có chứng theo nhân quả của trái đất và một pháp môn giác ngộ và giải thoát, chớ con đâu có dạy họ cúng bao giờ.
Hoàng thúc Tịnh Thanh lẩm bẩm nói:
- Đạo của con dạy quá thực tế như vậy mà mất người không chịu tu đúng, tối ngày cứ đi làm chuyện mê tín không.
Hoàng thúc Tịnh Thanh nói với Như Lai lừoi sau cùng:
- Con phải viết ra nội quy thật nghiêm, không để người tu nào làm chuyện sai trái này.
Hoàng thúc nói xong vào phòng nghỉ, những người có mặt ai cũng buồn cho đạo giác ngộ và giải thoát của Như Lai dạy.
Kết thúc nói chuyện với hoàng thúc, Như Lai lặng lẽ rời hoàng cung trở về Thanh tịnh thất!
Soạn giả Nguyễn Nhân sưu tầm và viết lại.
Đức Phật dạy:
Người theo đạo Phật muốn tu chân chánh bắt buộc phải biết thật rõ ràng sáu pháp môn tu và thành tựu ra sao.
Vậy, xin kính mời những vị muốn tu chân chánh tìm hiểu sáu pháp môn của Đức Phật dạy:
MỘT: Pháp môn thứ nhất, gọi là Tiểu thừa:
(Cũng gọi là Nguyên thủy hay Nam truyền)
Pháp môn này có tất cả 37 pháp quán và tưởng.
Có thành tựu theo sự ham muốn của người thích tu hành.
HAI: Pháp môn thứ hai, gọi là Trung thừa:
(Cũng gọi là pháp môn Triết lý).
Dành cho những người tu mà thích lý luận.
BA: Pháp môn thứ ba, gọi là Đại thừa:
(Cũng gọi là pháp môn Phát triển).
Dành cho những người tu mà thích tìm hiểu hữu dụng vật chất.
BỐN: Pháp môn thứ tư, gọi là niệm Phật:
(Cũng gọi là pháp môn Tịnh Độ tông).
Dành cho những người tu mà thích Niệm Phật.
NĂM: Pháp môn thứ năm, gọi là niệm Chú:
(Cũng gọi là pháp môn Mật Chú tông).
Dành cho những người tu mà thích niệm Chú.
SÁU: Pháp môn thứ sáu, gọi là Thiền tông:
(Cũng gọi là Như Lai Thanh tịnh thiền).
Dành cho những người muốn giác ngộ và giải thoát.
*****
Đức Phật dạy tu có sáu pháp môn, có kinh và sách như sau:
- Pháp môn Tiểu thừa:
* Đức Phật dạy hai quyển kinh:
1/- Trường A Hàm.
2/- Trường Bộ.
Công thức tu:
- Có 37 pháp quán và tưởng như:
1/- Quán để biết thân mình là vô thường.
2/- Quán để biết thân mình là vô ngã.
3/- Quán để biết thân mình là bất tịnh.
4/- Quán để cho từ bi trong lòng mình tủa ra.
5/- Quán tứ niệm xứ.
6/- Quán hơi thở (sổ tức).
7/- Quán diệt tận định.
8/- Quán để diệt cái thọ của tánh người.
9/- Quán để diệt cái tưởng của tánh người.
10/- Quán để diệt cái hành của tánh người.
11/- Quán để diệt cái thức của tánh người.
12/- Quán để diệt ham tài của tánh người.
13/- Quán để diệt ham sắc của tánh người.
14/- Quán để diệt ham danh của tánh người.
15/- Quán để diệt ham thực của tánh người.
16/- Quán để diệt ham thùy của tánh người.
17/- Quán để diệt cái tham của tánh người.
18/- Quán để diệt cái sân của tánh người.
19/- Quán để diệt cái si của tánh người.
20/- Quán để diệt cái ngã mạn của tánh người.
21/- Quán để diệt cái nghi của tánh người.
22/- Quán để diệt cái ác của tánh người.
23/- Quán để diệt cái kiến chấp thường của tánh người.
24/- Quán để diệt cái kiến chấp đoạn của tánh người.
25/- Quán để diệt cái vọng tưởng của tánh người.
26/- Quán lấy tánh Phật, sát táng người (minh sát tuệ).
27/- Quán để biến chuyển vật chất.
28/- Quán cho thân và tâm mình bất động.
29/- Quán thấy cõi âm, để làm nhà ngoại cảm.
30/- Quán thấy những vị thần, làm nhà kiến thần.
31/- Quán nhìn thấy sự thật trong không gian, gọi là nhà thông thiên.
32/- Quán biết vật chất là vô thường, được gọi là nhà vật lý.
33/- Quán để nhìn thấy những gì là chân thường nơi trái đất này, được gọi là nhà giác ngộ.
34/- Quán để thấy rõ tám con đường đi luân hồi, khi nhìn thấy được, gọi là nhà bát chánh đạo.
35/- Quán để thấy và biết con đường trở về Phật giới, được gọi là giải thoát.
36/- Quán để biết quá khức và tương lai của người khác, gọi là người có tha tâm thông.
37/- Quán để biết tương lai của thế giới này, được gọi là nhà đại tiên tri.
