Hướng dẫn cài đặt Fedora Core 4
Hướng dẫn cài đặt Fedora Core 4
với giao diện đồ họa
Thực hiện bởi: Lê Đức Thuận [email protected]
1/30
I/ Chuẩn bị: Yêu cầu về vi xử lý. Fedora Core hoạt động tốt trên chip của Intel và một số hãng khác như AMD, Cyrix và VIA. Fedora Core yêu cầu một vi xử lý tương đương 400 MHz hoặc cao hơn. Yêu cầu về dung lượng ổ đĩa cứng. Fedora Core có 3 lựa chọn trong bộ cài đặt • Bản Server yêu cầu 1,1 GB ổ cứng • Bản Personal Destop yêu cầu 2,3 GB ổ cứng • Bản WorkStation yêu cầu 3,0 GB ổ cứng. Nếu bạn cài tất cả các gói của Fedora Core thì nó yêu cầu dung lượng tối thiểu của ổ cứng là 7 GB. Yêu cầu về bộ nhớ. Với giao diện đồ họa Fedora Core yêu cầu 192 MB (nên dùng ở mức 256 MB) Với giao diện dòng lệnh Fedora Core yêu cầu 64 MB. Cấu hình khuyến cáo của riêng tôi: Processor 1.8 GHz. HardDisk 20 GB RAM 256 MB CD-ROM (phục vụ cài đặt từ CD ROM) SoundCard (phục vụ multimedia) NetworkCard (phục vụ dịch vụ mạng intranet) Modem (phục vụ dailup internet) Chuẩn bị bộ đĩa cài đặt. Bộ đĩa cài đặt Fedora Core đều gồm 4 đĩa được đánh số từ 1-4. Trên đĩa số 1 có một tiện ích nhằm kiểm tra chất lượng tập tin trên mỗi đĩa. Nên khi mua đĩa ta nên sử dụng tiện ích này để kiểm tra toàn bộ 4 đĩa nhằn loại bỏ các đĩa có các gói tin bị lỗi. Đến nay bản FC4 đã được ấn hành. FC3 có giao diện đồ họa trong quá trình cài đặt nên chỉ với một chút kiến thức về máy tính là bạn đã có thể cài đặt thành công HĐH này. Một vài điểm cần lưu ý trong quá trình cài đặt Fedora Core. 1/ Nếu bạn chưa có chuyên môn sâu về HĐH thì nên cài Fedora Core trên một ổ cứng vật lý độc lập. 2/ Phải ghi nhớ password của root.
2/30
II/ Cài đặt Fedora Core Bước 0/ Vào BIOS của máy tính, tìm mục thiết lập thứ tự khởi động của máy tính. Đặt lại thứ tứ đó sao cho CD-ROM là ổ khởi động đầu tiên. Bước 1/ Khi khởi động từ đĩa CD, Fedora Core cho ta một mang hình chào có 2 tùy chọn chính • To install or upgrade in graphical mode, press the <ENTER> key Cài đặt với giao diện đồ họa. • To install or upgrade in text mode, type linux text <ENTER> Cài đặt với giao diện dòng lệnh.
