2. 4 lối suy nghĩ trong giao tiếp
Ấn tượng của người khác về bạn không phải qua lời nói hay cảm xúc của bạn, mà là qua việc bạn khiến cho đối phương cảm thấy như thế nào về chính bản thân họ
Khi tương tác với một người nào đó mới gặp, bạn thường nghĩ về điều gì nhất? Những suy nghĩ này sẽ quyết định rất nhiều vào cách cư xử của bạn, cùng với mức độ thành công của lần gặp mặt ấy.
Theo lời tác giả của quyển (Ấn tượng đầu tiên: Những điều bạn chưa biết về những gì người khác nghĩ về bạn), có 4 "trọng tâm" mà con người hình thành (và thường luân chuyển qua lại) khi tương tác với người khác:
Bạn cảm thấy thế nào về bản thânBạn cảm thấy thế nào về đối phươngĐối phương cảm thấy thế nào về bạnĐối phương cảm thấy thế nào về bản thân họ
Lối suy nghĩ trong giao tiếp của đa số người thường xoay quanh từ số 1 đến số 3.
Bạn nghĩ rất nhiều về việc bạn đang cảm thấy thế nào (#1): liệu mình đang hồi hộp, tự tin, chán chường, vui vẻ, phiền toái, xấu hổ, vân vân.
Bạn cứ nghiền ngẫm liệu mình có thích người mà mình đang nói chuyện hay không (#2): Họ đang hồi hộp hay tự tin? Họ nói chuyện có nhàm chán không? Họ có thu hút không? Người này có thể nào là bạn/bạn gái của mình được không?
Và bạn cũng thường dành thời gian suy nghĩ điều thứ 3 - liệu người mới quen này nghĩ gì về bạn. Họ có hứng thú với những gì bạn đang nói không? Họ có cười khi bạn nói đùa không? Họ có thích bạn không?
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi con người ta đa số chỉ quanh quẩn ba lối suy nghĩ đầu tiên. Khi ta gặp người lạ, và tìm hiểu người mới quen, ý thức về bản thân một chút cũng là lẽ thường - nhận thức được tường tận những gì đang diễn ra với mình, và người khác đang đánh giá mình thế nào.
Dù rất phổ biến, nhưng lối suy nghĩ này không phải là một cách giao tiếp hiệu quả.
Ý thức bản thân thái quá không chỉ khiến bạn cảm thấy lo âu và thiếu tự tin, nếu đặt bản thân mình làm cái rốn của vũ trụ khi đang tương tác, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn rằng khi mình đang có một trò chuyện vui vẻ thì người khác cũng thế. Nhưng không phải lúc nào cũng có mối tương quan giữa hai bên như vậy. Có thể bạn nói rất nhiều về tất cả những chủ đề bạn yêu thích, khiến bạn cảm thấy hào hứng, và dần bạn sẽ đi quá xa khỏi cuộc đối thoại mà vẫn nghĩ rằng mọi thứ đang tốt đẹp. Trong khi đó người kia hiếm khi nói lời nào, và thực chất đang cảm thấy chán chường và mệt mỏi.
Khi có một sự mất kết nối giữa cảm giác của bạn và cảm giác của người khác, cơ hội xây dựng mối quan hệ trong tương lai cũng theo đó chìm dần.
Sức mạnh của trọng tâm số 4
Một trong những động lực quan trọng nhất để hiểu về giao tiếp là nguyên lý có qua có lại là tiền đề của sự hào hứng và thích thú. Khi người khác thấy bạn có hứng thú với họ, họ tự nhiên sẽ trở nên có hứng thú với bạn. Con người thích những ai thích họ - chỉ đơn giản vậy thôi.
Vì vậy, khi bạn khiến người khác cảm thấy vui, những cảm xúc tích cực ấy thường như booomerang mà quay lại phía bạn, khiến người khác nhìn nhận về bạn theo hướng lạc quan hơn.
Chính vì lý do đó, trọng tâm số 4 là lối suy nghĩ uy lực nhất giúp bạn thành công khi giao tiếp.
Bạn càng nghĩ về cảm nhận của người khác, và đưa ra hành động để tăng cường và nâng cao cảm xúc của họ, nhận thức của họ về bạn sẽ càng được tăng cường và nâng cao. Hay như lời của tác giả quyển First Impressions: "ấn tượng của người khác về bạn không phải qua lời nói hay cảm xúc của bạn, mà là qua việc bạn khiến cho đối phương cảm thấy như thế nào về chính bản thân họ".
Nguyên lý này nhìn có vẻ hiển nhiên, và có thể bạn đã nghe qua ở đâu đó rồi, nhưng đây là một điều bạn cần phải liên tục nhắc nhở chính mình.
Đạt đến trọng tâm số 4 đòi hỏi chủ đích thực sự, trong khi ba trọng tâm còn lại là lối suy nghĩ mặc định - không cần tốn chất xám, bản năng con khỉ trong chúng ta sẽ tự động có những suy nghĩ này. Thử nhớ lại lần cuối cùng bạn giao tiếp: ngay cả khi bạn đã nhắc nhở bản thân phải tỏ ra hứng thú với đối phương, rất có thể sau đó bạn nhận ra mình chẳng hề nghĩ gì về việc người kia cảm thấy thế nào, mà chỉ chăm chăm xem mình đã thể hiện ra sao. Trong lúc nóng vội, ý thức bản thân sẽ liên tục đá bay trọng tâm số 4, và hướng suy nghĩ của bạn loanh quanh số 1, 2 và 3. Bạn phải học cách dừng lại và xem xét đối phương đang cảm nhận thế nào với cuộc trò chuyện này, và bạn chỉ có thể đạt được trình độ giao tiếp này bằng cách luyện tập thường xuyên.
Giờ bạn đã biết rằng khiến người khác cảm thấy tốt về bản thân họ là chìa khóa để họ cảm thấy tốt về bạn. Nhưng làm sao để đem lại những cảm xúc tích cực ấy?
Đó là điều ta sẽ bàn trong kỳ sau.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top