Huong nghiep
Kinh nghiệm làm cho Công ty Nhật
Cần cù đầu tiên
(dù có thể hiệu quả cực kỳ kém cũng được, miễn sao gặp việc khó ko nản chí, ngồi trâu bò quyết tâm chiến đấu trong vô vọng đến 10 -11 giờ đêm vã cả mồ hôi là chúng
nó rất sướng).
Kế đến là trung thành
(cái này thì khỏi phải nói, các bác mà chuyển từ 1 cty
Nhật sang 1 cty Nhật khác thì gần như chắc chắn chúng nó sẽ gọi điện bằng
được cho GM cũ để check xem thằng này đi theo dạng gì, có bàn giao đầy đủ,
tư cách tử tế ko hay là chộp giật sai phạm...).
Rồi đến lễ phép
(gặp phát gập người 1 góc tối thiểu 150 độ và càng thấp càng
tốt, sáng đến phải chào, tối về cũng phải chào, chưa kể nhiều lần dạ thưa vô
nghĩa khác trong ngày);
Nghe lời một cách máy móc
(dù là lời trái ngang phi lý, dù là lời cay đắng
khôn nguôi );
Hết lòng hầu hạ nịnh bợ
(cái này thì dân Việt mình kệ cụ chúng nó, nhưng bác
nào chịu khó nhẫn nại tí thì lại được quý . Còn bọn Nhật với nhau thì thực
sự sợ cấp trên kinh khủng, búng tay phát là nhớn nhác chạy đến như vịt, hôm
nào có thằng sếp to hơn sang thì cả cty náo loạn, phó tổng đi coi toa lét
xem sạch chưa thơm chưa, G.Director với G.Manager thằng thì đóng mở cửa xe
cho sếp, thằng thì đi dẹp đường xích hầu...);
Gọn gàng sạch sẽ
(theo cái tiêu chuẩn 5S: Sờ trên Sờ dưới Sờ trái Sờ phải Sờ
giữa của chúng nó) cùng nhiều tiêu chí vớ vẩn khác...
Một đặc điểm nữa bọn Nhật là sống lâu lên lão làng,
kể cả thằng dốt nhất cứ
phèng phèng đến một độ tuổi nào đó là lên chức y chang như nhau nếu có cùng
thời gian cống hiến. Đi gặp đối tác mà cử người trẻ hơn bên nó chừng 10 tuổi
là nó ko thèm tiếp vì coi là ko ngang vai vế. Bác nào có giỏi mấy đi nữa
triển vọng mấy đi nữa mà "chẳng may" lại còn trẻ trung thì cũng rất khó được
cất nhắc. Nói chung là cực lãng phí và vùi dập nhân tài. Hiếm hoi có ai
người Việt xuất chúng lên được chức to trong cty Nhật thì cũng ko bao giờ
được thực sự làm trưởng vì chúng nó sẽ cài cắm ít nhất một thằng Nhật kè kè
bên cạnh để giám sát chi phối . Vậy là cũng ko có toàn quyền trong lĩnh vực
của mình!
Bên cạnh đấy, bọn Nhật ở Việt Nam nó có một cái Hiệp hội DN Nhật phạch gì
đấy, trong đó nó phân chia rõ ra DN trong lĩnh vực, sản xuất, dịch vụ, tài
chính ngân hàng bảo hiểm ... và có tổ chức giao lưu định kỳ để tìm đối tác
quan hệ, thống nhất policies về nhân sự, lương lậu , các mức trần với sàn
bla bla...Do vậy việc chênh lệch mức lương cho nhân viên ở các cty Nhật là
rất ít, hy vọng tìm kiếm lương cao vượt bậc ở cty Nhật là điều mong manh,
gần như ko khả thi.
Mặt khác bọn Nhật chỉ quen mua sắm buôn bán thuê mướn với đối tác là cty
Nhật khác, chẳng hạn logistics là cứ phải Dragon hay Logitem, xây dựng nhà
xưởng là Vinata, sửa chữa máy móc lắp đặt điện nước là Vina Kinden or Vina
Shiroki, và IT thì 99% mời Fujisu (chứ đếu phải FPT )... dù cho giá cả cực
kỳ đắt so với các chỗ khác. Vì thế viễn cảnh rung đùi chén hoa hồng của
phòng Kế toán, phòng Hành chính, phòng Mua bán... người Việt là xa vời đi
trông thấy
Nói chung, sau những điều kể trên, làm cty Nhật cũng sẽ được mấy thứ:
- Học được tính kiên nhẫn và ngồi dai giả vờ làm việc, được tác phong cúi
đầu chào rất dẻo, đi lại rất nhanh, tay đánh đều, sáng và chiều được công
khai tập thể dục
- Bọn Nhật ngoài giờ làm thì cởi mở và giải trí tẹt ga, có điều trong lúc
vui chơi, nhiều anh Nhật hay lộ ra biểu hiện khá khác thường và đôi khi quá
trớn... . Nhất là những chú Nhật làm sản xuất thì bậy bạ lộ liễu và ko ngần
ngại...
- Nếu cty Nhật phá sản thì chúng nó sẽ viết thư giới thiệu tử tế cho nhân
viên đến làm các nơi khác (tất nhiên là cũng là Nhật). Tuy nhiên thường anh
em Việt Nam phong phanh cty sắp tạch là thu dọn bay mịa hết từ trước rồi,
hiếm ai chờ đến lúc nhận thư recommendation
- Một nét văn hóa đẹp của người Nhật là mỗi lần đi công tác xa về đều có quà
gói rất đẹp (mặc dù nhiều khi cái thực chất bên trong lại rất fo'). Và với
tinh thần học hỏi lẫn nhau thì thấy, nhân viên Nhật hầu như ko bao giờ bật
sếp, hay chia sẻ trong công việc và ít cắn xé nhau hơn nhân viên Việt...
E thấy cứ như là nhật ký 7 năm làm cho Nhật của em các bác ạ . E dính với cái Cty này từ hồi ra trường các bác ạ. Bọn bạn e nó ko hiểu vì sao e cứ gắn bó với Cty này trong khi Chế độ đãi ngộ: Mức lương: thấp nhất trong khối nước ngoài vì chúng nó bàn nhau hết cả rồi
thông Hiệp hội doanh nghiệp NB
Chế độ tăng lương quá hẻo nhìn số chán chả buồn khóc.
Vì lương thấp lại tăng theo % thì có khi quy ra tiền Việt thì chỉ đủ trả
tiền truyền hình cáp 1 tháng hoặc 2 tháng là cùng (loại ko kênh đặc biệt ạ)
Cơ chế tính lương:
Lương tính theo tuổi nhiều khi tị lòi mắt các bác ạ.
Tuyển 1 Safety Officer lương cao e ngẩng lên mỏi cả cổ chỉ vì bác ấy già hơn
em nhiều. (nói thật chỉ đi đuổi trâu bò & trẻ con ko cho vào công trường
đang thi công).
Đời em chỉ có lúc làm Cty Nhật là mong mình nhiều tuổi cho lương nó cao. Cơ hội thăng tiến: suốt đời ko lên chức nhưng chỉ có công việc là tăng E vào Cty này là Admin nhưng làm đủ thứ hầm bà là : từ kế toán, đấu thầu,
đàm phán vật giá với nhà thầu, quản gia ....( e có kêu khóc thì nó bảo on the
job training)
Mua bán : luôn luôn có khẩu hiệu "ngon bổ rẻ" dek cần quan tâm xem y/c có
khả thi ko? supplier nhìn thấy khóc thét , thế thì còn màu mè giề nữa. Tiền ngoại giao:
Đi ngoại giao xấu hổ lắm các bác ạ (các ông Việt Nam thấy Tây thì mơi
tiền/quà, bố Nhật thì cáo già toàn lờ đi), nên e toàn móc tiền túi ra thôi. Chúng nó biết đấy nhưng cứ lơ đi vì biết mình tự xoay xở được. Ít thôi chứ tiền nhiều thì e cũng kệ xác. Giờ làm việc: E làm như trâu như bò O.T đến 9, 10 h là chuyện bình thường, nhiều hôm mò về
nhà lúc 1,2h sáng. May mà chồng e cũng làm xây dựng nên thông cảm chứ kẻo
lại tưởng e đi với giai.
Cơ hội đi Nhật:
Đừng ai hỏi e làm cho Nhật ngừn ấy năm đã đi Nhật chưa e tủi thân khóc đấy
nhá. Có lần bọn e đùa bảo thích đi Nhật nói nói thích thì xin nghỉ phép đi
du lịch ý, mày làm đại diện ở VN thì chỉ ở VN thôi.
Nhưng mà e lại cứ cố ở cái Cty này vì:
E nhìn mọi sự AQ lắm:
- Mức lương: ko quan trọng, có tăng thêm thì cũng ko giàu được nhờ làm cho
Nhật, để chồng lo
- Chế độ tăng lương: cũng ko quan trọng, e tự tăng lương bằng cách giảm giờ
làm - các bác thấy e lượn WTT suốt đấy thôi.
- Cơ chế tính lương: bao giờ e già lương sẽ khắc cao các bác nhỉ, e cũng sắp
già đến nơi rùi.
- Cơ hội thăng tiến: cái này e cũng cóc cần làm giề, vì tuy e ko có chức
quyền nhưng e lại có thực quyền, ở lâu tiếng nói có trọng lượng hơn thôi về
VN loại như e sếp ghét lắm vì cứ cãi nham nhảm.
Giờ làm việc: khi nào ko có việc cứ keng 5h là e phi ra cửa thôi.
- Cơ hội đi Nhật: e nghĩ là làm nó còn vắt mình như vắt chanh, nếu có đi
ctác cũng chả enjoy được đâu. E ko thèm, e giành tiền vợ chồng con cái đi du
lịch hàng ko giá rẻ châu Á sướng hơn.
Những cái e được đây:
- E có những người cùng khổ, có bác làm hơn chục năm thì chắc là khổ hơn e
rùi
- E học cách ăn nhanh, đi nhanh, làm gì cũng nhanh
- E học cách căn giờ chính xác đến từng phút sau 1 lần e đi muộn có 5' mà e
bị sếp lườm đểu dù e đã xin lỗi trình bày lí do tắc đường.
- E chửi sếp thoải mái (cứ vừa chửi vừa cười nói với nhau bằng TV nó qué
hiểu)
- E cãi sếp nham nhảm chứ ở Cty VN thì nó trù cho chết
- E chả phải biếu quà sếp dịp lễ tết
- E tự an ủi làm cho bọn Hàn có khi còn bị đánh (giống trong phim) còn ngoài
đời e chứng kiến 1 thằng sếp HQ chửi e nhân viên ngay phòng dịch vụ khách
hàng ở BĐ HN vì nó ko chịu thanh toán hết tiền tạm ngừng mobile 2 chiều để
về nước.
Túm lại là:
E chấp nhận ở lại Cty này nó bọn nó mị dân rất giỏi các bác ạ. Đi đâu về cũng có quà dù g/t rất nhỏ. Nhân viên nữ mới sinh thì chỉ cần 3 tiếng sau là sếp đã đến tận viện thăm rùi.Sếp VN chắc phải chờ đầy tháng.
Lương tháng thứ 13 thì sếp phải gọi từng thằng vào phòng hít đất cám ơn. Thế là nhân viên lại ngậm ngùi tiếp tục làm trâu làm bò trong năm tới và
nhiều năm sau nữa.
Bổ sung thêm những tình tiết này:
Điểm dở hơi trước đã nhé, điểm hay nói sau:
1- Thích viết báo cáo: Cái quái gì cũng viết được thành báo cáo. Thực chất
kết quả bằng quả táo thì nó viết được thành quả bưởi. Lắm khi mình là người
trong cuộc, đọc xong còn giật mình. Cha chả là khiếp.
2- Rất hay để ý vặt: Thường chúng nó đứa nào cũng có một quyển sổ nhỏ. Để ý
từng tí một. Tỉ dụ, hôm nay đứa A hắt hơi 2 lần, đứa B cười ha hả 3 lần, đứa
C đi muộn, v.v... Dưng mà nó chỉ soi ngầm như thế thôi. Kệ bố nó.
3- Giả tạo rất giỏi: Có những việc chúng nó biết tỏng tong tong là như thế
này rồi. Ấy thế mà khi nói chuyện với người khác, lúc nào cũng giả ngây giả
ngô. Lúc nào cũng "sô đề sự nế". Nế cái con khỉ.
4- Tính sợ trách nhiệm cực cao: Việt Nam mình khoái Nhật vì nó đã mướn mình,
đã mua hàng của mình thì nó cứ mua mãi. Dưng mà bản chất của nó là sợ trách
nhiệm. Nhỡ ra, nếu nó thay đổi, công việc lại chẳng may có sự cố thì nó
chết, nó không thể sương gió mà gánh trách nhiệm được.
5- Không công bằng trong công việc: Cứ ai giỏi nịnh thì lên lương vù vù. Mở
ngoặc ra là lương tớ vào dạng phọt phẹt vì lúc nào cũng có ý nghĩ: Ông phải
uốn lưỡi nịnh mày thì thà ông về nhà ông tươi cười nịnh chồng ông còn hơn.
Biết đâu, chồng ông tinh thần hăng tiết vịt, hiệu quả công việc cao hơn =>
cuối tháng đưa tiền cho ông bằng mấy lần cái số mày tăng lương ấy chớ lị.
6- Kibo bủn xỉn: Nó, nếu tiêu bằng tiền công thì vô tư lự lắm, nhất là tiêu
cho chúng nó, cho vợ con chúng nó, chứ còn nếu tiêu bằng tiền túi chúng nó,
hoặc giả tiêu bằng tiền công nhưng cho người Việt thì chắc nó trợn ngược mắt
lên vì tiếc tiền mất.
7- Tính phân biệt chủng tộc và khinh người cực cao: Đối với chúng nó, Nhật
mới chính là bố tổ của thiên hạ, còn hạng khác là vứt hết. Mặc dù chúng nó
vừa mới hít đất chào mình, nhưng có thể trong đầu chúng nó rít lên" Tao chào
thế cho mày ... nhục". Đối với chị em nào lấy chồng Nhật và sống ở Nhật thì
... thảm (về tinh thần). Khó có thể hoà đồng vào cuộc sống của nó được.
8- Con gái Nhật cứ như bị "down": Bà con xem phim "chiaki tiếp viên hàng
không" thì biết. Nhiều khi thấy những con mụ hổ ăn không hết thịt, mắt một
mí như mắt rắn, mà giọng thì cứ như "rắn giả lươn, xu hào giả miến", thẽ
thọt: ... san, hey...." nghe mà điên tiết.
9- Cứ cái gì kho khó là nó cho lên thành đạo. Ví dụ như trà đạo. Nhìn mấy
con mẹ đi lại lệt xệt như vừa đẻ xong, ngoáy ngoáy mấy tách trà mà thấy
vướng cả mắt. Có cái quái gì, ông đây làm một phát ăn ngay.
10- Thô lỗ, bỉ ổi: Nhân viên nam (Nhật) có thể thoải mái đứng trong văn
phòng để "sơ vin" quần. Không tin, xem những kênh truyền hình của nó thì
biết. Có những cuộc thi "đánh rắm" nữa kìa. Mỗi thằng ngồi lên một đống bột
và tiến hành... đứa nào thổi được bay đống bột đi thì đứa ấy chiến thắng.
11- Ngu dốt: Cái này tớ nói về cá nhân từng đứa Nhật. Nếu tách chúng nó ra
để thi tay bo với mình (về kiến thức) thì nó chết ngay. Ngu nga ngu ngơ (dốt
thật, nó không dở vờ đâu). Nhưng được cái nó đoàn kết, ghét nhau mấy cũng
không nói xấu nhau trước mặt người khác bao giờ.
Các cao nhân đã kể hết nội tình các bác Nhật rồi, tui chỉ xin bổ sung thêm 1
số chi tiết :
- Khi mấy chú Nhật đứng nghe sếp lớn dạy bảo, sếp nói gì chú cũng khen "hay,
hay" ("ha-i" trong tiếng Nhật có nghĩa là "yes" mờ, he he ...)
- Mọi người đều truyền tụng, công ty Nhật ưu đãi với nhân viên như cha mẹ
đối với con. Đúng rồi, nhưng nhân viên Nhật mới là con ruột, còn nhân viên
bản xứ là con ghẻ !
- Bọn Nhật hãi nhất là ăn bánh trung thu (bánh dẻo, bánh nướng) của Việt
Nam. Bác nào lỡ cắn phải một miếng thì ngậm luôn, im thin thít, xong trả lại
miếng cắn dở, nói "bánh của chúng mày ngọt quá ". Mình cũng ngượng ngùng vì
thấy ngọt thật. Hỡi ôi có lần ăn bánh đậu xanh đậu đỏ của các bác Nhật đem
qua cho, nó ngọt còn hơn đường phèn, ăn xong khé cổ ực liền mấy ca nước. Bọn
này láo thật, bánh mình xách dép cho bánh nó về khoảng ngọt thế mà nó dám
nói láo không biết ngượng !
- Coi thường nhân viên nữ có gia đình : có chồng con rồi thì dĩ nhiên năng
suất làm việc sao bằng mấy em single, nhưng cũng đâu phải là đồ bỏ đi, thế
nhưng vẫn bị chúng xem thường. Nhưng so với phụ nữ Nhật, mình còn may chán :
có lần tui hỏi sếp "phụ nữ Nhật nghỉ hộ sản sinh em bé mấy tháng hở ông ?".
Sếp (đã có 3 con), nhăn tít cả trán suy nghĩ xong nhún vai lắc đầu nói "tao
không biết, vì mấy bà sinh con toàn phải nộp đơn xin nghỉ luôn, một đi không
trở lại !"
ST
Nghệ thuật "câu giờ"
Cũng giống như bất kỳ quyết định quan trọng nào khác, việc chấp nhận một công việc mới đời hỏi những suy nghĩ thật sự nghiêm túc. Vì thế, nếu bạn nhận được một lời đề nghị cho công việc mới và nhà tuyển dụng muốn bạn trả lời ngay lập tức, hãy nghĩ đến những cách kéo giãn thêm thời gian sau đây.
Theo Lee. E. Miller, Chủ tịch của trang web NegotiationPlus.com, có rất nhiều cách giúp chúng ta tránh nói "có" hay "không". Sau đây là một vài bí quyết giúp thực hiện điều này.
1. Thẳng thắn
Một trong các biện pháp tốt nhất là tỏ ra thành thật và yêu cầu nhà tuyển dụng cho thêm thời gian. Thật ra, lời đề nghị này của ứng viên là hoàn toàn hợp lý trước khi đưa ra một quyết định quan trọng. Miller cho rằng "Bất kỳ một công ty nào không cho bạn thời gian 2 ngày để suy nghĩ đều là các công ty có vấn đề". Hai hay ba ngày là khoảng thời gian hợp lý trong khi một tuần thì không. Nếu bạn yêu cầu thời gian suy nghĩ hơn một tuần, công ty sẽ chuyển sự chú ý lên ứng viên khác. Vì thế, hãy chắc chắn là bạn luôn tôn trọng các nhu cầu của công ty.
2. Thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với lời đề nghị
Dù bạn yêu cầu thời gian suy nghĩ bao lâu, bạn luôn phải mở đầu bằng một câu nói thể hiện sự phấn khởi về lời đề nghị của nhà tuyển dụng. Ví dụ, bạn có thể nói "Tôi rất vui mừng khi nghe được lời đề nghị từ ông/bà, hơn thế nữa, tôi cũng rất quan tâm đến vị trí này. Tuy nhiên, tôi cần có thêm chút ít thời gian để suy nghĩ về các tất cả các lựa chọn và quyết định quan trọng này. Tôi có thể trả lời ông/bà vào cuối tuần này được không?". Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công ty sẽ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy an tâm về lời đề nghị thậm chí khi bạn còn đang vô cùng băn khoăn về điều này.
3. Yêu câu các thông tin bổ sung
Việc xin thêm các thông tin, đặc biệt là các vấn đề yêu cầu công ty phải có sự chuẩn bị sẽ cho bạn thêm chút ít thời gian. Chúng có thể liên quan đến chế độ tiền thưởng hay cơ hội được trò chuyện với một ai khác trong công ty.
4. Thương lượng về lương
Hầu hết những nhà tư vấn về nghề nghiệp đều khuyên chúng ta cố gắng thương lượng khi nhà tuyển dụng đưa ra lời đề nghị về mức lương. Công ty muốn thuê bạn, nhưng họ lại thường đưa ra mức giá tối thiểu. Khi bạn không chấp nhận với mức lương đưa ra, nhà tuyển dụng sẽ xem xét lại đề nghị của họ. Nếu bạn đang ở thế trung lập, một yêu cầu về thay đổi mức lương hợp lý sẽ kéo dài thời gian suy nghĩ của bạn thêm 1 hoặc 2 ngày.