Để có cái nhìn trực quan và dễ hiểu theo tôi bạn nên chọn cách thức cài đặt với giao diện đồ họa. Bước 2/ Lời chào từ Fedorra Core và những chú ý trong quá trình cài đặt. Bước 3/ Lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình cài đặt. Fedorra Core là HĐH mã nguồn mở do vậy nó được tích hợp rất nhiều ngôn ngữ (trong đó có cả tiếng Việt)
3/30
Bước 4/ Lựa chọn ngôn ngữ cho bàn phím. Theo tôi bạn cũng lên chọn theo giá trị mặc định (U.S.English). Bước 5/ Lựa chọn kiểu HĐH bạn dự định cài đặt trên máy của bạn. Có 4 lựa chọn • Personal DeskTop • Workstation • Server • Custom
Ở thời điểm ban đầu hoặc mới tiếp cận với Linux Fedorra Core thì bạn nên cài bản Personal Desktop. Khi đã cài đặt hoàn thiện bạn vẫn có cơ hội Upgrade lên các phiên bản Worrkstation hoặc Server. Bước 6/ Phân chia Partition đĩa cứng. Có 2 tùy chọn • Automatically Partition - Phân vùng đĩa tự động • Manually partition with Disk Druid - Phân vùng đĩa có hướng dẫn
4/30
HĐH họ Unix, Linux có cách quản lý đĩa cứng khá khác biệt đối với Windows, chúng không quản lý theo cách gán ký thự Anphabet cho mỗi phân vùng đĩa cho nên theo tôi bạn chọn Phân vùng đĩa tự động. Nếu bạn có nhiều Partition sẵn trên đĩa cứng rồi thì phải thật cẩn thận (thường xẩy ra đối với các bạn muốn dùng cả Windows và Linux trên cùng một máy) Ví dụ: Nếu bạn có một đĩa cứng đã chia làm 3 partition với Partition thứ nhất đã cài Windows (thường gọi là ổ đĩa C:) Partition thứ hai đã dùng để lưu trữ dữ liệu (thường gọi là đĩa D:) Partition thứ ba dự định dùng để cài Linux Fedorra Core (phải có dung lượng ≥ 6Gb) Như vậy tại bước này ta nên chọn phân vùng đĩa cứng bằng tay (Manually partition with Disk Druid) và thực hiện chọn các tùy chọn sau đây: • Partition tương đương với ổ đĩa C: bạn để nguyên • Partition tương đương với ổ đĩa D: bạn chọn nút lệnh Edit, trong hộp Mount Point bạn nhập "/Data". Làm như vậy sau này bạn có thể sử dụng trung Partition này với Windows được ngay sau khi cài đặt. • Partition bạn dự định cài Linux Fedorra Core: a. bạn nhấn nút lệnh "New", chọn Mount Point là "/boot", File System Type là "ext3" với kích thước khoảng 100Mb, nhấn nút lệnh "OK" b. bạn nhấn nút lệnh "New", File System Type là "swap", kích thước khoảng 512Mb hoặc 1Gb (thường thì lớn gấp đôi dung lượng RAM có trên máy) c. bạn nhấn nút lệnh "New", chọn Mount Point là "/" File System Type là "ext3" với dung lượng chiếm toàn bộ phần Partition còn lại của đĩa cứng (khoảng 5Gb) Chú ý : Nếu bạn chưa có chuyên môn sâu về HĐH thì nên dùng chế độ Phân vùng đĩa tự động (Automatically Partition) Bước 7/ Xác định vị trí cài đặt HĐH trên đĩa cứng. Có 3 tùy chọn • Remove all Linux partitions on this system - Xóa toàn bộ các phân vùng Linux • Remove all partition on this system - Xóa toàn bộ các phân vùng trên hệ thống, kể cả các phân vùng FAT, FAT32, NTFS của Windows.
5/30
• Keep all partition and use existing free space. - Giữ lại tất các phân vùng cũ và sử dụng khoảng trống còn lại để cài đặt. Nếu bạn có duy nhất 01 đĩa cứng vật lý với dung lượng ≤ 20 GB thì bạn nên chọn tùy chọn thứ 2. Tuy nhiên nếu trước đó bạn đang dùng Windows trên đĩa cứng đó mà chưa Backup thì hãy dừng quá trình cài đặt Linux Fedorra Core để Backup dữ liệu đã. Bước 8/ Lựa chọn thứ tự khởi động. Theo mặc định thì Linux Fedorra Core sẽ thiết lập nó là bản khởi động chính, Tuy nhiên nếu trên máy có nhiều HĐH thì nó cho phép thiết lập thứ tự HĐH sẽ đưa vào khởi động tại thời điểm khởi động máy.