*****
-Pháp môn Trung thừa:
* Đức Phật dạy quyển kinh: Bát Nhã
Công thức tu:
Ngồi lý luận thật hay như:
1/- Chính trị.
2/- Kinh tế.
3/- Văn hóa.
4/- Xã hội.
5/- Hôn nhân gia đình.
6/- Trồng trọt.
V.v...
*****
-Pháp môn Đại thừa:
* Đức Phật có dạy các quyển kinh:
- Kim Cang.
- Lăng già.
- Viên Giác.
- Đại Bi.
- Hoa Nghiêm.
- Thủ Lăng Nghiêm.
- Tứ Thập Nhị Chương.
- Dược Sư.
- Diệu Pháp Liên Hoa.
- V.v...
Công thức tu:
Ngồi suy tư nghĩ tưởng hữu dụng vật chất.
*****
- Pháp môn Tịnh Độ tông:
* Đức Phật dạy có hai quyển kinh:
1/- Vô Lượng Thọ.
2/- Vô Lượng Quang.
Công thức tu:
Ngồi niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật!
Niệm cho đến khi nào tiếng niệm tự nhiên trôi chảy là thành công.
Nhìn thấy được hình bóng Đức Phật A Di Đà.
*****
- Pháp môn Mật Chú tông:
* Đức Phật dạy lấy câu thần chú trong các quyển kinh:
1/- Muốn trừ Tà:
Lấy câu thần chú trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
2/- Muốn thân an vui:
Lấy câu thần chú trong kinh Đại Bi.
3/- Muốn làm thầy trị bệnh:
Lấy câu thần chú trong kinh Dược Sư.
Công thức tu:
Ngồi niệm câu thần chú cho đến khi nào phát ra linh thiêng là thành công.
*****
Pháp môn Thiền tông:
- Đức Phật dạy trong tập huyền ký của Ngài có 24 chương và bốn câu như sau:
- Bất lập văn tự.
- Giáo ngoại biệt truyền.
- Trực chỉ chân tánh.
- Kiến tánh thành Phật.
*****
Pháp môn thứ 6 này:
- Chỉ thích hợp:
Người ham muốn giải thoát ra ngoài nhân quả luân hồi của trái đất và tam giới này để trở về Phật giới.
- Không thích hợp sáu dạng người:
1/- Thích cầu xin người khác.
2/- Thích lễ người khác.
3/- Thích cúng người khác.
4/- Thích làm con người khác.
5/- Thích lừa người khác.
6/- Thích làm thầy người khác.
*****
Pháp môn thứ sáu này, Đức Phật không viết ra kinh hay sách là có bốn nguyên do như sau:
Một: Pháp môn thứ sáu này, Đức Phật lấy ở một nơi mà người bình thường không biết được, nên Đức Phật không dạy phổ thông cho đại chúng.
Hai: Pháp môn thứ sáu này rất kỵ những người ham danh mê tiền, nên Đức Phật không dạy cho nhiều người.
Ba: Pháp môn thứ sáu này, Đức Phật dạy ra có quá nhiều người chửi là tà đạo, nên Đức Phật không dạy chỗ đông người.
Bốn: Pháp môn thứ sau này, Đức Phật dạy ra có nhiều người cho là bịa đặt, nên Đức Phật phải dạy riêng cho người nào thật sự ham muốn.
Vì vậy, Đức Phật phải đợi tôn giả A Nan, ông Ma Ha Ca Diếp, và 13 vị nữa năn nỉ hết lời với điều kiện là ông Ma Ha Ca Diếp phải bí mật truyền theo dòng Thiền tông, thì mới đọc 24 chương dạy về pháp môn thứ sáu này.
Pháp môn thứ sáu này gọi là Như Lai Thanh tịnh thiền.
Đến đời Tôn giả A Nan Đà làm tổ thứ hai gọi là Thiền tông.
Vì sao phải đổi danh như vậy?
- Vì pháp môn thứ sáu này truyền riêng ngoài kinh điển phổ thông theo dòng thiền, chỉ có các vị tổ truyền cho nhau, nên được danh là "Thiền tông", tức pháp môn truyền theo "Tông pháp riêng".
Đức Phật dạy người tu theo pháp môn Thiền tông học này phải có ba phần như sau:
Phần 1:
Người muốn tu theo pháp môn Thiền tông học này phải có ý chí như sau thì mới tu được:
Một: Phải có đầu óc thực tế và khoa học.
Hai: Không tin một điều gì mà người khác nói ra mình không kiểm chứng được.
Ba: Những lời người nói ra rất mơ hồ, thì không tin.
Bốn: Những lời người khác nói ra có tánh cách hù dọa thì không sợ.
Năm: Những lời người khác nói ra có tánh cách hứa ảo thì không để ý đến.
Phần 2:
Người muốn tu theo pháp môn Thiền tông:
- Phải là người có trí tuệ tuyệt vời.
- Tuyệt đối, không có một chút gì mê muội.
Phần 3:
Người muốn tu theo pháp môn Thiền tông:
- Phải hiểu căn bản trên trái đất này có sáu loài sống chung.
- Phải hiểu nhiệm vụ từng loài một sống trên trái đất này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top