5. Vai trò của người thứ 3
Nếu một người nào đó có ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc đời bạn, bạn có thể dựa vào nguyên nhân này để kéo dài thời gian. Ví dụ, bạn có thể nói "Cám ơn rất nhiều về lời đề nghị. Tôi thật sự quan tâm đến vị trí này, tuy nhiên tôi cần phải bàn với vợ về quyết định quan trọng này".
Tuy nhiên, Miller cũng cảnh báo rằng nếu cố tình kéo dài thời gian, bạn có nguy cơ mất tất cả. Nếu bạn đang được nhiều công ty mời gọi, hãy nghĩ về từng lời đề nghị của họ ngay bây giờ và trong tương lai. Ghi nhớ là mức lương cao không phải luôn là sự lựa chọn khôn ngoan nhất. Hãy xem xét các yếu tố khác như chế độ trợ cấp, khen thưởng, chăm sóc sức khỏe, chất lượng cuộc sống, cơ hội phát triển, và sự ổn định của công ty.
(Theo Tuổi Trẻ)
Phỏng vấn ngược nhà tuyển dụng
Một buổi phỏng vấn được định nghĩa theo hai cách. Thứ nhất là nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn để xác định xem bạn có phải là người phù hợp nhất với công việc hay không. Thứ hai là bạn cần phải nêu ra những câu hỏi để xác định xem bạn có hài lòng với vị trí của mình trong công ty hay không.
Như bất kỳ một buổi phỏng vấn nào, bạn sẽ hơi bối rối một chút khi có mặt trong một căn phòng khá lạ lẫm với mình, mọi thứ dường như rất mới mẻ và "không quen thuộc". Và sau khi lắng nghe màn độc thoại của nhà tuyển dụng nói về vai trò của công ty, bạn sẽ chính thức bước vào cuộc phỏng vấn với những câu hỏi hóc búa nhằm khai thác mọi thông tin về bạn: về nền tảng học vấn, về những dự định của bạn trong tương lai... Và điều quan trọng nhất là bạn phải trình bày thật rõ ràng và chính xác trong từng câu trả lời của mình.
Tất cả những gì bạn cần trong buổi phỏng vấn là bình tĩnh và tự tin. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng nói lắp.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là người được hỏi thì điều này chưa chắc đã gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng họ thích những ứng viên biết đặt cho họ những câu hỏi thật sự thông minh và dĩ nhiên là những câu hỏi dạng này luôn dựa vào những hiểu biết của các ứng viên về tổ chức.
Vì những lý do trên, trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn phải luôn chuẩn bị một danh sách những câu hỏi có thể chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có quan tâm đến công ty của họ và vị trí mà họ cần tuyển. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số gợi ý như sau:
Những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty
- Xu hướng của công ty trong 5 năm tới là gì?
- Ông/bà có thể nói cho tôi về những dự định phát triển sản phẩm mới của công ty hay không?
- Ông/bà đánh giá như thế nào về sự cạnh tranh trong công ty?
Hỏi về những vị trí còn bỏ trống trong công ty
- Ông/bà có thể cho tôi biết chuyện gì xảy ra cho người cuối cùng từng làm việc ở vị trí này?
- Ông/bà có thể cho tôi biết những ưu điểm và khuyết điểm của người từng giữ vai trò này hay không?
- Ông/bà có thể cho tôi biết những kỹ năng nào mà ông/bà đang thật sự tìm kiếm cho vị trí công việc mới?
Hỏi về những nhân viên đang làm việc trong cùng bộ phận, về vai trò của họ trong công ty sẽ giúp bạn hiểu được nhiều điều về văn hóa và hệ thống thứ bậc trong công ty.
Bạn có thể hỏi những câu như sau:
- Bộ phận này có vai trò gì vậy ông/bà?
- Ông/bà có thể cho tôi biết những thành công của bộ phận này trong 2 năm gần đây không?
- Tầm nhìn và chiến lược của bộ phận này là gì?
Trách nhiệm của công việc (cần tránh những câu hỏi mơ hồ):
- Ông/bà nghĩ điều gì là khía cạnh quan trọng nhất trong công việc này?
- Những kỹ năng và phẩm chất, thái độ nào mà ông/bà cho là cần thiết nhất đối với công việc này?
- Ông/bà có thể cho tôi xem bảng miêu tả công việc trong vòng một tuần đối với vị trí công việc này hay không? Tôi sẽ làm việc trực tiếp với những ai? Với những khách hàng nào?
- Mức độ đánh giá công việc như thế nào? Tôi sẽ được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn nào? Trong bao lâu? 3 tháng hay 1 năm?
Và sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn đừng quên hỏi nhà tuyển dụng: Ông/bà có thể cho tôi biết những bước tiếp theo trong quy trình phỏng vấn này là gì không?
Hãy luôn dành cho nhà tuyển dụng những câu hỏi khôn ngoan nhất để bạn luôn là người chiến thắng, bạn nhé!
(Theo HRVietnam)
12 nghề bao giờ sợ bị thất nghiệp
Có những nghề mà dù cuộc sống có thay đổi đến đâu, có biến đông đến mức nào, nó cũng vẫn tồn tại. Theo nghiên cứu của CareerBuilder (các bạn chú ý, đây là nghiên cứu của nước ngoài và mức thu nhập của họ nha), trong mọi thời điểm, những người làm 12 nghề sau đây sẽ không bao giờ sợ bị thất nghiệp.
Bác sĩ
Tại sao nghề bác sĩ tồn tại mãi mãi? Theo các nhà phân tích, loài người mặc dù đã đạt được những thành công lớn trong y học, song tỷ lệ người chết vẫn cứ liên tục tăng lên. Những bệnh lạ và nguy hiểm cũng xuất hiện ngày càng nhiều và luôn luôn đe doạ tính mạng con người.
Do vậy, chúng ta sẽ luôn cần những người nghiên cứu ra các phương pháp điều trị mới, trị những loại bệnh mới này.
Mức lương thông thường của một bác sĩ: 120.000 USD/tháng.
Giáo viên
Dù chúng ta có phát triển đến cỡ nào, giáo dục cũng luôn là cần thiết và những người truyền thụ giáo dục cũng không bao giờ thừa.
Mức lương thông thường: Theo mức tính trung bình, các bậc mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, mức lương của giáo viên dao động từ khoảng 41.400 USD đến 45.920 USD/tháng
Dịch vụ tang lễ
Thực tế cho thấy, trừ phi phương pháp hoả táng được ứng dụng rộng rãi và tất cả chúng ta chấp nhận nó, còn không, bất kể khi nào, chúng ta cũng luôn cần người trông nom phần mộ của những người đã khuất.
Mức lương thông thường: 37.000 USD/tháng.
Thu gom và tái chế phế liệu
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên tạo ra rất nhiều loại phế thải ở nhiều dạng khác nhau. Chính vì thế, chúng ta sẽ luôn cần những người chuyên thu lượm và tái chế những "sản phẩm" đó.
Mức lương thông thường: 35.000 USD/tháng.
Nghiên cứu khoa học
Con người luôn luôn có nhu cầu khám phá cuộc sống, tò mò về những thứ xung quanh và thường tự đặt ra câu hỏi: vì sao lại thế. Sự có mặt của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về công nghệ sinh học sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi tương tự như vậy. Bên cạnh đó, chúng ta cũng luôn cần những người sẵn sàng cống hiến công sức của mình để nghiên cứu và tìm ra cách đối phó với những thay đổi của môi trường sống. Và vì thế, chúng ta cần các nhà nghiên cứu về môi trường.
Mức lương thông thường: Đối với các nhà nghiên cứu về các công nghệ sinh học mức lương là 70.000 USD/tháng, còn các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về môi trường chỉ có khoảng 42.000 USD/tháng.
Thu thuế
Một câu nói vui sẽ dễ minh hoạ cho trường hợp này là: "Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với hai điều tất nhiên là chết và đóng thuế". Còn nói về mặt luật pháp, đóng thuế là nhiệm vụ của mối công dân.
Mức lương thông thường của một cán bộ thuế: 38.000 USD/tháng.
Chăm sóc sắc đẹp
Câu trả lời đơn giản nhất là: Bởi xã hội ngày càng phát triển thì con người càng có nhu cầu làm đẹp nhiều hơn. Và vì thế, họ cần các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp nhiều hơn.
Mức thu nhập bình quân trong nghề này: 21.200 USD/tháng.
Phục vụ trong quân đội
Bao giờ cũng vậy, ngay cả khi chúng ta đang sống trong hoà bình thì chúng ta vẫn cứ e sợ những cuộc chiến tranh có thể đến bất cứ lúc nào trong tương lai. Chúng ta luôn cần có quân đội bảo vệ.
Mức lương thông thường cho những người tham gia quân đội là 14.137 USD/tháng. Ngoài ra, những người này còn được tiền trợ cấp tiền nhà cửa, ăn uống, chăm sóc sức khoẻ.
"Lãnh tụ tinh thần"
Cho đến khi nào con người còn có tín ngưỡng, còn cố gắng tìm hiểu ý nghĩa sự sống của mình, sự xuất hiện của mình, họ còn có xu hướng tìm đến các nhà lãnh tụ tinh thần, với vai trò là người hướng dẫn tâm linh.
Mức lương thông thường cho vị trí này là khoảng 34.000 USD/tháng
Người thi hành luật pháp
Chúng ta bao giờ cũng phải sống trong một chế độ chính trị xã hội nào đó. Và tất nhiên phải tuân thủ theo hệ thống pháp luật và những người thực thi pháp luật của hệ thống đó.
Mức lương thông thường: Làm việc cho nhà nước thì trung bình nhận khoảng 38.236 USD/tháng. Trong khi đó, nếu chúng ta làm việc trong các công ty chúng ta có thể nhận đến 62.700 USD/tháng.
Nghề nông
Nhu cầu không thể thiếu và không bao giờ có thể thiếu được của con người là lương thực thực phẩm. Trên thực tế xu hướng này đang ngày càng tăng nhanh. Và tất nhiên, lúc nào chúng ta cũng cần những người trồng cấy những thứ lương thực, thực phẩm đó, phục vụ cho nhu cầu của chúng ta.
Mức thu nhập: Bình quân, mỗi người làm nông nghiệp sẽ có thu nhập khoảng 15.603 USD/tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp là các chủ trang trại, bạn còn có tiền trợ cấp từ Chính phủ để khắc phục những khó khăn do thời tiết, trang thiết bị, máy móc và các yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của sản phẩm...
Xây dựng
Giống như nhu cầu thiết yếu của chúng ta là thức ăn, vấn đề nhà ở cũng không thể thiếu. Nhà ở sẽ bảo vệ chúng ta trước tất cả những tác động tiêu cực của tự nhiên. Do đó, chúng ta luôn cần những người thợ, kỹ sư xây và tu sửa nhà cửa cho chúng ta. Mức thu nhập thông thường 35.000 USD/tháng.
(Theo VTV.vn)
Nghệ thuật "sống" với sếp để thành công
Một thực tế cho thấy là người lãnh đạo luôn giữ vai trò quyết định trong mọi công việc. Nếu bạn có thể "hoà hợp" được với sếp thì có nghĩa là bạn đã nắm chắc được thành công trong tay bởi bạn có thể phát huy được hết điểm mạnh của mình.
Chính vì thế, bạn cần nhận biết sếp mình thuộc mẫu người nào để có thể làm cho công việc thuận lợi như mong muốn. Dưới đây là một vài mẫu hình sếp và "chìa khoá" để giúp bạn giải quyết khó khăn.
Sếp quá nguyên tắc
Sếp mong chờ ở bạn một thái độ làm việc chăm chỉ, thậm chí là làm hết sức cho đến tận nửa đêm và phải có tinh thần nghiêm túc thực sự. Sếp không bao giờ đặt ra giới hạn đối với bạn bởi đối với mẫu người này thì giới hạn của mọi việc là vô cùng.
Mỗi khi bạn hoàn thành một công việc nào đó nhờ vào sự nỗ lực thực sự của bản thân thì bạn sẽ cảm thấy thật hãnh diện nhưng với sếp thì điều đó là lẽ đương nhiên thôi. Sếp hầu như không bao giờ hình dung ra những hành vi của mình có thể làm ảnh hưởng đến nhân viên như thế nào. Một điều dễ nhận ra ở vị sếp này là các tài liệu, thiết bị trên bàn làm việc luôn luôn gọn gàng.
Để giúp bạn giải toả những bức xúc, căng thẳng trong trường hợp này là nên đưa ra giới hạn rõ ràng năng lực của bạn cũng như giới hạn của công việc. Bạn nên học cách chắt lọc từng cử chỉ nhỏ nhặt hàng ngày của sếp, điều đó sẽ giúp bạn nhìn thấy xu hướng giải quyết công việc của sếp.
Sếp luôn vắng mặt
Sếp thường xuyên vắng mặt, điều khiển công việc bằng cách đưa ra một vài lời chỉ bảo và dường như không cần biết bạn hoàn thành nó như thế nào hoặc bạn bận tâm tới những vấn đề gì. Một điều không phải dễ nhìn thấy là phong cách quản lý tiêu biểu trong thời buổi hiện nay là giám sát, vậy mà vị sếp này lại luôn vắng mặt. Sếp chỉ bận tâm đến công việc và trách nhiệm của bản thân mình, luôn khép kín, "xa lánh" mọi người và "nhúng tay" vào công việc từ xa.
Người quản lý này không bao giờ chịu hiểu rằng những thiếu sót trong cách quản lý sẽ làm bạn khó khăn như thế nào khi làm việc. Vì vậy bạn nên nói thẳng thắn với sếp. Hãy đề nghị sếp gặp mặt và có các cuộc trao đổi vào mỗi tuần, hoặc mỗi tháng để bạn có thể bày tỏ quan điểm của mình về cách thức truyền đạt thông tin một cách đầy đủ nhất và nói lên những khó khăn của mình với cách quản lý của sếp.
Sếp ghê gớm kinh khủng
Dường như vị sếp này luôn cảm thấy vui vẻ khi đặt cuộc sống của bạn ở trong địa ngục bằng những hành động không hay trước chốn đông người. Mẫu ông chủ này có thể đưa ra những lời đe doạ với bạn hoặc những việc tương tự như mạt xát, xúc phạm bạn. Theo một cách nào đó, bạn cần truyền đạt cho sếp những điều để anh ta không thể tiếp tục "hành hạ" bạn và khiến bạn ê mặt nữa.
Hãy giữ vững thái độ tự nhiên khi giao tiếp với sếp bởi sếp cũng là người như bao người khác mà thôi, cũng có những điểm yếu và thiếu sót. Bạn có thể tự nhiên đến mức trong các buổi gặp gỡ, liên hoan, hãy lồng vào câu chuyện những thành công và cả thái độ của mình để cho sếp hiểu và thông cảm với bạn hơn.
Chẳng mấy khi sếp khen bạn, nên đừng vội khiêm tốn mà hãy nhận những lời khen đó cùng với sự cảm ơn chân thành, hơn lúc nào hết bạn cần phải tỏ rõ bản lĩnh của mình.
Sếp rất... soi mói
Mẫu ông chủ này thích làm lại mọi thứ mà bạn đã làm bởi vì bạn làm không hoàn hảo như ý muốn của anh ta. Sếp xây dựng lòng tin trên những khả năng của bạn, luôn "cập nhật" tốc độ làm việc của bạn từng ngày trước khi "hỏi thăm" bạn.
Nếu phải trao đổi trực tiếp với sếp về một vài chủ đề, bạn phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và lựa chọn điểm xuất phát để tranh luận, dần dần anh ta sẽ nới lỏng sự quản lý của mình.
Sếp rất để ý đến thái độ của bạn đối với mình nên tốt nhất là việc gì bạn cũng xin ý kiến sếp, như vậy anh ta sẽ cảm thấy quyền lực của mình được tôn trọng tuyệt đối.
Sếp mềm yếu, nhu nhược
Sếp không bao giờ phản hồi bất kỳ ý kiến gì tới bạn kể cả khi đang trong buổi thảo luận mà bạn đứng dậy hoặc bạn có một hành động "mạo hiểm" trong công việc. Mẫu người quản lý này đem lại kết quả là bạn thường xử sự không đúng mức, sự lo lắng len lỏi vào tận gốc rễ suy nghĩ của bạn và khiến bạn hành động kém cỏi hơn.
Hãy tạo cho ông chủ sự thoải mái với một suy nghĩ đầy thiện chí rằng "mình sẽ là người bạn tốt của sếp". Bạn hãy thường xuyên đòi hỏi anh ta phải có sự phản hồi với ý kiến của bạn. Dễ hơn là đưa cho anh ta những câu hỏi để anh ta lựa chọn, những câu hỏi bảo đảm sẽ có câu trả lời rõ ràng, ví dụ "Hùng nói với tôi rằng tôi có thể bắt đầu xuất hiện với những lời trích dẫn như thế này nhưng Tuấn lại nói với tôi rằng không nên như vậy. Sếp nghĩ gì về điều này? Sự xuất hiện nào sẽ tốt hơn cho tôi".
Sếp đặt công việc lên hàng đầu
Sếp luôn luôn bù đầu với công việc và dường như biết rất ít về thái độ, đời sống riêng tư của nhân viên... Sếp là một người tham vọng và chỉ đứng về phía bạn khi bạn tỏ thái độ tốt đẹp với anh ta. Sếp không cần biết thái độ, cách tiến hành công việc của bạn ra sao, chỉ miễn sao bạn hoàn thành công việc thật tốt là được.
Mẫu quản lý này không có gì là khó hiểu, anh ta không ngần ngại nói mọi thứ với bạn để bạn có thể làm việc tốt hơn. Hãy hài hoà quan hệ với sếp bằng cách giao tiếp và trao đổi thông tin một cách rõ ràng, mạch lạc nhất. Muốn trình bày một ý kiến hay kế hoạch với sếp thì bạn phải vạch rõ những lợi ích và những yếu tố quan trọng của kế hoạch đó. Khi bị sếp từ chối một vấn đề gì đó trong công việc thì bạn đừng ngần ngại đưa ra với sếp quan điểm của những người quản lý có cấp bậc cao hơn, chắc chắn anh ta sẽ phải xem xét lại.
Chúc bạn thành công!
5 câu hỏi khi đề ra mục tiêu
Bất kể bạn là sinh viên, là một nhân viên văn phòng, hay là nhà doanh nghiệp..., bạn đều có những mục tiêu của riêng muốn đạt tới. Tuy nhiên,có những khi bạn thấy như bị vùi trong những khó khăn trở ngại, hoặc bạn quá bận rộn với nhiều công việc khác đến nỗi gần như bỏ đi nhiều việc để đạt được đến mục tiêu của mình. Bạn không thành công, không thể đạt được đến mục tiêu của mình đơn giản chỉ vì bạn đã mất tập trung vào chúng. Hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi dưới đây và dùng chúng trong những bước tập trung của riêng bạn. Bạn sẽ sớm trở lại đúng con đường để đạt đến mục tiêu và thành công.
1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?
Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã đặt ra những mục tiêu mà bất kỳ ai cũng thực sư phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.
Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực hiện càng tốt.
2. Mình có đủ tự tin?
Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?
3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?
Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đat đến mục tiêu không?
Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.
4. Mình có đang trải sức quá nhiều?
Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.
5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?
Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?
Vì vậy, hãy tự hỏi 5 câu hỏi trên, hãy bắt đầu hành trình để đạt đến những mục tiêu của đời mình ngay từ hôm nay!
Marketing là nghệ thuật chinh phục
Tuy mới phổ biến ở Việt Nam từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhưng marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing.
Marketing và 4 chữ P nổi tiếng
Hiểu đơn giản, marketing là việc phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách hiệu quả. Chức năng chủ yếu của marketing là "thu hút và gìn giữ" khách hàng thông qua chương trình marketing (còn gọi là marketing mix) với mô hình 4P nổi tiếng: Product (sản phẩm); Price (giá); Place (phân phối); Promotion (khuếch trương, xúc tiến).
Bạn đừng nhầm marketing với bán hàng dù chúng rất gần nhau bởi bán hàng tập trung vào nhu cầu của người bán, bị ám ảnh bởi áp lực chuyển đổi sản phẩm thành tiền. Còn marketing tập trung vào nhu cầu của người mua, quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm.
Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý nổi tiếng, người khởi xướng tư tưởng hướng về khách hàng nói: Marketing căn bản đến nỗi ta không thể chỉ coi nó như một chức năng riêng biệt bên trong doanh nghiệp.
Một nghề năng động
Trong một thế giới đầy biến động như ngày nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm cách nhanh chóng thích nghi với môi trường, nắm vững những thay đổi của khách hàng, đối phó với các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, chớp lấy thời cơ.
Là chuyên gia marketing, nhiệm vụ cơ bản của bạn là nắm bắt thông tin thị trường, tổng hợp dữ liệu về khách hàng và về cạnh tranh. Từ đó, bạn giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định chiến lược như lựa chọn đối tượng khách hàng, xác định loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp và giá cả cũng như phương thức cung ứng cho khách hàng.
Ngoài ra, bạn còn có thể hoạch định các chương trình như quảng cáo, khuyến mại... để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp của bạn cung ứng.
Đây là nghề ít gò bó về thời gian, khuôn khổ và quy tắc nhưng đòi hỏi sự đam mê. Nhu cầu của con người là một ẩn số luôn biến đổi với muôn vàn các biến số ảnh hưởng.
Khi khách hàng của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và những nhu cầu cần được thỏa mãn ngày càng trở nên phức tạp thì nghệ thuật marketing cũng biến đổi muôn màu. Làm marketing, bạn sẽ luôn sống trong môi trường sôi động và bận rộn, đầy ắp sáng tạo.
Marketing là một nghề đầy triển vọng trong nền kinh tế thị trường và nó thật hấp dẫn
Thu nhập cao là công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hút và giữ chân những nhân tài về marketing, bởi đầu tư cho các chuyên gia marketing chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Cơ hội thăng tiến. Theo thống kê, 30% trong số các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đi lên từ các vị trí khác nhau thuộc marketing. Các vị trí then chốt trong doanh nghiệp như giám đốc phụ trách sản phẩm, giám đốc phụ trách PR (quan hệ công chúng), giám đốc phụ trách quan hệ với khách hàng, giám đốc phụ trách nhãn hiệu... là một vài ví dụ về cơ hội nghề nghiệp của người làm marketing.
Những tố chất hợp với nghề marketing
Kiên trì. Nếu không nhẫn nại, bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng xảy ra như mong muốn. Bạn lại càng dễ trở thành "nhanh nhẩu đoảng", một trong những điểm nguy hiểm nhất với nghề marketing.
Tự tin. Tuy nhiên, tính tự tin trong marketing không đồng nghĩa với việc bạn độc đoán, luôn cho mình là đúng, bỏ qua những ý kiến của người khác. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách lắng nghe, và lắng nghe có tự chủ, có phân tích, sàng lọc.
Năng động, linh hoạt, sáng tạo và khả năng dự báo. Một trong những khu vực nhạy cảm nhất, biến đổi nhiều nhất là thị trường. Bạn phải thích ứng với nó thôi.
Khả năng giao tiếp. Để biết mình nên làm cái gì và làm như thế nào, bạn cần phải trao đổi và tiếp nhận thông tin, từ thị trường, từ khách hàng và từ các đối tác khác nhau... với sự nhiệt thành.
Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, bạn sẽ là người tiên phong trong nhiều ngành kinh doanh, nhiều hoạt động thị trường và hoàn toàn có khả năng thu được những kết quả to lớn.
Bạn hãy luôn nhớ rằng những phẩm chất trên có thể rèn luyện và bồi dưỡng qua thời gian cùng sự nỗ lực của bạn. Hãy đến với nghề marketing nếu bạn say mê kinh doanh.
(Theo Tiền Phong)
Nghệ thuật đàm phán lương
Các nhà tuyển dụng dường như luôn chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán về lương thưởng. Họ hiểu rằng bạn cần công việc hơn là họ cần bạn.
Đàm phán lương bổng là một vấn đề tế nhị. Nếu bạn quen với việc ngã giá khi mua sắm thì đây là điểm khởi đầu thuận lợi của bạn. Tuy nhiên, khi đàm phán về lương thì không dễ dàng như khi đi mua sắm, bạn nên tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng mọi mặt vấn đề trước khí "đối đầu" với các nhà tuyển dụng.
Dưới đây là 5 bí mật và nghệ thuật bạn cần nắm vững để giành được mức lương tốt nhất cho mình khi đàm phán với nhà tuyển dụng.
Khoản lương của bạn không nhất thiết phản ánh năng lực và kinh nghiệm làm việc
Những nhà quản lý công ty sẽ trả lương theo đúng nhu cầu của thị trường để có được ứng viên thích hợp nhất. Vì vậy, trong một thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, mức lương khởi điểm của những nhân viên mới vào làm việc có thể gần bằng hay thậm chí bằng mức lương của bạn, mặc dù bạn hơn họ về trình độ học vấn và thâm niên công tác.
Một vài công ty đã tiên phong thực hiện những nghiên cứu về tính hợp lý của lương thưởng trên một nền tảng cơ bản nào đó và khắc phục vấn đề. Nếu họ phát hiện ra rằng khoảng cách giữa khoản lương của bạn và những nhân viên mới tuyển không đủ lớn, họ có thể tăng lương cho bạn một khoản lớn hơn nhiều so với mức tăng cố định theo quy định. Tuy nhiên, nhiều công ty không chủ động với công việc này và họ sẽ không làm gì trừ khi bạn trực tiếp phản ánh.
Bạn nên làm gì? Luôn nắm bắt và theo kịp mức lương của những người có cùng kinh nghiệm và trình độ học vấn như bạn. Trong trường hợp bạn nhận thấy có một khoảng cách, hãy nói với sếp của bạn: tôi thấy có điều bất hợp lý trong chế độ lương thưởng của công ty chúng ta, nếu không có sự thay đổi, e rằng tôi phải tìm việc ở chỗ khác.
Mức tăng thực tế có thể cao hơn so với mức tăng đưa ra
Khi phải quyết định mức tăng lương do công trạng hay thâm niên công tác, sếp của bạn luôn hết sức thận trọng về việc sẽ tăng bao nhiêu để tỷ lệ tăng trung bình không vượt quá một mức định nào đó. Ví dụ, mức định sẵn là 3,5%, sếp có thể thưởng cho nhân viên xuất sắc nhất với mức tăng 5% còn những nhân viên dưới mức trung bình chỉ là 2%.
Trên thực tế quỹ tiền dành cho việc tăng lương có thể lớn hơn con số mà sếp của bạn quyết định. Nguyên nhân là do nhiều công ty thông minh luôn để sẵn một quỹ dự phòng để sử dụng khi cần giữ chân những nhân viên xuất sắc mà họ có nguy cơ bị mất.
Do vậy, đừng bao giờ nhận lời đề nghị đầu tiên. Hầu hết các công ty đều có những mức lương khác nhau và đôi khi có vài mức lương cá biệt họ có thể trả. Một hành động nhỏ nhưng ít người chú ý là tạo cho sếp cơ hội để có thể trả lương cao hơn cho bạn. Điều đó chứng tỏ bạn là người cao tay. Nếu sếp rất muốn có bạn, thì đây là cơ hội để bạn có thể yêu cầu mức lương cao nhất có thể.
Hãy khẳng định bạn có đủ năng lực làm việc đáp ứng với nhu cầu của công ty, và bạn đề nghị mức tăng 8% khi công ty đưa ra mức thông thường là 4,5%. Các nhà quản lý thông minh sẽ sự tự hỏi bản thân: Liệu mình có sẵn sàng mất nhân viên này chỉ vì 500 USD/tháng. Trên thực tế nếu họ cần bạn, thì khoản tiền tăng đó rất nhỏ bé so với những chi phí họ phải bỏ ra để tìm người thay thế bạn.
Bạn nên làm gì? Ngày xem xét và quyết định mức tăng lương không nên là thời điểm để đàm phán một mức cao hơn do nhà quản lý đã phê chuẩn sự gia tăng này và hạch toán nó vào sổ sách tài chính. Cơ hội do vậy sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Chiến dịch của bạn nên bắt đầu từ một tháng trước đó. Hơn nữa, bạn phải thể hiện bản thân thật tuyệt vời trong khoảng một năm trước khi tăng lương. Đừng ngại nói với sếp rằng: "Tôi đã làm việc đó đấy".
Tuy nhiên, hãy biết dừng lại đúng lúc, vì nếu bạn vẫn tiếp tục đề nghị thì sếp có thể dừng cuộc nói chuyện và đưa ra đề nghị sau cùng đại khái như: "Chúng tôi chỉ chấp nhận trả lương ở mức X và không thể cao hơn" - mức X này có thể thấp hơn mức bạn đã thỏa thuận được lúc trước. Tệ hơn nữa bạn có thể tạo nên một ấn tượng xấu với sếp. Cho nên hãy thận trọng và khéo léo trong vấn đề tế nhị này.
Khi sếp nói với bạn rằng công ty không thể trả lương nhiều hơn cho bạn vào lúc này, tài chính có thể không phải là vấn đề
Nếu bạn đề nghị tăng lương và sếp của bạn nói rằng tài chính công ty hiện rất eo hẹp, hãy hỏi ông ta rằng công ty sẽ mất gì nếu bạn được tăng lương theo mức yêu cầu.
Nếu bạn không nhận được câu trả lời rõ ràng hay những lời động viên khích lệ, điều đó có nghĩa: sếp nghĩ rằng bạn xứng đáng với khoản lương đó ở vị trí công việc hiện tại; sếp không có quyền ra quyết định; bạn đang được trả mức lương cao nhất trong khung trả lương đối với vị trí công việc của bạn.
Bạn nên làm gì? Bạn nên quan tâm tới việc liệu bạn có còn muốn làm việc tại vị trí công việc hiện tại ở công ty nữa hay không. Nếu câu trả lời là có thì bạn cần có cái nhìn xa hơn về vấn đề lương bổng. Hãy sẵn sàng cho những nhân nhượng có thể chấp nhận được.
Khi công ty không đồng ý với mức lương bạn đề nghị, hãy để ý đến những quyền lợi khác từ công ty mà bạn thấy chưa hài lòng. Ví dụ, nếu bạn phải đi làm xa, hãy đề nghị công ty hỗ trợ tiền đi lại, biết đâu bạn có thể được phép đi làm muộn hay được nhận một khoản trợ cấp nào đó. Cuối cùng hãy hỏi xem mức lương của bạn có được đánh giá lại trong sáu tháng sắp tới hay không và đề nghị sếp ký một thỏa thuận tăng lương nếu bạn hoàn thành xuất sắc công việc và công ty đạt được một mức tăng trưởng doanh thu nhất định nào đó.
Các sếp sẽ trả lương cao hơn nếu họ thích bạn
Sẽ có một vài nhân viên được "sếp" yêu quý hơn những người khác, và đôi khi là hơn rất nhiều. Điều đó không có nghĩa bạn cần nịnh và chiều lòng sếp hết mực, mà phải là những người giúp đỡ "sếp" hiệu quả trong công việc cũng như tạo điều kiện để họ trở thành những nhà quản lý tốt.
Bạn không thể đàm phán khoản lương khi hết hợp đồng
Trừ khi bạn có một bản hợp đồng quy định rõ, còn bằng không các công ty đã cho bạn nghỉ việc sẽ có quyền không trả cho bạn khoản lương thưởng khi hết hợp đồng. Mặc dù vậy, thông thường họ vẫn trả cho bạn một vài thứ gì đó. Câu hỏi đặt ra là liệu nó có thỏa đáng đối với những đóng góp tiếp theo của bạn (tất nhiên, trong trường hợp công ty còn cần đến bạn ở một vấn đề nào đó).
Nếu bạn không cho rằng chưa đủ, bạn có thể thảo luận để đạt được nhiều hơn, nếu bạn có một vài lợi thế nhất định. Yếu tố then chốt nằm ở chỗ "Giá trị đặc quyền". Ví dụ, bạn có phải là người duy nhất trong công ty nắm được các chi tiết quan trọng của dự án hiện tại hoặc là người biết rõ làm thế nào để vận hành các chức năng quan trọng nhất hay không? Nói cách khác, liệu họ vẫn còn cần điều gì đó ở bạn?
Bạn nên làm gì? Khi đưa ra những yêu cầu, bạn nên nhớ rằng mình đang đàm phán với các "cá nhân sếp" chứ không phải với "công ty". Và những cá nhân đó, nếu đàm phán với bạn không thành công, luôn có nhiều thứ để mất, bao gồm các khoản tiền thưởng hay thậm chí là công việc của họ. Cách thức tốt nhất để đưa ra yêu cầu: một cách tôn trọng và bằng văn bản, bạn hãy gửi yêu cầu của mình tới một ai đó nắm quyền quyết định. Bạn có thể bắt đầu với sếp của bạn, hay sếp của sếp, hoặc gửi các bức thư trực tiếp tới hội đồng quản trị nếu họ là người quyết định.
Sau cùng, trong nghệ thuật đàm phán lương thưởng, bạn nên hiểu rằng không phải lúc nào cũng yêu cầu một mức lương cao chót vót là đúng, mà thay vào đó là một mức lương bạn cảm thấy hài lòng. Hãy bắt đầu với việc làm một phép tính về mức lương bình quân mà một nhân viên ở vị trí như của bạn sẽ nhận được và đặt ra mức lương lý tưởng cho vị trí ấy cũng như những quyền lợi bạn mong muốn sẽ có được. Nếu bạn chú trọng vào mục đích mình đã đề ra thay vì chiến thắng trong cuộc đàm phán lương thưởng, thì bạn sẽ dễ dàng biết được khi nào mình nên chấp nhận với thỏa thuận đã đạt được.
Và quan trọng nhất, sau khi kết thúc cuộc đàm phán, hãy nhớ là mọi quyết định, thoả thuận nên được ghi lại rõ ràng trên giấy tờ trước khi bạn chấp nhận công việc hay những yêu cầu mới mà sếp đưa ra.
(Theo Tuổi Trẻ)
9 bước để có một nghề hoàn hảo
Theo nghiên cứu của một nhóm các doanh nghiệp ở New York , một nửa số người có việc làm tại Mỹ không thoả mãn với công việc hiện tại của mình. Hầu hết họ muốn thay đổi từ 3 đến 5 nghề và mong muốn có tới 10 hoặc hơn nữa sự khác biệt trong công việc của họ.
Điều đó cho thấy rằng, các quyết định nghề nghiệp không đúng đắn sẽ gây nên những hậu quả khỏ tránh khỏi như buồn chán trong công việc, không hoàn thành nhiệm vụ hay trách nhiệm bị lơ là... Vậy làm thế nào để đạt được sự thoả mãn và thành công trong nghề nghiệp?
Nếu bạn muốn có một công việc hoàn hảo, hãy dành một chút thời gian để cân nhắc 9 yếu tố sau đây của các chuyên gia tư vấn Susan peni (một công ty tuyển dụng lao động lớn của Mỹ) trước khi bắt đầu công việc mới.
1. Điểm mạnh của bạn
Hãy liệt kê những kỹ năng và khả năng được xem là ưu thế đặc biệt của bạn. Chú ý làm bật lên những nét tiêu biểu của cá nhân bạn như: lòng nhiệt tình, tính trung thực, những kỹ năng mà bạn học được có thể ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề. Đặc biệt, nên nhấn vào những kỹ năng mà do giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm mà bạn đã có được.
2. Sở thích của bạn
Nên liệt kê các sở thích của mình trước khi quyết định chọn việc. Chẳng hạn, bạn có giỏi về công nghệ thông tin không? Bạn có hay sửa chữa máy móc hay các đồ dùng trong nhà không? Bạn có thích chụp ảnh không? Hay bạn có khả năng đặc biệt gì với các con số? Bạn có sẵn lòng giúp đỡ mọi người giải quyết các vấn đề khó khăn?... Hãy cân nhắc tất cả sở thích của bạn.
3. Động lực thúc đẩy
Động lực thúc đẩy bạn tìm kiếm công việc là yếu tố cực kì quan trọng. Bạn nên cân nhắc kỹ nó. Hãy thử đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Bạn làm công việc này vì lợi ích cộng đồng? Vì bạn muốn có quyền lực? Hay bởi bạn cảm thấy nó sáng tạo và phù hợp với bạn? Sự đa dạng, độc lập, sự thừa nhận của xã hội, mức lương và mức độ nguy hiểm của công việc quan trọng như thế nào với bạn? Hãy cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi đó.
4. Tiền lương tháng
Tiền có thể là một trong các yếu tố cho bạn có những quyết định có nên làm ở công ty đó hay không. Nếu bạn cảm thấy nghề nghiệp đó phù hợp với mình, bạn sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp, vì lý do gì? Liệu bạn có hy vọng được mức lương cao hơn trong công việc này?
5. Vị trí mong muốn
Quyết định mức độ trách nhiệm bạn có thể đảm đương trong công việc. Bạn muốn mình ở vi trí nào trong công ty? Bạn muốn mình là người lãnh đạo? Vậy bạn có giỏi trong công tác quản lí nhân sự không? Hay bạn thích làm ở một vị trí nào khác? Từ mong muốn đó, bạn hãy lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.
6. Địa điểm làm việc
Cân nhắc vị trí, địa điểm của công ty bạn muốn làm. Bạn là người hay di chuyển? Loại hình công việc bạn lựa chọn là gì? Bạn có muốn làm việc gần những nơi đông người và thuận tiện giao thông đi lại không? Khi đặt ra các yêu cầu đó, tất nhiên khu vực làm việc của bạn sẽ bị giới bạn nhưng bù lại nó lại phù hợp với nguyện vọng và sở thích của bạn
7. Mức độ hiểu biết riêng
Liệt kê tất cả những hiểu biết, những kiến thức mà bạn học được từ trường phổ thông, từ thói quen, hay những kinh nghiệm gia đình....Ví dụ, bạn có giỏi nấu ăn không? Bạn có đầu óc sáng tạo trong việc thiết kế, trang trí nhà cửa không?... Chỉ cần một hoặc hai điểm mạnh của mình, bạn có thể trở thành một ứng viên đặc biệt. Chẳng hạn, bạn hiểu biết về môn thể thao đua xe, bạn sẽ trở thành chuyên gia tư vấn về đua xe.
8. Môi trường làm việc
Chịu khó rút kinh nghiệm từ những công việc trước, những điều bạn thích và không thích để lựa chọn môi trường làm việc mới thích ứng với bạn. Chẳng hạn, bạn muốn làm việc cho một tổ chức, một công ty lớn hay nhỏ? Bạn có muốn làm việc ở nơi yên tĩnh không? Bạn thích những người làm cùng với bạn phải như thế nào?
9. Mẫu đồng nghiệp của bạn
Cần biết chính xác trình độ các đồng nghiệp của bạn trong môi trường mới. Nếu bạn đã từng làm việc cho một ông chủ trình độ yếu kém hay làm cùng một nhóm người thiếu hiểu biết thì bạn sẽ biết tại sao điều này lại quan trọng. Bạn muốn làm việc với những người sáng tạo? Những người luôn hoà đồng hay những người theo "chủ nghĩa cá nhân"? Bạn muốn ông chủ tương lai của mình là một người hay xoi mói, theo dõi bạn từng bước chân hay là người để cho bạn làm việc tự do, độc lập?
Sau khi cân nhắc 9 điều trên, chắc chắn bạn sẽ không phải hối tiếc cho sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.
(Theo VTV)
Nghệ thuật kể tội sếp
Khi sếp của bạn sai, bạn sẽ nói với họ như thế nào về việc này? Hãy hết sức cẩn thận. Câu châm ngôn của người xưa với đại ý cho rằng chỉ có chiến thuật đúng đắn mới dẫn đến thắng lợi vẫn còn có giá trị trong thời đại ngày nay.
Song điều đó không có nghĩa rằng bạn không nên thử sức vì cầm chắc thất bại trong tay. "Mặc dù thách thức sếp có thể là một việc đầy rủi ro, nhưng nó vẫn có ẩn chứa một vài mặt tích cực nhất định", chuyên gia tư vấn hoạt động công sở William Treasurer, tác giả cuốn sách Right Risk (Những rủi ro hợp lý), cho biết. "Khi bạn nói với với sếp những phản hồi có giá trị, ông ta sẽ coi bạn như một người tư vấn tin cậy".
Cho dù bạn là một phó chủ tịch cấp cao không đồng ý với vị giám đốc điều hành, hay một nhân viên cấp dưới bất đồng với cấp trên trực tiếp, cách thức bạn chuẩn bị và đưa ra ý kiến của mình chính là chìa khóa để bạn khỏi bị rơi vào vị trí người đối lập với sếp. Đương nhiên, bạn phải hết sức cẩn trọng và tìm cơ sở đúng đắn trước khi phát ngôn. Nhưng thậm chí ngay cả khi bạn đúng, nếu không biết cách bày tỏ, thì việc khiến "sếp" bực mình hoặc bỏ ngoài tai là điều không thể tránh khỏi. Mọi việc rất có thể sẽ chấm dứt với kết quả "khăn gói ra đi" khỏi công ty của bạn.
"Cách kể tội sếp hợp lý cần đảm bảo ba yếu tố quan trọng nhất đó là trái tim, trí óc và bàn tay", Elizabeth Gibson, nhà tâm lý học quản lý tại công ty RHR International và là đồng tác giả cuốn sách Big Change at Best Buy (Cơ hội lớn để lấy lòng hiệu quả nhất), cho biết:
- Trái tim: thể hiện một tình cảm thật lòng và mang tính xây dựng.
- Trí tuệ: xác định rõ những lý do tại sao chính sách không hiệu quả.
- Bàn tay: thể hiện cách giải quyết đúng đắn khác.
Dưới đây là 7 lời khuyên khi bạn muốn nói với cấp trên rằng họ đang mắc sai lầm hay đang đâm đầu vào đường hầm không lối thoát. Những điều này cũng bổ ích khi bạn đối mặt với thất bại và không biết cần phải hành động và cư xử như thế nào hoặc khi phải làm những việc mà bạn không tán thành.
1. Đừng tỏ ra giận dữ khi đối thoại với sếp
Thông thường, phải mất thời gian mới nhận ra tính thiếu hiệu quả của một chính sách hay giải pháp mới. Nếu doanh nghiệp thay đổi theo cách đó chắc chắn sẽ có trục trặc hay rắc rối phát sinh. Cũng như vậy, tác động của một chính sách sai không xảy ra một sớm một chiều. Đó là một quá trình lâu dài và chậm rãi. Các tác động tiêu cực xuất hiện từ từ và từng ít một, làm mọi người trở nên thiếu kiên nhẫn, dễ cáu kỉnh, thậm chí quá sức chịu đựng hay tồi tệ hơn thế.
Đừng mang những cảm giác tồi tệ và lo lắng như vậy đến cuộc họp hay khi trò chuyện với sếp. "Nếu bạn giận dữ hay chán nản và xả hết vào sếp là điều không nên. Trước khi gặp gỡ, hãy nói tất cả mọi chuyện với bạn bè hoặc nói vào máy ghi âm", Gibson cho biết. "Sau đó bật lại máy và tự lắng nghe. Chắc hẳn bạn sẽ thấy cần phải chỉnh sửa lại đôi chút để có được cách nói mang tính xây dựng hơn nhằm thuyết phục sếp".
2. Hãy chọn thời điểm thích hợp để đưa ra đề nghị của mình
Trước khi bắt đầu một cuộc tranh luận, bạn hãy hỏi sếp xem họ có đồng ý để bạn đưa ra ý kiến của mình không. Hầu hết mọi người đều muốn được cảnh báo trước khi phải nghe những lời chỉ trích hay phê phán mạnh mẽ. Ngoài ra, bạn nên chờ thời điểm thích hợp cho câu chuyện. Nếu khi đó sếp đang bận rộn hay lo lắng giải quyết một công việc nào đó và bạn không có được sự đồng ý một cách thoải mái từ phía sếp thì hãy quay trở về bàn làm việc và thử lại vào lúc khác.
3. Nói có sách, mách có chứng
Hãy suy nghĩ về những mục tiêu cụ thể bạn muốn có được sau khi kết thúc cuộc gặp gỡ với sếp. Bạn hãy tập trung vào việc đưa ra những dữ liệu, hay các sự kiện để chứng minh cho luận điểm của mình.
"Các nhân viên thường là những người gần gũi nhất với các vấn đề phát sinh. Vì vậy, họ sẽ có nhiều tài liệu, dẫn chứng cụ thể mà có thể sếp không có", John Baldoni, một nhà tư vấn quản lý tại hãng Ann Arbor, cho biết. Khi tranh luận với sếp, bạn hãy sử dụng kinh nghiệm thực tế hay những nhìn nhận, quan điểm thường nhật của các đồng nghiệp để thể hiện mức độ tin cậy trong lập luận của bạn và sau đó mới đưa ra những viễn cảnh khác nhau.
4. Nhấn mạnh trọng tâm một cách rõ ràng
"Bạn có thể bày tỏ hầu như bất kể thứ gì cho sếp nghe, miễn là bạn nói một vài điều gì đó tốt đẹp trước tiên", Deborah Brown, một nhà tư vấn nghề nghiệp cho biết. Bạn cần tránh sự đối đầu trực tiếp khi "kể tội sếp" và đừng chỉ trích hay đổ trách nhiệm ngay lập tức. Hãy nhấn mạnh trọng tâm vào những nhân tố quan trọng bất cứ khi nào bạn có thể.
5. Hãy chăm chú lắng nghe
Đừng biến mình thành kẻ "độc thoại" trong buổi gặp gỡ với sếp. Hãy cố gắng lôi kéo sếp vào một cuộc hội thoại thẳng thắn về chủ đề mà bạn quan tâm. Bạn cũng cần nỗ lực lắng nghe sếp thay vì chỉ tập trung vào "kể tội". Rất có thể có những lý do hay động cơ hợp lý nào đó mà bạn chưa biết. Bằng việc chăm chú lắng nghe, bạn sẽ không chỉ biểu hiện sự quan tâm tới hoạt động của công ty mà bạn còn có thể gây dựng lòng tin với sếp. Bạn cũng có thể nhìn nhận thấu đáo hơn về những định hướng hiện tại và tương lai của công ty.
6. Đối xử với sếp như với một khách hàng
"Khi kể tội sếp, hãy trình bày những gì bạn muốn nói như thể bạn đang bán sản phẩm cho một khách hàng", Maura Schreier - Fleming, một nhà tư vấn bán hàng tại Mỹ, cho biết. "Các khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ theo cách mà họ mong muốn chứ không phải theo cách mà chúng ta mong muốn". Nếu sếp là một người cẩn trọng và kỹ tính, hãy dùng những hình ảnh và biểu đồ để hỗ trợ cho lý lẽ, lập luận của mình. "Nếu sếp là một người dễ tính, hãy nói với ông ta rằng tại sao ý tưởng hay hành động đó sẽ gây tổn thương cho những người bạn quan tâm". Điều quan trọng là làm sao để phong cách của bạn thích hợp với suy nghĩ, tính cách của sếp, khi bạn thể hiện quan điểm của mình.
7. Đừng vội đầu hàng
Đừng mong đợi chỉ một cuộc họp có thể khiến sếp làm theo những gì bạn mong muốn. Hiếm có nhà quản lý sẵn sàng từ bỏ chính sách hay chiến lược của mình sau khi nghe ý kiến bất đồng đầu tiên, đặc biệt khi điều này đến từ cấp dưới. Thông thường, sếp có những suy nghĩ sâu sắc và nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Do đó, họ sẽ dành thời gian suy nghĩ cẩn trọng trước khi ra quyết định. Một nỗ lực đơn lẻ sẽ không thể tạo ra sự khác biệt.
Sau đó, nếu sếp cần báo cáo trường hợp này lên cấp trên của ông ta, tới hội đồng quản trị, hay tới các nhà đầu tư, ông ta sẽ cần đến nhiều thứ hơn để tiếp tục. "Thông thường, khi nói 'không', sếp đang yêu cầu những dẫn chứng cụ thể và rõ ràng hơn", Treasurer cho biết.
Để thử lại, bạn cần đưa ra những tranh luận bổ sung và tiến hành các bước đi với những mục tiêu cụ thể, xác định rõ cách trình bày những gì bạn muốn nói một cách điềm tĩnh nhất. Việc thu thập các bằng chứng mới sẽ giúp ích bạn rất nhiều.
Cuối cùng, bạn nên hết sức nhạy cảm khi sếp ngừng lại và có biểu hiện không muốn tiếp tục. Nếu sếp vẫn hoài nghi sau một vài lần nỗ lực, bạn hãy rút lui. Hãy đảm bảo rằng sự rút lui của bạn là tế nhị và chuyên nghiệp. Bạn nên cảm ơn sếp vì đã dành cho bạn một cơ hội để chia sẻ quan điểm và tránh bất kỳ biểu hiện hờn dỗi nào.
Hầu hết các sếp đều yêu thích những nhân viên thực sự quan tâm đến việc cải thiện tình hình của công ty. Nếu bạn vẫn là một nhân viên đầy nhiệt huyết sau một lần góp ý thất bại, thì lần kế tiếp, khi bạn có điều gì cần biểu lộ, chắc hẳn sếp dễ dàng tiếp thu những điều bạn nói hơn.
(Theo Bwportal)
Nghệ thuật đặt câu hỏi
Có một người đàn ông đi vào cửa hàng định mua một thứ lặt vặt nào đó cho vợ. Nhưng sau một tiếng rưỡi, ông ta đã mua phân nửa các loại sản phẩm ở gian bán đồ câu cá và còn mua thêm cả cái ô tô cũ của giám đốc cửa hàng.
Bên ngoài nhìn vào, có vẻ như người bán hàng không làm điều gì đặc biệt. Anh ta chỉ đưa ra những câu hỏi, còn khách hàng tự kể những món đồ này cần thiết như thế nào đối với ông ta. Có thể nói, đây là một ví dụ điển hình về việc sử dụng quy trình SPIN do người sáng lập ra nhóm nghiên cứu Huthwaite Inc. - Neil Rackham, đưa ra.
Không gây sức ép
Để thuyết phục được khách hàng trong một thương vụ mua bán lớn không dễ dàng chút nào. Gây sức ép không phải là một sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng quy trình SPIN làm đẩy nhanh tiến trình và đưa khách hàng đi đến quyết định có lợi cho mình.
Hiển nhiên, bán hàng cũng có năm bảy loại và những quy trình được sử dụng để bán những đồ lặt vặt không giống với những mặt hàng có giá trị. Những "vụ mua bán lớn" có những đặc điểm riêng. Đây chưa chắc đã phải là những thương vụ trị giá hàng tỷ đô la, mà có thể chỉ là việc bán những đồ vật có giá trị đối với người mua. Đối với ai đó, có thể chỉ là cái tủ lạnh. Trong những trường hợp này, để đi đến quyết định người mua thường đi lại gặp gỡ với người bán hàng nhiều lần.
Để đưa ra quy trình SPIN, Neil Rackham đã phải quan sát trong nhiều năm hành vi của những người bán hàng đã thành công trong những thương vụ lớn. Về bản chất SPIN - là nghệ thuật đặt những câu hỏi cần thiết theo một trình tự nhất định. Theo Neil Rackham, những người bán hàng thành công thường tích cực sử dụng bốn dạng câu hỏi: tình hình (Situation), vấn đề (Problem), gợi ý (Implication) và định hướng (Need-payoff). SPIN là chữ cái đầu tiên của bốn dạng câu hỏi này bằng tiếng Anh.
Rackham đã đi ngược lại với phương pháp bán hàng gây sức ép rất phổ biến ở Mỹ. Theo ông, đầu tiên người bán hàng phải chăm chú nghe người mua nói và đặt những câu hỏi đúng chứ không phải tấn công khách hàng - những người còn chưa hình dung ra sản phẩm/dịch vụ này cần thiết như thế nào đối mình - với những câu hỏi kiểu như: "Khi nào thì có thể mang đến cho anh/chị? Hôm nay hay ngày mai?".
"Tôi kinh doanh những mặt hàng lặt vặt trong vài năm. Đó là những chi tiết trong các đồ điện tử, bóng đèn, pin. Khi tôi quyết định chuyển hướng kinh doanh sang bán những mặt hàng điện tử sinh hoạt, thì những nhân viên của tôi vấp phải khó khăn. Cách bán hàng gây sức ép không hiệu quả", giám đốc nhân sự một hệ thống các cửa hàng điện tử nói, "Chúng tôi nghiên cứu quy trình SPIN và tập huấn cho các nhân viên của mình. Trong ba tháng đầu tiên, năng suất bán hàng tăng từ 5-8%. Nếu so sánh với giai đoạn bán hàng trước, thì kết quả này là chấp nhận được đối với chúng tôi".
Thu thập thông tin
Dạng câu hỏi thứ nhất được các nhân viên bán hàng sử dụng trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên với khách hàng là câu hỏi tình hình. Mục đích của chúng - thu nhận thông tin về khách hàng. Trước khi đi vào phần chính của cuộc hội thoại, cần phải tìm hiểu thông tin về người mua và công việc của anh ta.
Ví dụ, nếu đây là một vụ mua bán căn hộ: "Anh/chị đã sống ở thành phố này lâu chưa? Anh/chị đã bao giờ mua căn hộ chưa? Diện tích như thế nào là phù hợp với anh/chị?". Còn nếu bạn là chủ một công ty đào tạo kinh doanh: "Công ty của anh/chị hoạt động trong lĩnh vực nào? Có bao nhiêu nhân viên? Những ai là khách hàng của anh/chị? Ai là đối thủ cạnh tranh?".
Nguồn thông tin sơ bộ không nhất thiết là từ cuộc nói chuyện trực tiếp mà có thể là những hợp đồng, các bản báo cáo, hoặc bất cứ một tài liệu cần thiết nào khác. Neil Rackham viết trong cuốn sách "SPIN: Chiến lược tiếp cận với khách hàng trong những thương vụ mua bán lớn" rằng: phải cẩn trọng khi sử dụng những câu hỏi tình hình, vì nếu đặt quá nhiều câu hỏi, thì có thể tạo cho khách hàng cảm giác buồn chán, dị ứng thậm chí là phản kháng.
Ngoài ra, tốt nhất câu hỏi tình phải được dùng với đúng "đối tượng". Đó chưa chắc đã phải là tổng giám đốc hoặc thư ký, bạn phải tìm trong công ty khách hàng những người sẵn sàng nghe và biết rõ về vấn đề bạn định hỏi.
Sau khi, tình hình đã được làm rõ, bạn có thể sử dụng dạng câu hỏi tiếp theo: câu hỏi vấn đề.
Tìm kiếm vấn đề
Những người bán hàng chưa có kinhnghiệm thường đặt ra hàng loạt các câu hỏi tình hình đối với các khách hàng tiềm năng và rất sợ câu hỏi vấn đề. Và thông thường, họ thường thay thế bằng việc giới thiệu dông dài về sản phẩm/dịch vụ của mình. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của cuộc gặp gỡ.
Thực ra, người bán hàng cần phải làm sáng tỏ: khách hàng còn không hài lòng với sản phẩm/dịch vụ ở những điểm nào. Vì vậy, ở đây không thể thiếu những câu hỏi vấn đề. Ví dụ: "Anh/chị có hài lòng với sản phẩm/dịch vụ đang được sử dụng không?".
Nếu là một thương vụ không lớn lắm, chỉ cần một cuộc gặp gỡ là đủ, thì càng nhiều câu hỏi vấn đề bao nhiêu càng dễ bán được hàng bấy nhiêu. Còn trong một vụ mua bán có giá trị lớn, thì số lượng câu hỏi lại không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Trong trường hợp này, người bán hàng có nhiệm vụ thu thập từ người mua thông tin về những điều họ chưa được hài lòng, những khó khăn của họ, hay nói cách khác quan điểm của khách hàng về tình hình thực tại xung quanh sản phẩm/dịch vụ mà bạn định bán.
Bên cạnh đó, cần tránh những câu hỏi vấn đề vô vị: "Anh/chị có hài lòng với mức độ bán hàng hiện nay của công ty mình không?", vì bạn có thể sẽ nhận được những câu trả lời mang nặng sắc thái cảm xúc: "Thật khủng khiếp, chúng tôi đang không biết, cần phải làm gì bây giờ!", hoặc một câu trả lời không biểu lộ điều gì: "Tất nhiên là có vấn đề, nhưng nói chung thì mọi việc không có gì đáng phàn nàn".
Cũng dễ hiểu, không phải người mua nào cũng sẵn sàng chia sẻ với nhân viên bán hàng những vấn đề của mình. Để đạt được điều này, phải biết cách gây thiện cảm với khách hàng ngay từ đầu cuộc nói chuyện. Trong bất cứ khoảng khắc của cuộc hội thoại, nếu xuất hiện thông tin rằng có vấn đề tồn tại, thì phải lập tức chuyển sang câu hỏi gợi ý.
Giai đoạn thứ ba là công đoạn phức tạp nhất. Sau khi nhận được tín hiệu rằng có vấn đề tồn tại, người bán hàng sử dụng phương pháp SPIN cần phải tạo ra cho khách hàng sự nhận thức rõ ràng rằng: vấn đề nghiêm trọng đến nỗi có thể ảnh hưởng đến công ty của anh ta trong tương lai, hoặc thậm chí tương lai của công ty anh ta sẽ thật tồi tệ. Với sự trợ giúp của các câu hỏi gợi ý, nhân viên bán hàng buộc khách hàng cảm thấy sự khủng khiếp của những hậu quả.
Cấu trúc của những câu hỏi gợi ý có thể như sau: "Nếu để vấn đề này tiếp diễn, thì liệu công ty anh/chị có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả nào?". Có nghĩa, bạn giúp khách hàng liên hệ đến những hậu quả tức thời nếu vấn đề không được giải quyết.
Neil Rackham kể rằng chính ông cũng từng bị "sập bẫy" bởi những câu hỏi gợi ý trong quy trình của mình. Và kết quả là ông đã mua một chiếc ô tô mới. Neil Rackham sử dụng chiếc ô tô midl-class được vài năm. Một lần, ông gặp một người bạn, người này hỏi ông: "Anh đã sử dụng chiếc ô tô này lâu chưa? Chắc hẳn sau một thời gian sử dụng dài như thế, chiếc ô tô thường xuyên gặp sự cố?". "Đôi khi", Neil trả lời. "Có bao giờ vì thế mà anh đến chậm trong một buổi gặp gỡ quan trọng nào đó không?". Neil bực tức nhớ lại một trường hợp như vậy. "Thế đã bao giờ vì đến chậm mà hợp đồng kinh doanh của anh bị hỏng chưa? Khi mất hợp đồng kinh doanh, kinh tế gia đình anh có vì thế mà bị ảnh hưởng không?". Và sau khi kết thúc cuộc nói chuyện, Neil thấy có nhu cầu cần phải lập tức đến salon ô tô, vì cảm thấy nếu không có một chiếc ô tô mới, thì mạng lưới khách hàng, thu nhập, và thậm chí cả gia đình ông có thể sẽ bị đe dọa.
Thêm nữa, chính vì những câu hỏi gợi ý này mà nhiều nhân viên bán hàng không thích sử dụng quy trình SPIN. Theo họ, chúng có thể đẩy khách hàng đến trạng thái "tất cả đều tồi tệ, cuộc sống đã chấm hết", mà điều này thì không được hợp đạo đức lắm.
Điểm chốt
Và cuối cùng khi khách hàng nhận thấy toàn bộ thảm họa trong vấn đề của mình, thì một nhân viên bán hàng chưa nắm vững quy trình SPIN hoặc chưa có kinh nghiệm lắm sẽ phản ứng như thế nào? Chắc hẳn, anh ta sẽ sung sướng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình với tất cả những ưu điểm của nó. Điều này cũng không hoàn toàn đúng.
Theo các nghiên cứu của nhóm Huthwaite Inc., thì cuộc gặp gỡ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng sẽ hiệu quả hơn nếu khi nói chuyện, bằng một loạt các câu hỏi định hướng, nhân viên bán hang gợi ý khách hàng phải tự nói về những ưu điểm và lợi ích của thương vụ mua bán này. Lấy vì dụ về vụ mua ô tô trên, người bạn của Neil Rackham có thể hỏi: "Thế liệu với một chiếc ô tô mới có giải quyết được những vấn đề của anh không? Anh nghĩ thế nào, anh sẽ được những gì? Chiếc ô tô mới có thể giúp được gì anh trong cuộc sống không?".
Nói chung, thì số lượng câu hỏi dạng này hoặc dạng khác phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sẽ không thông minh nếu đưa ra các câu hỏi tình hình khi khách hàng cảm thấy khó chịu vì bị soi mói. Nhưng kỹ năng cảm nhận tình thế, làm cho khách hàng thấy thoải mái nhất, chỉ có thể có được cùng với kinh nghiệm và thời gian.
Những câu hỏi dẫn đến hành động mua hàng
Câu hỏi tình hình
- Công ty anh/chị có bao nhiêu nhân viên?
