hướng nghiệp

Hướng nghiệp là gì ?

Thứ năm, 24 Tháng 12 2009 04:37

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. Hướng nghiệp là gì ?

Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình, tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career development)...

Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp.

Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội.

Công việc lý tưởng của bạn là gì?

(HieuHoc): Một công việc lý tưởng luôn đem lại những niềm vui, sự hạnh phúc và giúp bạn phát huy tối đa hiệu quả sức lao động của mình. Tuy nhiên, liệu rằng có một công việc nào hội đủ tất cả các yếu tố để trở thành lý tưởng hay không?

Sự “lý tưởng” chỉ mang tính tương đối. Một thực tế là khó mà kiếm được một công việc nào hội tụ đầy đủ các yếu tố “đinh” như: thời gian làm việc ít, tự do, công sở tiện đường đi lại, nơi làm việc tiện nghi, thu nhập cao, cơ hội thăng tiến rộng mở, các chế độ phúc lợi tốt… Sự lý tưởng ở đây, theo Hiếu Học thì chỉ nên hiểu là một công việc có 1 yếu tố “đinh” nào đó phù hợp với nhu cầu, khả năng… của từng người mà thôi.

Tùy mỗi người mà có sự thích hợp với những yếu tố khác nhau. Dưới đây, Hiếu Học xin liệt kê ra các yếu tố đó, để xem công việc lý tưởng của các bạn là gì?

Thu nhập

Tiền không phải là tất cả nhưng đa phần hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nuôi sống và phát triển cuộc sống của chúng ta đều phải được mua bằng tiền. Bởi vậy, nếu bạn là một ông chủ thì bạn cũng không thể giữ chân được nhân viên của mình khi bạn chỉ có một công việc tốt, địa điểm, nơi làm việc thoải mái, giờ giấc tự do…  mà không có một sự chi trả lương phù hợp hoặc là hậu hĩ. Khi còn trẻ, bạn chỉ có một mình thì một mức thu nhập khoảng 2, 3 triệu có thể là tạm đủ cho chi phí sinh hoạt của một mình bạn. Tuy nhiên, dần dần thì bạn cũng phải lo lắng cho nhiều người: cha mẹ già yếu, vợ chồng, con cái, các mối quan hệ ngày càng nhiều... Đến lúc đó, mức lương kia sẽ khó mà giúp bạn hoàn thành tốt vai trò trụ cột trong gia đình được. Do đó, một mức lương hậu hĩ luôn là một hấp lực lớn rất lớn đối với đa số người đi làm. 

Tuy vậy, cái gì cũng luôn có cái giá của nó. Thu nhập cao thì luôn đi liền với độ khó và khối lượng nhiều mà không phải ai cũng có thể làm được. Nghề copywriter, designer… có thu nhập rất cao: 1000, 2000 – 3000 USD/tháng; tuy nhiên đây là những nghề có sức ép rất lớn, sự tàn sát notron thần kinh rất cao, bạn có thể phải làm việc liên tục từ 8h sáng đến 2, 3 h đêm, thức trắng đêm, mất ngủ, stress là chuyện thường xảy ra. Vì vậy, bạn nên xác định rõ tiền bạc quan trọng với bạn ở mức độ nào. Bạn cần bao nhiêu một tháng để thanh toán các hóa đơn, đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí và tích lũy để đầu tư sao này? Bao nhiêu là đủ để bạn cảm thấy cuộc sống thoải mái? Bạn có nhiều tham vọng về tiền bạc? Từ đó, bạn sẽ định ra được mức thu nhập cơ bản đủ làm bạn hài lòng.  

Địa điểm và thời gian làm việc

Bạn có chấp nhận mỗi buổi sáng phải dậy từ 5h để rồi mắt nhắm mắt mở ra bến xe đón xe bus hay xe đưa rước của công ty để đi từ nội thành ra Thủ Đức hay thậm chí là Bình Dương, Biên Hòa? Bạn có chấp nhận mỗi buổi chiều đi làm về lại phải chịu cảnh kẹt xe cứng nhắc gần 1 tiếng đồng hồ? Bạn có dễ dàng thích ứng với cảnh ngồi trên xe bus chật chội một ngày 2 lần không? Hay là bạn phải là việc tận Ninh Thuận, trên Tây Nguyên… một tháng hay vài tháng mới có lúc rảnh để về nhà dưới TP.HCM thăm gia đình? Đối với một vài người thì đó là chuyện bình thường nhưng những người khác lại “ớn lạnh” khi phải đối mặt với một quãng đường dài và những khoảng thời gian trống vô ích cứ lặp đi lặp lại như vậy. Nếu sức khỏe, thần kinh bạn không cho phép thì cũng đừng có cố gắng ngồi trên xe bus suốt 1 giờ để đi đến công ty cách nhà 30, 40 km nhé.

