huy dong von ngan hang
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
I. GIỚI THIỆU:
1. Các sản phẩm huy động vốn của NHTM:
a. Nguồn vốn huy động tiền gửi:
- Tiền gửi không kỳ hạn.
Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Khách hàng có thểyêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, hoặcchuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này. Đối với tài khoản tiền gửi này, mục đíchchính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoảnthanh toán qua ngân hàng, do vậy, nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửikhông kỳ hạn có chi phí thấp, tuy nhiên ngoài chi phí lãi, còn có chi phí phát sinh tronghoạt động phục vụ thanh toán.
Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụtốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làmcho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện chongân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán của ngân hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn.
Là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳhạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi cho nênngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn vì chủ động được thờigian. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thỏa thuận giữa hai bênvề những điều kiện đảm bảo an toàn trong quan hệ tín dụng. Để mở rộng khoản vốnnày, ngoài biện pháp lãi suất, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tạonên tính lỏng cho loại tiền gửi có kỳ hạn như cho phép khách hàng rút trước hạn hoặcsổ xố trúng thưởng…
- Tiền gửi tiết kiệm
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng đểđược hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Là loại tiếtkiệm người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra,đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi.
Ở Việt Nam, hình thức gửi tiền tiết kiệm phổ biến là:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại mà khách hàng có thể gửi nhiều
lần và rút ra bất cứ lúc nào.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi được rút ra sau một thời giannhất định. Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể được đápứng nhưng phải chịu lãi suất thấp.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Thường là hình thức tiết kiệm trung và dàihạn, người tham gia ngoài việc được trả lãi còn được ngân hàng cấp tín dụng nhằm mụcđích bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi phi giao dịch. Chúng có
cùng tính chất là được hưởng lãi cao và chủ tài khoản không được phát hành séc.
b. Nguồn vốn vay:
Các ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương, các ngânhàng thương mại hoặc các trung gian tài chính khác và vay từ công chúng, dưới cáchình thức:
- Phát hành chứng từ có giá.
Ngân hàng chủ động phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằmthực hiện những những dự án đầu tư đã định. Việc huy động vốn dưới hình thức pháthành kỳ phiếu ngân hàng được thực hiện theo hai phương thức: Phát hành theo mệnhgiá (trả lãi sau, người mua trả tiền theo mệnh giá được ghi trên bề mặt kỳ phiếu) vàphát hành bằng hình thức chiết khấu (trả lãi trước, người mua sẽ trả một số tiền bằngmệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng).
- Vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác.
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
Vay qua thị trường liên ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu vốn khảdụng trong thời gian ngắn, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ cácngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng khác. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đíchđiều hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tụctrong hệ thống ngân hàng..
2. Vai trò của huy động vốn tại các ngân hàng tương mại:
a. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ ngân hàng thương mại:
- Là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.
- Huy động vốn tốt còn là tiền đề thúc đẩy ngân hàng thương mại phát triển được
các sản phẩm, dịch vụ khác.
- Là hoạt động để ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhập của ngânhàng thương mại. Vì hiện nay 90% thu nhập của ngân hàng thương mại là từ hoạt độngtín dụng, là rủi ro cao đối với ngân hàng thương mại.
b. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ khách hàng:
- Giúp khách hàng tiết kiệm.
- Khách hàng có thể lựa chọn được hình thức tiền gửi phù hợp.
- Giúp khách hàng tăng nhu nhập qua việc trả lãi của Ngân hàng.
- Khách hàng còn được tiện ích trong thanh toán, an toàn tài sản, an toàn thanhtoán, tốc độ thanh toán nhanh hơn. Ngoài ra khách hàng còn có thể được bảo hiểm sốtiền gửi của mình.
c. Vai trò huy động vốn đối với nền kinh tế:
- Điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường tiền
tệ, kiểm soát được lạm phát.
- Huy động vốn giúp tăng vốn để phát triển nền kinh tế
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
- Giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như kỳ phiếu, trái phiếu trở thành hàng
hóa trên thị trường chứng khoán.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn:
- Mội trường kinh tế: Chỉ số giá cả, tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mạinhà nước, chính sách của nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cũng gây nênnhững ảnh hưởng lớn đối với việc huy động vốn của ngân hàng thương mại.
- Khách hàng: Việc huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào thu nhập của
khách hàng, tập quán tiêu dùng và độ tin cậy của khách hàng vào ngân hàng.
- Ngân hàng thương mại: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng tốt, phongphú, thuận tiện cho khách hàng hay không và lãi suất, cơ sở hạ tầng của ngân hàngcũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn.
II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC NHTM:
1. Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng toàn quốc trong 5
năm qua đạt tốc độ tăng khoảng 20% - 25%/năm, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Cụ thể năm 2000 vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 26,5% so với năm
trước, năm 2001 tăng 25,53%, năm 2002 tăng 17,7%, năm 2003 tăng 24,94%, năm2004 tăng 30,39%, năm 2005 tăng 18% và 6 tháng đầu năm 2006 tăng hơn 12%. Hệthống NHTM quốc doanh chiếm trên 75% thị trường huy động vốn đầu vào.
2. Trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư thông qua kênh hệ thống ngân hàng vào
nền kinh tế chiếm trung bình 20-22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong thời gian qua, để tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnhtranh, các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục mở rộng quy mô, mạng lưới họatđộng và tăng năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ
3. Sản phẩm huy động vốn ngày càng tăng, đa dạng, công nghệ ngân hàng ngày càng
hiện đại, cơ cấu huy động vốn, chiến lược ngày càng phù hợp, phong cách nhân viên
ngày càng chuyên nghiệp, tạo được lòng tin nhất định cho khách hàng.
III. HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁ
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.VỀ PHÍA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:
1.1 Hạn chế:
1.1.a Chính sách nhà nước về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (trong đó
có ngân hàng thương mại nhà nước) còn chậm và nhà nước còn can thiệp vào hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
1.1.b Yếu tố giá cả tăng mạnh trong 2 năm gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền.
Người dân e ngại gửi tiền VND dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc
người dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng.
1.2 Giải pháp:
1.2.a Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng và lành mạnh cho cácNHTM và tổ chức tín dụng hoạt động sẽ cho phép huy động khối lượng vốn rất lớn vànâng cao hiệu quả cho vay đầu tư. Khi cần vốn khả dụng, các ngân hàng có thể giaodịch các loại giấy tờ có giá trên thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước, thúc đẩy thịtrường tiền tệ phát triển, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.
1.2.b Chính sách Nhà nước cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực
sự kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, tách bạch kinh doanh và chính sách.
Vì khi phát hàng công trái, trái phiếu, Nhà nước thường buộc ngân hàng mua
với số lượng nhất định nào đó.
Bãi bỏ một số hạn chế đang cản trở các ngân hàng thương mại mở rộng các hoạt
động dịch vụ mới...
Nâng cao hiệu quả quản lý của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ
ngân hàng.
2. VỀ PHÍA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
2.1 Hạn chế
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.a Những năm qua ở TP.HCM tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư khá cao,
tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn lại thấp, mà chủ yếu là nguồn vốn ngắn
hạn.
Vốn huy động có tăng lên nhưng chưa khai thác hết được tiềm năng vì nguồn
tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường chứng khoán và đầu cơ bất động sản vẫn còn nhiều.
2.1.b Mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao.
Việc huy động vốn của các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốnkhác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tưcổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.
2.1.c Nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn
chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực. Hệ thống dịch vụ
ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao. Đây là thách thức lớn nhất
đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Công nghệ ngân hàng hiện đại và dịch vụ tuy đã có bước phát triển, nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưađịnh hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Cácngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huyđộng.
Chưa có sự phân đoạn thị trường để có những sản phẩm huy động vốn, sảnphẩm dịch vụ riêng cho từng nhóm khách hàng riêng biệt. Một chính sách marketing tốtphải đưa ra chiến lược quản lý khách hàng, trong đó việc thực hiện phân đoạn thịtrường theo các tiêu chí như vùng địa lý, các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố tâm lý,các yếu tố thuộc thói quen hành vi… Không phải mọi khách hàng đều có nhu cầu nhưnhau đối với các dịch vụ ngân hàng và mang lại lợi nhuận như nhau cho ngân hàng, nêncần có sự phân đoạn để có những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp. Các sảnphẩm hiện nay mà các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cung cấp ra thị trườngmang tính chất đại trà cho tất cả các khách hàng, không có sự phân biệt tới từng nhómđối tượng.
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.d Dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên, công
cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định.
Do không thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các ngânhàng thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hútkhách hàng. Tuy nhiên, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định.
Sức ép cạnh tranh đã khiến các ngân hàng gần như đồng loạt công bố tăng lãisuất huy động vốn. Đáng lo ngại trước tình trạng lãi suất đang chạm sát với giới hạnsinh lãi, khả năng an toàn các các ngân hàng và tác động tới tăng trưởng kinh tế.
2.1.đ Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần
90% thị phần. Nhưng đây không phải là lợi thế của chúng ta mà chỉ là kết quả tất yếu
của sự bảo hộ trong suốt thời gian qua.
Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90%thị phần tiền gửi, trong đó riêng các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 70%. Phầncác ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.
Nhưng đây không phải là lợi thế trước tiến trình hội nhập và mở cửa cho cácngân hàng nước ngoài vào hoạt động; mà chỉ là kết quả tất yếu của sự bảo hộ trong suốtthời gian qua đối với các ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt là các ngân hàngthương mại nhà nước so với các ngân hàng nước ngoài về đối tượng khách hàng, sốlượng và loại hình tiền tệ được phép huy động và mạng lưới hoạt động.
2.2 Giải pháp:
2.2.a Mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch toàn quốc, bảo đảm thuận
tiện cho huy động vốn.
2.2.b Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán.
Để chất lượng dịch vụ huy động vốn của các NHTM có thể đáp ứng được cácyêu cầu, chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng được cải tiến, hiệnđại và nâng cấp để thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngânhàng.
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinhdoanh của các TCTD có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ,tăng quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư.
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán gắn liền với đổi mớiphong cách giao dịch của nhân viên, tạo sự tôn trọng của ngân hàng đối với người gửitiền. Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Trong lĩnh vực thẻ, hầu hết các NHTM vẫn sử dụng công nghệ thẻ từ có tính bảomật yếu, trong khi trên thế giới đã chuyển sang sử dụng công nghệ thẻ chíp. Theo tiêuchuẩn EMV của các tổ chức thẻ quốc tế, từ năm 2006, nếu các ngân hàng thành viêntrong khu vực châu á -Thái Bình Dương không chuyển sang dùng công nghệ thẻ chípsẽ phải chịu một khoản phạt hàng năm là 50.000 USD. Vậy, các NHTM cần sớm nângcấp công nghệ thẻ hiện có, đưa thẻ chíp vào sử dụng.
Trong việc mở rộng mạng lưới ATM, các NHTM nên nghiên cứu để có thể đầutư lắp đặt những máy ATM thế hệ mới, cho phép nạp tiền qua máy, tránh bị lạc hậu khicác ngân hàng nước ngoài vào cuộc.
* Phải tạo được lòng tin cao độ đối với khách hàng: Lòng tin được tạo bởi hình
ảnh bên trong của NHTM, đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng,trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốntự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi, tiền vay... và hìnhảnh bên ngoài của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng... đó là các tài sản vôhình của NHTM.
* Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng: Hoạt động của NHTM cũng phảitạo ra những đặc điểm - hình ảnh của mình, cái ngân hàng mình có mà ngân hàng kháckhông có. Marketing của NHTM phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của ngân hàngmình. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường; lãi suất; kênhphân phối; hoạt động quảng cáo khuếch trương - giao tiếp.
* Đổi mới phong cách giao dịch: Đổi mới tác phong giao tiếp, đề cao văn hóa
kinh doanh là yêu cầu cấp bách đối với cán bộ, nhân viên các NHTM hiện nay, có như
vậy mới tiến kịp với tiến trình hội nhập toàn cầu. Đặc biệt là với phong cách thân thiện
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
tận tình, chu đáo, cởi mở,… tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Tôi đần nhiền NHnhà nước, tôi thấy vẫn còn có nhân viên NH có thái độ thờ ơ đối với khách hàng nhưtrong cơ chế xin cho. Dây là điểm cần khắc phục của các NH nhà nước.
2.2.cĐẩy mạnh các hoạt động marketing.
Đẩy mạnh các hoạt động marketing, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại trong huyđộng vốn, tạo thông tin minh bạch, công bố thông tin rộng rãi cho người dân chủ độnglựa chọn các hình thức gửi tiền với lãi suất, kỳ hạn khác nhau.
Ví dụ như: Tiếp thị khách hàng bằng hình thức sinh động, lồng ghép vào các
dịch vụ rao bán bất động sản, huy động vốn bằng vàng, chi trả kiều hối, chuyển tiền
nhanh, phát hành kỳ phiếu và trái phiếu, đại lý chứng khoán...
Những chương trình khuyến mại kèm theo phải đa dạng như lãi suất bậc thang,lãi suất trả ngay; phiếu dự thưởng trúng thưởng xe máy, ô tô, tủ lạnh, máy giặt, ti vi...;tặng quà ngay khi gửi tiền bằng hiện vật như áo mưa, mũ bảo hiểm, đồng hồ, quạtbàn...
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, cáchình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,… để đông đảo người dân biếtvề các dịch vụ ấy. Tại một số điểm giao dịch, nhiều khách hàng đang sử dụng các sảnphẩm thu hút tiền gửi, sản phẩm huy động vốn của các NHTM nhưng cũng chưa biếthết tiện ích của sản phẩm đó. Vì vậy, nên đa dạng các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵnphía ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch.
- Phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho các khách hàng cảm giácđược tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn kháchhàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn,giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hóa giao dịchcủa từng NHTM. Nét văn hóa đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sựcủa đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng của từngNHTM.
- Cần công bố các thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu
hút người dân quan hệ với ngân hàng và hạn chế được những rủi ro về thông tin
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.2.d Đa dạng hóa các sản phẩm gửi tiền tiết kiệm, các hình thức huy động vốn.
- Với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm: Tạo sự chủ động lựa chọn linh hoạt cho kháchhàng, như: gửi một lần nhưng rút gốc linh hoạt vẫn được lãi suất cao; gửi góp nhưnglĩnh ra một lần vào cuối kỳ với lãi suất hấp dẫn; Tài khoản tiết kiệm đa năng 6 tháng, 9tháng, 12 tháng, cho phép rút tiền gốc linh hoạt; gửi tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhânthọ; gửi tiền kèm theo cho vay mua ô-tô trả góp.
- Đa dạng hoá hình thức huy động vốn: Phát hành trái phiếu quốc tế vay vốn nướcngoài nhằm tài trợ cho các dự án của các DN khách hàng có những dự án đầu tư dàihạn, có tính khả thi cao. Điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý.
2.2.e Tuyển dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Tuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lượng cao là động lực để bức phá. Nâng
cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành.
2.2.g Nâng cao sức cạnh tranh.
Các NHTM muốn tồn tại và phát triển, không có cách nào khác hơn là phải nângcao sức cạnh tranh của mình, bằng cách thiết lập một chiến lược cạnh tranh năng độngvà hiệu quả. Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là công việc quan trọng để thựchiện chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của các NHTM. Nghiên cứu thường xuyên, trêncơ sở so sánh sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng... vớicác đối thủ gần gũi, các ngân hàng cùng địa bàn. Cách làm này có thể xác định đượccác lĩnh vực cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Nhằm tạo thuận lợi cho các chủ ngân hànggiành thắng lợi trong cạnh tranh, nghiên cứu các đối thủ là một nội dung quan trọng củamarketing ngân hàng.
3. VỀ PHÍA KHÁCH HÀNG:
3.1 Hạn chế: Dân cư vẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiết kiệm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng thunhập quốc dân bình quân đầu người vẫn còn thấp, tiết kiệm và tích lũy trong dân cư tuyđã tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiếtkiệm
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
Chẳn hạn như: Nguồn vốn huy động của các ngân hàng chỉ tập trung ở đô thị.Trong khi đó, thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ, nhưng nơi đây nguồn vốn có nhiều tiềmnăng, nhất là mấy năm gần đây nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều trang trại,các hộ nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi... mỗi năm thu nhập hàngtrăm triệu đồng và thậm chí cả tỷ đồng.
Có khoản tiền lớn trong tay, họ xây dựng nhà, mua sắm phương tiện sinh hoạt,mua vàng cất trữ, không gởi tiền vào ngân hàng nhưng đến khi cần vốn đầu tư cho sảnxuất lại tiếp tục vay ngân hàng. Như tỉnh Trà Vinh có hơn 2.300 trang trại vay ngânhàng gần 200 tỉ đồng, có nhiều trang trại lãi ròng hàng trăm triệu nhưng hỏi ra khôngcó mấy trang trại gởi tiền tiết kiệm ngân hàng. Không chỉ riêng Trà Vinh mà là thựctrạng chung của các tỉnh ĐBSCL. Các tỉnh địa bàn nông thôn sâu lại càng khó huyđộng vốn. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa thì nhu cầu vay vốn lớn, nhưng ngược lại huyđộng vốn rất ít.
Qua thực tế trên cho thấy hiện nay, các ngân hàng chưa tiếp cận các nguồn vốn ởnông thôn, chưa hướng người dân thay đổi tập quán cất vàng chuyển sang gởi tiền tiếtkiệm tại các ngân hàng.
3.2 Giải pháp:
Như đã nói ở trên, ngân hàng thương mại cổ phần cần đẩy mạnh các hoạt động
marketing và khẳng định, nâng cao uy tín của mình với khách hàn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top