Theo dẫn giải ở trên thì hệ thống của chúng ta chỉ có 01 đĩa cứng vật lý và chỉ cài 01 HĐH duy nhất nên tại bước này ta không cần xác định các tham số khác. Bước 9/ Thiết lập cấu hình cho mạng. Card mạng thường được Fedorra Core tự nhận trong quá trình cài đặt. Nếu Fedorra Core không tự nhận được Card mạng của bạn thì bạn nên tham khảo lại danh mục phần cứng được Linux hỗ trợ
6/30
http://www.linuxquestions.org/hcl/index.php hoặc liên lạc với nhà sản xuất để biết chi tiết. Tại trang này bạn cũng không cần xác định các tham số gì cả. Nếu cần có thể xác định lại cho nó sau khi quá trình cài đặt HĐH kết thúc. Bước 10/ Thiết lập cấu hình cho Tường lửa (chọn các giá trị mặc định) Bước 11/ Lựa chọn ngôn ngữ cho hệ thống. HĐH Fedorra Core cho phép lựa chọn rất nhiều ngôn ngữ làm giao diện trong đó có cả tiếng Việt. Tuy nhiên tôi đã dùng thử nhưng Việt ngữ chưa được phong phú. Nếu bạn đã dùng quen tiếng Anh trong Windows thì bạn nên dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính cho hệ thống - nếu bạn muốn dùng tiếng Việt thì có thể chuyển đổi ngôn ngữ sau khi cài đặt HĐH thành công (mỗi phiên làm việc ta đều có thể xác định lại ngôn ngữ cho phiên làm việc đó - sẽ nói kỹ ở phần sau). Bước 12/ Lựa chọn múi giờ cho hệ thống. Có thể thay đổi sau khi cài đặt thành công Bước 13/ Xác nhận Password cho người dùng root Root là người có thẩm quyền cao nhất đối với hệ thống, nên bạn phải nghi nhớ Password này. Theo tôi được biết nếu bạn quên password này thì còn cách cài lại HĐH mà thôi. Bước 14/ Tổng kết các gói chuẩn sẽ được cài đặt trên hệ thống. Có 2 tùy chọn • Install dedault software packeges. • Customize software packeges to be installed Theo tôi bạn nên chọn lựa chọn thứ nhất vì các gói này đều có thể thêm/bớt sau khi đã cài đặt thành công. Bước 15/ Bắt đầu cài đặt HĐH lên đĩa cứng.
7/30
Với cấu hình máy như khuyến cáo ở trên thì quá trình cài đặt tiêt tốn khoảng 30 phút. Tuy nhiên lúc này bạn cũng không nên rời xa máy để ghi nhận các gói tin bị lỗi. Bước 16/ Kết thúc quá trình cài đặt.
8/30
Cài Linux Fedore Core cơ bản đã thành công. Khi Reboot lại hệ thống bạn cần xác nhận thêm các tham số như • Đồng ý với bản thỏa thuận với Fedorra Core (License Agreement) • Xác định giờ hiện tại cho hệ thống. • Lựa chọn độ phân giải cho màn hình. • Thêm các User khác (không phải root). • Kiểm tra SoundCard.
9/30
Phần 2: Sử dụng các tính năng cơ bản của Linux Fedora Core 1/ Đăng nhập vào hệ thống Khi khởi động với Fedora Core bạn cần phải có một tài khoản (Account) gồm Username/Password. Tại đây bạn có thể xác định ngôn ngữ (có cả ngôn ngữ tiếng Việt) cho phiên làm việc của bạn. Để chọn tiếng Việt cho phiên làm việc ta thực hiện Chọn Languages \ VietNamese trước khi đăng nhập hệ thống.
2/ Kết thúc phiên làm việc, Tắt máy. Để kết thúc phiên làm việc chọn Action \ Logout Khi đó có 3 tùy chọn • Logout - kết thúc phiên làm việc hiện tại • Shoutdown - tắt máy • Reboot - khởi động lại máy tính 3/ Thay đổi hình nền cho DeskTop Nhấn phím phải chuột trên màn hình DeskTop, chọn Change DeskTop BackGround hoặc
10/30
Chọn Applications (RedHat) \ References \ DeskTop BackGround Khi đó một hộp đối thoại DeskTop BackGround References sẽ xuất hiện. Tại đây ta có thể chọn lựa các ảnh nền có sẵn hoặc thêm/bớt các ảnh nền yêu thích. Vị trí đặt các ảnh nền là "/usr/share/backgrounds/images" Dưới đây là DeskTop BackGround với hình nền mà tôi đã lấy từ WinXP chuyển qua Fedora Core.