Và nếu bạn không có nhiều thời gian lắm? Có một số công ty chấp nhận hợp tác với các freelancer – người là việc tự do; khi đó, bạn sẽ có thời gian làm việc tự do. Cũng có khá nhiều công ty ấn định giờ giấc làm cố định là 8h/ngày và 1 tuần được nghỉ thứ 7, Chủ nhật. Tuy nhiên, cũng có không ít nơi yêu cầu bạn làm đến hết việc thì thôi, tức là bạn sẽ có nguy cơ làm đến 10, 11 tiếng/ngày, làm việc cả thứ 7 – thậm chí là cả Chủ nhật. Bạn thích hợp với kiểu thời gian nào – khi đó công việc có kiểu thời gian đó sẽ là lý tưởng với bạn đấy. 

Các ưu đãi từ doanh nghiệp

Nếu bạn là nữ, bạn thường quan tâm nhiều đến những chế độ ưu đãi khi mang bầu, nuôi con như thời gian nghỉ phép, những phần thưởng dành cho con cái của nhân viên… Đối với những người yêu gia đình và luôn muốn dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình của mình thì một công việc có thu nhập cao, khả năng thăng tiến nhiều cũng không phải là điều mà họ mong muốn. 

Những người coi trọng gia đình nên tìm việc ở những nơi mà văn hóa công ty luôn đặt tầm quan trọng vào sự cân bằng cuộc sống và công việc của nhân viên. Bạn cũng nên lựa chọn những công ty có một thời gian biểu linh hoạt, để bạn có thể chủ động sắp xếp việc nhà và việc công. 

Bên cạnh đó, một số người không cần nghỉ nhiều trong năm, nhưng cũng có người rất cần thời gian nghỉ đủ để nạp lại năng lượng bằng cách ở nhà bên vợ chồng, con, đi du lịch... Nếu điều này quan trọng với bạn, bạn nên xác định rõ ngay từ đầu thời gian nghỉ bao lâu là đủ cho bạn.

Chế độ phúc lợi khi nghỉ hưu

Lương hưu là điều mà những nhân viên trẻ hầu ít quan tâm đến, nhưng càng ngày nó càng được quan tâm nhiều hơn khi bạn dần dần tăng số tuổi của mình lên. Lương hưu sẽ trở thành nguồn sống chính một khi bạn không còn sức lao động nữa. Bởi vậy, đôi khi đối với nhiều người, có mức lương cao hơn mức bình thường chưa chắc đã quan trọng bằng việc đảm bảo cuộc sống sau khi nghỉ hưu. 

Nếu bạn coi trọng vấn đề này, hãy tìm hiểu kỹ các vấn đề về tiền trợ cấp, lương hưu hay quyền mua cổ phần của công ty. Những công ty tốt đều có những biện pháp giúp nhân viên đảm bảo cuộc sống trong tương lai.

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Nếu bạn là người có năng lực và tinh thần cầu tiến cao, chắc chắn bạn sẽ quan tâm nhiều đến cơ hội được học tập nâng cao năng lực và khả năng thăng tiến – khẳng định năng lực bản thân mà coi nhẹ chuyện thời gian làm việc và địa điểm, thu nhập… 

Môi trường làm việc

Bạn muốn trở thành nhân viên ăn mặc chỉnh tề trong một công ty lớn, số lượng nhân viên nhiều, làm việc ở tòa nhà cao tầng với phòng ốc sang trọng, căng tin rộng rãi, có cây xanh mát mẻ và thậm chí là  cả phòng tập thể dục riêng cho nhân viên không? Hay là đơn giản, bạn chỉ thích hợp với một văn phòng nhỏ với số lượng nhân viên không quá 10 người? 

Một khi bạn biết rõ những yếu nào là “đinh” nhất đối với mình, bạn sẽ biết cách lựa chọn một công việc lý tưởng cho mình để có thể phát huy hết năng lực cá nhân và luôn cảm thấy hạnh phúc trong công việc. 

Nếu cải cách, sao Bộ GD&ĐT không định hướng cho các em ngay từ bậc THPT? Chẳng hạn, em nào yêu thích kỹ thuật có thể tập trung, hướng vào các môn chuyên sâu vào kỹ thuật, nghiên cứu như Toán, Lý, Hóa, Sinh. Còn những ai thích học xã hội hay kinh tế... thì tập trung vào những môn xã hội, các kỹ năng mềm, giảm tải các môn khoa học tự nhiên.

Người gửi: Bùi Minh Tuấn

Tôi đang là sinh viên năm thứ 3 một trường ĐH ở Hà Nội. Tất nhiên, tôi chưa lập gia đình và không trong hoàn cảnh như chị Hera Nguyen. Nhưng trong gia đình tôi hiện nay, con trai của chị gái tôi (gia đình anh chị sống cùng nhà) đang học lớp 2 và tôi hiểu những gì chị nói thật kinh khủng.