- Anh/chị đang sử dụng thiết bị nào?
- Anh/chị đã mua hẳn thiết bị này hay đang thuê?
- Anh/chị đã sử dụng thiết bị này lâu chưa?
- Ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng của thiết bị được mua?
Câu hỏi vấn đề
- Anh/chị có hài lòng với mức lợi nhuận hiện tại của công ty không?
- Chắc với thiết bị này khó lòng đạt được định mức công việc cần phải có sự chính xác cao như thế này?
- Sau một thời gian sử dụng thiết bị lâu như thế, anh/chị đã gặp phải trục trặc nào chưa?
- Sự trục trặc nào khó giải quyết nhất?
Câu hỏi gợi ý
- Vì những trục trặc này chắc lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng?
- Vì lợi nhuận giảm, anh/chị có buộc phải giảm bớt tiền thưởng hoặc quyết định tăng lương cho nhân viên không?
- Điều này chắc làm các nhân viên không được hài lòng?
- Trong trường hợp như thế, liệu họ có bỏ đi tìm việc khác không?
Câu hỏi định hướng
- Nếu mua thiết bị này thì có giúp ích được gì cho anh/chị không?
- Tại sao điều này lại có lợi?
- Anh/chị nói gì về việc tăng chất lượng sản phẩm/dịch vụ?
- Có bõ công không, nếu các sự cố ít đi và chi phí cho lĩnh vực này sẽ giảm tới 10%?
- Sếp của anh/chị có thể quan tâm đến điều gì ở những thiết bị mới?
(Theo Bwportal)
10 BÍ QUYẾT DẪN ĐẾN CUỘC TRÒ CHUYỆN SINH ĐỘNG
Nói chuyện với mọi người về mọi chủ đề thì không khó như bạn tưởng tượng.
Rất thường xuyên, những người thường tránh những cuộc tán gẫu cho rằng những người khác là người nói chuyện có duyên hơn mình. Không phải người khác có tài ăn nói, mà họ chỉ muốn giao lưu, và bạn cũng có thể làm như vậy. Đây là 10 bí quyết của những người nói chuyện có duyên. Bạn có thể áp dụng những điểm này vào môi trường làm việc và cả đời sống riêng tư của mình.
Bí quyết 1 : Lọai bỏ sự tư phê bình thầm kín của bạn.
Loại bỏ những ý nghĩ thầm kín như "Cô ta nghĩ tôi là một kẻ ngớ ngẩn" hoặc "anh ta cho rằng tôi rất vô duyên". Những sự tự phê bình như vậy là vật cản thông thường nhất cho các cuộc tán gẫu vui vẻ. Hãy tự bảo mình rằng không có gì để mất. Từ đó, bạn có thể thoải mái và không sợ sự phê phán.
Bí quyết 2 : Bắt đầu bằng sự hiển nhiên.
Hàng xóm của bạn vừa có em bé. Hãy hỏi cô ta về đời sống làm mẹ như thế nào. Bạn không cần phải thông minh lắm. Chỉ cần biểu hiện rằng bạn muốn trò chuyện bằng cách trao đổi về những vấn đề mà đối phương có hứng thú hoặc về những gì mà cả hai bên đều quan tâm. Nếu đối phương chỉ đưa ra câu trả lời một từ miễn cưỡng, hãy hiểu sự ám chỉ đó. Nó có nghĩa là đối phương muốn ở một mình.
Bí quyết 3 : Khen ngợi một cách cẩn thận.
Hầu như tất cả mọi người không bao giờ mệt mỏi và chán nản với những lời khen ngợi thành thật. Nếu bạn mở đầu bằng những câu hỏi dễ trả lời - "tôi thích chiếc áo đầm sinh nhật của con gái cô, cô mua chiếc áo đó ở đâu?" - ngay cả những người khiêm tốn nhất cũng ghi nhận sự quan tâm đó nếu nó thành thật. Tránh những lĩnh vực nhạy cảm như về ngoại hình bên ngòai. Câu hỏi của bạn, mặc dù có ý tốt, vẫn gây khó chịu, sẽ không có sự đáp trả lại. Thay vào đó, hãy khen ngợi đối phương và chấm dứt tại đó.
Bí quyết 4 : Sử dụng ngôn ngữ thể hình một cách thân thiện
Cách nhanh nhất để chấm dứt cuộc trò chuyện, ngay cả trước khi nó bắt đầu, là vòng tay trước ngực, quắc mắt nhìn và biểu lộ sự khó chịu trên gương mặt. Cho dù bạn có ý hay không, bạn biểu lộ sự lãnh đạm và không hứng thú. Thay vào đó, hãy nhìn vào mắt nhau, có tư thế cởi mở và mỉm cười. Nếu bạn biểu lộ sự thân thiện ra ngoàii bạn sẽ có câu trả lời thân thiện đáp lại.
Bí quyết thứ 5 : Hãy quan tâm đến người khác
Hãy đặt câu hỏi. Tìm hiểu về đối phương. Nếu bạn không hiểu những gì đối phương đang nói thì hãy hỏi lại. Mọi người thường rất hãnh diện bởi sự quan tâm của bạn đến nổi họ không chú ý nếu câu hỏi của bạn không được thông minh lắm.
Bí quyết 6 : Giữ cuộc trò chuyện ngắn gọn
Tránh những cuộc thảo luận sâu về tôn giáo, bệnh tật, cá nhân, vấn đề về tiền bạc và hôn nhân. Phát biểu quan đểm của bạn nhưng tránh những câu như "Tôi đúng, anh sai". Đồng ý chấm dứt cuộc trò chuyện nếu nó trở nên gây cấn.
Bí quyết 7 : Lắng nghe
Hãy lắng nghe một cách hứng thú để những chủ đề được mở rộng. Ngay cả những người nhạt nhẽo cũng có những điều mà bạn có thể học hỏi.
Bí quyết 8 : Câu hỏi
Nếu một người phát biểu như sau "Tôi không thích thức ăn ở đây", hãy hỏi "Những thức ăn mà bạn không thích là gi?", và đừng hỏi "tại sao?", thường là câu trả lời ngắn của chúng ta. "Tại sao" - ( Why ) - bắt buộc đối phương phải giải thích về câu nói của mình và sau đó tự bào chữa bằng cách nói "bởi vì ...". Sau một lúc, bạn sẽ cảm thấy muốn chấm dứt cuộc trò chuyện, đặc biệt khi bạn bất đồng vớii đối phương. Câu hỏi "cái gì" - ( What ) cho phép cuộc trò chuyện tiếp tục vì nó làm cho đối phương có thể phát biểu tự do mà không cần thanh minh.
Bí quyết 9 : Có óc hài hước
Ngay cả trong trường hợp trang trọng nhất, những người thận trọng đôi khi phát biểu ngớ ngẩn hoặc xúc phạm. Nếu bạn là đối tượng của cuộc vui đùa này, hãy bỏ qua. Hãy tự bảo rằng, người đó không có ý, chỉ vô tình mà thôi.
Bí quyết 10 : Hãy mở lối thóat một cách nhã nhặn
Nếu bạn cảm thấy chán người trò chuyện hoặc bạn cần đi đâu đó mà không muốn xúc phạm người đối phương, đơn giản tìm cớ bằng cách nói rằng bạn cần mua nước hoặc muốn chào hỏi một người nào đó.
nghĩ về nghề lập trình viên
Vô tình đọc được blog của Lê Nam về nghề lập trình viên, thấy rất hay nên post lên để mọi người có thể hình dung rõ hơn về cái ngành cao cấp này:
Nghề lập trình viên chẳng có gì cao sang
Làm phần mềm không có thu nhập cao Đây là thực thế phũ phàng nhất đang đè nặng lên đầu óc của các lập trình viên chúng ta, nặng đến nỗi đôi lúc có người không thể đè nỗi phím Shift trên bàn phím. Vâng, theo tất cả các khảo sát về tiền lương thì làm việc trong ngành CNTT sẽ có mức lương cao nhất. Làm phần mềm lại rất cực. Cái cực đầu tiên là áp lực thời gian. Điều này thì không cần phải nói nhiều rồi...
Được nghỉ 3 ngày nên ngồi suy ngẫm về cái nghiệp lập trình viên mà mình đang theo đuổi.
Tường thuật từ một buổi ăn trưaMột dịp hiếm hoi tôi được ngồi ăn trưa với mấy đứa bạn học chung hồi đại học. Cả bọn đều đang làm cho các công ty phần mềm lớn, ngót ngét cũng được hơn 2 năm rồi.
- Dạo này bên mày "cày" dữ không?
- Cũng như trước. Bị bên kia nó dí giữ quá........
- Bây giờ tao nhận ra rằng đi làm phần mềm là một sai lầm. Tưởng rằng lương cao chứ thật ra chẳng bằng ai. Tao thấy mấy đứa bạn đi làm mấy ngành khác sướng hơn nhiều. Mấy đứa đi làm sales giàu quá trời.
- Còn mấy đứa bạn tao đi làm bên ngành ngân hàng cũng đã lắm.
- Tính ra thì học y hoặc dược hơi cực nhưng bây giờ đứa nào cũng ngon lành.
Câu chuyện tiếp tục với đề tài liên quan đến các ngành nghề khác. Ở thời buổi này thì cả bọn thấy làm nghế gì cũng sướng hết, vừa có thu nhập cao lại vừa lý thú, trừ cái nghề lập trình viên mà cả bọn đang theo đuổi!
Hỡi ôi! Cái nắng đổ lửa của Sài Gòn cũng không làm tôi choáng bằng nỗi băn khoăn về cái nghề mà mình đang theo đuổi. Ai cũng đổ xô đi học công nghệ thông tin, ai cũng nói ngành này là "hot" nhất, triển vọng nhất, tốt nhất, và sướng nhất. Thế mà ngay ở đây, những kỹ sư phần mềm mà kinh nghiệm làm việc còn ít hơn cả "kinh nghiệm" ngồi trên ghế giảng đường Đại học, với bao ước mơ, hoài bão và nhiệt huyết, lại có cái nhìn thực tế thật phũ phàng vậy.
Ok. Phần "tâm trạng" mở đầu như vậy là đủ rồi. Bây giờ tôi thử liệt kê những cái "nghĩ quẩn" của mình về nghề lập trình viên (hay là kỹ sư phần mềm, hay là chuyên viên phát triển phần mềm, hay là thợ code, hay là công nhân kỹ thuật cao, hay là những chuyên viết chat Yahoo! lén,...)
1) Làm phần mềm không có thu nhập cao
Đây là thực thế phũ phàng nhất đang đè nặng lên đầu óc của các lập trình viên chúng ta, nặng đến nỗi đôi lúc có người không thể đè nỗi phím Shift trên bàn phím.
Vâng, theo tất cả các khảo sát về tiền lương thì làm việc trong ngành CNTT sẽ có mức lương cao nhất.
Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Mức lương khởi đầu thì cao thật, nhưng sau đó thì... Làm sao ta có thể toàn tâm toàn ý fix bug được nếu như biết được đứa bạn cấp III của mình bây giờ đang làm cho các tập đoàn kinh tế nước ngoài với mức thu nhập trên 10 triệu. Làm sao không thể nóng đầu được nếu như biết được lúc mới ra trường mức lương của nó chỉ bằng phân nửa của ta.
Vâng, lương khởi điểm thì cao nhưng tăng không nhanh. Có tăng thì cũng tăng không nhiều. Có nơi chịu tăng nhiều thì không có thưởng. Ngoài những cái đó thì chẳng còn thu nhập nào khác, cũng ít có cơ hội để "đánh lẻ" bên ngoài vì công việc chính đã quá bận rộn rồi.
2) Làm phần mềm lại rất cực
Cái cực đầu tiên là áp lực thời gian. Điều này thì không cần phải nói nhiều rồi. Bây giờ nói đến môi trường làm việc. Nếu ai chưa từng làm phần mềm thì có thể hình dung thế này.
Thử tưởng tượng bạn bước vào một khu nhà rộng lớn, rất yên tĩnh và hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Bạn bước đến cửa ra vào và biết rằng ở đây những người bảo vệ làm việc 24 giời/ngày, suốt 365 ngày/năm. Bước vào bên trong nữa, bạn sẽ thấy ở đấy không khí rất âm u, hoàn toàn không có ánh sáng tự nhiên. Cũng dễ hiểu thôi, vì mọi nơi ở đây đều không có cửa sổ. Nếu có cửa sổ thì cũng luôn bị đóng kín lại.
Bạn bước vào sâu hơn nữa và thấy các căn phòng được ngăn ra, bên trong từng căn phòng lại được ngăn ra thành từng buồng nhỏ hơn nữa. Mỗi buồng đều có diện tích như nhau, rất chật hẹp, và được bài trí, trang bị vật dụng giống hệt nhau. Trong đó có đặt ít nhất một bộ máy vi tính, nhưng vì diện tích không gian quá nhỏ nên nó chiếm gần hết khoảng không, chỉ còn lại vừa đủ cho bạn ngồi vào đó. Bạn sẽ không thể đi lại thoải mái được, không thể nằm ra, thậm chí xoảy trở vận động cũng khó khăn vì quá chật hẹp.
À, bạn cũng phải đeo một cái thẻ có ghi một mã số trên túi áo. Bạn sẽ nhận ra rằng mọi người ở đây cũng đều đeo thẻ có mã số như vậy. Và bạn chỉ có thể tự do trong khoảng không gian chật hẹp của mình; bạn không được tự do đi sang khu vực khác, thậm chí không được sang buồng bên cạnh và đụng đến bất kỳ vật dụng gì ở đó.
Chưa hết, bạn không được làm ồn và ảnh hưởng, dù nhỏ nhất, đến những buồng xung quanh.
Và mỗi ngày sẽ có một người có chức vụ ở đây (tạm gọi là đốc công) đến giao cho bạn một số nhiệm vụ phải hoàn thành. Bạn sẽ làm việc trong buồng của mình, với những dụng cụ cung cấp sẵn. Không như những công việc ở thế giới bên ngoài, ở đây họ thực thi chế độ làm việc "tự do giờ giấc". Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là có những người ở cấp cao hơn nữa giao cho những viên đốc công các nhiệm vụ, và định các nhiệm vụ đó theo đơn vị thời gian là ngày, tuần, hoặc tháng. Đến phiên các đốc công này sẽ chia nhỏ các nhiệm vụ đó ra rồi giao lại cho những người như bạn. Điều kỳ lạ mới xảy ra ở đây. Cái mà viên đốc công nhận là một công việc cần n ngày, nhưng vì bạn được quản lý theo chế độ "tự do giờ giấc", cho nên cái gọi là n ngày đó hoàn toàn không có ý nghĩa đối với bạn. Bạn có thể phải bỏ ra n nhân với 8 giờ để hoàn thành nó, hoặc có thể phải cần đến n nhân với 12 giờ, hoặc n nhân với 18 giờ, hoặc là (n+x+y+z) nhân với 18 giờ. Cái mà viên đốc công cần ở bạn là kết quả cuối cùng.
Được rồi. Tôi tạm dừng ở đây để hỏi bạn một câu:
Bạn nghĩ xem mình đang ở đâu?Tôi tin rằng chín trên mười người được hỏi sẽ có cùng một câu trả lời: đó là cái nhà tù. Nơi mà người ta tách biệt mọi người ra riêng rẽ; nơi mà hoạt động suốt ngày, suốt đêm, suốt năm; nơi mà người ta nhét thật nhiều người vào ở theo nguyên tắc tối ưu hóa tối đa về diện tích sử dụng và sẵn sàng y sinh mọi yếu tố khác; nơi mà người ta chỉ quan tâm đến công việc có được hoàn thành hay không, chứ không cần chú ý đến chất lượng và thời gian bỏ ra; và là nơi mà với tất cả sự hy sinh và chịu đựng như vậy, những người bỏ ra gần hết thời gian của họ ở đó sẽ chỉ được tưởng thưởng rất ít; và việc tưởng thưởng sẽ phải đợi cho đến khi xong nhiệm vụ, hoặc đến một ngày cố định nào đó trong năm (gọi là ngày ân xá, hay còn gọi là đợt performance appraisal) - (hãy nhớ đến cách mà ba mẹ tưởng thưởng cho bạn: trước, trong khi, và sau khi làm xong việc đều được cả, và thưởng một cách vô điều kiện, nếu bạn đậu đại học vào tháng 8 thì ba mẹ không bao giờ phải đợi đến tháng 12 mới thưởng cho bạn, thậm chí ngay từ tháng 5, tháng 6 cũng có thể khích lệ cho bạn rồi; bây giờ hãy so sanh với cách mà nhà tù trên thưởng cho bạn Bạn thhích cái nào hơn?
Nhưng ngoài chín người đó vẫn còn một người có câu trả lời hoàn tòan khác: nơi đây là một công ty phần mềm. Người đó không ai khác là một lập trình viên.
3) Nghề lập trình chẳng giúp gì cho gia đình được
Người Việt mình đi làm ngoài chuyện kiếm tiền là mục tiêu đầu tiên, còn sau đó thì muốn có thể "giúp đỡ" cho gia đình, họ hàng vào những dịp quan trọng. Ví dụ: chồng của con của em ruột của bà ngoại của tôi làm một chức lớn trong ngành hàng hải ở ngoài Hà Nội, nên gia đình tôi có "vấn đề" gì về chuyển hàng hóa đi nơi khác là OK liền ; hoặc nếu như chị họ của chị dâu của anh họ xa của bạn làm ở phòng tín dụng ngân hàng, bạn sẽ dễ dàng vay tiền để mua nhà hơn; hoặc là bạn học cũ hồi cấp II của mẹ tôi có một người bạn thân có người em gái ruột làm ở bộ phận Răng - Hàm - Mặt bệnh viện Chợ Rẫy, nên khi đứa cháu trai của anh rể của tôi cần đi nhổ một cái răng sâu, chắc chắn nó sẽ được ưu tiên vào trước mà không phải đợi lâu; ngoài ra, cháu bé này khi xin vào lớp 1 cũng rất dễ dàng vì một người họ hàng xa ở ngoài Bắc của tôi là bạn thời chiến đấu với vợ của ông hiệu trường của trường cấp I trọng điểm trong khu vực.
Vậy, tôi có thêm một câu hỏi dành cho bạn:Tính từ lúc đi làm lập trình viên đến giờ, hãy kể ra một lần nào đó mà gia đình hay họ hàng của bạn đã "nhờ vả" bạn được việc gì đó?
Tôi tin rằng phần lớn các lập trình viên đều không trả lời được câu hỏi này.
Vậy một câu hỏi dễ hơn:
Hãy nhìn xung quanh trong công ty phần mềm mà bạn đang làm, kể cả những người có chức vụ và thâm niên cao nhất, bạn có thấy họ "giúp đỡ" được cho gia đình việc gì chưa?
Hầu hết các lập trình viên cũng không thể trả lời được câu hỏi này.
Bởi vì khi bạn dành gần hết thời gian trong ngày của mình ngồi trước máy vi tính để viết chương trình, bạn sẽ chẳng có được một "lợi thế" nào khác trong cuộc sống, ngay trước mắt và về sau này. Thậm chí một người bạn của tôi đi làm marketing cho tập đoàn hóa mỹ phẩm, thoạt nhìn cũng chẳng có "ưu thế" gì đặc biệt, nhưng thật ra hằng tháng cũng được công ty cho nào là dầu gội đầu, sửa tắm, kem đánh răng, sản phẩm riêng dành cho chi em phụ nữ ,... hoàn toàn miễn phí. Ông bác làm bảo vệ kiêm soát vé ở sân vận động thì thỉnh thoảng đem được nhiều vé mời về cho gia đình. Người bạn khác làm kiến trúc sư thì có thể vẽ nhà dùm tôi với giá hữu nghị mà chất lượng thật bảo đảm. Còn bạn, bạn có thể đem được cái gì về? Đem cái chương trình mà ngay cả bạn dù viết ra nó cũng không hình dung người ta sẽ sử dụng ra sao? Hay là giúp đỡ họ hàng mình khi họ cần fix một vài cái bug trong một cái phần mềm nào đó. Thậm chí, một số bạn của tôi, đi du học lên cao để chuyên tâm làm nghiên cứu, thoạt nhìn thì có vẻ "vô tích sự" đối với gia đình, nhưng ngẫm lại thì cũng đem về nhà được cái danh là "ông tiến sĩ", "ông thạc sĩ". Còn nếu bạn đi làm lập trình viên, dù có được ra nước ngoài đi công tác, thì bà hàng xóm bên cạnh nhà cũng chỉ biết rằng: "thằng đó nó đi xuất khẩu lao động".
4) Làm phần mềm thì sẽ ít cơ hội được giao tiếp với bên ngoài
Bởi vì bạn phải dành gần hết thời gian trong cuộc đời của mình trong một không gian chật hẹp, với phía trước là làm màn hình vi tính, hai bên trái và phải là hai vách ngăn, còn ngay phía sau lại là một lập trình viên khác cũng đang ngồi trong thế tù túng giống bạn. Đấy, thế giới của bạn hạn hẹp như thế. Bạn rời mắt khỏi màn hình, nhìn ra xa xăm, và chẳng phải đợi lâu khi mắt của bạn bị dội ngay lại bởi bức tường trước mặt. Lần cuối cùng mà bạn thấy ánh sáng mặt trời khi đang làm việc là khi nào? Phần lớn những người không bao giờ hình dung nổi mình có thể sống trong một căn nhà không bao giờ có ánh sáng tự nhiên, thế mà họ không nhận ra rằng mình dành hết thời gian ban ngày ở một môi trường khủng khiếp như vậy.
Đáng buồn thay, ở trong một mội trường như vậy còn khiến cho bạn ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bạn sẽ ít khi gặp được những người mà bạn yêu thương, ít có điều kiện làm quen được với những người có thể giúp thay đổi cuộc đời hay sự nghiệp của bạn một cách tích cực. Khi bộ óc của bạn lúc nào cũng chỉ hoạt động trong 2 trạng thái: suy nghĩ logic (lúc bạn làm việc và đi học thêm vào buổi tối) và ngủ, chắc chắn bạn sẽ bị thui chụt đi rất nhiều khả năng cảm nhận cảm xúc của người đang nói chuyện với mình, hay khả năng biểu lộ suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và đầy xúc cảm.
Ồ không, bạn không hề cô đơn trong thế giới riêng của mình, vì bây giờ khoa học kỹ thuật đã phát triển rất cao. Có 2 phát minh vĩ đại có thể giúp cho bạn tiếp xúc với thế giới bên ngoài dù bạn ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào: điện thoại di động và online messenger (ở VN thì có thể gọi luôn là Yahoo! Messenger, hay IM, vì nó quá phổ biến). Nhưng thật ra thì chúng chỉ làm cho thế giới của người lập trình viên tồi tệ thêm thôi. Hãy nghĩ về người mà bạn yêu thương nhất. Có thể bạn đã quá quen thuộc với khả năng gọi đến người đó, hay là nghe được giọng nói của người đó bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Hãy nghĩ lại thử xem. Thế ngoài giọng nói của người đó, bạn có thể nghe được tâm trạng, đọc được cảm xúc trên khuôn mặt người đó, nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng trái tim của mình không? Hãy nghĩ lại thử xem. Có bao giời bạn thấy buồn cười không khi bạn trao đổi với người đó hằng ngày, mà người đó cũng không ở xa bạn, nhưng đến một hôm bạn chợt nhận ra người đó đã ốm đi rất nhiều, có vẻ mệt mỏi hơn rất nhiều, khi bạn có được thời gian hiếm hoi gặp mặt. Hãy thử nghĩ lại xem. Bạn có thể gọi đến người đó bất kỳ khi nào bạn muốn, nhưng liệu điện thoại di động có giúp cho bạn biết đúng lúc nào đó mà người đó cần bạn đến nhất không. Không thể rồi. Chỉ có ánh mắt, cử chỉ, khuôn mặt, hơi thở của người đó mới giúp bạn nghe ra được điều đó. Những tín hiệu này thì còn rất lâu khoa học kỹ thuật mới có thể giúp bạn được.
Hay như tôi đây, trước khi biết đến YM, tôi có thể viết một hơi mười mấy trang giấy, biểu lộ cảm xúc của mình qua từng từ ngữ, chấm câu, ngắt đoạn. Còn bây giờ tôi dùng phần lớn thời gian để suy nghĩ xem chèn cái emotion nào (, , , , ) để thay cho sự bất lực trong cách thể hiện cảm xúc của mình.
Tóm lại, bất kỳ ai cũng cần một cuộc sống cân bằng, vừa có thế giới riêng tư vừa có thể giới bên ngoài. Công việc lập trình viên có thể khiến cho cuộc sống của bạn mất cân bằng. Bạn có thể giải quyết bằng cách chữa trị đúng vào nguyên nhân của vấn đề (sự mất cân bằng), hoặc bạn có thể chọn cách chữa trị vào các triệu chứng (ít giao tiếp, tách biệt với thế giới bên ngoài). Phần lớn lập trình viên đều chọn cách thứ hai, và họ dành thật nhiều thời gian cho điện thoại di động và YM. Bất kỳ ai cũng hiểu điều đơn giản này: không thể tin vào một bác sĩ chỉ biết chữa bệnh bằng cách tìm mọi cách dứt cho được triệu chứng, cái mà bệnh nhân cần là chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân và chữa được nguyên nhân của căn bệnh.
Điện thoại di động và YM chỉ giúp lập trình viên chữa trị các triệu chứng. Nó là những phương tiện thông tin tốt, đặc biệt tốt với những ai có cuộc sống cân bằng. Nhưng nó là một thảm họa đối với những ai có cuộc sống không cân bằng. Hầu hết mọi lập trình viên đều có cuộc sống không cân bằng.
5) Làm lập trình viên không "cao cấp" như mọi người nghĩ
Mọi người thương quan niệm ngành CNTT là ngành khoa học trình độ cao, hay là kỹ thuật cao (high-tech). Bởi vậy ai cũng cho rằng làm phần mềm là ngành kỹ thuật cao. Ở đâu sắp mở khu công nghệ cao, ở đấy người ta sẽ tìm cách chào đón các công ty phần mềm vào đầu tiên.
Thực sự không phải như vậy. Làm phần mềm không phải là kỹ thuật cao, ngược lại là khác, nó chính là ngành kỹ thuật thấp (low-tech). Công việc mà tôi đang làm là gì? Đó là chuyển những yêu cầu chưa rõ ràng của khách hàng thành những mã lệnh của máy vi tính. Chấm hết. Chẳng có gì là high-tech cả. Nếu nói thông dịch viên là một ngành kỹ thuật cao thì thật là buồn cười, còn tôi thấy nói rằng làm phần mềm là một ngành kỹ thuật đỉnh cao thì còn buồn cuời hơn.
CNTT là một ngành high-tech, và một khoa học cao cấp. Chính xác.
Nhưng làm phần mềm không phải là CNTT, và càng không phải là high-tech.
Những người nghiên cứu chuyên sâu về các lý thuyết lập trình, về các khoa học cơ bản cho ngành phần mềm là high-tech. Các lĩnh vực về compiler, database, AI (trí tuệ nhân tạo), robot, kể cả về cấu trúc dữ liệu và thuật toán,... đều có thể xem là high-tech. (À, mà hiện nay ở Việt Nam người ta đổ xô học lên cao để đi theo những cái high-tech này, nhưng có thật họ có làm những việc high-tech ở trong đó không thì tôi sẽ có dịp trình bày sau ).
Còn làm phần mềm lại ở một cấp thấp hơn rất nhiều. Tất cả mọi việc tôi cần làm để chuyển yêu cầu thành các mã lệnh là sử dụng các cấu trúc dữ liệu, các thuật toán đã sẵn có. Chẳng có gì là high-tech cả. Làm phần mềm mà một kỹ nghệ (engineering) chứ không phải là khoa học (science) hay là nghiên cứu (research) gì cả.
Bây giờ trở lại với công việc thực tế của lập trình viên. Các sinh viên ngành CNTT đều mơ mộng về một công việc rất high-tech, trong đó mình có thể tìm ra những thuật toán mạnh mẽ, những lý thuyết mới mẻ, những mô hình độc đáo, sáng tạo. Những chỉ sau 1,2 năm làm việc thì đều vỡ mộng vì thấy rằng công việc thực tế lại quá low-tech, quá "cơ bắp".
Sử dụng lý thuyết sẵn có để làm ra phần mềm chính là kỹ nghệ phần mềm, cái này thì chằng có gì là high-tech theo như cách hiểu của mọi người cả.
Còn nếu muốn tìm ra những lý thuyết mới thì đó là một lĩnh vực hoàn toàn khác. Có thể rất high-tech, nhưng ở VN có lẽ có rất ít công ty tạo điều kiện để làm việc này. Còn ở nước ngoài có thể vào những bộ phần nghiên cứu phát triển ở các công ty lớn mà làm. Mà công việc đó thì cũng không còn được gọi là software engineering nữa.
Vậy thì bị kịch của lập trình viên là gì? Đó là phải làm một công việc rất low-tech trong khi đầu óc lại luôn mơ về một công việc high-tech. Hậu quả: công việc cực khổ, cơ bắp, nhàm chán, và chẳng có gì mới mẻ.
Có thể hiễu nỗi khổ này của lập trình viên bằng cách hình dung một anh chàng lúc nào cũng mơ mộng trở thành một nhà toán học lỗi lạc, trong khi công việc hằng ngày là phải tính toán sổ sách cho một cửa hiệu tạp hóa.
ooOoo
Nãy giờ tôi nhìn vào nghề lập trình viên bằng suy nghĩ phiến diện, tiêu cực. Bây giờ thử bỏ chiếc mũ màu đen trên đầu, bỏ cả cặp mắt kính đen ra, đội chiếc mũ màu vàng vào, ngước lên bầu trời trên cao, nhìn thấy ánh sáng mặt trời vàng rực. Vậy thử tìm cách nhìn nghề lập trình viên bằng con mắt lạc quan xem thế nào.
Nhưng trước hết thì phải đi uống nước ép trái cây đã.
Tường thuật từ một buổi ăn tối
Lại có một dịp khác tôi có dịp đi ăn tối với các người bạn của một người bạn của tôi. Thành phần thì đủ cả: dược sĩ, nhân viên bán hàng, marketing, giáo viên, người không có việc làm và người chưa có việc làm.
- Biết vậy hồi trước tao học ngành CNTT thì bây giờ sướng rồi.
Tôi giật mình và tiếp tục chăm chú lắng nghe.- Ừ! - Một người khác nói. - Làm cái đó lương cao mà không phải lo lắng, chạy vạy nhiều.
- Làm ngành của tao nhìn bên ngoài thì đã thật, nhưng nhiều cái mình không thích nhưng cứ phải ráng mà chịu đựng, nhìn bọn làm phần mềm thảnh thơi mà thấy thèm.
À há! Khi mình thay đổi cách nhìn vào cùng một việc, mình sẽ thấy được nhiều điều quan trọng hơn. Vậy thì thử đội mũ vàng vào và nhìn mọi việc một cách tích cực và yêu đời xem.
1) Làm phần mềm thật là vui
Không có nhiều công việc trên đời này tự bản thân nó đem lại niềm vui như khi làm phần mềm.
Bằng chứng thì rất dễ tìm thấy. Hãy đến một công ty phần mềm vào buổi tối, vào ngày cuối tuần, thậm chí là ngày lễ, bạn sẽ thấy có một vài nhân viên vẫn đang ở công ty mày mò tìm hiểu, viết thêm một số phần mềm chẳng liên quan đến công việc, cũng chẳng để kiếm tiền. Họ mày mò chỉ đơn giản vì họ thích, vì nó hay, vì nó vui. Ngoài ra, những công nghệ mới liên quan đến phần mềm, và ngay cả bản thân chiếc máy vi tính, đều có thể đem lại niềm vui và sự thích thú cho người sử dụng. Tôi luôn thấy nhiều nhân viên ở lại công ty để duyệt web, chơi game bằng máy vi tính. Ngoài ra còn có vô số điều lý thú khác để làm với máy vi tính.
Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy một nhân viên kế toán hay tài chính ở lại công ty để "chơi" với mấy cái sổ sách cả. Tôi cũng chưa thấy ở nhà máy nào có công nhân tình nguyệnở lại để "quậy" với mấy cái máy mọc cả. Hay những người làm sales, họ sẽ làm gì sau khi hoàn thành công việc? Chẳng có gì trong công việc để "giải trí" cho họ cả. Có lẽ bia, rượu, thuốc lá, đồ nhắm thì vui hơn chăng?
Dĩ nhiên cũng có người ở lại để mày mò tìm hiểu thêm về công việc. Nhưng mục đích chủ yếu là để nâng cao kiến thức chuyên môn và thăng tiến. Đây là một phạm trù khác. Cái mà tôi muốn nói đến là niềm vui, là động lực tự nhiên, vô tư.
Tôi còn nhớ khi mình tham gia đội dự tuyển bóng đá ỏ trường hồi cấp II, sau giờ tập luyện mệt nhọc, tất cả chúng tôi đều ở lại để chia làm hai phe đá banh tiếp. Chẳng phải để rèn luyện gì cả, chỉ bởi vì đá banh thì vui, chơi với bạn bè thì rất vui.
Tôi còn quen một anh bạn làm nhân viên trong bệnh viện, chưa hề đi học chính thức về tin học, nhưng khi rảnh rỗi vẫn tự đọc sách để việt máy chương trình bằng VB để phục vụ cho công việc của mình và đồng nghiệp. Hay một ông bác tự mày mò học viết chương trình đơn giản, học thiết kế đồ họa để tự làm web cho mình. Thật là vui và thật là say mê. Họ cũng rất vui nếu tôi tặng họ những cuốn sách hay hay gửi cho họ những chương trình mẫu hữu ích.
Ngược lại, tôi chưa có dịp tặng những cuốn sách kiểu như "Nhập môn kế toán", "Nghệ thuật bán hàng" cho ai đó mà tôi quen, để họ có thêm thú vui tiêu khiển.
Một công việc mà bản thân nó có thể đem lại niêm vui, sự thích thú một cách tự nhiên, vô tư, thì đó chắc chắn là một công việc tốt về lâu dài.
2) Làm phần mềm hướng mình đến những mục tiêu tốt đẹp
Ở bất kỳ công ty phần mềm nào, nhân viên luôn được khuyến khích:
* Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn.
* Rèn luyện ngoại ngữ. * Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày,...
* Chăm chỉ, có trách nhiệm,....
Nếu bạn thực hiện tốt những việc trên, bạn sẽ được đền đáp về nhiều mặt: thu nhập, chức vụ,... Nghĩa là bạn cần đặt những mục tiêu tốt đẹp, và thực hiện những kế hoạch tốt đẹp.
Những công việc khác thì thế nào? Ai cũng hiểu mục tiêu của ngành y là cao đẹp, nhưng để bảo đảm cuộc sống tốt đẹp thì phần lớn bác sĩ phải thực hiện những kế hoạch chẳng tốt đẹp tí nào. Bây giờ thì thầy cô giáo cũng phải chạy xô, ép buộc học sinh rất nhiều. Thậm chí cũng có những công việc mà cả mục tiêu và kế hoạch đều không cao đẹp tí nào cả. Chẳng hạn mục tiêu cuối cùng là phải rút ruột được khách hàng, chén ép người khác,....
Nói dễ hiểu hơn, môi trường làm phần mềm bản thân nó là nơi tạo điều kiện cho mọi người nỗ lực vì những mục tiêu cao đẹp, để mọi bên đều có lợi (Win/Win). Còn nhiều công việc khác, nếu muốn tốt cho mình thì phải bon chen, thủ đoạn, nói chung lợi cho mình thì hại cho người khác và ngược lại (Win/Lose hoặc Lose/Win).
3) Làm phần mềm có thể giúp đem lại thu nhập cao
Lương bổng của kỹ sư phần mềm thì không thể giúp mình làm giàu được. Tính ra lại không bằng những ngành khác. Nhưng thử nghĩ lại xem, có ai làm giàu chỉ bằng đồng lương của mình không?
Trước tiên, hãy xem lại mục tiêu của bạn là gì?
1. Kiếm một công việc có lương cao nhất?
2. Có được tài chính để mình đạt được những mục tiêu khác trong cuộc sống?
Nếu mục tiêu của bạn là 1, thì làm phần mềm không phải là công việc phù hợp. Mà thật ra cũng khó có một công việc phù hợp với mục tiêu này, vì ngay khi bạn kiếm được một công việc có mức lương cao hơn, bạn sẽ lại thấy (hay nghe đồn thấy) có một công việc có lương cao hơn nữa.
Còn để đạt được mục tiêu thứ 2, bạn cần làm tốt 3 điều:
1. Biết cách kiếm tiền.
2. Biết cách tiêu tiền.
3. Biết cách dùng số tiền còn dư lại để sinh ra nhiều tiền hơn.
Nghĩa là, làm việc và làm giàu là hai việc hoàn toàn khác nhau. Kẻ nào cố gắng nhập chung lại để giải quyết cùng một lúc cuối cùng chỉ thêm thất vọng mà thôi.
Điều tuyệt vời là thế này: làm phần mềm là công việc rất tốt để bạn hoàn thành tốt điều thứ nhất trong 3 việc trên. Tuyệt vời hơn nữa là bạn có thể kiếm tiền một cách lương thiện.
Nếu muốn có nhiều tiền hơn, cái mà bạn cần không phải là một công việc mới, mà là học và làm thật tốt hai điều còn lại. Dĩ nhiên, trên đời cũng có thể có công việc có mức lương quá tốt đến nỗi bạn không cần quan tâm đến hai điều còn lại. Nhưng nó sẽ rất hiếm, và dù sao thì thực hiện tốt cả 3 điều vẫn dễ dàng và căn cơ hơn là chỉ cần làm đều thứ nhất.
Khi nào có thời gian, tôi sẽ nói nhiều hơn về vấn đề "cơm áo gạo tiền này".
4) Làm phần mềm tạo điều kiện có được cuộc sống cân bằng
Muốn sống hạnh phúc thì chúng ta phải khỏe mạnh về thể chất lẫn đầu óc. Mà đối với mỗi thứ, cách tốt nhất để nó khỏe mạnh là phải vận động.
Làm phần mềm là cách tốt nhất để vật động đầu óc. Nói chung các công việc liên quan đến dịch vụ, làm việc văn phòng, dạy học, nghiên cứu, ít nhiều cũng giúp vận động đầu óc. Sau khi kết thúc công việc, bạn có thể sử dụng thời gian rảnh để vận động tay chân, chơi thể thao, làm những việc khác để bồi bổ cơ thể. Thật là dễ dàng (dĩ nhiên nếu bạn chịu cố gắng ).
Những người làm công việc tay chân, cơ bắp thì không được thuận lợi như vậy. Tôi từng có thời gian làm rồi nên biết rõ. Sau một ngày làm việc đầu óc mệt nhoài, tôi có thể dễ dàng vận động gân cốt cho cân bằng. Nhưng sau một ngày làm việc tay chân rã rời, thật không dễ tí nào để dành thêm thời gian để vận động đầu óc. Đọc sách, chơi ô chữ, luyện vài bài toán Không đời nào làm được. Khả thi nhất là nằm dài xuống và coi một bộ phim lê thê, ướt át của Hàn Quốc. Cái đó thì thật ra chẳng giúp vận động đầu óc được một tí gì hết.
Một số công việc khác cũng độc hại không kém. Làm sếp chẳng hạn, hay đi tiếp khách để bán hàng cũng vậy. Bia rượu, thuốc lá, và có khi thêm mấy cái khoản nếu-không-nói-ra-thì-ai-cũng-hiểu, thật là một tai họa cho thể chất lẫn đầu óc. Uống xong một chai bia phải mất gần 1 giờ đồng hồ chạy bộ để khắc phục sự cố; nếu uống hết một két bia chắc phải mất hết một ngày không ăn uống gì để chạy bộ.
5) Và thử suy nghĩ tích cực về những suy nghĩ tiêu cực trước đó
Nếu mình làm phần mềm thì gia đình không "nhờ vả" gì được. Nhưng nếu nghĩ kỹ lại, thì thật là tốt. Ai trong chúng ta đều có gia đình, họ hàng, bạn bè, người quen để có thể "nhờ vả" những dịp như vậy. Thế thì khi nào mình cần, hay gia đình mình cần, thì cứ việc nhờ những người đó giúp đỡ.
Tôi muốn làm công việc mà mình yêu thích, làm người thực sự có ích; còn mấy việc "linh tinh và rắc rối" đó, chắc chắn có rất nhiều người có thể giúp đỡ tôi. Điều ngược lại thì tôi không muốn làm tí nào. Còn bạn thì sao?
Còn muốn tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn? Công việc lập trình đúng là không chosoftware_developer.jpg phép bạn tiếp xúc với nhiều người bên ngoài, nhưng đó là trong công việc. Lập trình không hề ngăn cản bạn sử dụng thời gian còn lại để làm những việc đó.
Đối với tôi, điều tuyệt vời nhất của công việc là nó không cho phép tôi gặp quá nhều người. Có nghĩa là nó sẽ giúp tôi không phải gặp những người mà tôi không thích, những người mà tôi và họ không đem lại sự thay đổi tốt đẹp cho nhau. Có nghĩa là nó giúp tôi quý trọng thời gian của mình, thời gian mà lẽ ra tôi phải dành cho những người tôi yêu thương nhất, những người yêu thương tôi nhất, những người có ý nghĩa đối với tôi nhất trong gia đình, công việc, sở thích,... Khi nhìn ra xung quanh, tôi thấy mình không thể làm một số công việc đơn giản bởi vì để làm tốt những việc đó, tôi phải hy sinh những điều có ý nghĩa nhất đối với tôi, để có được những điều mà thật ra chẳng có ý nghĩa gì về lâu dài cả, tôi phải làm bởi vì người ta yêu cầu tôi làm, hay là vì muốn được bằng như những người khác.
Vậy làm phần mềm thì lý thú hay là quá "cơ bắp"? Cũng nói về phần mềm, có người làm những việc rất high-tech, nhưng có người lại làm việc rất low-tech.
Thế nào là high-tech? Bạn có thể đọc cuốn sách "Nghệ thuật lập trình máy tính"
Thế nào là low-tech? Bạn thử đọc qua cuốn sách "Code Complete" Tôi đã đọc gần hết cuốn Code Complete, và đã từng cố gắng đọc cuốn "Nghệ thuật lập trình máy tính", nhưng chỉ được vài chương của tập I là bỏ cuộc. Từ đó tôi hiểu mình thích hợp với phần low-tech khi làm phần mềm.
Điều hấp dẫn khi làm mấy cái low-tech này là gì? Đó là tư duy để hiểu đúng vấn đề cần giải quyết, phân tích những giải pháp có thể rồi chọn là giải pháp tốt nhất, dùng những kiến thức và công nghệ hiện có (những cái hiện có thôi, còn muốn tìm ra cái mới thì không thuộc về phạm trù ở đây nữa) để thiết kế giải pháp đó, hiện thực, rồi kiểm tra. Tất cả những việc trên luôn đặt dưới áp lực thời gian, áp lực về chất lượng.
Dĩ nhiên, nếu công việc lập trình là đáng chán thì nguyên nhân không phải bởi vì bản chất công việc là đáng chán; mà nguyên nhân là có sự khác biệt giữa nguyện vọng của bạn và thực tế bạn đang làm. Trong trường hợp đó, cái mà bạn cần không phải là một chức vụ mới (tôi không bao giờ muốn làm sếp để sai những người cấp dưới làm những việc mà bản thân tôi cũng thấy "è lưỡi"), không phải là một công ty mới, mà là một trong 3 cách:
1. Một công việc hoàn toàn mới, để thay đổi cái hiện tại.
2. Một suy nghĩ hoàn toàn mới, để thay đổi cái nguyện vọng.
3. Cả 1 và 2.
Tóm lại, mệnh đề "Làm phần mềm chẳng có gì cao sang và thật chán" là sai.
Thử sức với những câu phỏng vấn của Microsoft
Thử sức với những câu phỏng vấn của Microsoft
Như chúng tôi đã nói với các bạn về kiểu phỏng vấn kì quặc của Microsoft, nếu bạn đủ tự tin để muốn là một phần của tập đoàn vĩ đại này, hãy thử sức mình với những câu phóng vấn "nát óc" dưới đây.
- Làm thế nào có thể biết được trọng lượng của một chiếc máy bay mà không sử dụng bàn cân?
- Tại sao hầu hết các nắp cống trên đường có hình tròn mà không phải là hình vuông?
- Tại sao khi soi gương, vị trí trái phải đổi chỗ cho nhau mà không phải là trên dưới?
- Mỗi giờ có bao nhiêu lít nước chảy từ sông Mississippi ngang qua New Orleans?
- Tất cả băng trên sân hockey (sân chơi khúc côn cầu) nặng bao nhiêu kg?
- Làm thế nào để chỉ với một nhát cắt thẳng bạn có thể cắt làm hai phần đều nhau một chiếc bánh gatô hình chữ nhật đã bị khoét mất một miếng bên trong cũng hình chữ nhật ở một chỗ bất kỳ với độ lớn bất kỳ và hướng trục bất kỳ?
- Bạn có thể đưa ra mẫu thiết kế như thế nào dành cho phòng tắm của Bill Gates?
- Bạn làm thế nào để có thể tìm thấy cuốn sách mình cần trong một thư viện lớn, nếu tại đây không có hệ thống thư mục, và cũng không được nhờ vào sự hỗ trợ của nhân viên thư viện.
- Chiếc chìa khóa cắm vào ổ khóa cửa xe ôtô nên được quay theo chiều nào khi mở khóa?
- Tại sao trong khách sạn khi bạn mở vòi nước nóng thì nước nóng lập tức chảy ra (trong khi tại các khu nhà ở thì phải chờ một lúc)?
- Kẹo sô cô la viên M&M được sản xuất như thế nào?
- Nếu bạn đang bơi trên thuyền và ném một chiếc valy từ thuyền xuống nước thì mực nước sẽ dâng lên hay hạ xuống?
- Có tất cả bao nhiêu người lên dây đàn dương cầm trên thế giới?
- Có bao nhiêu trạm xăng ở nước Mỹ?
- Giả thiết rằng bạn là một nhân viên thuế vụ. Việc bạn được giao làm đầu tiên - kiểm tra xem một công ty cung cấp dịch vụ trông trẻ có gian lận trong việc đóng thuế không? Bạn sẽ thực hiện công việc này như thế nào?
- Bạn có tám viên bi-a, một trong số chúng bị lỗi khi sản xuất nên nặng hơn những viên còn lại. Làm thế nào để chỉ sau hai lần cân so sánh, không dùng quả cân mà bạn có thể tìm được viên bi-a bị lỗi đó?
- Bạn có 5 lọ thuốc. Trong một lọ, tất cả các viên thuốc đều bị "hỏng". Chỉ có bằng cách sử dụng bàn cân, bạn mới có thể xác định được đâu là viên thuốc "bình thường", đâu là viên "hỏng". Tất cả những viên "bình thường" đều nặng 10 g mỗi viên, trong khi mỗi viên "hỏng"chỉ có trọng lượng 9 g. Làm thế nào sau chỉ một lần cân bạn có thể xác định được đâu là lọ thuốc hỏng?
- Trên một hình tam giác đều ở 3 đỉnh có 3 con kiến. Mỗi con bắt đầu chuyển động thẳng theo một hướng bất kỳ theo cạnh tam giác đến một góc khác. Xác suất của sự việc không có con kiến nào đụng nhau là bao nhiêu?
- Có bốn con chó đứng tại 4 góc của một hình vuông. Mỗi con chó bắt đầu đuổi một con chó khác đứng gần nó theo chiều kim đồng hồ. Những con chó chạy với tốc độ bằng nhau và luôn đổi hướng để nhắm thẳng đến kẻ láng giềng theo chiều kim đồng hồ của mình. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì những con chó gặp nhau? Và chúng gặp nhau ở đâu?
- Bạn có b cái hộp và n tờ giấy bạc một đô la. Hãy chia tiền vào các hộp sau đó niêm phong hộp lại. Bạn chia thế nào để không cần mở hộp ra có thể lấy bất kỳ một số tiền nào từ 1 đến n đô la. Hỏi có những giới hạn ràng buộc nào dành cho b và n?
- Bạn có 3 giỏ hoa quả. Giỏ thứ nhất chỉ toàn táo, giỏ thứ hai chỉ toàn cam, giỏ thứ ba lẫn lộn cam và táo. Bạn không nhìn thấy trong mỗi giỏ có loại quả gì. Mỗi giỏ đều có một nhãn hiệu nhưng các nhãn hiệu đều ghi sai. Bạn được phép nhắm mắt thò tay vào một giỏ bất kỳ để lấy ra một quả và mở mắt nhìn quả đó. Làm thế nào có thể xác định được trong mỗi giỏ chứa loại quả nào?
- Tại một làng quê có 50 cặp vợ chồng, các ông chồng đều phản bội vợ. Bất cứ người phụ nữ nào trong làng cũng lập tức biết ngay nếu có ai đó trong số các ông chồng khác vừa phản bội vợ mình (bạn biết đấy, chuyện đồn đại lan đi rất nhanh ở các thị trấn nhỏ), nhưng lại không biết nếu đó là chồng mình (kẻ bị phản bội thường là người cuối cùng biết về nỗi đau khổ của mình).
Luật của thành phố buộc người phụ nữ, nếu có bằng chứng về sự phản bội của chồng, phải giết anh ta ngay trong ngày hôm đó. Không ai có thể trái lệnh này. Một lần, có nữ hoàng vốn nổi tiếng là người không bao giờ phán đoán sai, đến thăm làng này. Bà thông báo với dân chúng rằng, ít nhất có một người đàn ông của thành phố đã phản bội vợ. Hỏi chuyện gì sẽ xảy ra?
Sao, các bạn đã thấy "điên đầu" chưa? Thật ra, đây mới chỉ là những câu hỏi "dễ" nhất của Microsoft. Nếu bạn quyết tâm, đừng vội kết luận. Hãy học cách trả lời những câu hỏi tưởng chừng không có lời giải đáp. Đáp án đơn giản nhất đôi khi lại là đáp án đúng nhất. Đó cũng là một trong những quy tắc của thành công.
Theo VN.Media
Rảnh quá thử "nát óc" với Microsolf tí chơi
- Làm thế nào có thể biết được trọng lượng của một chiếc máy bay mà không sử dụng bàn cân?
Hỏi nhà sản xuất.
- Tại sao hầu hết các nắp cống trên đường có hình tròn mà không phải là hình vuông?
Cho dễ mở từ bất kỳ hướng nào.
- Tại sao khi soi gương, vị trí trái phải đổi chỗ cho nhau mà không phải là trên dưới?
Vẫn nguyên thế mà. Soi gương thì vị trí đâu có đổi chỗ
- Mỗi giờ có bao nhiêu lít nước chảy từ sông Mississippi ngang qua New Orleans?
Tôi không biết.
- Tất cả băng trên sân hockey (sân chơi khúc côn cầu) nặng bao nhiêu kg?
Tôi cũng không biết.
- Làm thế nào để chỉ với một nhát cắt thẳng bạn có thể cắt làm hai phần đều nhau một chiếc bánh gatô hình chữ nhật đã bị khoét mất một miếng bên trong cũng hình chữ nhật ở một chỗ bất kỳ với độ lớn bất kỳ và hướng trục bất kỳ?
Ước lượng thôi.
- Bạn có thể đưa ra mẫu thiết kế như thế nào dành cho phòng tắm của Bill Gates?
Như mọi phòng tắm trên thế giới.
- Bạn làm thế nào để có thể tìm thấy cuốn sách mình cần trong một thư viện lớn, nếu tại đây không có hệ thống thư mục, và cũng không được nhờ vào sự hỗ trợ của nhân viên thư viện.
Đây là 1 việc vô lý vì không có thư viện nào mà lại không có hệ thống thư mục cũng như không có nhân viên thư viện.
- Chiếc chìa khóa cắm vào ổ khóa cửa xe ôtô nên được quay theo chiều nào khi mở khóa?
Nên quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Tại sao trong khách sạn khi bạn mở vòi nước nóng thì nước nóng lập tức chảy ra (trong khi tại các khu nhà ở thì phải chờ một lúc)?
Không biết vì chưa được ở trong khách sạn bao giờ
- Kẹo sô cô la viên M&M được sản xuất như thế nào?
Sản xuất trên day chuyền công nghiệp
- Nếu bạn đang bơi trên thuyền và ném một chiếc valy từ thuyền xuống nước thì mực nước sẽ dâng lên hay hạ xuống?
Mực nước hồ hay mực nước mạn thuyền? Nếu mực nước hồ thì có tăng chút ít, còn nếu là mực nước mạn thuyền thì giảm.
- Có tất cả bao nhiêu người lên dây đàn dương cầm trên thế giới?
Tôi không biết.
- Có bao nhiêu trạm xăng ở nước Mỹ?
Tôi không biết.
- Giả thiết rằng bạn là một nhân viên thuế vụ. Việc bạn được giao làm đầu tiên - kiểm tra xem một công ty cung cấp dịch vụ trông trẻ có gian lận trong việc đóng thuế không? Bạn sẽ thực hiện công việc này như thế nào?
Hỏi kinh nghiệm đồng sự vì chưa có chuyên môn thuế vụ.
- Bạn có tám viên bi-a, một trong số chúng bị lỗi khi sản xuất nên nặng hơn những viên còn lại. Làm thế nào để chỉ sau hai lần cân so sánh, không dùng quả cân mà bạn có thể tìm được viên bi-a bị lỗi đó?
Bớt 2 viên, sáu viên còn lại chia đôi và cân. Nếu cân lệch thì cân 3 viên nặng với quy trình tương tự lần trước, bớt 1 viên, cân 2 viên còn lại. Nếu cân không lệch thì cân 2 viên chưa cân.
- Bạn có 5 lọ thuốc. Trong một lọ, tất cả các viên thuốc đều bị "hỏng". Chỉ có bằng cách sử dụng bàn cân, bạn mới có thể xác định được đâu là viên thuốc "bình thường", đâu là viên "hỏng". Tất cả những viên "bình thường" đều nặng 10 g mỗi viên, trong khi mỗi viên "hỏng"chỉ có trọng lượng 9 g. Làm thế nào sau chỉ một lần cân bạn có thể xác định được đâu là lọ thuốc hỏng?
Lấy 1 lọ bất kỳ đem ra cân. Cân xong. Hỏi giám khảo lọ nào bị hỏng .
- Trên một hình tam giác đều ở 3 đỉnh có 3 con kiến. Mỗi con bắt đầu chuyển động thẳng theo một hướng bất kỳ theo cạnh tam giác đến một góc khác. Xác suất của sự việc không có con kiến nào đụng nhau là bao nhiêu?
Xác xuất là 1/3.
- Có bốn con chó đứng tại 4 góc của một hình vuông. Mỗi con chó bắt đầu đuổi một con chó khác đứng gần nó theo chiều kim đồng hồ. Những con chó chạy với tốc độ bằng nhau và luôn đổi hướng để nhắm thẳng đến kẻ láng giềng theo chiều kim đồng hồ của mình. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì những con chó gặp nhau? Và chúng gặp nhau ở đâu?
Sau bao lâu thì còn tùy thuộc vào diện tích của hình vuông đó. Còn ở đâu thì đó là ở tâm hình vuông (và tiếp theo là gặp nhau ở phòng khám thú y vì đập đầu vào nhau ở tâm hình vuông )
- Bạn có b cái hộp và n tờ giấy bạc một đô la. Hãy chia tiền vào các hộp sau đó niêm phong hộp lại. Bạn chia thế nào để không cần mở hộp ra có thể lấy bất kỳ một số tiền nào từ 1 đến n đô la. Hỏi có những giới hạn ràng buộc nào dành cho b và n?
Dốt toán nên không có câu trả lời
- Bạn có 3 giỏ hoa quả. Giỏ thứ nhất chỉ toàn táo, giỏ thứ hai chỉ toàn cam, giỏ thứ ba lẫn lộn cam và táo. Bạn không nhìn thấy trong mỗi giỏ có loại quả gì. Mỗi giỏ đều có một nhãn hiệu nhưng các nhãn hiệu đều ghi sai. Bạn được phép nhắm mắt thò tay vào một giỏ bất kỳ để lấy ra một quả và mở mắt nhìn quả đó. Làm thế nào có thể xác định được trong mỗi giỏ chứa loại quả nào?
Táo vỏ nhẵn cam thì sần sùi hơn. Khi nhắm mắt đưa tay lấy, tội gì không ăn gian mà sờ quả khác trong giỏ .
- Tại một làng quê có 50 cặp vợ chồng, các ông chồng đều phản bội vợ. Bất cứ người phụ nữ nào trong làng cũng lập tức biết ngay nếu có ai đó trong số các ông chồng khác vừa phản bội vợ mình (bạn biết đấy, chuyện đồn đại lan đi rất nhanh ở các thị trấn nhỏ), nhưng lại không biết nếu đó là chồng mình (kẻ bị phản bội thường là người cuối cùng biết về nỗi đau khổ của mình).
Hình như không phải câu hỏi nên không cần trả lời .
Luật của thành phố buộc người phụ nữ, nếu có bằng chứng về sự phản bội của chồng, phải giết anh ta ngay trong ngày hôm đó. Không ai có thể trái lệnh này. Một lần, có nữ hoàng vốn nổi tiếng là người không bao giờ phán đoán sai, đến thăm làng này. Bà thông báo với dân chúng rằng, ít nhất có một người đàn ông của thành phố đã phản bội vợ. Hỏi chuyện gì sẽ xảy ra?
Chuyện sẽ xảy ra là các công ty thám tử tư ở thành phố đó sẽ được 1 mớ hợp đồng mới .
Để quan hệ với đồng nghiệp được "trong ấm ngoài êm"
Để quan hệ với đồng nghiệp được "trong ấm ngoài êm"
Nếu bạn phải tiếp xúc với nhiều người ở nơi làm việc, bạn hãy làm theo những cách sau đây để giải quyết các tình huống sao cho hợp tình hợp lý nhất, để cho quan hệ với những người luôn kề vai sát cánh trong công việc với bạn được "êm ấm".
1. Người bảo thủ
Chúng ta đều biết "ông Hoàn Hảo" - đây là một người không bao giờ chấp nhận phê bình có tính xây dựng cho dù bạn có góp ý theo cách gì đi chăng nữa. Họ cho rằng mọi thứ mà họ làm đều đúng. Không có bất cứ một ai có thể làm thay đổi cách làm, cách nghĩ hay tư duy của họ.
Cách đối phó: Cách tốt nhất để khuyên giải "ông Hoàn Hảo" này là hãy ủng hộ ông ta thật tích cực trước khi bạn định phê bình. Hãy tự phê bình chính bạn trước tiên - và sau đó lựa lời nói với người này rằng bạn cũng đã từng mắc những lỗi tương tự. Tránh những từ ngữ như "không bao giờ", "luôn luôn". Sau đó hãy nói một cách chung chung, sử dụng từ "chúng ta" thay vì nói trực tiếp là "bạn", "ông", hay "anh". Bạn cũng không nên sử dụng e-mail để phê bình những người theo kiểu này, hãy làm việc này một cách cá nhân, mặt đối mặt thì sẽ giảm được tối đa sự hiểu nhầm, đồng thời cũng hạn chế được những phản hồi có tính chỉ trích.
2. Người luôn luôn thích phản đối
Đây là những người sẽ tranh luận đến cùng, những người thích sự đối lập và luôn tìm ra những vấn đề từ những người khác.
Cách đối phó: Có lẽ phải đặt anh ta vào đúng chỗ của mình nhưng điều duy nhất bạn làm bây giờ là hãy để tự anh ta kết thúc vấn đề này. Đừng ngắt quãng hay làm phiền khi anh ta đang nói. Khi anh ta kết thúc vấn đề thì bạn nên đưa ra ý kiến của mình. Thay vì việc "đổ thêm dầu vào lửa", những luận điểm có lý hơn sẽ luôn luôn giành thắng lợi. Hãy đồng ý với những ý kiến bất đồng nếu bạn cần phải làm như vậy. Và trong mọi trường hợp, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh.
3. Người có cái "Tôi" trong mình
Đây là hình ảnh thu nhỏ của người có lòng tự trọng. Anh ta có một giác quan khá nhạy cảm và luôn tin rằng tất cả mọi thứ đều tập trung xung quanh nhu cầu của anh ta. Anh ta nhận được lời khen ngợi từ nhiều phía mà không cần biết anh ta có xứng đáng nhận nó không. Những đồng nghiệp hay bị ám ảnh cũng cho rằng những vấn đề của anh ta luôn lớn hơn và quan trọng hơn của bất cứ ai.
Cách đối phó: Cố gắng không thua kém mẫu người này sẽ luôn giúp bạn làm tốt hơn công việc của mình. Hãy chỉ cho người quản lý của bạn nhận ra những đóng góp và cống hiến của bạn, đặc biệt là khi làm việc cùng với nhóm. Hãy ghi nhớ những thành tích mà bạn đã đạt được. Và cũng đừng nên lo lắng khi con người này lấy ý kiến của bạn và biến nó thành của riêng anh ta. Nếu anh ta là mẫu người như vậy thì đã đến lúc bạn để mọi người biết đuợc con người thật của anh ta.
