Chap 10
Ngày hôm sau, Mân Thạc, Nghệ Hưng và Thế Huân cùng đi xe bus đến vùng ngoại ô thăm bà của Mân Thạc. Trên xe bus, có một số fan nhận ra họ, còn cùng nhau selfie các kiểu. Cảm giác có người hâm mộ, yêu mến thật là thích.
Họ đã đến vùng ngoại ô, đi bộ thêm một lúc là đến nhà của bà. Bà sống trong một căn nhà nhỏ, bên ngoài có một vườn rau xanh tốt, có vài con mèo đang nằm lười ngoài sân, không thèm để ý đến ba anh em vừa đi vào.
-"Mẹ ơi! Bọn con đến rồi!" - Mân Thạc gọi.
-"Các con tới rồi đấy hả?"
-"Con chào bác ạ!" - Nghệ Hưng và Thế Huân cúi chào
-"Trời đất ơi, nhìn bên ngoài còn giống hơn trong ảnh hơn nữa" - Mẹ Mân Thạc trầm trồ nhìn Nghệ Hưng, xoa mặt cậu. Họ biết là mẹ đang nói về cái gì. "Chắc cháu tới đây vì chuyện của bà đúng không? Mau vào gặp bà đi, có khi gặp cháu, trí nhớ của bà lại tốt lên đấy."
-"Dạ!"
4 người vào phòng bà, bà đang ngồi xem lại các tấm ảnh cũ.
-"Bà ơi!" - Mân Thạc gọi.
Bà ngẩng đầu lên nhìn, mừng rỡ
-"Thạc! Cháu đến chơi à?"
-"Bà! Cuối cùng bà cũng nhớ ra cháu rồi!" - Vì bà hay quên nên mỗi khi gặp Mân Thạc là đều hỏi 'Mi là con ai?', giờ thì bà nhớ rồi.
-"Tất nhiên! Cháu bà sao bà lại không biết!"
-"Con chào bà ạ!" - Nghệ Hưng và Thế Huân lễ phép chào.
-"Ơ?" - bà nhìn chằm chằm vào Nghệ Hưng, sắc mặt thay đổi như nhìn thấy ma "Ba....Ba Trương?"
Nghệ Hưng lại gần, quỳ xuống bên cạnh bà, bà rờ vào mặt anh để xác nhận anh không phải là ma. Nghệ Hưng mỉm cười nhìn bà, dường như có một sự thân thuộc nào đó.
-"Cháu không phải ma, cũng không phải là Ba Trương. Cháu là Trương Nghệ Hưng, bạn của Mân Thạc." - Nghệ Hưng nói.
-"À, à! Thế mà bà cứ tưởng." - bà gật gù, "Nhưng mà cháu giống hệt ba Trương của ta. Đây để ta cho cháu xem.
Bà lấy ra những bức ảnh đen trắng cũ kỹ trong chiếc hộp đựng ảnh của bà.
-"Cháu xem này, đây chính là Ba Trương. Mấy đứa xem xem, có giống y hệt không?" - bà rủ cả Mân Thạc và Thế Huân vào xem cùng. Là một bức ảnh có nhiều người, bé gái trong ảnh là bà, bà chỉ vào một người đàn ông trông giống Nghệ Hưng. Hình như lúc chụp bức ảnh này là vào dịp Tết Nguyên đán vì hai đứa trẻ con trong ảnh đang cầm đèn lồng.
-"Đây, bức này." - bà cho họ xem bức ảnh khác chụp riêng hai ba con. Khi đó trông bà lớn hơn một chút, còn ba Trương đang mặc quân phục. "Bức này chụp lúc Ba Trương mới đi xa trở về."
-"Còn bức này nữa. Chụp hôm ta cưới, cháu nhìn xem, ba Trương cũng có mặt đó!" - Bà cho ba người xem ảnh cưới của bà. Vào thời đó, người ta không có mặc áo cưới hay vest như bây giờ, chỉ các mặc bình thường, tươm tất hơn một chút, đeo băng vải đỏ trên người, cô dâu chú rể mỗi người cầm sổ đăng kí kết hôn, chụp ảnh, thế là xong.
Trên tay Thế Huân cầm hai bức ảnh hồi nhỏ của bà, cậu lật mặt sau của ảnh thì thấy trên đó có và dòng ghi chú. Bức ảnh thứ nhất có ghi 'Bắc Kinh, 1946, cái Tết chiến thắng đầu tiên'. Bức thứ hai ghi 'Bắc Kinh, 1948, lão Trương trở về'.
Còn về bức ảnh đám cưới của bà, mặt sau có ghi 'Bắc Kinh, 1962, Mẫn Mẫn lớn rồi, ước gì ba con có mặt ở đây.'
-"Bà ơi, tên bà là Mẫn Mẫn ạ?" - Thế Huân hỏi.
-"Đúng rồi, đó là tên biệt danh mẹ thường gọi bà." - bà đáp.
-"Vậy cụ Trương là ba dượng của bà đúng không ạ? Tại cháu thấy đằng sau ảnh có ghi là 'Ước gì ba con ở đây', mà rõ ràng là cụ Trương cũng xuất hiện trong ảnh mà."
-"Không phải là ba dượng, là ba nuôi." - bà nói, "Mẹ ta kể là cha ruột của ta đã mất trong chiến tranh từ trước khi ta sinh ra. Kỉ vật duy nhất ông ấy để lại là chiếc vòng này!" - bà cho ba người xem một chiếc vòng có gắn một con hổ màu xanh.
-"Vậy sao cụ Trương lại thành ba nuôi của bà ạ?" - Nghệ Hưng hỏi.
-"Ba Trương thực ra là đồng đội của cha ruột bà, sau khi cha ruột ta hy sinh thì ông ấy đưa kỷ vật này cho mẹ ta, sau đó khi ta sinh ra thì nhận là ba nuôi luôn."
-"À, thì ra là thế! Vậy mà cháu cứ tưởng mình và Nghệ Hưng là họ hàng cơ." - Mân Thạc nói.
-"Ồ, không! Ba Trương cũng có gia đình riêng mà. Để ta cho mấy cháu xem. Cái ảnh chụp hồi Tết đâu ấy nhỉ?"
-"Cái này hả bà?" - Thế Huân đưa lại cho bà bức ảnh chụp vào Tết năm 1946.
-"Đúng rồi. Là cái này. Đây, các cháu nhìn xem, đây là dì Đặng, vợ của Ba Trương đấy, còn đứa bé trên tay là con họ." - bà chỉ vào một người phụ nữ trên ảnh đang. Giờ Thế Huân mới để ý là người phụ nữ đó đang ôm một cái bọc, chắc là đang bé em bé.
-"Vậy chắc đây chính là ông của em rồi ấy Nghệ Hưng!" - Mân Thạc chỉ vào em bé.
-'Chắc hai gia đình chúng ta ngày xưa chơi thân với nhau lắm đấy. Thế mà mình lại không biết gì nhỉ?" - Nghệ Hưng nói.
-"Không phải là hai, mà là 3." - bà nói.
-"3 nhà? Còn ai một nhà nữa sao?" - Nghệ Hưng và Mân Thạc ngạc nhiên.
-"Đây, mấy đứa xem này". Bà lại chỉ vào bức ảnh chụp Tết nguyên đán. "Đây là A Minh" - bà chỉ vào bé trai trong ảnh, "Còn đây là bố mẹ nó, là nhà họ Lộc."
Thế Huân nghe đến họ Lộc mà giật mình. Vì Lộc đồng âm với một số họ khác, nhưng trong thời gian qua thì trong đầu Thế Huân chỉ có họ Lộc của Lộc Hàm mà thôi.
-"A Minh và ta từng chơi thân. Nhưng từ khi ta chuyển tới sống ở vùng ngoại ô này thì không liên lạc với nhau nữa. Chỉ còn có ba Lộc là thỉnh thoảng tới thăm."
-"Ba Lộc? Bà có đến 2 ba nuôi sao?" - Mân Thạc hỏi.
-"Đúng thế! Ba Lộc cũng giống ba Trương, cũng là đồng đội của cha ruột ta. Nhưng hình như là....bà không có ảnh của ba Lộc. Giờ mới nhận ra là ba Lộc chụp rất nhiều ảnh cho mọi người, nhưng lại không có cái nào chụp cho mình cả."
-"Vậy là cụ Lộc là người đã chụp tất cả ảnh này sao?" - Thế Huân hỏi.
-"Ừ, chắc là vậy", bà nói, "Giá như ta có ảnh của ba Lộc ở đây. Ba Lộc đẹp trai lắm, không thua gì ba Trương luôn, ông ấy thậm chí còn hiền hơn cả ba Trương. Bà nhớ hồi còn nhỏ, A Minh và bà ham chơi, đòi ba Lộc đạp xe đưa đi chơi xa, ba người đi vui lắm nhưng đến tận tối muộn mới về. Mẹ của bọn bà tức giận định đánh hai đứa nhưng ba Lộc lại nhận hết lỗi về mình, bảo là muốn chơi với hai đứa nên mới vui quá mà quên cả giờ giấc."
Cả ba nhìn bà hạnh phúc như vậy, tin chắc rằng dù bà sinh ra không có ba nhưng hai người cha nuôi đã tặng cho bà một tuổi thơ hạnh phúc.
-"Thực ra, nói nhà họ Lộc thân với nhà mình thì cũng không đúng." - bà nói, "chỉ có ba Lộc thôi, may ra là có A Minh. Còn bố mẹ nó thì....bản chất họ không hề xấu, lúc ở chung thực ra cũng đối xử không tồi, mà thực ra bản chất là tốt. Nhưng vì trong máu vẫn còn sự kiêu ngạo của giai cấp tư sản cũ, nên thành ra đôi khi lại không hòa hợp và hiểu nhau. Thằng A Minh tình trạng gia đình thế mà cũng vào được trường quân đội, may thật."
-"Bà vẫn nhớ hôm đám cưới, ba Lộc mang một đoàn hát đến để chung vui, so với thời đó thì đám cưới của bà có thể tính là hoành tráng rồi."
-"Bà ơi, bà còn nhớ tên của hai người cha nuôi không?" - Thế Huân hỏi vậy, nhưng thực chất là đang muốn xác nhận về một người.
-"Ờ nhỉ?? Bình thường toàn gọi bằng họ, tự nhiên quên tên rồi. Tên hai ba nuôi là gì nhỉ? Bà không nhớ!"
-"Thế về sau, bà còn liên lạc với họ chứ?" - Thế Huân hỏi tiếp.
-"Ba Trương về sau mang gia đình trở về quê ông ấy ở Trường Sa, vì xa nhau về địa lý nên thỉ thoảng bà gửi thư hỏi thăm. Còn ba Lộc...tự dưng một ngày nọ, ông ấy mất tích. Từ đó đến nay cũng mấy chục năm rồi." - bà nói.
-"Cứ thế biến mất sao?"
-"Đúng là như thế, ta hỏi ba Trương nhưng ông ấy hình như cũng không biết."
-"Kỳ lạ nhỉ?" - ba thiếu niên trẻ nói.
-"Mà, mấy đứa là ai?"
-"Bà, cháu là cháu bà đây!" - Mân Thạc nói, "Bà lại quên rồi."
-"À, tao có cháu à?"
Ây dà, bà lại quên nữa rồi. Nhưng bù lại, chuyến đi hôm nay vô cùng có ích.
Trên xe buýt trở lại Bắc Kinh, Mân Thạc và Nghệ Hưng bàn bạc với nhau về chuyện xảy ra hôm nay. Nghệ Hưng bảo là đã nhờ bà ở Trường Sa tìm những bức ảnh hay tài liệu liên quan đến cụ cố Trương. Bà nói là khi tìm được thì sẽ gửi đồ lên Bắc Kinh cho anh. Nghệ Hưng và Mân Thạc vô cùng hứng thú với chuyện này, họ muốn biết thêm về lịch sử và mối duyên giữa cả hai gia đình.
Còn Thế Huân, cậu tranh thủ lên mạng và tìm thông tin về "Nhà báo Lộc Minh", và kết quả là một con số 0. Khác với những gì cậu tìm được hơn một tuần trước đó. Cậu bất giác mỉm cười.
Vậy là anh Lộc Hàm đã sống sót qua chiến tranh.
.
.
Mùa thu, 1937, ở một nơi nào đó ở nông thôn Hồ Bắc.
Sau khi rời khỏi Thượng Hải, Lộc Hàm và Nghệ Hưng đến Nam Kinh tìm chị dâu, tức vợ anh Mân. Họ giao cho chị kỷ vật của anh, rồi cả ba cùng thu xếp đồ đạc, lương thực và tiền bạc để di tản về phía Tây. Tất nhiên là người dân xung quanh nhà chị dâu đều hiếu kỳ vì tự nhiên chị lại dọn đi như thế. Họ đều bảo người dân ở đó rằng Thượng Hải thất thủ rồi, nên phải rời đi trước khi quân Nhật đến. Có người tin, có người không tin vì dù sao họ nghĩ Nam Kinh vốn dĩ rất an toàn. Nhưng Lộc Hàm cũng không muốn cố gắng thuyết phục họ thêm, bảo được ai chạy thì chạy.
.
Mục tiêu của họ là tránh xa các thành phố lớn càng tốt, họ tận dụng hết mọi thứ trên đường, từ đi nhờ xe quân đội, đến xin thêm lương thực, thậm chí là đi săn, hái trộm quả. Mới đó mà mùa thu sắp qua, mùa đông sắp tới rồi. Cái bụng của chị dâu thì ngày một to ra. Họ muốn trú chân ở một thôn làng nhỏ bé nhưng không ai thu nhận họ cả, họ đành phải đi tiếp. Nghệ Hưng tìm được một chiếc xe kéo, chị dâu ngồi lên đó để họ kéo đi, nhưng đường đi vắng vẻ, xung quanh toàn cây cối, đi mãi mà chẳng thấy ngôi làng nào... Họ dành dừng chân nghỉ một lát.
Lộc Hàm sử dụng những cục pin mà anh xin được luc bọn họ đi xe qua thành phố Vũ Hán. Anh muốn thử xem liệu có ai có thể liên lạc được không vì khi đi nhờ xe quân đội, có người nói rằng ở vùng này có một ngôi làng sẽ tiếp nhận họ, nhưng họ lại không tìm được vị trí chính xác nên phải tự tìm các liên lạc. Lộc Hàm muốn thử vận may của mình. Anh vặn thử các tần số khác nhau nhưng đều là những tiếng rè rè, anh tiếp tục điều chỉnh, tiếng rè rè không còn nữa, mà là có tiếng động nhỏ. Điều này có nghĩa là anh đã bắt được sóng
-"A lô, xin hỏi, có ai ở đầu dây bên kia không?" - Lộc Hàm nói, nhưng không có hồi đáp.
-"A lô, a lô? Đầu bên kia có ai không ạ?"
-"A lô? Xin hỏi ai ở đầu bên kia thế?" - một giọng nữ vang lên. Khi giọng nói đó vang lên, cả ba người đều mừng rỡ.
-"Xin chào! Tên tôi là Lộc Hàm. Chúng tôi tới từ Thượng Hải và Nam Kinh, hiện đang đi sơ tán nhưng chưa tìm được chỗ dừng chân. Có một chiến sĩ ở Vũ Hán bảo là ở vùng này có một ngôi làng sẽ tiếp nhận người sơ tán nhưng chúng tôi chưa tìm thấy. Anh ấy bảo chúng tôi có thể liên lạc bằng radio.
-"Các bạn tìm được chúng tôi rồi. Các bạn không cần đi đâu cả. Chúng tôi sẽ tới đón các bạn. Các bạn có bao nhiêu người?" - cô gái đầu dây bên kia hỏi.
-"3 người, trong đó có một sản phụ."
-"Được, các bạn chịu khó chờ đợi, chúng tôi sẽ tới ngay."
Nửa tiếng sau, một đội gồm 6 người đến đúng vị trí của Lộc Hàm, Nghệ Hưng và chị dâu. Tiếp nhận họ chính là cô gái ở đầu bên kia radio ban nãy.
-"Chào các đồng chí, mọi người đã vất vả rồi. Tôi là binh nhất Đặng, sẽ tiếp nhận, sắp xếp chỗ ở cho mọi người trong khu căn cứ."
.
Hóa ra cái làng sơ tán mà anh lính ở Vũ Hán nói thực chất là một khu căn cứ mật của quân đội. Nó là tập hợp của nhiều làng khác nhau và có tổ chức rất chặt chẽ. Dù điều kiện thiếu thốn nhưng vẫn có trồng trọt chăn nuôi để cung cấp lương thực, có vũ trang để phòng vệ, có đào hầm để chiến đấu, rồi có cả bạn thông tin liên lạc, rồi tuyên truyền để nâng cao tinh thần cho người dân.
Thành phần trong làng này cũng khá đa dạng, một phần là dân bản địa, một phần là dân sơ tán, một phần thì là lính đào ngũ. Tất cả đều từng làm nhiều ngành nghề khá nhau nhưng một khi đã ở làng này thì bạn sẽ có nhiệm vụ cho riêng mình. Phụ nữ làm trồng trọt, còn đàn ông thi tập trung xây dựng chiến hào và đào hầm. Đó là công việc mới mà Lộc Hàm và Nghệ Hưng đã tham gia khi ở làng này.
Đào hầm để làm gì? - để chuẩn bị cho những năm tiếp theo.
.
4 năm sau, 1941....
-"Nhanh lên! Nhanh lên!" - Mọi người lợi dụng đạn khói mù mịt mà nhanh chóng đưa những người bị thương vào một cái lỗ bé xíu rồi tất cả cùng nhảy vào trong đó. Sau khi làn khói qua đi, quân Nhật tìm kiếm quân du kích nhưng họ biến cách họ biến mất cũng bí ẩn như cái các mà họ xuất hiện.
Thực ra những lỗ nhỏ đó dẫn đến một hệ thống hầm ngầm lớn hơn dưới lòng đất. Họ kéo những người bị thương men theo một lối nhỏ và rẽ vào một phòng hầm to hơn. Là phòng quân y.
Lộc Hàm đặt một người bị thương năng ở chân lên bàn đất. Chị dâu xem qua vết thương của anh ta.
-"Phải cắt bỏ thôi! Giữ lấy anh ta đi!" - chị dâu nói.
-"Lão Trương! Giữ người!!" - Lộc Hàm gọi thầy Trương ra giúp giữ một bên người bị thương, Lộc Hàm tiện tay nhét giẻ vào miệng anh ta. Cả hai giữ người thật chặt. Chị dâu cầm một chiếc cưa, hở trên lửa nến, hít một hơi thật sâu, chọn chỗ sao cho ít mất máu nhất và bắt đầu cưa.
Người bị thương giẫy dụa vì đau đớn, hai người phải giữ anh ta thật chặt để không gây hại cho chính mình.
.
Một ngày mệt mỏi qua đi, Lộc Hàm tạ ơn trời đất vì hôm nay anh vẫn còn sống. Quân Nhật đã chiến nhiều thành phố lớn và tiếp tục bành trướng tới các vùng khác để tiêu diệt hoàn toàn các căn cứ chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Nhiều ngôi làng bị chúng tàn sát, nhiều người bị biến thành nô lệ, phần còn lại thì tiếp tục rút lui và chiến đấu du kích. Việc hoạt động trong hầm hay trong rừng sâu là một chuyện hiển nhiên.
-"Tiểu Lộc, cho em ít lửa!" - Lộc Hàm châm lửa cho thầy Trương hút thuốc. Trong cuộc chiến khốc liệt thì thuốc lá giống như liều thuốc làm dịu tinh thần. Dù trong hầm kín, khói thuốc sẽ làm khó chịu, nhưng như thế là an toàn hơn so với việc ngồi ngoài hút và bị Nhật phát hiện.
-"Chi dâu muốn hút không?" - Lộc Hàm hỏi.
-"Thôi, để khi khác đi. Hôm nay cũng không khó chịu lắm."
-"Đồng chí Đặng hút không?"
-"Ừ, đồng chí cho tôi xin lửa."
Khói thuốc trong căn hầm nhỏ bay ngập ngụa, hồi đầu ở trong hầm, Lộc Hàm có khó chịu, nhưng dần dần cũng quen.
-"Mẹ! Ba Trương! Ba Lộc!!!" - một cô bé chạy vào trong căn hầm mà mấy người đang hút thuốc. Đồng chí Đặng và thầy Trương nhanh chóng dập thuốc vì họ sợ làm cô bé khó chịu.
-"Hôm nay con gái chơi có ngoan không?" - chị dâu ôm con vào lòng.
-"Con chơi ngoan lắm, còn biết chăm sóc các em nhỏ nữa đấy." - con bé nói một cách đầy tự hào.
-"Mẫn Mẫn giỏi lắm!" - chị dâu khen
-"Mẫn Mẫn lại đây ba ôm một chút nào!!" - Lộc Hàm giang tay, cô bé liền nhảy bổ vào trong lòng anh.
-"Hôm nay ba Lộc có mang quà về cho con không?" - Mẫn Mẫn hỏi.
-"Dĩ nhiên là có rồi! Ba Lộc hôm nay tìm được cho con một bông hoa nè!" - Lộc hàm lấy ra một bông hoa nhỏ màu trắng. Anh vô tình thấy nó trong đám cỏ và anh đã hứa với con bé là mỗi khi ra ngoài sẽ mang một thứ gì đó về.
Dưới ánh đèn nến lờ mờ, dù con bé không thể cảm nhận được cái đẹp của bông hoa nhưng với một đứa trẻ từ khi biết nhớ đã sống trong hầm thì những bông hoa giống như của hiếm, giống như báu vật cần phải nâng niu.
-"Yêu ba Lộc nhất!" - con bé tươi cười.
-"Giỏi nịnh!" - thầy Trương giả vờ giận dỗi.
-"Con cũng yêu ba Trương mà!!" - Mẫn Mẫn lại nhảy sang ôm lấy thầy Trương. "Ba Lộc hay mang quà về nhưng con biết ba Trương cũng yêu con mà."
-"Ai dạy con nói mấy câu đấy thế!" - thầy Trương bật cười, hai lúm đồng tiền lộ ra mồn một.
-"Ba Trương cười nè, trông đáng yêu quá" - con bé véo hai má anh, mọi người cũng đều bật cười.
Sau khi đến căn cứ này, con bé được sinh ra và được chị dâu đặt tên là Tú Mẫn, vì phát âm gần giống tên của cha cô bé, đều đọc là /xiu min/. Chị dâu đã đề nghị Lộc Hàm và thầy Trương là cha nuôi cho đứa bé. Cô bé thực sự đã tạo niềm vui cho họ trong những ngày tăm tối như thế này.
.
Đồng chí Đặng thuật lại kế hoạch của chỉ huy cho đội mình nghe. Kế hoạch là đêm nay họ sẽ tấn công kho vũ khí và lương thực của lũ Nhật, đồng thời giải cứu tù binh. Tất cả đều phải hành động nhanh gọn trong 30 phút rồi rút lui về căn cứ.
Đêm hôm tấn công, đúng như kế hoạch, ở doanh trại chỉ còn vài tên đang gác, hầu hết là đã ngủ, quân du kích đã chọn vị trí theo đúng kế hoạch, căn đúng thời điểm, đồng loạt tấn công các hướng.
Quân Nhật rơi vào thế bị động, vội vàng phản công nhưng vẫn chịu thiệt hại.
Lộc Hàm yểm trợ đằng sau, bắn hỗ trợ cho các anh em đang mang lương thực đi. Thấy quân Nhật ở gần là bắn, quân Nhật lao đến, bắn. Một tên Nhật lao đến chỗ anh, hắn cầm kiếm sắc lẹm, cũng may mà Lộc Hàm kịp phản xạ mà né nhát chém của hắn. Anh dùng báng súng đập vào bụng hắn khiến hắn ngã ra, kiếm bị văng ra nơi khác. Cả hai vật lộn nhau, nhưng rồi Lộc Hàm chiếm ưu thế, giữ lấy hắn rồi lấy con dao trong người, chuẩn bị giải quyết hắn.
-"THẰNG KIA!! GIẾT NÓ!!" - tên lính Nhật đang cầu cứu một tên khác ở gần kiếm của hắn. Người kia thấy thế liền nâng súng lên, chĩa về phía Lộc Hàm, tuy nhiên, súng lại bị kẹt. Trong lúc người đó loay hoay, Lộc Hàm liền kết liễu tên đang nằm bằng dao, rồi nhanh tay lấy súng bắn vào tên lính đang sửa súng.
Lộc Hàm thở phào vì đã thoát chết trong gang tấc. Anh nhận thấy có vẻ tên cầm kiếm vừa rồi vẫn còn sống, dù sao với tình hình này, kiểu gì hắn cũng chết nên anh cho hắn chết nhanh gọn vậy. Lộc Hàm ngồi cạnh hắn, cầm dao lên...
-"Umma....."
Lộc Hàm đột nhiên dừng tay lại, anh nhận ra đây không phải là tiếng Nhật, mà là tiếng Triều Tiên.
Quân du kích chuẩn bị rút lui, về lại căn cứ. Lộc Hàm không nghĩ nhiều, liền bế cậu lính người Triều Tiên theo mình....
.
Đêm nay có thể coi là một đêm thắng lợi, họ đã loot được kha khá vũ khí, nhiều lương thực và cứu được các tù nhân ở doanh trại của giặc. Vấn đề là số lượng người giờ hơi đông so với hầm và các tù nhân cũng gặp phải các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.
-"Lộc ca! Anh mang theo ai vậy?" - thầy Trương thấy Lộc Hàm đang bế một người, hình như là bị thương. Nhìn kỹ qua ánh nến thì nhận ra đó là lính Nhật.
-"Tiểu Lộc! Là lính Nhật? Anh nghĩ gì thế?" - thầy Trương nói.
-"Đồng chí Lộc! Sao đồng chí dám mang kẻ địch vào đây? Đồng chí có biết như vậy là rất nguy hiểm không?" - đồng chí Đặng nói.
-"Cậu ta chỉ là một đứa trẻ, thậm chí không phải là người Nhật." - Lộc Hàm đưa cậu lính ra chỗ chị dâu. "Chị dâu, cứu cậu ấy với!!"
Chị dâu vốn không muốn cứu linh Nhật nhưng thấy Lộc Hàm khẩn khoản như vậy nên đành thuận theo. Nhìn kỹ thì chị mới bất ngờ là cậu lính này còn non quá. Nhìn trông mới chỉ có 15-16 tuổi mà thôi. Tuổi này ai lại cho đi lính. Có lẽ vì thế mà Lộc Hàm động lòng - chị dâu thầm nghĩ.
-"Sẽ không sao, sẽ không sao đâu, có bác sỹ ở đây rồi!" - Lộc Hàm trấn an cậu nhóc bằng tiếng Hàn.
.
Sau khi được kiểm tra và băng vết thương, chị dâu nói là với điều kiện của căn cứ bây giờ, cậu bé sẽ không sống được lâu vì vết thương nặng, chị chỉ kéo dài thêm sự sống của cậu bé một chút mà thôi. Lộc Hàm gật đầu nhẹ rồi mang cậu nhóc lên một chiếc giường dưỡng thương, rồi ngồi bên cậu. Thầy Trương và đồng chí Đặng tò mò lại gần. Họ nghĩ chắc Lộc Hàm đang muốn khai thác thông tin gì đó từ bên địch.
-"Anh chỉ nói được tiếng Nhật thôi, em nghe tiếng Nhật hiểu hết chứ?" - Lộc Hàm hỏi cậu bé.
-'Haii" - cậu khó khăn nói, gật nhẹ đầu xác nhận.
- "Thế, em tên gì? Ý anh là tên thật của em ấy." – Lộc Hàm hỏi.
- "Byun Baekhyun" – cậu lính cố gắng trả lời.
- "Tên em nghe hay quá"
- "Đồng chí Lộc thử hỏi nó hắn về các chốt đóng quân bên trên đi." – đồng chí Đặng nói.
- "Chị lấy giúp cậu bé cốc nước. Cậu ấy cần nước." – Lộc Hàm nói.
- "Nhưng mà..."
- "Phiền chị."
Lộc Hàm đỡ đầu Baekhyun và giúp cậu uống nước.
-"Cám ơn anh. Anh thật tốt."
Lộc Hàm sờ thấy trong người của Baekhyun có thức gì đó. Anh lấy ra từ trong áo cậu một phong bì thư.
-"Đồng chí Lộc xem trong đó viết gì. Biết đâu lại là sơ đồ hay kế hoạch gì đó."
Lộc Hàm xem qua bức thư bên trong, tất cả đều được viết bằng kí tự của Triều Tiên. Anh đọc được nhưng không hiểu được. Anh nhìn mấy từ đầu thư: Hal-mo-ni?.
-"Đây là thư em gửi cho bà à?" – Lộc Hàm hỏi.
-"Haii, em viết cho bà em đó." – Baekhyun đột nhiên cười tươi. "Khi nào có cơ hội, em sẽ gửi nó"
-"Tiểu Lộc, nó nói gì vậy?" – Nghệ Hưng hỏi, vẻ mặt mong chờ.
-"Chỉ là thư gửi cho bà cậu bé. Có lẽ cậu ấy bị bắt lính." – Lộc Hàm thở dài.
-"Em sống với bà sao?" – Lộc Hàm hỏi chuyện cậu bé.
-"Vâng, từ nhỏ hai anh em đã sống ở quê với bà rồi. Em yêu bà lắm."
-"Em từ đâu đến vậy?"
-"Em tới từ Bucheon."
-"Anh chưa từng đến Bucheon, nó như thế nào vậy?"
Baekhyun nghe đến quê hương minh là lại trở nên hào hứng, quên cả đau đớn.
-"Quê em có nhiều núi bao phủ bởi cây xanh. Nhà em có nuôi mấy con gà và mấy con lợn. Bà còn trồng cả rau nữa nên lúc nào nhà cũng có rau ăn."
-"Chà chà, nghe thích quá. Anh cũng muốn tới đó rồi đấy."
"Anh ơi..." – Baekhyun gọi.
-"Sao vậy?"
-"Em sắp chết, đúng không?" – Baekhyun đột nhiên không cười nữa, nước mắt bắt đầu rơi.
-"Em sẽ không chết! Em sẽ không chết" – Lộc Hàm xoa đầu cậu. "Em chỉ đang buồn ngủ thôi. Em sẽ không chết. Anh sẽ ở bên em."
-"Tự nhiên em nhớ tới bài hát mà bà hay ru em." – Baekhyun nói.
-"Bà em hay hát bài gì?"
-"Bài Arirang. Anh biết bài đó không?"
-"Anh biết. Anh có nhớ giai điệu."
-"Anh...hát...cho em nghe được không?" – Baekhyun nói một cách khó nhọc, cậu thở dốc, nắm chặt lấy tay Lộc Hàm.
'Arirang...Arirang...Arirang cô đơn...'
Phần còn lại của bài hát, Lộc Hàm chỉ ngân nga theo giai điệu mà anh nhớ, nhưng như thế đã là quá đủ với Baekhyun. Lộc Hàm vừa ngâm, vừa nghĩ đến cảnh cậu nhóc Baekhyun chơi đùa vui vẻ trong chính nông trang bình yên của bình yên.
'Arirang...arirang cô đơn...
Ta vượt đèo Arirang...'
Khi Lộc Hàm mở mắt, Baekhyun đã ngủ một giấc thật sâu, trên khóe miệng vẫn còn vương lại nụ cười
-"Xin lỗi, Baekhyun" - Lộc Hàm nắm lấy tay cậu, thì thầm.
Thầy Trương và đồng chí Đặng thấy Lộc Hàm trầm mặc như vậy, cũng không dám hỏi gì.
-"Đồng chí Đặng, cô có thuốc không. Tôi muốn một điếu." - Lộc Hàm hỏi.
-"À ừ, đây, cho anh."
-"Cám ơn đồng chí!" - Lộc Hàm nói, tay quẹt diêm, châm lửa hút thuốc. "Đồng chí Đặng, liệu có thể hỏa táng cho cậu ấy được không?"
-"À, được, nhưng mà khi nào bên trên hết nguy hiểm đã, giờ tạm thời phải bọc xác lại."
-'Vâng, tôi biết rồi, cảm ơn đồng chí."
Lộc Hàm để xác Baekhyun vào nơi chứa xác chết rồi đắp một manh chiếu lên cho cậu. Sau đó, anh lại vác súng và đi làm nhiệm vụ trinh sát bên ngoài. Từ trong hầm có một lối đi bí mật ra một cửa hang lớn, nhưng Lộc Hàm chưa ra vội vì anh còn phải hút xong cái điếu thuốc này đã.
Trong làn khói thuốc, anh lại nhớ về một kí ức xa xôi.
-"Luhan, hẹn ngày gặp lại"
-"Hẹn ngày gặp lại, Isao"
Lộc Hàm dẫm nát điếu thuốc, anh bước ra bên ngoài, nhìn vào ánh trăng trên cao
-"Nhất định em phải bình an."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top