4/ Các tham khảo về chuột máy tính Chọn Applications (RedHat) \ References \ Mouse Tại đây ta có thể hoán đổi nút nhấn chuột (trái/phải), thay đổi tốc độ Double Click, tốc độ di chuyển chuột trên màn hình .v.v. 5/ Điều chỉnh độ phân giải màn hình Chọn Applications (RedHat) \ References \ Screen Resolution Tại đây ta có thể thay đổi độ phân giải màn hình (tùy thuộc từng màn hình mà có những độ phân giải khác nhau) Ta cũng có thể thay đổi độ phân giải màn hình thông qua
11/30
Chọn Applications (RedHat) \ System Setting \ Display Tại đây ta có thể xác định lại chương trình điều khiển cho màn hình cũng như Card màn hình (nếu HĐH xác định sai). Thay đổi độ phân giải màn hình .v.v.
6/ Đổi giao diện (theme) cho HĐH Fedora Core Cũng như WinXP có nhiều giao diện khác nhau (giao diện xanh đậm, xám bạc .v.v.) Fedorra Core cũng có rất nhiều giao diện bắt mắt. Chọn Applications (RedHat) \ References \ theme Tại đây ta có thể chọn các giao diện theo sở thích hoặc có thể thêm các giao diện tự soạn ra (xem thêm phần sau) 7/ Cài thêm các gói chuẩn của HĐH Chọn Applications (RedHat) \ System Setting \ Add/Remove Application Tại đây ta có thể Thêm/Bớt các ứng dụng có sẵn trên bộ đĩa cài đặt (bộ 4 đĩa) Nhấn Detail để biết chi tiết các ứng dụng / gói tin muốn thêm / bớt Nhấn Update để xác nhận việc Thêm/bớt các ứng dụng.
12/30
9/ Tham khảo về giờ hệ thống Chú ý: Có 2 đồng hồ trong máy tính (đồng hồ phần cứng (CMOS) và đồng hồ thời gian hệ thống) Chọn Applications (RedHat) \ System Setting \ Date&Time Tại đây ta có thể xác định múi giờ quốc tế, chỉnh giờ, đồng bộ giờ của máy tính với một trong những máy Server 10/ Lựa chọn ngôn ngữ cho bàn phím Chọn Applications (RedHat) \ System Setting \ KeyBoard Theo tôi bạn nên chọn bàn phím tiếng Anh (US English) 11/ Thiết lập cấu hình cho Card mạng, Modem dialup Có nhiều cách để thiết lập cấu hình cho Card mạng cũng như Modem Dailup nhưng cách sau đây có lẽ là đơn giản hơn cả: Chọn Applications (RedHat) \ System Setting \ Network Khi đó ta được hộp đối thoại như hình dưới đây (trường hợp này đã có sẵn một Card mạng eth0) Giả sử bạn cần cài một Modem quay số
13/30
Chọn nút lệnh "New" để thêm chương trình điều khiển cho một thiết bị mới (giả sử ở đây là Modem quay số - nếu là Card mạng thì các làm cũng tương tự thôi)
Nếu bạn dùng một phiên giao diện tiếng Việt thì sẽ được một vài hướng dẫn dễ hiểu hơn như dưới đây.
14/30
Chọn mục "Modem Connection" rồi nhấn Forward
Xác định các thông số của ISP như: số điện thoại quay tới ISP, username, password, nhấn Forward để tiếp tục. Trong hình trên là một ví dụ về việc sử dụng các tham số của ISP-VNN với username/password là vnn1269/vnn1269.
15/30
Modem quay số thường được gán địa chỉ IP động do vậy bạn chọn "Automatically abtain IP address setting" và chọn "Automatically obtain DNS information from provider" để xác nhận việc nhận IP từ nhà cung cấp dịch vụ (trong ví dụ này là VNN)
16/30
Sau các công đoạn xác nhận các thông số cho Modem (thường thì Modem thứ nhất thì gắn với liên kết /dev/ttyS0) Để quay số bằng Modem vừa được cài đặt thì ta lựa chọn đối tượng Modem rồi nhấn chuột trên nút lệnh "Activate". Khi cột Status báo là "Active" thì có nghĩa là Modem đã liên kết thành công đến nhà cung cấp ISP. Lúc này bạn có thể sử dụng trình duyệt (ví dụ như FireFox- có sẵn trong Fedorra Core) để duyệt Internet. Để ngắt lên kết đến ISP ta chọn đối tượng Modem rồi nhất nút lệnh "DeActivate" (Xem tiếp phần sau để biết cách thực hiện kết nối Internet thông qua Card mạng - truy cập Internet thông qua mạng Intranet băng thông rộng). 12/ Cài đặt chương trình điều khiển máy in Giả sử bạn cần cài đặt một máy in Laser Jet 5L của hãng HP. Chọn Applications (RedHat) \ System Setting \ Printing
Ta chọn nút lệnh "New" để bắt đầu cài đặt chương trình điều khiển cho máy in Với màn hình chào ta nhấn nút lệnh Forward
17/30
Name : Xác định tên đại diện cho máy in (Không được có dấu khoảng trắng) Name description : Xác định tên mô tả cho máy in Với giả thiết như trên ta lên chọn tên gần với tên thật và vị trí để dễ nhận biết
Xác định cổng liên kết giữa máy tính và máy in (thường là cổng LPT) ta cần chú ý rằng HĐH họ Linux giao tiếp với phần cứng thông qua các file liên kết. Trong trường hợp này máy in thứ nhất sẽ được liên kết tới file /dev/lp0. Nếu máy in đã được gắn vào máy tính thì ta có thể nhấn nút lệnh "Rescan devices" để yêu cầu HĐH tự động tìm kiếm và xác định chủng loại máy in mà ta đang dùng (chú ý: nếu bạn có máy in đời mới thì cần tham khảo nhà sản xuất xem máy in đó có tương thích với HĐH Linux mà bạn đang dùng không).
18/30
Với giả thiết ở trên ta chọn nhà sản xuất là HP, tên máy in là Laser Jet 5L Kết thúc quá trình cài đặt ta nhận được một chương trình điều khiển máy in Để thực hiện chia sẻ máy in đó trên mạng ta thực hiện như sau: Trong hộp thoại Printer Confiduration Chọn đối tượng máy in muốn chia sẻ trên mạng Chọn thực đơn Action\ Sharing Chọn "Automatically find remote shared queues" Tính chia sẻ máy in tôi chưa kiểm tra với mạng máy tính có nhiều HĐH, Câu hỏi đặt ra là: Từ máy tính HĐH Linux FC4 cần in ra máy in trên cùng mạng sử dụng HĐH Windows (đã có máy in Sharing), Cuối cùng ta nhận được một chương trình điều khiển máy in với những thuộc tính như dưới đây.
19/30
13/ Thay đổi password cho root. Root là người có quyền cao nhất trong máy tính cài Fedorra Core do vậy bạn luôn phải ghi nhớ password của người dùng root (các user khác nếu có quên password thì có thể làm lại được còn root thì chỉ còn cách cài lại HĐH mà thôi) Để thay đổi được password của root trước tiên bạn phải login vào máy với quyền là root đã sau đó thì: Chọn Applications (RedHat) \ System Setting \ root password
Tại đây bạn chỉ cần xác nhận và xác nhận lại (confirm) password mới cho root mà thôi (bạn không cần xác nhận password cũ nữa vì quá trình login với quyền root bạn đã thực hiện rồi) 14/ Thêm người dùng (không phải root) vào hệ thống. HĐH Fedora Core là HĐH đa nhiệm, đa người dùng do vậy bạn có thể thêm người dùng, xác định nhóm người dùng không phải là root vào hệ thống với những quyền hạn nhất định. Chọn Applications (RedHat) \ System Setting \ Users and Groups Nhấn nút lệnh "Add User" đề thêm người dùng
20/30
Tại đây ta cần xác định UserName/Password cho người dùng (chý ý: UserName là một chuỗi viết liền, không dùng ký tự viết hoa). Bạn có thể thay đổi thư mục chủ, xác định vị trí tập tin cấu hình cho người dùng này (để thuận tiện cho việc quản lý người dùng thì theo tôi bạn nên chọn giá trị mặc định cho các thông số này)
21/30
Nếu bạn dùng chương trình File Browse để duyệt cây thư mục thì thấy mỗi một người dùng sẽ được phân một thư mục chủ ở vị trí /home/[UserName] Nhấn nút lệnh "Add Group" để xác định nhóm người dùng.
Tại đây ta xác định tên nhóm, nhấn nút lệnh OK ta được một nhóm có tên là "family". Ta chọn đối tượng nhóm đó rồi nhấn nút lệnh "Properties" để xác định các thành viên của nhóm
Ta thêm/bớt các thành viên của nhóm "family" rồi nhấn nút lệnh "OK". Kết thúc quá trình này ta được một nhóm như mô tả dưới đây.
22/30
15/ Sử dụng trợ giúp GNOME Fedora Core với giao diện GNOME có một bộ trợ giúp khá mạnh (có cả giao diện tiếng Việt, tuy nhiên phần tiếng Việt chưa được đầy đủ). Chọn Actions \ Run Application . . . Khi đó ta được hộp đối thoại như hình dưới đây, bạn nhập "/usr/bin/gnome-help", nhấn nút lệnh "Run"
Ở đây tôi đưa ra các giao diện Gnome với hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh (US-English) và tiếng Việt để mọi người cùng tham khảo. Tôi thấy phần Việt ngữ chưa được nhiều hy vọng rằng trong các Version tiếp theo phần Việt ngữ sẽ nhiều hơn. Bạn có thể giúp cộng đồng mã nguồn mở bằng cách biên dịch các tài liệu của họ tại một số diễn đàn Linux trên Internet:
23/30
Giao diện trợ giúp Gnome với ngôn ngữ tiếng Anh (US English)
Giao diện trợ giúp Gnome với ngôn ngữ tiếng Việt 16/ Sử dụng Web Browse để duyệt Internet. Fedora Core có sẵn chương trình Fire Fox để duyệt Web (xem lại phần 11/ để biết cách tạo liên kết đến ISP) Bình thường Fedora Core cung cấp một ShortCut trên thanh Panel chính để liên kết đến chương trình Fire Fox (hình quả địa cầu). Tuy nhiên ta có thể gọi nó bằng rất nhiều cách: Chọn Applications (RedHat) \Internet\FireFox Web Browse (hoặc) Chọn Actions\Run Applications, gõ lệnh "firefox" rồi nhấn "Run"
24/30
Cách sử dụng Fire Fox có lẽ tôi không nói nữa vì giao diện và các menu chức năng của Fire Fox trên Win32 và Fedora Core là hoàn toàn giống nhau. 17/ Kiểm tra và cài đặt thêm các gói tin mới. Nếu bạn có đường Internet tốc độ cao thì vấn đề bổ xung các gói tin mới sẽ rất đơn giản (giống như phần Update của WinXP vậy). Cụ thể ta làm như sau: Chọn Actions\Run Applications ..., gõ lệnh "up2date" rồi nhấn "Run"
Nhấn Forward và đợi quá trình kiểm tra Update kết thúc, ta chọn lựa các gói tin muốn Update thông qua hộp CheckBox
25/30
Chú ý: Khi Update, đôi khi ta phải Update phần hạt nhân trước, khi phần hạt nhân Update thành công thì ta chạy lại lệnh "up2date" một lần nữa để UpDate phần ứng dụng. 18/ Chương trình Terminal Để gọi Terminal ta thựa hiện như sau: Chọn Applications (RedHat) \ System Tools \ Terminal (hoặc) Chọn Actions \ Run Application ..., xác định lệnh "gnome-terminal", nhấn nút "Run" Tại gnome-terminal bạn có thể thực hiện tất cả các lệnh thuộc dòng Unix/Linux để thực thi công việc của bạn. 19/ Thay đổi vị trí của thanh Panel. Về cơ bản Fedora Core coi thanh Panel như là một đối tượng ToolBar. Do đó bạn có thể đặt rất nhiều thanh Panel trên DeskTop miễn sao bạn thấy phù hợp. Vị trí của thanh Panel được đặt nằm theo các cạnh của màn hình (top/button/left/right - trên/dưới/trái/phải). Để can thiệp vào các thuộc tính của thanh Panel ta làm như sau: Nhấn chuột phải trên vùng trống của thanh Panel, chọn mục "properties". Khi đó ta được hộp đối thoại như dưới đây.