4. Người cứng đầu cứng cổ
Những người này chỉ làm theo cách của mình, không chịu thay đổi ý kiến và tiếp thu ý kiến mới, mặc dù đối với một số người thì ý kiến của những người này không có hiệu quả. Người cứng đầu cứng cổ thường không tốn sức để tranh luận với những người khác nhưng anh ta lại lẳng lặng làm theo cách của mình.
Cách đối phó: Cách tốt nhất là bạn nên để anh ấy làm theo ý kiến của mình. Nhưng, có một điều rất thuận lợi là nếu cách anh ấy làm không tốt thì anh ta sẽ tự chịu sự thất bại. Dĩ nhiên, nếu như bạn không cố chấp thì hãy cố gắng giúp đỡ những người cứng đầu cứng cổ. Nếu có thể hãy làm cho họ tin rằng họ phải có trách nhiệm với những ý kiến của mình.
5. Những người hay nói xấu
Đây là kiểu người mà tất cả chúng ta đều ghét. Anh ta nói xấu bạn và công việc của bạn với người khác. Trước mặt đồng nghiệp và cấp trên, anh ta luôn luôn nói xấu đằng sau lưng bạn rằng bạn là người không có năng lực. Mặc dù những thông tin anh ta đưa ra chưa biết là đúng hay sai nhưng những người hay nói xấu lại rất thành công trong việc giúp mọi người nhận ra một chân lý: "nếu anh nói xấu người khác thì anh cũng chẳng ra gì."
Cách đối phó: Lần đầu tiên bạn nghe thấy những lời nói xấu của anh ta, hãy đặt những lời lẽ "tầm phào" này ra một bên, hãy cho anh ta biết rằng bạn cũng đang nhận ra động cơ của việc anh ta nói xấu người khác. Hầu hết các nhân viên trong văn phòng đều muốn tránh sự đối đầu, vì vậy nếu bạn để anh ta biết rằng bạn sẽ không tha thứ cho anh ta, có lẽ anh ta sẽ cẩn thận hơn trong "lời ăn tiếng nói" của mình. Có thể anh ta sẽ bác bỏ những lời buộc tội của bạn, nhưng miễn là bạn có chính kiến thì anh ta sẽ nhận ra được lỗi lầm của mình.
6. Người thích trò "đổ lỗi" cho người khác.
Khi anh ta chơi trò đổ lỗi cho người khác thì anh ta là người vô địch trong trò này. Anh ấy không bao giờ có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình và sẵn sàng đổ lỗi cho người khác, thường xuyên là rất vô lý. Anh ta không nhận ra rằng cách dễ nhất để gây ấn tượng cho các đồng nghiệp là hãy thừa nhận khi mình làm việc gì đó sai và tìm cách để tránh gặp lại những lỗi đó trong tương lai.
Cách đối phó: Hãy chọn thời điểm thích hợp để chia sẻ trách nhiệm với anh ta. Nhưng nếu bị đổ lỗi không hợp lý, bạn nên làm rõ "trắng đen" với cấp trên, thậm chí nếu bạn phải làm việc này bằng các cuộc nói chuyện riêng tư.
7. Người hay than vãn
Đây là típ người luôn luôn phàn nàn, xoi mói người khác. Anh ta thường xuyên có thái độ nhạo báng đối với những việc xảy ra xung quanh mà không cần quan tâm liệu rằng những người khác có muốn nghe mình hay không.
Cách đối phó: Đây là người đã có tính cách ăn sâu vào bản chất, vì vậy bạn có thể sẽ không thay đổi được tính cách anh ta. Nhưng bạn có thể giảm tối thiểu những phản ứng với anh ta bằng cách bảo rằng bạn đang bận khi anh ta bắt đầu nói với bạn về những điều nhỏ nhất để từ đó chỉ trích bạn hoặc những đồng nghiệp khác. Có thể, anh ta sẽ mếch lòng, nhưng chẳng phải chính anh ấy đang cần những lời khuyên hay sao?
Những lời khuyên có ích
Bạn vừa làm những cách tốt nhất để đối phó với những người có cá tính rất khó chịu, nhưng bạn vẫn không thể không giao tiếp hay tiếp xúc với họ hàng ngày. Trong những trường hợp xấu nhất, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:
Tránh tiếp xúc khi không cần thiết
Bạn không nên phớt lờ hoàn toàn anh ta nhưng bạn nên cố gắng từ chối càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không làm việc trực tiếp với những người này thì cũng không nên cảm thấy cần tiếp xúc hay mất thời gian khi không cần thiết.
Báo cáo với nhà quản lý
Nếu bạn cố gắng giải quyết một mình theo cách riêng thì chẳng có lợi chút nào, có thể đã đến lúc phải phản ánh những vấn đề này với cấp trên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu nó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn.
Đưa vấn đề lên phòng nhân sự
Nếu cấp trên của bạn không giải quyết vấn đề bạn nêu ra một cách hiệu quả, bạn nên đưa vấn đề này lên phòng nhân sự. Những người làm công tác nhân sự đã được đào tạo để giải quyết những tình huống theo kiểu này.
Đưa vấn đề tới các phòng ban khác trong công ty.
Nếu như vẫn chưa được giải quyết thì bạn có thể yêu cầu thiết lập lại cơ cấu tổ chức của công ty. Đây có lẽ là một tình huống khó khăn nhưng đôi khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác.
Stress và văn hóa nơi công sở
Stress và văn hóa nơi công sở
Bạn là nhân viên mới, rõ ràng bạn sẽ thấy rất căng thẳng khi phải cố gắng hòa nhập với mọi người và công ty. Nếu không hiểu được văn hóa của công ty mới, rất có thể bạn sẽ bị stress vì cảm thấy mình quá khác biệt với mọi người và bị cô lập
Văn hóa nơi công sở chính xác là gì? Văn hóa công ty là một loạt những hành vi và qui ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác. Văn hóa này bao gồm cả những quy định chính thức, được ghi thành văn bản của một công ty và cả những quy định bất thành văn mà bạn chỉ học được bằng kinh nghiệm.
Chuyển từ một loại hình văn hóa công ty này sang một loại hình văn hóa khác có thể làm tăng những căng thẳng vốn có trong công việc mới của bạn. Chẳng hạn như nếu bạn đang từ một công ty lớn luôn bắt buộc phải mặc comple và đeo cravat nghiêm chỉnh chuyển sang làm ở một công ty nhỏ năng động hơn, nơi mà mọi người chỉ mặc quần jeans và gọi nhau bằng tên một cách thân mật thì bạn sẽ phải có những điều chỉnh trong việc ăn mặc cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Lúc này ăn mặc theo quy định như trong công việc trước kia của bạn có thể khiến cho bạn bị các đồng nghiệp mới gán cho cái một cái tên là kẻ xa lạ và lạnh lùng.
Tương tự như vậy nếu như bạn sắp dời khỏi ghế nhà trường thì bạn cũng sẽ phải tập làm quen với rất nhiều lễ nghi và sự phân cấp bậc khác nhau trong giao tiếp khi mà bạn đang trong một tư cách mới của mình.
Vào bất cứ hoàn cảnh công việc mới nào, bạn cũng nên dành cho mình thời gian để phân tích văn hóa ứng xử ở nơi làm việc mới và nếu cần thiết thì cả thời gian để thay đổi những thói quen tương ứng nhằm hạn chế những căng thẳng đến mức tối thiểu. Để đánh giá chính xác văn hóa công ty hay văn hóa nơi công sở bạn nên xem xét những vấn đề sau đây tại nơi bạn làm việc:
Cách giao tiếp
Các thông tin trong công ty bạn có được thông báo một cách chính thức dưới dạng văn bản hay tại các cuộc họp, hội nghị đã được nên lịch không? Hay người ta thích cách truyền miệng hơn? Nếu bạn muốn đưa ra những ý kiến của mình thì bạn có gửi chúng qua thư điện tử, in ra thành các tài liệu cho đồng nghiệp hay bạn chỉ chia sẻ chúng với những ai mà bạn bất chợt gặp ở ngoài hành lang?
Việc giao tiếp có hiệu quả sẽ là nền tảng tốt cho việc giải tỏa stress và có thể mọi người trong công ty bạn sẽ cần phải có những thỏa thuận với nhau để đạt được phương thức giao tiếp phù hợp, có hiệu quả.
Hệ thống cấp bậc chức vụ
Cụm từ "dây chuyền mệnh lệnh" được định nghĩa như thế nào ở công ty bạn? Các đồng nghiệp của bạn tôn trọng cái cơ cấu cấp bậc chức vụ cứng nhắc đến mức nào? Vị trí chính xác của bạn trong hệ thống này là ở đâu?
Công việc tập thể
Các dự án và mọi thông tin ở công ty bạn có được chia sẻ một cách tự do hay người ta cho rằng bạn chỉ nên làm việc hoàn toàn độc lập? Những ý kiến đóng góp được đưa ra thảo luận tại các buổi họp toàn thể công ty hay là chỉ được đưa ra trong những cuộc họp từng cá nhân với ông chủ công ty? Các đồng nghiệp của bạn vẫn cảm thấy vui vẻ hay cảm thấy bị xúc phạm khi bạn đưa ra một số gợi ý về công việc của họ?
Đội ngũ lãnh đạo
Vai trò của ông chủ công ty bạn là gì? Những lời đánh giá và phê bình được các vị lãnh đạo đưa ra như thế nào, trong những bản báo cáo chính thức định kì hay trong những lời nhận xét bất chợt của họ? Điều này phần lớn phụ thuộc vào tính cách của người lãnh đạo và cách điều hành quản lý của người ấy. Chắc chắn sẽ là thỏa đáng nếu bạn nói với cấp trên mới của mình điều mà bạn mong đợi về thông tin phản hồi từ phía họ và tính thường xuyên của chúng.
Trang phục
Ở công ty bạn có quy định về trang phục khi đi làm? Chúng được ghi trong các văn bản chính thức? Nếu không thì đầu tiên bạn nên có cách ăn mặc giống các đồng nghiệp trong phòng.
Dù cho tính cách cá nhân và sự sáng tạo có thể được đánh giá cao trong công việc của bạn thì cũng nên xem xét liệu điều này có được áp dụng với trang phục cá nhân không. Nhờ đó mà bạn sẽ tránh được những căng thẳng vì trở thành chủ đề của những cuộc đàm tiếu của những người đồng nghiệp mới.
Không gian làm việc
Người ta có để ảnh gia đình, tranh vẽ của lũ trẻ hay các chậu cây cảnh trong các phòng làm việc, trên bàn ghế và thậm chí cả trong phòng ngủ nhỏ tại nơi làm việc ở công ty của bạn? Vậy hãy dành cho mình một chút thời để gian xem xét điều này khi tiến hành trang trí không gian làm việc của bạn. Những người khác trong phòng của bạn có ăn snack hay ăn trưa ngay tại bàn làm việc của họ hay không? Và bạn có thể ghé qua phòng làm việc của một đồng nghiệp khác để tán gẫu một chút mà không báo trước chứ? Thậm chí những chi tiết dường như rất nhỏ nhặt như đóng cửa khi đi ra khỏi phòng hay là cứ để cửa phòng mở toang cũng cần phải được lưu ý.
Tình bạn nơi công sở
Công ty của bạn có phải một đại gia đình hạnh phúc? Liệu việc bạn biết được chi tiết của cuộc phẫu thuật xương hông của người hàng xóm của mẹ của một đồng nghiệp của bạn có được coi là bình thường? Nói cách khác thì trong công ty bạn giữa các đồng nghiệp với nhau họ có sự cởi mở hay là khép kín những vấn đề cá nhân hay không?
Sau giờ làm việc bạn có cùng đi chơi, đi ăn trưa với các đồng nghiệp? Có nhiều người thích tách bạch rõ ràng giữa công việc và đời sống riêng tư của họ. Bạn nên để ý cách cư xử, tránh là người khác phật ý.
Sau khi bạn đã có những đánh giá, nhận xét về văn hóa tại nơi làm việc mới của mình thì giờ đây bạn đang ở trong vị trí quan sát xem điều này có phù hợp với phong cách riêng và những hy vọng của cá nhân bạn như thế nào.
Để tránh những căng thẳng tại nơi làm việc bạn sẽ phải lựa chọn một vài khía cạnh trong công việc mà ở đó bạn phải điều chỉnh những thói quen của chính mình. Đương nhiên điều này không đồng nghĩa với việc người ta sẽ phải che dấu những nét cá tính riêng của mình và biến mình giống như bao nhiêu người khác. Nhưng nếu được trang bị một vốn hiểu biết về văn hóa ứng xử nơi làm việc thì bạn sẽ biết cách cư xử khôn ngoan, tránh những bất đồng và căng thẳng không cần thiết.
Theo Jobvn
Nghệ thuật đụng chạm trong tiếp xúc
--------------------------------------------------------------------------------
Trong ngành công nghiệp, không biết bắt tay nhau sẽ dẫn đến sự tự triệt tiêu.
Làm như vô tình, cô phục vụ chạm nhẹ vào tay ông khách. Và khi tách cà phê được mang ra cùng hóa đơn, vị khách móc túi trả tiền và không quên để lại tiền boa.
Ông Nicolas Guégen, làm việc tại Đại học Nam Bretagne giải thích "một động tác đụng chạm sẽ kích thích tâm trạng phấn chấn và tạo hiệu quả thiết thực trong nhiều trường hợp".
Những động tác biết nói
Sau một thời gian dài bị xem là điều cấm kỵ, tác dụng của việc đụng chạm vào nhau đã được nhìn nhận tại nhiều quốc gia. Là biểu hiện của quyền lợi, che chở, hay quyền lực, giờ đây, việc đụng chạm cơ thể đã tác động mạnh đến hành vi của con người.
Quả thực, đụng chạm vào nhau là cả một nghệ thuật. Tại châu Âu, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Nga, người ta thường tìm cách đụng chạm vào nhau nhiều nhất. Tại Pháp, hơn một nửa số người ăn xin có cơ may nhận được tiền bố thí của người đi đường nếu cố cầm lấy tay họ. Đây là kết quả một cuộc khảo sát thực hiện tại thành phố Marseille vào tháng 4/2006. Cũng tại Pháp, nếu một giáo viên khuyến khích các học sinh của mình bằng hành động chạm vào tay hay vai thì có 2/3 số em trong lớp tự nguyện lên bục để phát biểu.
Jean-Pierre Veyrat, chuyên viên phác thảo chân dung tâm lý tội phạm, làm việc tại Bộ Nội vụ Pháp, nhận xét: "Người Pháp có thói quen bắt tay hoặc hôn nhau ở bất cứ nơi đâu. Chạm vào nhau là dấu hiệu của sự yêu thích nhưng cũng là ý nghĩa của sự yêu cầu: tôi có việc phải nhờ đến anh và anh không thể từ chối".
Tại Mỹ, các nhà tâm lý học, xã hội học và cả bác sĩ đều quan tâm đến hiện tượng đụng chạm vào nhau từ thập niên 1970 và đã thành lập Viện nghiên cứu về đụng chạm cơ thể tại Đại học Y khoa Miami. Còn tại Canada, cứ hai năm một lần lại diễn ra Hội nghị về nghệ thuật đụng chạm cơ thể, tập hợp nhiều nhà khoa học trên thế giới đến để bàn thảo.
Riêng tại Pháp, việc đụng chạm vào nhau vốn được xem là điều cấm kỵ từ xưa do liên quan đến vệ sinh y tế và tôn giáo, nay cũng được thừa nhận. Giáo sư Edouard Gentaz, làm việc tại phòng nghiên cứu về tâm lý và thần kinh học Grenoble, cho biết: "Trong một xã hội mà tất cả mọi việc đều được kiểm soát, được điều chỉnh thì việc đụng chạm vào nhau không chỉ được dung thứ mà còn là một nhu cầu".
Theo nhà tâm lý, xã hội học người Anh Peter Collett, tác giả cuốn Những động tác biết giãi bày cùng chúng ta thì sự đụng chạm cơ thể "khơi dậy tình cảm và sự an lành mà người ta cảm nhận được khi còn là trẻ con". Người ta có cảm giác được chấp nhận, quan tâm khi được một ai đó chạm vào, đến nỗi còn tìm cách để hành động vô tình hay cố ý diễn đi diễn lại nhiều lần. Giáo sư Robert Vincent Joule, phụ trách một phòng nghiên cứu tâm lý xã hội học ở Pháp, cho biết "một khách hàng hay được nữ nhân viên trong cửa hàng chạm vào cơ thể, cứ 22 phút lại đến cửa hàng. Anh ta làm việc này một cách vô thức". Vì vậy, nghệ thuật đụng chạm cơ thể với khách hàng đang được giảng dạy tại nhiều trường nghiệp vụ bán hàng.
Quy tắc chạm vào nhau trong ngoại giao
Trong xã hội, mỗi ngành nghề, mỗi tầng lớp có cách đụng chạm vào nhau riêng. Nếu như giới nghệ sĩ thích hôn nhau thì các viên chức cao cấp lại hất đầu và bắt tay nhau. Còn tại các nhà máy, xí nghiệp, đụng chạm vào nhau thuộc về nghi thức. Người chủ có quyền vỗ vào vai, lưng của một công nhân mới tuyển dụng, nhưng anh ta không có quyền làm như thế với ông chủ. Nếu trong ngành dịch vụ, người ta cho rằng việc bắt tay là nặng nề thì trong ngành công nghiệp, nếu không biết bắt tay với nhau sẽ dẫn đến sự tự triệt tiêu.
Người Pháp, Nga, Italy và Tây Ban Nha là những người luôn ưa thích bắt và lắc tay. Ngược lại, động tác này lại không phổ biến ở Anh và Đức. Vào năm 2004, đã xảy ra một sự cố ngoại giao nhỏ khi tổng thống Pháp Jacques Chirac vô tình bắt và lắc tay nữ hoàng Anh Elisabeth II nhân dịp bà công du đến Pháp.
Từ xưa, bắt tay chính là cách để thể hiện không mang vũ khí và đến với nhau bằng tình bằng hữu. Tại Nga, vào thế kỷ 15, động tác bắt tay không chỉ để chào hỏi nhau mà còn để thỏa thuận một vấn đề quan trọng. Trong khi tại Pháp, nam nữ có thể tự do bắt tay nhau thì ở Anh, động tác này chỉ dành cho nam giới. Còn ở một số vùng của châu Phi, một cái bắt tay mang tính thân thiện phải nhẹ nhàng và kéo dài trong nhiều phút. Nếu như bắt tay quá lâu thì người da đỏ tại châu Mỹ lại cho đó là một hành động gây hấn.
Thế nhưng, đôi khi việc đụng chạm vào nhau lại phản tác dụng, để lại ấn tượng xấu. Không có gì làm một phụ nữ phẫn nộ bằng việc liên tục bị sờ mó bởi những kẻ quấy rối. Chính những hành động thái quá này làm nảy sinh hiện tượng sợ hãi vô cớ đối với những hành động đụng chạm và trở thành một chứng bệnh. Bệnh viện Saint Louis ở Paris từ năm 2000 đã thành lập một trung tâm tư vấn và trị liệu cho những ai mắc bệnh này. Nữ giáo sư Danielle Pomey-Rey, phụ trách trung tâm cho biết: "ở góc độ da liễu, sự tiếp xúc giữa hai làm da với nhau không có vấn đề gì. Thế nhưng, trường hợp tự cho là tổn thương hay bị đe dọa do ai đó tìm cách đụng chạm vào cơ thể mình thì lại là vấn đề tâm lý, sinh lý".
Khi đi xem phim, đi xe buýt hay đi tàu điện ngầm, Camille,32 tuổi, nữ nhân viên thư viện, tìm mọi cách để không ai có thể đụng chạm vào cơ thể mình. Nếu có ai đó vô tình chạm tay vào cô thì Camille tìm mọi cách tránh xa. Khi còn đi học, chính thái độ và hành động này của Camille đã khiến bạn bè phải xa lánh. Quyết tâm khắc phục chứng sợ hãi vô cớ khi bị đụng chạm của mình, Camille thử nghiệm bằng cách đụng chạm vào các đồ vật lạ, cây cối, thú vật, rồi sau đó, thử chạm tay vào một nữ đồng nghiệp và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Quả là hành động đụng chạm vào nhau có một sự cuốn hút mãnh liệt, đến nỗi một người như Camille phải "tự sửa" hành vi của mình để có thể cảm nhận được điều thú vị này.
(Theo Thế giới mới)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top