Quả thực, tôi không hiểu Bộ GD&ĐT xây dựng nên những chương trình học như hiện nay để làm gì cơ chứ? Nhồi nhét kiến thức cho học sinh một cách không bình thường. Ngày trước, khi đi học, phải đến tận gần cuối lớp 2, tôi mới được dạy đến cộng trừ các số trong phạm vi 100. Nhưng bây giờ, chỉ cần học hết lớp 1, các em đã làm được điều đó.

Lại còn môn tiếng Việt nữa chứ. Hôm nào cháu tôi đi học về, cũng thấy cô giao cả đống bài tập viết với học thuộc lòng. Mà không phải thuộc lòng bình thường đâu, thuộc mà phải đọc diễn cảm nữa cơ. Ngồi ở tầng trên, nghe cháu đọc mà thấy giả tạo quá. Thậm chí, có lúc đọc bài tập toán, nó cũng đọc diễn cảm.

Hôm trước, qua hiệu sách mua cho cháu quyển sách, tôi ngó qua và thấy có cả bài dạy quản lý chi tiêu trong gia đình. Trời ơi! Có bao giờ trẻ được cầm đến 100.000 đồng để mua bán đâu. Có bao giờ các cháu được biết bố mẹ mua gì, tiêu dùng cái gì, thu nhập bao nhiêu mà quản lý cơ chứ?

Đấy mới là tiểu học, còn các cấp cao hơn thì thật khủng khiếp. Hôm trước, đến nhà cậu bạn chơi. Nhìn quyển sách Hóa học lớp 10 của em bạn, thấy có những phần mà hồi tôi học đội tuyển học sinh giỏi Hóa lớp 12, trước khi thi cô mới dạy qua để nhỡ có trong đề thì còn biết cách làm.

Thực sự, nếu như cải cách, sao Bộ GD&ĐT không định hướng cho các em ngay từ THPT? Chẳng hạn, những em nào yêu thích kỹ thuật thì có thể tập trung, hướng cho em học các môn chuyên sâu vào kỹ thuật, nghiên cứu như Toán, Lý, Hóa, Sinh. Còn những ai thích học xã hội hay kinh tế... thì tập trung vào những môn xã hội, các kỹ năng mềm, giảm tải các môn khoa học tự nhiên. Tại sao không hướng nghiệp cho các em từ khi còn học phổ thông mà lại cứ loay hoay với những cải tiến, xóa hay không xóa thi đại học?

Ngày trước, bố mẹ, anh chị các em có phải học khổ sở thế đâu mà vẫn thành cử nhân, bác sĩ, tiến sĩ... những người cống hiến cho đất nước đấy thôi. Phải chăng, Bộ GD&ĐT đang cố ép các em thành những "thần đồng" so với thế hệ cùng lứa trong khu vực? Khổ cho các em và bố mẹ các em quá.

Hướng nghiệp là gì ?

Nhà trường, gia đình và xã hội luôn coi việc hỗ trợ cho lớp trẻ hướng nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, trách nhiệm lớn lao đó (và mọi cơ hội tạo ra từ phía khách quan) không thể thay thế cho nội lực chủ quan của người muốn hướng nghiệp.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Ta phải chuẩn bị những gì trong quá trình học tập và rèn luyện, để hướng nghiệp cho mai sau? ”. Nếu lời đáp của bạn: “Có”, tức là, bước đầu bạn đã ý thức được việc tự hướng nghiệp. Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định đúng ngành nghề thích hợp với bản thân và phù hợp với xã hội. Từ đó, bạn tự chọn hướng trau giồi tính cách và năng lực sao cho hiệu quả, để khi được trúng tuyển, cả khi học nghề và lập nghiệp sau này được vững chắc. Lúc đó, bạn không phải ân hận vì đã đi nhầm đường, còn vững tin ở tương lai.

Bài toán tự hướng nghiệp cũng như mọi bài toán đường đời khác: Sai một ly, đi cả dặm, nhỡ cả tiền đồ và sự nghiệp! Nhiều khi phải “làm lại từ đầu”, gây biết bao lãng phí cho chính mình, gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi vậy, tránh chọn nhầm hướng và đi lầm đường.

Do quan hệ hữu cơ giữa hướng nghiệp và tự hướng nghiệp, nên từ HƯỚNG NGHIỆP dùng ở đây tùy theo văn cảnh mà được hiểu:

- Hoặc là sự hỗ trợ bên ngoài (mang tính chất tư vấn, không áp đặt, chỉ gợi suy nghĩ để tìm tòi).

- Hoặc là sự lựa chọn đi kèm với nỗ lực của bản thân để tự hướng nghiệp theo quyết định riêng.

Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực chủ quan trong quá trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người đang cần tư vấn hướng nghiệp và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp (như phụ huynh, thầy cô, bạn bè…)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top