26/30
Tại đây ta có thể xác định các tham số sau: Name: tên của Panel Orientation: vị trí của Panel (top/button/left/right - trên/dưới/trái/phải) Size: Kích thước của Panel Expand: Dàn đều, đầy thanh Panel Autohide: Tự động ẩn đi khi có bất kỳ một ứng dụng được thực thi để nhường khoảng trống trên DeskTop cho chương trình đó. Show hide buttons: Hiện nút thự hiện việc ẩn/hiện thanh Panel None (use system theme): Không sử dụng (dùng giao diện của người dùng)
27/30
Solid color: Dùng đồng nhất mầu sắc với hình nền của DeskTop Background image: Xác định ảnh nền cho Panel. 20/ Thêm ShortCut mới vào DeskTop và thanh Panel. Để thêm ShortCut vào DeskTop ta thực hiện theo các bước sau: Nhấn phải chuột trên DeskTop, trong context menu chọn mục Create Launcher Khi đó ta có được hộp đối thoại như hình dưới đây.
Name: Xác định tên đại diện cho đường liên kết. Comment: Xác định tên chi tiết cho đường liên kết (Mỗi khi ta di chuyển chuột đến vị trí liên kết trên DeskTop, Commnent kết hợp với Name sẽ mô tả chi tiết đường liên kết này - ToolTip). Command: Xác định vị trí, lời gọi chương trình được gắn vào liên kết. Type: Kiểu liên kết. Icon: Xác định hình tượng đại diện khi gắn trên DeskTop. Chú ý: Các thông số khác bạn có thể cung cấp thêm sau khi đã tạo liên kết thành công. Cách làm như sau: Trên màn hình DeskTop, dùng chuột chọn đối tượng cần thêm/bớt các tham số, nhấn chuột phải, trong context menu chọn mục properties ...) Để thêm ShortCut vào thanh Panel thì ta nên tạo nó sãn trên DeskTop sau đó dùng chuột kéo/thả nó vào bất kì vị trí còn trống nào trên thanh Panel. 20/ Tham khảo toàn diện Menu Applications, Action
28/30
Linux Fedora Core có một giao diện có thể nói là gần giống như HĐH Windows. Dưới đây là tham khảo toàn diện giao diện của nút lệnh Menu Application (cũng giống như nút lệnh Start của Windows vậy)
Để thêm các liên kết vào trong Menu Applications ta thực hiện như sau: Chọn Applications, chọn Folder mà bạn muốn thêm liên kết. Nhấn chuột phải, chọn Entire menu \ Add new item tho this menu. Các bước tiếp theo làm giống như thêm một liên kết trên DeskTop
29/30
Đây là tài liệu hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể sử dụng, chỉnh sửa cho phù hợp, phân phối lại cho những người sử dụng khác nhưng phải tuân theo những yêu cầu trong giấy phép bản quyền GNU (http://www.gnu.org/copyleft/gpl.html của Free Software Foundation) Tài liệu này được soạn, phát hành đến tay các bạn chỉ với một hy vọng rằng nó hữu ích cho bạn, nhưng nó KHÔNG KÈM THEO BẤT KỲ SỰ BẢO ĐẢM NÀO, ngay cả những đảm bảo về thương mại .v.v.
---------------------------------------------------------------------------------------------Tài liệu được thực hiện bởi [email protected]
30/30
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top