Bài thực hành số 2

1) Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ? Giải thích nguyên nhân ?

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới của Việt Nam (Ảnh minh họa)

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI CỦA VIỆT NAM (ẢNH MINH HỌA)

a/ Tính chất nhiệt đới:

– Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.

– Nhiệt độ trung bình năm trên 200C

– Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.

b/ Lượng mưa, độ ẩm lớn:

– Lượng mưa trung bình năm cao: 1500–2000 mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500– 4000 mm.

– Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

*Nguyên nhân:

– Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.

– Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.

2) Dựa vào bảng số liệu sau : Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.

Địa điểmNhiệt độ trung bình tháng I ( oC)Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC)Nhiệt độ trung bình năm ( oC)Lạng Sơn13,327,021,2Hà Nội16,428,923,5Vinh17,629,623,9Huế19,729,425,1Quy Nhơn23,029,726,8Tp. Hồ Chí Minh25,827,126,9

Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

a/ Nhận xét:

– Nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.

– Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương.

b/ Giải thích:

– Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn các địa điểm ở miền Nam, tháng VII miền Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm trên cả nước có nhiệt độ trung bình tương đương nhau.

– Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mặt khác lại nằm ở vĩ độ thấp hơn, có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn nên các địa điểm ở miền Nam có nhiệt độ trung bình tháng I và cả năm cao hơn các địa điểm miền Bắc.

3) Dựa vào bảng số liệu sau :Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểmLượng mưaKhả năng bốc hơiCân bằng ẩmHà Nội1.667 mm989 mm+ 687 mmHuế2.868 mm1.000 mm+ 1.868 mmTp Hồ Chí Minh1.931 mm1.686 mm+ 245 mm

Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

a/ Nhận xét:

– Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa cao nhất, sau đến tp.HCM và thấp nhất là Hà Nội.

– Lượng bốc hơi: càng vào phía Nam càng tăng mạnh.

-Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: cao nhất ở Huế, tiếp đến Hà Nội và thấp nhất là tp.HCM.

b/ Giải thích:

– Huế có lượng mưa cao nhất, chủ yếu mưa vào mùa thu dông do:

+ Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ biển Đông thổi vào.

+ Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

+ Lượng cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ.

– Tp.HCM có lượng mưa khá cao do:

+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào mang theo lượng mưa lớn.

+ Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

+ Do nhiệt độ cao, đặc biệt mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh và thế cân bằng ẩm thấp nhất.

– Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn tp.HCM.

4) Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

a/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

– Từ tháng XI đến tháng IV

– Nguồn gốc: cao áp lạnh Siberi

– Hướng gió Đông Bắc

– Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)

– Đặc điểm:

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

b/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

– Từ tháng V đến tháng X

– Hướng gió Tây Nam

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).

c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:

– Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

– Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô.

5) Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa ?

– Do vị trí địa lý: nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên khí hậu có tính chất nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ánh sáng mạnh.

– Do nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, trong khu vực chịu ảnh hưởng gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ rệt.

6) Hãy nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta ?

a/ Địa hình:

* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi

– Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.

– Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô.

– Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.

– Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn.

*Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.

b/ Sông ngòi:

– Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông.

– Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.

– Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường.

7)Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào ?

a/ Đất đai:

Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất ba-zơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ô-xít sắt và ô-xít nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loại đất này gọi là đất feralit đỏ vàng.

b/ Sinh vật:

RỪNG NHIỆT ĐỚI LÁ RỘNG THƯỜNG XANH HIỆN LÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA HƠN MỘT NỬA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.

– Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước taà các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như: họ Đậu, Dâu tằm, Dầu...Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới...

– Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.

8) Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông – Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.

*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước...

b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

*Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch...đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng... vào mùa khô.

*Khó khăn:

+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng... gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

THIÊN TAI, LŨ LỤT GÂY HẬU QUẢ NẶNG NỀ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: